Hiện Trạng Cơ Sở Hạ Tầng Phục Vụ Du Lịch Của Vqg Cát Bà


4.1.1.2. DLST biển

Sự khác biệt và cũng chính là lợi thế của VQG Cát Bà so với các khu rừng đặc dụng khác đó là HST biển, với các đảo và các vịnh, cộng với hệ thống các bãi tắm (khoảng 20 bãi biển có thể khai thác). Các bãi tắm tuy không lớn nhưng rất đẹp, nước biển trong xanh, bờ cát trắng mịn đã thu hút nhiều du khách từ mọi miền đến du lịch, tắm biển. Hệ thống các tuyến DLST biển có tiềm năng khai thác các loại hình du lịch thú vị như tổ chức lặn biển, xem san hô và các sinh vật biển, chèo kayark, câu cá,… Bên cạnh đó do vị trí của Cát Bà đóng vai trò kết nối với Vịnh Hạ Long tạo ra khả năng kéo dài tour tuyến du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

Trong những năm gần đây, Vườn đã tận dụng được lợi thế này và đã phát triển 7 tuyến DLST biển, những tuyến du lịch này đã tạo nên sức hút cho du lịch của Cát Bà. Cụ thể các tuyến DLST biển như sau:

* Bến Cái Viềng - Động Thiên Long: Cách trung tâm VQG 13 km nằm trong phân khu PHST của vườn, tuyến tham quan kéo dài khoảng 1.5 giờ đồng hồ. Đến với động Thiên Long khách du lịch sẽ được trải nhiệm đi đò, xuyên qua những con rạch, rừng ngập mặn. Sau đó, du khách sẽ đi bộ khoảng 10 phút để đến Động Thiên Long (hình 4.11). Theo người dân địa phương thì động Thiên Long không chỉ có khung cảnh thiên nhiên tựa chốn bồng lai, còn nhiều dấu tích của người xưa. Tuy nhiên, hoạt động DLST còn mang tính tự phát và hoạt động tham quan du lịch này chưa có sự quản lý chặt chẽ của VQG. Do vậy, ban quản lý VQG cần chủ động đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ và quản lý hoạt động du lịch như cần lập các điểm bán vé, các điểm dừng chân, các biển báo và chỉ dẫn cho khách du lịch đến tham quan.



Hình 4. 11. Động Thiên Long

Nguồn ảnh: VQG Cát Bà

Hình 4. 12. Tuyến du lịch Vịnh Lan Hạ - Vạn Bội

* Bến Bèo - Vịnh Lan Hạ - Vạn Bội: Tuyến tham quan này nằm trong phân khu PHST của vườn, với thời gian khoảng 3 giờ tham quan đi trên thuyền. Tại tuyến du lịch này, du khách sẽ đến với Vịnh Lan Hạ với tổng diện tích của Vịnh khoảng hơn 7.000 ha nổi bật với vẻ đẹp kỳ vĩ của khoảng 400 hòn đảo lớn nhỏ dày đặc, mang nhiều hình thù độc đáo. Khác với Vịnh Hạ Long, tất cả các đảo ở Vịnh Lan Hạ (Hình 4.12) đều được phủ kín cây xanh. Tại nơi đây du khách có thể được thưởng thức trên các nhà hàng nổi với rất nhiều các loại hải sản do chính ngư dân nuôi trồng và đánh bắt; dùng thuyền khám phá khám phá thiên đường biển đảo. Du khách đến Bãi tắm Vạn Bội, nằm trên một hòn đảo nhỏ thuộc vịnh Lan Hạ, lặn ngắm các rạn san hộ và rất nhiều loài cá biển đẹp. Đây là tuyến du lịch thu hút được sự tham quan lớn nhất của khách du lịch trong khu vực. Tuy nhiên, các dịch vụ ăn uống và hàng hóa bán cho du khách cũng cần có sự đầu tư nâng cấp; các giá trị văn hóa bản địa nơi đây cần được khai thác tối ưu để phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch.

* Bến Bèo - Đảo Cát Dứa (1, 2) - Sa Vạt: Tuyến tham quan này nằm trong phân khu PHST của vườn, với thời gian tham quan trên tuyến khoảng 2 giờ. Khách du lịch di chuyển bằng tàu thuyền tham quan, giải trí, tắm biển.


Trên tuyến tham quan này du khách sẽ được trải nhiệm thú vị khi đến với Đảo Cát Dứa hay còn gọi là Đảo Khỉ (hình 4.13) nằm tại phía Nam Vịnh Lan Hạ và cách Thị trấn Cát Bà khoảng 2 km đường chim bay. Tại đây du khách sẽ được tham quan ngắm nhìn và vui đùa với Khỉ vàng sinh sống tại hòn đảo này. Đây cũng là một bãi tắm lý tưởng, du khách có thể nghỉ ngơi, thư giãn và trải nghiệm một số dịch vụ khác như chèo thuyền kayak,... Tuy nhiên, việc thu gom và xử lý rác thải tại một số điểm tham quan trên tuyến còn chưa tốt cùng với sự thiếu ý thức của một số du khách đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Lượng khách tham quan du lịch lớn đến Đảo Khỉ tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng tới loài linh trưởng này. Đó là điều Ban quản lý VQG cần đặc biệt lưu tâm.

Hình 4 13 Đảo Cát Dứa Hình 4 14 Hang sáng Vạn Tà Nguồn ảnh Nghiên 1Hình 4 13 Đảo Cát Dứa Hình 4 14 Hang sáng Vạn Tà Nguồn ảnh Nghiên 2

Hình 4. 13. Đảo Cát Dứa Hình 4. 14. Hang sáng - Vạn Tà

Nguồn ảnh: Nghiên cứu sinh, 2020

* Gia Luận - Vạn Tà; Bến Bèo - Vạn Tà: Tuyến tham quan này nằm trong phân khu PHST, BVNN của vườn. Tuyến tham quan DLST trên biển kéo dài khoảng 4 giờ đồng hồ, đây là tuyến DLST kết hợp tham quan, giải trí (chèo thuyền Kayak, tham quan hang sáng, hang tối, lặn biển). Khách du lịch cũng có thể đi từ Bến Bèo đến Vạn Tà (hình 4.14) tham quan, giải trí. Bên cạnh các hoạt động tham quan, giải trí, khách du lịch có thể ngắm Voọc cát bà (Trachypithecus poliocephalus) là loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và


Danh lục Đỏ thế giới đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Do vậy, VQG cần có biện pháp hợp lý nhất, sao cho việc phát triển DLST một cách bền vững mà không ảnh hưởng đến các hoạt động và môi trường sống của loài Vọoc quý hiếm này.

* Gia Luận - Áng Kê - Trà Báu: Tuyến tham quan nằm trong Phân khu PHST, với thời gian tham quan khoảng 2 giờ. Du khách xuất phát từ trung tâm Cát Bà đến bến Gia Luận và đi xuồng cao tốc tới khu vực làng chài Trà Báu cũng với quãng thời gian 20-25 phút. Tại đây du khách có một chuyến trải nghiệm vô cùng thú vị ở làng chài Trà Báu (hình 4.15) như một ngư dân thực thụ với các hoạt động đánh bắt hải sản; được tự tay chế biến các món ăn; tham gia các hoạt động câu cá, bơi lội, chèo chuyền kayak, đua thuyền rồng và nhiều trò chơi thú vị trên biển. Mặc dù tuyến du lịch này có rất nhiều tiềm năng nhưng chưa thu hút được nhiều khách du lịch tới tham quan, trải nghiệm. Do vậy trong thời gian tới cần tăng cường việc quảng bá và giới thiệu tuyến du lịch này đến với khách du lịch.

Hình 4 15 Làng chài Trà Báu Hình 4 16 Hang Quả Vàng Nguồn ảnh Nghiên cứu 3Hình 4 15 Làng chài Trà Báu Hình 4 16 Hang Quả Vàng Nguồn ảnh Nghiên cứu 4

Hình 4. 15. Làng chài Trà Báu Hình 4. 16. Hang Quả Vàng‌

Nguồn ảnh: Nghiên cứu sinh, 2019

* Gia Luận - Áng Kê - Hang Quả Vàng: Tuyến tham quan này nằm trong phân khu PHST, BVNN của vườn. Đây là tuyến DLST kết hợp tham quan, giải trí (chèo thuyền Kayak, ngắm cảnh, leo núi, tham quan hang động).


Tại Hang Quả Vàng, đây là khu vực nhạy cảm do quần thể Vọoc cát bà từ Giỏ Cùng thường xuyên di chuyển sang. Việc phát triển DLST ở đây cần tuân thủ các nguyên tắc bảo tồn và nguyên tắc của du lịch bền vững. Đối với khách du lịch được cho phép tham quan tại tuyến này, cần hướng dẫn họ tuân thủ các quy định liên quan đến vấn đề BVMT, bảo tồn ĐDSH.

* Bến Bèo - Đảo Nam Cát: Tuyến tham quan này nằm trong Phân khu PHST, với thời gian khoảng 2 giờ tham quan, khách du lịch đi bằng tàu từ Bến Bèo đến đảo Nam Cát tắm biển, tham quan, giải trí (chèo thuyền Kayak). Đảo Nam Cát (hình 4.17) là một hòn đảo nhỏ thuộc vịnh Lan Hạ, cách bến Bèo của thị trấn Cát Bà khoảng 5 km về phía Đông Nam. Đảo Nam Cát Cát Bà sở hữu một bãi biển dài khoảng 500 m, có độ thoải rộng và được bao quanh bởi khá nhiều các hòn đảo nhỏ với vẻ đẹp hoang sơ, yên bình. Nhìn chung tại Đảo Nam Cát, khu du lịch mới được xây dựng, cơ sở hạ tầng đang dần được phát triển đầy đủ. Ưu điểm nổi trội ở khu vực này là không gian và cảnh quan đẹp, với những điều kiện lý tưởng để xây dựng một trung tâm DLST và vui chơi giải trí ở đây.

Hình 4 17 Đảo Nam Cát Nguồn ảnh Nghiên cứu sinh 2020 Nhìn chung các tuyến DLST 5

Hình 4. 17. Đảo Nam Cát

Nguồn ảnh: Nghiên cứu sinh, 2020


Nhìn chung các tuyến DLST trên biển đang rất phát triển và luôn được sự quan tâm của du khách khi đến với VQG Cát Bà. Ngoài các tuyến du lịch đã và đang được khai thác, VQG Cát Bà còn có tiềm năng phát triển các tuyến DLST lồng ghép với hoạt động giáo dục bảo tồn như tuyến DLST Gia Luận - Vạn Tà; tuyến DLST Bến Bèo - Giỏ Cùng. Tuy nhiên, việc phát triển hoạt động DLST theo các tuyến này cần được lập kế hoạch trên cơ sở đảm bảo tính bền vững của hoạt động bảo tồn tại khu vực nghiên cứu.

4.1.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Kết quả điều tra cho thấy quá trình phát triển và triển khai hoạt động DLST, Vườn đã đầu tư, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch (bảng 4.1).

Cụ thể như sau:

- Khu vực Trung tâm GDMT và Dịch vụ Môi trường rừng: Gồm nhà điều hành và nhà trưng bày mẫu vật, sa bàn. Đây là nơi giới thiệu về VQG Cát Bà và nâng cao nhận thức bảo tồn cho du khách. Tuy nhiên, bộ sưu tập mẫu vật trưng bày tại đây chưa đa dạng, còn thiếu nhiều so với tài nguyên ĐDSH của VQG. Các trang thiết bị bảo vệ cũng như chế độ chăm sóc mẫu vật chưa đảm bảo vì vậy một số mẫu đang bị thay đổi trạng thái và hình dạng so với mẫu chuẩn. Trong thời gian tới để phòng trưng bày mẫu vật thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ cũng như thu hút khách du lịch, VQG cần xây dựng kế hoạch thu thập bổ sung mẫu vật hàng năm và trang bị thêm trang thiết bị hiện đại để các mẫu vật được lưu giữ trong điều kiện tốt nhất.

- Khu nhà khách (rộng 5.000 m2) và quầy dịch vụ (rộng 1.000 m2) được tu sửa nhằm thuận lợi cho việc thăm quan các tuyến DLST và đáp ứng cầu của du khách, sinh viên tham quan, thực tập.


Bảng 4. 1. Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của VQG Cát Bà


TT

Hạng

mục

Vị trí

Diện

tích

Mô tả


1


Trung tâm DVDL& GDMT


Phân khu HCDV


1.000m2

Gồm nhà điều hành và nhà trưng bày mẫu vật, sa bàn,… nhằm giới thiệu và nâng cao nhận thức bảo tồn cho du khách. Nhưng cơ sở vật chất còn thiếu thốn; Mẫu vật chưa đa dạng, còn thiếu nhiều so với

tài nguyên sẵn có của Vườn.


2


Khu nhà khách


Phân khu HCDV


5.000m2

- Gồm 2 nhà khách với 20 phòng và khu giới thiệu;

- Nhà xây 2 tầng theo tiêu chuẩn nhà cấp II, tuy nhiên đang xuống cấp;

- Thuận lợi cho việc tham quan các tuyến

DLST.


3

Khu chuyên gia

Phân khu HCDV


- Dành cho chuyên gia, nhà nghiên cứu và phục vụ nhu cầu của khách du lịch;

- 05 khu, gồm 10 phòng với cơ sở vật

chất tiện nghi.


4


Quầy dịch vụ


Phân khu HCDV


1.000m2

- Được xây dựng với 200 chỗ đáp ứng nhu cầu của du khách, sinh viên tham quan, thực tập;

- Thoáng mát, cơ sở vật chất đủ đáp ứng

nhu cầu của du khách.


5


Đường đi


Phân khu HCDV

và PHST


1. 000m

(đường bê tông) 15.000m

đường mòn

- Đường bê tông từ trạm thu phí du lịch đến hồ Hới (500m), 15.000m đường mòn của các tuyến DLST từ trung tâm VQG.

- 500m đường bê tông trong khu chuyên gia.

- Cần sửa chữa, nâng cấp đường đi trong khu hành chính dịch vụ và tuyến GDMT phục vụ nhu cầu đi lại, tham quan của du

khách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.


- Khu chuyên gia: Xây dựng 05 khu, gồm 10 phòng là nơi đây dành cho các chuyên gia, nhà nghiên cứu và phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch hiện tại ở VQG Cát Bà còn hạn chế về quy mô và chất lượng dịch vụ, chủ yếu tập trung vào các hoạt động GDMT, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn ĐDSH đối với khách tham quan. Việc giới thiệu cho du khách mới chỉ dừng lại ở việc mô tả về cảnh quan, các loài động thực vật mà chưa chỉ rõ tầm quan trọng của các loài và lý do phải thực hiện các hoạt động bảo tồn, quản lý bền vững nguồn tài nguyên của VQG Cát Bà. Hệ thống đường đi trên các tuyến du lịch còn thiếu biển báo, biển giới thiệu về khu vực. Chưa có các điểm dừng nghỉ và chòi quan sát dành cho du khách trên các tuyến Mây Bầu, Ao Ếch, Việt Hải.

Đặc biệt là đối với các tuyến du lịch biển, tuy có nhiều tiềm năng song còn bị giới hạn nhiều do các quy định về quản lý theo phân khu chức năng và do hạn chế về nguồn nhân lực, chủ yếu dựa vào lực lượng kiểm lâm tại các trạm trên biển, do vậy việc điều tiết tàu du lịch và lượng du khách tham quan gặp nhiều khó khăn.

Có thể nhận thấy, cơ sở hạ tầng của VQG chưa thực sự hướng tới dịch vụ DLST mà chủ yếu tập trung vào các hoạt động GDMT, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo tồn ĐDSH đối với khách tham quan. Vì vậy, để phát triển hoạt động DLST tại VQG thì việc cải thiện nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ du lịch là hết sức cần thiết.

4.1.3. Cơ cấu tổ chức, quản lý hoạt động DLST tại VQG Cát Bà

VQG Cát Bà là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBND thành phố Hải Phòng thực hiện nhiệm vụ bảo tồn ĐDSH, bảo tồn nguồn tài nguyên động thực vật rừng quý hiếm, đồng thời kết hợp phát triển các hoạt động DLST, nghiên cứu khoa học, hợp tác nhằm hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn nguồn tài nguyên VQG.

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí