Kết Quả Điện Di Trên Gel Agarose Của Các Mẫu Giống Chanh Dây Tím Và Vàng Đối Với Potyvirus.


Hình 3 39 Kết quả điện di trên gel agarose của các mẫu giống chanh dây tím và 1


Hình 3.39. Kết quả điện di trên gel agarose của các mẫu giống chanh dây tím và vàng đối với Potyvirus.

M: thang HyperLadder 100 bp (hãng Bioline); “-”: đối chứng âm; 327 bp: kích thước band đặc trưng cho Potyvirus; V1, V2: giống chanh dây vàng; T1, T2: giống chanh dây tím.

3.2.2. Tái sinh và nhân nhanh chồi (chồi có nguồn gốc từ nuôi cấy mô phân sinh đỉnh) thông qua kỹ thuật nuôi cấy TCL

Sau 8 tuần nuôi cấy, khả năng tái sinh chồi của các nguồn mẫu TCL có nguồn gốc từ mô phân sinh đỉnh giống chanh dây tím và vàng có sự khác biệt, với tỷ lệ tái sinh chồi ghi nhận ở nguồn mẫu tTCL-L giống chanh dây tím (100,00%)

cao hơn so với mẫu lTCL-T giống chanh dây vàng (87,78%), nhưng số chồi/mẫu và chiều cao chồi thu nhận từ mẫu lTCL-T giống chanh dây vàng so sánh với mẫu tTCL-L giống chanh dây tím thì không có sự sai khác về mặt ý nghĩa thống kê với p

< 0,05 trong phép thử LSD (Bảng 3.32). Hình thái chồi hình thành từ mẫu lTCL-T giống chanh dây vàng và tTCL-L giống chanh dây tím khỏe mạnh, lá xanh và rò rệt (Hình 3.40).

Bảng 3.32. Tái sinh chồi từ mẫu TCL giống chanh dây tím và vàng sau 8 tuần nuôi

Nguồn mẫu

Tỷ lệ tái sinh (%)

Số chồi/mẫu

Chiều cao chồi (cm)

tTCL-L giống chanh dây tím

100±0,00*

3,67±0,33

1,37±0,33

lTCL-T giống chanh dây vàng

87,78±1,11

4,33±0,33

1,40±0,58

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

cấy.


Ghi chú: * Giá trị trung bình ± SE có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 theo phép thử LSD.


Hình 3 40 Chồi tái sinh từ tTCL L giống chanh dây tím a và lTCL T giống chanh dây 2

Hình 3.40. Chồi tái sinh từ tTCL-L giống chanh dây tím (a) và lTCL-T giống chanh dây vàng (b) (có nguồn gốc từ nuôi cấy mô phân sinh đỉnh) sau 8 tuần nuôi cấy.

Nguồn mẫu

Số chồi/mẫu

Chiều cao chồi (cm)

Số lá

SPAD

(nmol/cm2)

tTCL-L giống chanh dây tím

8,00±0,00*

3,27±0,07

10,67±0,33

31,10±0,15

lTCL-T giống chanh dây vàng

6,67±0,33

3,00±0,06

8,33±0,33

31,00±0,25

Bảng 3.33. Nhân nhanh chồi (chồi có nguồn gốc từ nuôi cấy mô phân sinh đỉnh kết hợp kỹ thuật nuôi cấy TCL) giống chanh dây tím và vàng sau 8 tuần nuôi cấy.


Ghi chú: * Giá trị trung bình ± SE có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 theo phép thử LSD.

Ở giai đoạn nhân chồi, chồi có nguồn gốc từ tTCL-L chanh dây tím có khả năng sinh trưởng tốt hơn so với chồi có nguồn gốc từ lTCL-T chanh dây vàng sau 8

tuần nuôi cấy thể hiện ở các chỉ tiêu như số chồi/mẫu (8,00 chồi), chiều cao chồi (3,27 cm) và số lá (10,67) (Bảng 3.33 và Hình 3.41). Trong khi, chỉ số SPAD lá của chồi thu nhận từ nguồn mẫu tTCL-L chanh dây tím so với lTCL-T chanh dây vàng được ghi nhận là không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê với p < 0,05 trong phép thử LSD (Bảng 3.33).

Hình 3 41 Nhân nhanh chồi chồi có nguồn gốc từ nuôi cấy mô phân sinh đỉnh 3

Hình 3.41. Nhân nhanh chồi (chồi có nguồn gốc từ nuôi cấy mô phân sinh đỉnh kết hợp nuôi cấy TCL) giống chanh dây tím (a) và vàng (b) sau 8 tuần nuôi cấy.

3.2.3. Vi ghép

Loại cành ghép được sử dụng để vi ghép là một trong những yếu chính quyết định đến sự thành công trong vi ghép. Trong nghiên cứu này, chồi đỉnh và đốt thân chứa chồi nách giống chanh dây tím được sử dụng làm cành ghép, ghép với gốc ghép là các chồi giống chanh dây vàng để đánh giá tỷ lệ thành công vi ghép 2 giống chanh dây này. Sau 1 tuần vi ghép, hầu hết các mẫu cành ghép vẫn còn xanh mặc dù một số mẫu trở nên vàng sau 1 tuần tiếp theo và sẽ chết trong vài tuần sau đó. Vi ghép thành công được đánh giá sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường MSM bổ sung 2,5 mg/L IBA, 30 g/L sucrose, 8 g/L agar. Kết quả cho thấy, mẫu đốt thân chứa chồi nách sử dụng làm cành ghép cho tỷ lệ thành công (73,33%) cao hơn so với chồi đỉnh (46,67%) (Hình 3.42). Quan sát mẫu vi ghép sau 4 tuần cho thấy, vùng tượng tầng tại vị trí ghép giữa cành và gốc ghép đã có sự tiếp hợp, mô sẹo bắt đầu hình thành và tạo ra cây ghép, với 3-5 lá mới được hình thành (Hình 3.43). Jeffree và Yeoman (1983) đã báo cáo rằng, mô sẹo bắt đầu phát triển từ vùng mạch của

cành ghép và gốc ghép nhưng sau đó mạch phát triển để nối liền giữa cành ghép với gốc ghép [79].

Hình 3 42 Biểu đồ tỷ lệ vi ghép từ các loại cành ghép sau 4 tuần nuôi cấy 4

Hình 3.42. Biểu đồ tỷ lệ vi ghép từ các loại cành ghép sau 4 tuần nuôi cấy.


Hình 3 43 Chanh dây vi ghép có nguồn gốc từ các loại cành ghép sau 4 tuần 5

Hình 3.43. Chanh dây vi ghép (có nguồn gốc từ các loại cành ghép) sau 4 tuần nuôi cấy. Mũi tên chỉ vị trí ghép (a, b: chỉ ống PVC; c, d: chỉ mô sẹo hình thành).

a, c: cành ghép là chồi đỉnh; b, d: cành ghép là đốt thân chứa chồi nách.


Hình 3 44 Sinh trưởng của cây chanh dây vi ghép có nguồn gốc từ các loại cành 6


Hình 3.44. Sinh trưởng của cây chanh dây vi ghép (có nguồn gốc từ các loại cành ghép) sau 10 tuần nuôi cấy.

a: cành ghép là chồi đỉnh; b: cành ghép là đốt thân chứa chồi nách.

Bảng 3.34. Sinh trưởng của cây chanh dây vi ghép (có nguồn gốc từ các loại cành

ghép) sau 10 tuần nuôi cấy.


Loại cành ghép

Tỷ lệ hình thành rễ (%)


Số rễ

Chiều dài rễ (cm)

Chiều cao cây (cm)

SPAD

Chồi đỉnh

67,78±1,11*

3,00±0,00

1,87±0,07

5,90±0,06

5,00±0,00 30,60±0,10

Đốt thân

chứa chồi


79,52±0,48


3,33±0,33


1,23±0,15


8,43±0,03


5,33±0,33 31,20±0,12

nách






Số lá


(nmol/cm2)


Ghi chú: * Giá trị trung bình ± SE có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 theo phép thử LSD.

Tỷ lệ hình thành rễ cao (> 60,00%) được ghi nhận ở cây vi ghép sau 6 tuần nuôi cấy tiếp theo với cả chồi đỉnh và đốt thân chứa chồi nách được sử dụng làm cành ghép. Trong đó, với loại cành ghép là đốt thân chứa chồi nách cho tỷ lệ hình thành rễ (79,52%) cao hơn so với loại cành ghép là chồi đỉnh (67,78%); hơn nữa, cây vi ghép với cành ghép là đốt thân chứa chồi nách sinh trưởng mạnh hơn so với với cành ghép là chồi đỉnh thể hiện ở các chỉ tiêu như chiều cao cây (8,43 cm) và chỉ số SPAD lá (31,20 nmol/cm2) (Bảng 3.34 và Hình 3.44).

3.2.4. Thích nghi, sinh trưởng của cây chanh dây vi ghép ở điều kiện vườn ươm và trồng thử nghiệm ngoài đồng ruộng

Những cây chanh dây vi ghép hình thành sau 10 tuần nuôi cấy được chuyển sang điều kiện vườn ươm, giai đoạn này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng thích nghi và sinh trưởng của cây chanh dây vi ghép ở điều kiện vườn ươm.

Cây chanh dây vi ghép đã bắt đầu thích thích nghi tốt sau 1 tuần đầu tiên ở giai đoạn vườn ươm. Sau 9 tuần tiếp theo, kết quả cho thấy tỷ lệ sống của cây vi ghép khá cao (> 65,00%), cây ghép mang cành ghép là đốt thân chứa chồi nách cho tỷ lệ sống (83,33%) cao hơn so với cây ghép mang cành ghép là chồi đỉnh (66,67%). Ngoài ra, cây vi ghép mang cành ghép là đốt thân chứa chồi nách cũng sinh trưởng mạnh hơn so với cây vi ghép mang cành ghép là chồi đỉnh ở điều kiện vườn ươm thông qua chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao cây (35,23 cm; 23,57 cm; tương ứng), số lá (11,67; 9,67; tương ứng), chiều dài lá (7,37 cm; 6,93 cm) và chiều rộng lá (3,57 cm; 3,13 cm; tương ứng (Bảng 3.35 và Hình 4.45).

Hơn nữa, để có thể ứng dụng ở quy mô thương mại cũng như áp dụng cho sản xuất, những cây chanh dây vi ghép ở vườn ươm sẽ được trồng thử nghiệm trên quy mô lớn ở đồng ruộng nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của cây chanh dây vi ghép trên đồng ruộng. Sau 6 tuần, 12 tuần cây chanh dây vi ghép thích nghi và sinh trưởng tốt ở ngoài đồng ruộng, cây chanh dây đã bắt đầu leo giàn, phát triển cành thứ cấp và phủ đầy giàn sau 16 tuần, ra hoa sau 20 tuần với hình thái hoa bình thường. Hoa bắt đầu đậu trái sau 1 tuần nở hoa và trái phát triển đến khi chín và thu hoạch 2 tuần sau đó (Hình 3.46).

Bảng 3.35. Sinh trưởng của cây chanh dây vi ghép (có nguồn gốc từ các loại cành ghép) sau 10 tuần ở giai đoạn vườn ươm.


Loại cành ghép

Tỷ lệ sống (%)

Chiều cao

Số lá

cây (cm)

Chiều dài lá (cm)

Chiều rộng lá (cm)

Chồi đỉnh 66,67±1,67* 23,57±0,23 9,67±0,33 6,93±0,07 3,13±0,07


Đốt thân chứa chồi nách

83,33±1,67 35,23±0,15 11,67±0,33 7,37±0,07 3,57±0,07


Ghi chú: * Giá trị trung bình ± SE có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 theo phép thử LSD.


Hình 3 45 C ây chanh dây vi ghép có nguồn gốc từ các loại cành ghép sau 10 tuần 7

Hình 3.45. Cây chanh dây vi ghép có nguồn gốc từ các loại cành ghép sau 10 tuần trồng ngoài vườn ươm.

a: cành ghép là đốt thân chứa chồi nách; b: cành ghép là chồi đỉnh.


Hình 3 46 Cây chanh dây vi ghép trồng thử nghiệm ngoài đồng ruộng tại hộ ông 8

Hình 3.46. Cây chanh dây vi ghép trồng thử nghiệm ngoài đồng ruộng tại hộ ông Trần Tâm, xã Phi Liêng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.

a, b: cây chanh dây vi ghép chuẩn bị và trồng ở vườn ươm; c, d, e, f: cây chanh dây vi ghép sau 6, 12 và 16 tuần; ra hoa sau 20 tuần ở đồng ruộng; g, h: quả của cây chanh dây vi ghép.

126

Xem tất cả 242 trang.

Ngày đăng: 14/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí