Bảng 3.22. Năng suất sữa (kg) và hệ số sụt sữa (HSSS) theo các tháng của chu kỳ 305 ngày (số liệu n. thí nghiệm)
102
bò th.kê | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
F | 500,90a | 546,25a | 527,00a | 500,70a | 449,40a | 394,10a | 371,90a | 330,75a | 292,00a | 225,60a |
1 SE | 13,66 | 14,55 | 15,07 | 14,34 | 12,77 | 11,68 | 10,65 | 8,69 | 7,48 | 6,25 |
(n=20) Cv% | 12,19 | 11,91 | 12,79 | 12,82 | 12,71 | 13,25 | 12,81 | 11,74 | 11,46 | 12,39 |
HSSS | -9,36 | 3,47 | 4,95 | 10,17 | 12,20 | 5,52 | 10,90 | 11,67 | 22,65 | |
F | 531,30a | 576,75ab | 547,15a | 505,75a | 463,70a | 416,30a | 386,75a | 348,10a | 304,75ab | 240,50a |
2 SE | 10,48 | 10,67 | 11,16 | 10,04 | 8,72 | 7,12 | 7,37 | 6,16 | 5,95 | 3,90 |
(n=20) Cv% | 8,82 | 8,27 | 9,12 | 8,88 | 8,41 | 7,65 | 8,52 | 7,91 | 8,58 | 7,25 |
HSSS | -8,94 | 5,10 | 7,53 | 8,29 | 10,13 | 7,14 | 9,92 | 12,49 | 20,83 | |
F | 586,50b | 612,35bc | 591,10b | 544,40b | 497,80b | 448,35b | 432,30b | 375,50b | 315,95bc | 261,00b |
3 SE | 13,31 | 12,49 | 12,27 | 10,77 | 10,27 | 10,11 | 8,05 | 9,32 | 6,01 | 5,21 |
(n=20) Cv% | 10,17 | 9,12 | 9,28 | 8,85 | 9,23 | 10,08 | 8,33 | 11,09 | 8,50 | 8,92 |
HSSS | -4,79 | 3,48 | 7,86 | 8,59 | 9,98 | 3,35 | 13,27 | 15,25 | 17,35 | |
HF | 596,45b | 632,50c | 612,30b | 569,95b | 511,25b | 469,15b | 447,80b | 395,45b | 330,15c | 276,30b |
(n=20) SE | 14,88 | 15,37 | 14,47 | 14,26 | 12,37 | 12,12 | 10,99 | 9,93 | 8,81 | 7,78 |
Cv% | 11,15 | 10,87 | 10,57 | 11,19 | 10,82 | 11,54 | 10,96 | 11,23 | 11,93 | 12,59 |
HSSS | -6,08 | 3,12 | 6,90 | 10,25 | 8,29 | 4,32 | 11,61 | 16,17 | 16,97 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thời Gian Phối Lại (Ngày) Sau Khi Đẻ
- Khả Năng Sản Xuất Sữa Của Bò Cái F1, F2, F3 (Hf X Lai Sind) Và Hf
- Sản Lượng Sữa Qua Các Lứa Đẻ (Số Liệu Theo Dõi)
- Tỷ Lệ Vật Chất Khô Không Mỡ Của Sữa (Số Liệu Theo Dõi)
- Tiêu Tốn Thức Ăn Cho 1Kg Sữa (Thức Ăn Tinh Và Thức Ăn Cơ Sở)
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò cái holstein friesian HF thuần, các thế hệ lai F1, F2 và F3 giữa HF và lai sind nuôi tại tỉnh Lâm Đồng - 18
Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.
Nhóm
Th.số
Tháng vắt sữa
(Các số trung bình mang các chữ cái khác nhau của một chỉ tiêu trong cùng một cột thì khác nhau có ý nghĩa thống kê, P < 0,05).
Các kết quả thu được trong bảng 3.21 và 3.22 cho thấy năng suất sữa theo các tháng vắt sữa của chu kỳ 305 ngày của các nhóm bò theo dõi và nuôi thí nghiệm có xu hướng tăng dần và đạt cao nhất ở tháng thứ hai, sau đó giảm dần cho đến hết chu kỳ.
Năng suất sữa tháng thứ hai đạt cao nhất là bò HF (theo dõi: 691,58 ± 4,96kg; nuôi thí nghiệm: 632,50 ± 15,37kg) và thấp nhất là ở bò F1 (theo dõi: 513,86 ± 4,77kg; nuôi thí nghiệm: 546,25 ± 14,55kg), theo thứ tự giảm dần máu HF. Từ tháng thứ năm trở đi năng suất sữa giảm nhanh, đến tháng thứ mười năng suất sữa giảm thấp nhưng trị số tuyệt đối cao nhất vẫn là bò HF và thấp nhất là bò F1.
Năng suất sữa ở tháng thứ mười của bò F1 theo dõi và nuôi thí nghiệm đạt trị số tương ứng: 205,55 ± 2,69kg và 225,60 ± 6,25kg (trung bình là 6,85 kg và 7,52kg/ngày). Ở tháng thứ mười năng suất sữa của bò F2 nuôi thí nghiệm đạt 237,49 ± 1,81kg và 240,50 ± 3,90kg (trung bình là 7,9 kg và 8,01kg/ngày).
Đối với bò F3, năng suất sữa tháng thứ mười đạt 273,42 ± 2,51kg tương ứng và 261,00 ± 5,21kg (trung bình là 9,11kg và 8,70kg/ngày). Ở tháng thứ mười năng suất sữa của bò HF theo dõi và HF nuôi thí nghiệm tương ứng là: 307,68 ± 2,21kg và 276,30 ± 7,78kg (trung bình là 10,26kg và 9,21kg/ngày).
Các số liệu thu được về năng suất sữa qua các tháng cho sữa trên đây của chúng tôi phù hợp với quy luật đường cong tiết sữa: đạt đỉnh cao ở tháng thứ hai hay là từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 8 (bảng 3 và 4, phụ lục 3), sau đó giảm dần. Chứng tỏ khả năng tiết sữa của các nhóm bò khá ổn định, đàn bò thích nghi với môi trường sống.
So sánh thống kê cho thấy đối với nhóm bò theo dõi, năng suất sữa qua các tháng thứ nhất đến tháng thứ mười khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Đối với nhóm bò nuôi thí nghiệm, ở tháng thứ nhất, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám và mười, năng suất sữa của bò HF so với F3 và năng suất sữa của bò F2 so với bò F1 khác nhau chưa đủ độ tin cậy thống kê (P > 0,05). Năng suất sữa của bò HF, F3 so với bò F2, F1 khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Năng suất sữa tháng thứ hai và tháng thứ chín của bò HF so với F3, bò F3 so với bò F2 và F2 so với F1 là khác nhau nhưng không đủ độ tin cậy thống kê (P > 0,05). Năng suất sữa bò HF, F3 so với bò F1 là khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Năng suất sữa của bò HF so với bò F2 cũng khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Trong cùng một nhóm bò hệ số sụt sữa thấp nhất ở tháng thứ 2 và 3 tức là ở giai đoạn đỉnh cao của chu kỳ cho sữa, sau đó hệ số này có xu hướng tăng dần và cao nhất là ở các tháng cuối chu kỳ. Các kết quả tính toán cho thấy hệ số sụt sữa trung bình của các nhóm bò trong cả chu kỳ nằm trong khoảng 7,5 - 8,3%.
Hệ số sụt sữa thường biến động rất lớn từ + 5 đến 12 % phụ thuộc vào yếu tố di truyền, môi trường và cả đặc tính cá thể của bò sữa. Hệ số sụt sữa càng thấp thì lượng sữa vắt được trong cả chu kỳ sữa càng cao (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2000)[44]. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp.
Năng suất sữa theo tháng tiết sữa của chu kỳ cũng là một chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất của bò sữa. Người ta đã chứng minh quy luật phân tiết sữa trong một chu kỳ sữa ở bò được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 bắt đầu từ khi đẻ, năng suất sữa (kg/ngày) có xu hướng tăng từ từ, đạt giá trị cao ở 60 đến 90 ngày đầu của chu kỳ. Sau đó đến giai đoạn 2, năng suất sữa có xu hướng giảm thấp song song với quá trình thoái hoá của tuyến bào (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2000)[44].
Theo Nguyễn Văn Thưởng (1995)[96] năng suất sữa bò đạt cao nhất ở tháng thứ hai hoặc thứ ba sau đó giảm dần, mức độ giảm từ từ hay giảm
nhanh còn phụ thuộc vào giống, đặc điểm cá thể vật nuôi và chăm sóc nuôi dưỡng. Ở những bò có sản lượng sữa cao đường cong tiết sữa giảm từ từ và đều hơn.
Lê Đăng Đảnh (1996)[27] kết luận năng suất sữa cao nhất của bò F3 và F2 luôn luôn vào tháng thứ hai của chu kỳ tiết sữa và bò F1 luôn có năng suất sữa cao nhất ở tháng thứ nhất hay tháng thứ hai.
Nguyễn Quốc Đạt (1999)[29] cho biết năng suất sữa của bò F1, F2 và F3 nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh đạt đỉnh điểm ở tháng thứ hai của chu kỳ sau đó giảm dần.
Trần Quang Hạnh, Đặng Vũ Bình (2007)[41] nghiên cứu trên đàn bò HF nuôi tại Lâm Đồng cho thấy năng suất sữa bò HF đạt cao nhất ở tháng thứ hai của chu kỳ.
Macciotta và CS (2005)[156], Tekerli và Akinci (2000)[188], Dematawewa và CS (2008)[132] đều cho rằng năng suất sữa đạt đỉnh cao vào ngày thứ 30 hoặc hơn.
Theo Val-Arreola và CS (2004)[191] những con bò tiết sữa chu kỳ đầu năng suất sữa đạt đỉnh cao từ 40 – 47 ngày đầu, đối với những bò ở chu kỳ tiết sữa thứ hai thời gian đạt năng suất sữa cao nhất kéo dài hơn tương ứng 39
– 51 ngày. Đối với nhóm bò đã tiết sữa nhiều chu kỳ, thời gian đạt năng suất sữa đỉnh cao là 46 – 56 ngày.
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên đàn bò sữa nuôi tại tỉnh Lâm Đồng là phù hợp với kết luận của các tác giả trên.
Có thể biểu diễn năng suất sữa theo tháng của các nhóm bò theo dõi và nuôi thí nghiệm ở hình 3.14 và 3.15.
F 1
F 2
F 3
H F
8 0 0
7 0 0
6 0 0
5 0 0
4 0 0
3 0 0
2 0 0
1 0 0
0
1 2
3
4 5
6 7
8
9 1 0
T h á n g v ắ t s ữ a
N ă n g s u ấ t s ữ a ( k g )
Hình 3.14. Năng suất sữa theo tháng vắt sữa của nhóm bò theo dõi
F 1
F 2
F 3
H F
7 0 0
6 0 0
5 0 0
4 0 0
3 0 0
2 0 0
1 0 0
0
1
2 3 4
5 6
7 8 9 1 0
T h á n g v ắ t s ữ a
N ă n g s u ấ t s ữ a ( k g )
Hình 3.15. Năng suất sữa theo tháng vắt sữa của nhóm bò nuôi thí nghiệm
Các kết quả tính toán về tỷ lệ phần trăm năng suất sữa qua các tháng cho sữa so với tổng năng suất sữa cả chu kỳ được trình bày trong bảng 3.23 và các biểu đồ 3.3; 3.4.
Bảng 3.23. Tỷ lệ (%) năng suất sữa bò qua các tháng so với cả chu kỳ
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
Theo dõi | ||||||||||
F1 (n=364) | 11,89 | 13,19 | 12,97 | 11,92 | 10,62 | 9,66 | 9,15 | 8,21 | 7,08 | 5,31 |
F2 (n=374) | 12,23 | 13,20 | 12,60 | 11,91 | 10,93 | 9,56 | 9,12 | 8,12 | 6,77 | 5,59 |
F3 (n=425) | 12,60 | 13,26 | 12,62 | 11,64 | 10,91 | 9,75 | 8,95 | 7,92 | 6,68 | 5,70 |
HF (n=547) | 12,18 | 12,94 | 12,47 | 11,82 | 10,96 | 9,87 | 9,09 | 8,02 | 6,89 | 5,76 |
Nuôi thí nghiệm | ||||||||||
F1 (n=20) | 12,10 | 13,22 | 12,73 | 12,09 | 10,86 | 9,52 | 8,96 | 7,99 | 7,08 | 5,46 |
F2 (n=20) | 12,29 | 13,36 | 12,65 | 11,70 | 10,72 | 9,65 | 8,95 | 8,06 | 7,06 | 5,57 |
F3 (n=20) | 12,56 | 13,14 | 12,65 | 11,66 | 10,67 | 9,61 | 9,28 | 8,05 | 6,78 | 5,60 |
HF (n=20) | 12,32 | 13,07 | 12,63 | 11,75 | 10,53 | 9,67 | 9,24 | 8,26 | 6,82 | 5,71 |
Nhóm bò Tháng vắt sữa
Các kết quả tính toán cho thấy ở nhóm bò F1, F2, F3 và HF theo dõi tỷ lệ phần trăm năng suất sữa cao nhất ở tháng thứ hai, dao động trong khoảng 13,89% (ở bò F1) đến 12,94% (ở bò HF) sau đó giảm dần. Tỷ lệ phần trăm năng suất sữa qua các tháng của bò HF có xu hướng giảm chậm hơn, đến tháng thứ mười tỷ lệ này của các nhóm bò F1, F2, F3 và HF đạt tương ứng là: 5,31%; 5,59%; 5,70% và 5,76%.
Ở nhóm bò nuôi thí nghiệm tỷ lệ phần trăm năng suất sữa qua các tháng của bò F1, F2, F3 và HF cũng tuân theo qui luật tương tự, cao nhất ở tháng thứ hai với 13,22%; 13,36%; 13,14% và 13,07%. Ở tháng thứ mười, tỷ lệ này tương ứng là 5,46%; 5,57%; 5,60% và 5,71%.
Trên cơ sở tỷ lệ năng suất sữa qua các tháng này có thể cho phép người chăn nuôi ước tính sản lượng sữa bò trong các tháng tiếp theo và sản lượng của cả chu kỳ dự trên lượng sữa thực tế vắt được tại một thời điểm nào đó. Tính toán tỷ lệ phần trăm năng suất sữa từng tháng so với tổng sản lượng sữa cả chu kỳ, Đinh Văn Cải và CS (1995)[3] cho biết: Tỷ lệ này ở bò F1 dao động trong khoảng 13,5% - 6,1% và ở bò F2 dao động trong khoảng 13% - 6,1%. Như vậy kết quả thu được của chúng tôi trên đàn bò sữa nuôi tại Lâm Đồng là phù hợp.
1 4
1 2
1 0
8
6
4
2
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0
T h á n g vắ t s ữ a
T ỷ lệ ( % )
Có thể mô tả tỷ lệ phần trăm năng suất sữa qua từng tháng so với tổng sản lượng sữa của cả chu kỳ ở các biểu đồ 3.3 và 3.4.
F 1
F 2
F 3
H F
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ năng suất sữa theo tháng cho sữa (số liệu theo dõi)
1 4
1 2
1 0
8
6
4
F 1
F 2
F 3
H F
2
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0
T h á n g v ắ t s ữ a
T ỷ l ệ ( % )
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ năng suất sữa theo tháng cho sữa (số liệu n. thí nghiệm)
3.3.6 Chất lượng sữa
Các kết quả về chất lượng sữa của các nhóm bò theo dõi và nuôi thí nghiệm được trình bày trong các bảng 3.24; 3.25; 3.26; 3.27 và 3.28.
Nhóm
Th.số
Bảng 3.24. Tỷ trọng của sữa (số liệu theo dõi)
Lứa đẻ Trung
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | bình | |
n | 75 | 78 | 67 | 70 | 79 | 76 | 57 | 502 |
F1 | 1,026 | 1,029 | 1,029 | 1,028 | 1,028 | 1,029 | 1,031 | 1,029 |
SE | 0,002 | 0,002 | 0,002 | 0,002 | 0,002 | 0,002 | 0,003 | 0,01 |
Cv% | 1,62 | 1,45 | 1,65 | 1,59 | 1,39 | 1,73 | 1,91 | 1,60 |
n | 74 | 76 | 68 | 56 | 81 | 83 | 65 | 503 |
F2 | 1,029 | 1,027 | 1,028 | 1,028 | 1,030 | 1,027 | 1,030 | 1,028 |
SE | 0,002 | 0,002 | 0,002 | 0,002 | 0,002 | 0,002 | 0,002 | 0,01 |
Cv% | 1,48 | 1,59 | 1,73 | 1,36 | 1,44 | 1,41 | 1,37 | 1,49 |
n | 85 | 87 | 90 | 79 | 77 | 76 | 56 | 550 |
F3 | 1,030 | 1,029 | 1,025 | 1,026 | 1,028 | 1,027 | 1,029 | 1,029 |
SE | 0,001 | 0,002 | 0,002 | 0,002 | 0,002 | 0,002 | 0,002 | 0,01 |
Cv% | 1,10 | 1,32 | 1,39 | 1,54 | 1,26 | 1,53 | 1,35 | 1,34 |
n | 87 | 77 | 75 | 90 | 74 | 76 | 80 | 559 |
HF | 1,029 | 1,030 | 1,026 | 1,027 | 1,027 | 1,028 | 1,029 | 1,028 |
SE | 0,002 | 0,002 | 0,002 | 0,002 | 0,002 | 0,002 | 0,002 | 0,01 |
Cv% | 1,74 | 1,51 | 1,55 | 1,52 | 1,84 | 1,68 | 1,40 | 1,59 |
Các kết quả trong bảng 3.24 cho thấy ở bò F1 tỷ trọng sữa ở lứa thứ nhất là 1,026 ± 0,002, lứa thứ bảy đạt 1,031 ± 0,003. Bò F2 có tỷ trọng của sữa ở lứa thứ nhất là 1,029 ± 0,002, lứa thứ bảy đạt 1,030 ± 0,002. Đối với bò F3, chỉ tiêu này ở lứa thứ nhất đạt 1,030 ± 0,002, đến lứa bảy là 1,029 ± 0,002.
Tỷ trọng của sữa bò HF ở lứa thứ nhất là 1,029 ± 0,002, đến lứa thứ bảy đạt 1,029 ± 0,002. Nhìn chung tỷ trọng của sữa các nhóm bò qua các lứa có biến động không đáng kể. Tỷ trọng trung bình của sữa trong 7 lứa của các nhóm bò tương ứng là: 1,029 ± 0,01; 1,028 ± 0,01; 1,029 ± 0,01 và 1,028 ± 0,01.
Tỷ trọng của sữa giữa các nhóm bò sai khác chưa đủ độ tin cậy thống