Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tái canh ngay cây cà phê vối Coffea canephora Pierre var. robusta tại tỉnh Đắk Lắk - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN


HOÀNG QUỐC TRUNG


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM TÁI CANH

NGAY CÂY CÀ PHÊ VỐI (Coffea canephora Pierre var. robusta)

TẠI TỈNH ĐẮK LẮK


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.


Chuyên ngành : Khoa học Cây trồng

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tái canh ngay cây cà phê vối Coffea canephora Pierre var. robusta tại tỉnh Đắk Lắk - 1

Mã số : 62.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN VĂN NAM

TS. TRƯƠNG HỒNG


ĐẮK LẮK - NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận án đều đã được ghi nhận và cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong Luận án này đều được chỉ rò nguồn gốc.


Tác giả Luận án


Hoàng Quốc Trung


LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình học tập và thực hiện Luận án, tôi luôn nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ tận tình của các cấp Lãnh đạo Trường Đại học Tây Nguyên, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI), quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến:

PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, TS. Trương Hồng - những người hướng dẫn khoa học đã tận tình giảng dạy, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và định hướng giúp tôi trưởng thành hơn trong công tác nghiên cứu và hoàn thiện Luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn:

- Ban Lãnh đạo, tập thể quý Thầy, Cô giáo và cán bộ trong Khoa Nông Lâm Nghiệp, Bộ môn Khoa học Cây trồng, Phòng Đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Tây Nguyên.

- Ban Lãnh đạo Viện WASI, Bộ môn Cây Công nghiệp và các đồng nghiệp công tác tại Viện WASI.

Cùng với gia đình yêu thương và bạn bè, anh em lớp NCS Khoa học Cây trồng K1, K2 đã đồng hành, hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện Luận án.

Đắk Lắk, ngày …… tháng …… năm 2021

Tác giả luận án


Hoàng Quốc Trung


TÓM TẮT


Đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tái canh ngay cây cà phê vối (Coffea canephora Pierre var. robusta) tại tỉnh Đắk Lắk” được thực hiện tại thành phố Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk từ tháng 04 năm 2017 đến tháng 12 năm 2019 với mục tiêu đánh giá được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng kiểm soát các loại tuyến trùng, nấm gây hại trong đất và rễ trên cây cà phê vối trồng tái canh ngay trong điều kiện nhà lưới và trên đồng ruộng. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đề tài đã xác định được biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm tái canh ngay cây cà phê vối thành công.

Đề tài được thực hiện với các nội dung nghiên cứu cơ bản như sau:

- Xác định biện pháp xử lý đất thích hợp trước khi tái canh ngay cây cà phê vối.

- Xác định biện pháp thích hợp để kiểm soát tuyến trùng và nấm gây hại rễ nhằm tái canh ngay cây cà phê vối.

- Đánh giá các vật liệu giống có khả năng kháng tuyến trùng sử dụng làm gốc ghép để tái canh ngay cây cà phê vối.

Kết quả nghiên cứu thu được như sau:

- Biện pháp xử lý đất sử dụng hoạt chất Ethoprophos + Copper hydroxide (CT4) và sử dụng chế phẩm Trichoderma spp. + Paecilomyces spp. (CT3) có mật số tuyến trùng đất thấp nhất, giảm 70,0% so với đối chứng sau 12 tháng xử lý đất. Số lượng nấm Fusarium spp. trong đất thấp nhất ở CT4 sau 12 tháng xử lý, giảm 80,0% so với công thức đối chứng.

- Bột dã quỳ có khả năng kiểm soát, làm giảm mật số tuyến trùng rễ 23,4 - 40,8%; giảm số lượng nấm Fusarium spp. trong đất 54,6 - 76,6% so với đối chứng. Trên cơ sở đó, tỷ lệ cây bị vàng lá giảm 27,0 - 48,6% và tỷ lệ cây chết giảm 29,5 - 55,5% so với đối chứng sau 24 tháng trồng. Lượng xử lý bột dã quỳ


1.000 g/cây năm thứ nhất và 2.000 g/cây năm thứ hai (CT3) có tỷ lệ cây vàng lá và cây chết thấp nhất, lần lượt là 33,3% và 21,7% sau 24 tháng trồng.

- Các biện pháp hóa học kết hợp sinh học giúp giảm đáng kể mật số tuyến trùng gây hại, đạt mức <80 con/100 g đất và <30 con/5 g rễ sau 24 tháng trồng. Số lượng nấm Fusarium spp. trong đất giảm còn 1,59x103 - 3,61x103 so với đối chứng 2,14 x104. Tỷ lệ cây bị vàng lá ở mức thấp từ 15,6

- 28,9%, tỷ lệ cây chết từ 6,7 - 17,8% sau 24 tháng trồng. CT4 (Vimoca 10 G

+ TKS - NEMA) có tỷ lệ cây bị vàng lá và tỷ lệ cây chết thấp nhất sau 24 tháng trồng, lần lượt là 15,6% và 6,7%.

- Các vật liệu giống 10/24 và 34/2 sử dụng làm gốc ghép giúp giảm mật số tuyến trùng rễ từ 42,5 - 60%, giảm tần suất xuất hiện nấm Fusarium spp. trong rễ từ 45,5 - 69,2% so với đối chứng sau 24 tháng trồng. Từ đó, tỷ lệ cây bị vàng lá và tỷ lệ cây chết giảm 50,0% so với công thức đối chứng TR4 giâm cành và TRS1 thực sinh. Vật liệu 34/2 ghép chồi TR11 (H11) có tỷ lệ cây bị vàng lá, cây chết thấp nhất sau 24 tháng trồng, lần lượt là 20,0% và 6,7%.


SUMMARY


The dissertation: “Research on some technical measures to immediately replant coffee (Coffea canephora Pierre var. Robusta) in Dak Lak province” was conducted in Buon Ma Thuot city – Dak Lak province from April 2017 to December 2019. The aims were to evaluate the effects of some technical measures on the ability to control nematodes and harmful fungus in soil and root of immediately replant Robusta coffee in greenhouse and in field conditions. Based on these results, further studies were conducted to determine the effective measures for replanting coffee successful without rotation.

The research was carried out with the following basic research contents:

- Determine the appropriate measure for soil improvement before replanting Robusta coffee immediately.

- Determine the appropriate measure to control nematodes and harmful fungus for replanting Robusta coffee immediately.

- Evaluate the nematode resistance of some rootstock cultivars for Robusta replanting immediately

The research results were obtained as follows:

- Treatments used Ethoprophos + Copper hydroxide (CT4) and used preparations Trichoderma spp. + Paecilomyces spp. (CT3) had the lowest nematode density after 12 months, about 70% of decreasing in nematode density compared to the control. CT4 had the lowest amount of Fusarium spp. in soil after 12 months treated, approximately 80% reduction compared to the control treatment.

- Tithonia diversifolia powder had reduced the nematodes density in roots from 23,4% to 40,8%; reduced the amount of Fusarium spp. in soil from 54,6% to 76,6% in the comparision with the control treatment. On that basis, the proportion of infected plants decreased by 27,0 - 48,6% and the death


plants decreased by 29,5 - 55,5% compared to the control treatment after 24 months of replanted. The amount of Tithonia diversifolia powder used 1.000 g/plant in the 1st year and 2.000 g/plant in the 2nd year (CT3) had the lowest proportion of infected and dead plants was 33,3% and 21,7% respectively after 24 months of replanted.

- Chemical combined biological methods significantly reduced the density of nematodes in soil and roots, valued at <80 individuals/100 g of soil and <30 individuals/5 g of roots after 24 months. The amount of Fusarium spp. in soil reduced to 1,59x103 - 3,61x103 compared to the control 2,14 x104. The proportion of infected plants ranged from 15,6% to 28,9% and the death plants from 6,7 to 17,8% after 24 months of replanting. CT4 (Vimoca 10 G + TKS - NEMA) has the lowest proportion of infected plants and death plants after 24 months of replated, valued at 15,6% and 6,7% respectively.

- The nematode resistance of 10/24 and 34/2 rootstock cultivar had reduced the density of nematodes in root by 42,5 - 60,0%, reduced the occurrence frequency of Fusarium spp. in roots from 45,5% to 69,2% in the comparion with the control after 24 months. Thereby, the proportion of infected plants and death plants about 50,0% reduction compared to the control treatment TR4 cuttings and TRS1 seedling. Treatment used 34/2 cultivar rootstock grafted with TR11 (H11) had the lowest proportion of infected plants and death plants after 24 months of replanting, valued at 20,0% and 6,7% respectively.


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

SUMMARY v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT xi

DANH MỤC CÁC BẢNG xii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ xiv

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

4. Những đóng góp mới của Luận án 4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 6

1.1. Đặc điểm phân loại, nguồn gốc và lịch sử phát triển của cây cà phê vối ...6 1.1.1. Đặc điểm, phân loại và nguồn gốc 6

1.1.2. Lịch sử phát triển của cà phê vối 8

1.2. Kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tái canh cà phê vối .. 11

1.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố đất trồng 11

1.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu 12

1.2.3. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác 13

1.2.4. Ảnh hưởng của các loài nấm bệnh gây hại 14

1.2.5. Ảnh hưởng của các loài tuyến trùng gây hại 15

1.2.6. Ảnh hưởng của thời gian luân canh trước khi tái canh 22

1.3. Tình hình tái canh cây cà phê vối tại Việt Nam 23

1.4. Kết quả nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho tái canh cà phê vối 26

1.4.1. Nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật xử lý đất phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh gây hại trên thế giới 27

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022