Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại thành phố Hồ Chí Minh - 26

PHỤ LỤC 12


GIÁO ÁN

HOẠT ĐỘNG GIỜ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG (CHUYÊN BIỆT) CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG

Thời gian: 35 phút

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1. Kiến thức:

- Giúp trẻ có một số hiểu biết về quê hương, về thế giới động vật

- Trẻ biết tên trò chơi, hiểu cách chơi và quy định chơi trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ, bắt chước tạo dáng

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo, kỹ năng phối hợp với bạn chơi trò chơi

3. Thái độ:

- Trẻ chủ động và hứng thú khi tham gia vào các hoạt động.

- Trẻ vui vẻ, thoải mái khi chơi.

- Trẻ biết tôn trọng luật chơi, đoàn kết, phối hợp với các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

II. CHUẨN BỊ

1. Địa điểm:

- Sân trường

2. Đồ dùng

- Đồ dùng của giáo viên

+ Trang phục gọn gàng.

+ Hình ảnh về các con vật

+ Các bài hát: Quê hương tươi đẹp, Cá vàng bơi, Chim chích bông, Chú ếch con. Miền Nam của em

- Đồ dùng của trẻ:

+ Trang phục gọn gàng, thoải mái.

III. CÁCH TIẾN HÀNH


HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định lớp - gây hứng thú cho trẻ(5 phút)

- GV cho trẻ hát bài: “Quê hương tươi đẹp”

- Các con vừa hát bài hát gì?

- Bài hát nói về điều gì?

- Các con có yêu quê hương mình không?


- Trẻ hát

- Trẻ trả lời

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại thành phố Hồ Chí Minh - 26

HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

- Yêu quê hương thì các con phải cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh nhé

- Bạn nào hãy cho Cô và các bạn biết quê mình ở đâu nè?

- Các con có yêu quê hương mình không?

- Yêu quê hương thì các con phải làm gì?

- Mỗi người chúng ta, ai cũng có một quê hương riêng của mình. Quê hương là nơi các con được sinh ra, được lớn lên cùng những người thân của mình. Mỗi người có một quê hương khác nhau có bạn thì ở thôn quê, có bạn ở thành thị. Quê hương là nơi gắn liền với đời sống của chúng ta nên chúng ta phải biết yêu mến quê hương của mình.

- GV khen ngợi, động viên trẻ

2. Trò chơi vận động(25 phút)

a. Kéo cưa lừa xẻ (10 phút)

- Tiếp theo các con hãy xem Cô chuẩn bị đồ dùng gì cho trò chơi hôm nay nào? Sau đây chúng ta sẽ cùng chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ” nhé

- GV khái quát:

Cách chơi: Trò chơi gồm 2 đội, mỗi đội có số thành viên bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. 2 bạn đứng đầu quay mặt vào nhau, hai tay nắm lấy hai cổ tay của nhau. Bạn đứng sau ôm thắt lưng bạn đứng trước, đứng chân trái trước, chân phải sau, hai bàn chân trước của hai bạn sát vào nhau. Khi có hiệu lệnh, các con đồng thanh đọc theo vần điệu:

“Kéo cưa lừa xẻ Ông thợ nào khỏe Thì về ăn cơm Ông thợ nào thua Thì về uống sữa”

Đồng thời 2 đội giả làm động tác kéo cưa của thợ xẻ gỗ bằng cách co hai tay lại và ngả thân người ra sau trong, tiếp theo thì duỗi thẳng hai tay ra và thân trên ngả về trước, sau đó lại làm ngược lại. Khi hết bài thơ, các đội nhanh chóng dùng sức kéo mạnh về phía đội mình.

Quy định chơi:

+ Đội nào giẫm vào vạch chuẩn trước là đội thua cuộc.

- GV hướng dẫn trẻ cách nắm chắc tay nhau để tránh


- 2 - 3 trẻ trả lời

- Trẻ trả lời


- Trẻ phán đoán đồ dùng và tên trò chơi.


-Trẻ chú ý lắng nghe Cô hướng dẫn


- Trẻ chơi trò chơi

- Trẻ cùng cô kiểm tra kết quả


- Trẻ nghỉ giải lao


- Trẻ phán đoán đồ dùng và tên trò chơi.


-Trẻ chú ý lắng nghe Cô hướng dẫn

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

bị trầy xước hoặc chấn thương.

-Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần, bao quát và nhắc nhở trẻ chơi đúng quy định. Kết thúc lượt chơi GV nhận xét và khen ngợi trẻ.

* Quãng nghỉ (5 phút)

- GV cho trẻ nghỉ giải lao

b. Bắt chước tạo dáng (10 phút)

- Tiếp theo các con hãy xem Cô chuẩn bị đồ dùng gì cho trò chơi nào? Sau đây chúng ta sẽ cùng chơi trò chơi “Bắt chước tạo dáng” nhé

- GV khái quát:

Cách chơi: GV cho trẻ xem lần lượt 10 hình ảnh, mỗi hình ảnh khoảng 30 giây và giải thích cho trẻ biết về tên con vật, tư thế hoạt động. Sau đó GV mở nhạc, cho trẻ đi tự do vỗ tay theo tiếng nhạc để trẻ có thời gian ghi nhớ các hình ảnh. Khi có hiệu lệnh “tạo dáng”, trẻ đứng lại, tạo dáng theo những hình ảnh mà trẻ đã chọn sẵn và trẻ phải nói đúng dáng đứng của mình tượng trưng cho con vật gì.

Thời gian chơi diễn ra trên nền nhạc “Cá vàng bơi”, “Chim chích bông”, “Chú ếch con”

Quy định chơi:

+ Mỗi một lần tạo dáng và trả lời đúng về con vật tạo dáng, trẻ được 1 điểm.

+ Kết thúc trò chơi, trẻ được nhiều điểm nhất là trẻ chiến thắng.

-Tổ chức cho trẻ chơi 4 – 5 lần, bao quát và nhắc nhở trẻ chơi đúng quy định. Kết thúc lượt chơi GV nhận xét và khen ngợi trẻ.

c. Hồi tĩnh (3 phút)

Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng, thả lỏng cơ thể theo nhịp bài hát “Miền Nam của em”

3. Kết thúc(2 phút)

GV khen ngợi, động viên trẻ.


- Trẻ chơi trò chơi

- Trẻ cùng cô kiểm tra kết quả


- Trẻ thư giãn, hít thở và thả lỏng cơ thể theo nhịp bài hát.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

PHỤ LỤC 13

TỔNG HỢP CÁC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG LUẬN ÁN LỰA CHỌN THỰC NGHIỆM


1. MÈO ĐUỔI CHUỘT

a. Mục đích

- Rèn luyện kỹ năng chạy, đuổi bắt, luồn lách qua các chướng ngại vật.

- Phát triển sức nhanh, sự khéo léo.

- Trẻ chủ động, hợp tác khi tham gia trò chơi.

- Giáo dục tinh thần đoàn kết tập thể và tính kỷ luật.

b. Điều kiện chơi

- Sân rộng, bằng phẳng

- Mũ mèo, mũ chuột

c. Cách chơi

Tập hợp trẻ thành một vòng tròn rộng, quay vào trong, từng em dang tay ngang nắm lấy bàn tay của bạn bên cạnh tạo thành những “lỗ hổng” để cho “mèo” và “chuột” đuổi nhau.

Chọn ngẫu nhiên 1 trẻ làm mèo, đội mũ mèo; 1 trẻ làm chuột, đội mũ chuột. 2 em này đứng ở trong vòng tròn, cách nhau 3m

Khi có hiệu lệnh “bắt đầu”, tất cả trẻ đứng theo vòng tròn nắm lấy tay nhau lắc lư và nhún chân, đồng thời đọc:

“Con mèo mà trèo cây cau

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà Chú chuột đi chợ đường xa

Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo”

Kết thúc bài hát, “chuột” chạy luồn qua các “lỗ hổng” chạy trốn khỏi “mèo”, còn “mèo” phải nhanh chóng luồn qua các “lỗ hổng” mà “chuột” đã chạy để bắt “chuột”. Khi đuổi kịp, “mèo” đập nhẹ tay vào người “chuột” và “chuột” bị bắt, trò chơi dừng lại đổi vai cho nhau hoặc thay bằng một đôi khác tiếp tục.

d. Quy định chơi

Chuột chạy, mèo đuổi bắt. Chuột chạy hang nào thì mèo chạy hang đó nếu mèo không chạy đúng hang của chuột đã chạy thì mèo thua.

Nếu mèo bắt được chuột thì mèo thắng. Nếu chuột chạy được hai vòng mà mèo chưa bắt được là mèo thua cuộc.

Trường hợp phạm quy: mèo hoặc chuột chạy trước khi các bạn đọc hết bài thơ.

2. CHUYỀN BÓNG

a. Mục đích

- Phát triển cơ tay, chân.

- Rèn tính nhanh nhẹn, khéo léo, phản xạ nhanh.

- Trẻ hứng thú khi tham gia trò chơi.

- Giáo dục tinh thần đoàn kết tập thể và tính kỷ luật.

b. Điều kiện chơi

20 quả bóng (tùy số lượng trẻ)

c. Cách chơi

Chia lớp thành 2 đến 3 nhóm (số lượng bằng nhau), đứng thành hàng dọc, đứng cách nhau một cánh tay. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu”, bạn đứng đầu của mỗi hàng cầm bóng bằng 2 tay đưa lên cao, nhanh chóng chuyền bóng qua chân cho bạn thứ 2 và trò chơi tiếp tục như vậy cho đến bạn đứng cuối cùng, bạn đứng cuối sau khi nhận được bóng phải cho bóng vào rổ.

d. Quy định chơi

Không được chuyền bóng cách người. Nếu để bóng rơi, thì lượt bóng đó không được tính.

Trò chơi sẽ kết thúc theo thời gian quy định. Đội chiến thắng là đội chuyền được nhiều bóng vào rổ hơn và thực hiện đúng quy định.

3. NHẢY DÂY

a. Mục đích

- Rèn luyện kỹ năng nhảy bằng chân

- Phát triển sức mạnh chân

- Trẻ nỗ lực và biết giải quyết các tình huống phát sinh khi chơi

- Giáo dục tinh thần tập thể, tôn trọng kỷ luật chơi.

b. Điều kiện chơi

- Sân rộng, bằng phẳng.

- Dây thun.

c. Cách chơi

Chia trẻ thành các đội, mỗi đội 3 - 4 trẻ. Hai đội “oẳn tù xì”, đội thắng sẽ nhảy, đội thua sẽ làm người chăng dây. Đội chăng dây thực hiện tạo hình dáng dây theo ý mình để đội kia nhảy.

Các trẻ lần lượt đứng ở các cạnh dây và nhảy theo từng cạnh. Khi có hiệu lệnh, các trẻ cùng nhảy một lượt (đổi các vị trí cạnh dây cho nhau, theo chiều kim đồng hồ). Khi đến gần cạnh dây của mình thì trẻ phải nhảy ra ngoài.

d. Quy định chơi

- Người chơi không được để chân chạm vào dây, nếu chạm vào dây sẽ bị thua cuộc.

- Khi có hiệu lệnh trẻ phải đồng loạt cùng nhảy, trường hợp 2 trẻ đứng cùng một cạnh dây thì tính là thua.

- Có 2 mức chơi là ống chân, đầu gối.

- Các hình dạng dây được quy định: hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình tam giác.

4. BẮT CHƯỚC TẠO DÁNG

a. Mục đích

- Rèn luyện các động tác, khả năng phối hợp

- Phát triển độ dẻo dai của các cơ quan vận động.

- Trẻ hứng thú khi tham gia trò chơi.

b. Điều kiện chơi

- Sân rộng, bằng phẳng.

- Không giới hạn số trẻ tham gia chơi.

- Các hình ảnh về các hoạt động của các con vật (ví dụ chim én bay, gà mổ thóc, mèo nằm ngủ,…).

- 1 máy cát-xét mở nhạc.

c. Cách chơi

Giáo viên cho trẻ xem lần lượt các hình ảnh, mỗi hình ảnh khoảng 30 giây và giải thích cho trẻ biết về tên con vật, tư thế hoạt động. Sau đó giáo viên mở nhạc, cho trẻ đi tự do vỗ tay theo tiếng nhạc để trẻ có thời gian ghi nhớ các hình ảnh. Khi có hiệu lệnh “tạo dáng”, trẻ đứng lại, tạo dáng theo những hình ảnh mà trẻ đã chọn sẵn và trẻ phải nói đúng dáng đứng của mình tượng trưng cho con vật gì.

d. Quy định chơi

- Mỗi một lần tạo dáng và trả lời đúng về con vật mà mình tạo dáng, trẻ được 1 điểm.

- Kết thúc trò chơi, trẻ được nhiều điểm nhất là trẻ chiến thắng.

5. CÁO VÀ THỎ

a. Mục đích

- Rèn luyện kỹ năng chạy, luồn lách.

- Phát triển khả năng phản xạ nhanh, sự khéo léo.

- Trẻ chủ động, biết giải quyết các vấn đề phát sinh khi tham gia trò chơi.

- Giáo dục tinh thần đoàn kết tập thể và tính kỷ luật.

b. Điều kiện chơi

- Sân rộng, bằng phẳng.

- Mũ cáo, mũ thỏ, mũ hang (với các màu xanh, đỏ, vàng).

- Các rổ đựng rau, củ, cỏ, hoa.

c. Cách chơi

Mỗi chú thỏ (1 bạn chơi) có một cái hang (1 bạn chơi khác đóng). Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Chú thỏ nào chậm chân sẽ bị cáo bắt hoặc chạy về nhầm hang của mình sẽ bị ra ngoài một lần chơi.

Chọn một trẻ làm cáo ngồi rình ở góc lớp. Số trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ. Cứ mỗi trẻ làm thỏ thì có một trẻ làm hang. Trẻ làm hang chọn chỗ đứng của mình và vòng tay ra phía trước đón bạn khi bị cáo đuổi. Trước khi chơi, giáo viên yêu cầu các chú thỏ phải nhớ đúng hang của mình. Bắt đầu trò chơi, các chú thỏ nhảy đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ 2 bàn tay lên đầu vẫy vẫy (giống tai thỏ) vừa đọc bài thơ:

“Trên bãi cỏ xanh Có chú thỏ con Đi tìm rau ăn”

Trẻ làm thỏ chạy tới các sọt lấy rau/củ/quả/cỏ/hoa cầm trong tay rồi đọc tiếp

“Có con cáo gian Đang rình rập đấy

ãy chạy cho nhanh Kẻo bị tha mất”.

Khi đọc hết bài thì cáo xuất hiện, cáo “gừm, gừm” đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo, các chú thỏ chạy nhanh về hang của mình.

d. Quy định chơi

Thỏ bị cáo bắt hoặc chạy nhầm hang đều phải ra ngoài một lần chơi. Thỏ nào không bị bắt, chạy đúng hang, và mang được nhiều hoa quả về nhất được tính là thắng cuộc. Sau đó, đổi vai chơi cho nhau.

Lưu ý: Thời gian cáo xuất hiện luôn thay đổi (có khi mới đọc được nửa bài hoặc mấy câu) để trẻ tập phản xạ nhanh.

6. NÉM TRÚNG ĐÍCH

a. Mục đích

- Rèn luyện kỹ năng ném đích

- Phát triển sức mạnh tay

- Trẻ nỗ lực khi tham gia trò chơi

b. Điều kiện chơi

- Đích để trẻ ném. Đích là những vòng tròn đồng tâm vẽ trên tường.

- Bóng nhựa

- Rổ đựng bóng

c. Cách chơi

Tập hợp trẻ thành hàng dọc sau vạch giới hạn, cách đích 3 m. Các em lần lượt vào rổ lấy bóng để ném vào đích, ai ném trúng đích, được quyền ném lần thứ 2 và tiếp tục như vậy cho đến khi nào không ném trúng đích thì chuyển quyền đó sang bạn tiếp theo

d. Quy định chơi

Ai ném trúng đích nhiều nhất là người chiến thắng

7. NHẢY Ô

a. Mục đích

- Rèn luyện sự khéo léo, mềm dẻo, khả năng thăng bằng

- Phát triển sức mạnh chân, sức bật của cổ chân, bàn chân

- Trẻ hợp tác khi tham gia trò chơi

b. Điều kiện chơi

- Sân rộng, bằng phẳng

- Kẻ 1 tập hợp ô và đánh số từ 1->7

- 5 - 10 viên sỏi

c. Cách chơi

- Trò chơi này chơi theo nhóm từ 5 - 6 trẻ. Vẽ hình nhảy trên sân. Hình vẽ có 7 ô, vẽ số từ ô 1-> 7.

- Trẻ chơi đầu tiên sẽ ném một viên sỏi vào những ô hình vuông, bắt đầu từ ô số 1. Vật được ném phải nằm gọn trong ô và không được chạm vào đường viền. Nếu trẻ ném trượt sẽ tới lượt người chơi tiếp theo. Nếu trẻ ném trúng, sẽ nhảy vào các ô còn lại, phải bỏ qua ô số mình vừa ném và nhảy vào các ô tiếp theo.

- Lúc nhảy lượt về phải nhặt viên sỏi của mình. Khi nhảy đến sát ô vừa ném gạch trúng, trẻ phải cúi người xuống (vẫn đứng một chân) và nhặt miếng gạch lên. Nhảy qua ô đó đến ô tiếp theo và kết thúc vòng. Tiếp đến trẻ sẽ ném gạch vào ô số 2 và cứ đi như thế đến ô số 7 thì chiến thắng.

d. Quy định chơi

- Phải đảm bảo nhảy bằng 1 chân với các ô vuông đơn, 2 chân với ô vuông đôi.

- Hãy nhớ khi chơi không được để chân chạm đường kẻ viền của mỗi ô.

- Nếu chạm đường viền, nhảy sai ô hay nhảy ra ngoài, trẻ sẽ mất lượt.

8. CHIM ĐỔI LỒNG

a. Mục đích

- Rèn luyện kỹ năng chạy, quan sát.

- Phát triển khả năng phối hợp vận động

- Trẻ chủ động và biết giải quyết các vấn đề phát sinh khi tham gia trò chơi

- Giáo dục tinh thần đoàn kết tập thể và tính kỷ luật.

b. Điều kiện chơi

- Sân rộng, bằng phẳng

- Mũ chim

c. Cách chơi

Hai trẻ đứng đối diện nhau cầm 2 tay nhau giơ cao lên làm lồng. Mỗi lồng có một trẻ làm chim. (Số lồng ít hơn số chim là 1). Trẻ chưa có lồng đứng ngoài chờ tín hiệu.

Khi có tín hiệu “đổi chim”, tất cả chim trong lồng phải chạy và tìm lồng khác. Khi nghe tín hiệu “đổi lồng”, tất cả chim đứng yên , hai trẻ làm lồng phải chạy đi tìm chim khác cho lồng của mình.

d. Quy định chơi

- Mỗi lồng chỉ chứa một chim.

- Trẻ nào không tìm được lồng thì bị loại.

9. LÙA VỊT

a. Mục đích

- Rèn luyện kỹ năng chạy, quan sát.

- Phát triển sức bền.

- Trẻ hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ

- Giáo dục tinh thần đoàn kết tập thể và tính kỷ luật.

b. Điều kiện chơi

- 1 vòng tròn to đường kính 50cm - 60cm.

- Mũ người chăn vịt, mũ vịt.

c. Cách chơi

Chọn ngẫu nhiên 1 trẻ làm người lùa vịt (đội mũ người), đứng ngoài vòng tròn.

Các trẻ còn lại sẽ là vịt (đội mũ vịt) và đứng trong vòng tròn.

Khi có hiệu lệnh “bắt đầu”, người lùa vịt chạy quanh vòng tròn, tìm cách đập vào người các bạn đứng trong vòng tròn.

d. Quy định chơi

- Người lùa vịt đập vào vịt, vịt phải ra ngoài thế chỗ cho người lùa vịt.

- Chỉ được thực hiện động tác lùa bắt khi có hiệu lệnh bắt đầu.

10. AI NHANH HƠN

a. Mục đích

- Rèn luyện kỹ năng chạy, đếm số.

- Phát triển phản xạ nhanh, phát triển cơ bắp.

- Trẻ chủ động giải quyết các nhiệm vụ chơi

- Giáo dục tinh thần đoàn kết tập thể và tính kỷ luật.

b. Điều kiện chơi

- Sân rộng, bằng phẳng.

- 5 rổ nhỏ và 3 rổ lớn đựng bóng.

- Bóng có dán hình các con thú với nhiều màu sắc khác nhau.

c. Cách chơi

Chia trẻ thành 3 - 5 đội, mỗi đội 5 - 10 trẻ. Giáo viên đặt 3 rổ lớn có màu sắc khác nhau ở nhiều vị trí trong lớp, trong mỗi rổ có các bóng hình thú. Khi bắt đầu chơi, cô giáo hô to tên thú, từng trẻ của mỗi đội nhanh chóng chạy lên các vị trí đặt xô và phải lấy bóng có hình thú quy định bỏ vào rổ nhỏ đựng bóng của đội mình.

d. Quy định chơi

Mỗi bé chỉ được lấy 1 quả bóng hình thú của mỗi rổ. Trò chơi sẽ kết thúc khi các trẻ trong đội hoàn thành, đội chiến thắng sẽ là đội nhanh nhất và được nhiều bóng hình thú theo đúng quy định. Nếu trẻ lấy nhầm hình thú không theo yêu cầu sẽ bị trừ 1 điểm

11. THỎ ĐÁNH TRỐNG

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí