Thời Gian Phối Lại (Ngày) Sau Khi Đẻ


cao nhất là ở nhóm bò HF với 643 ngày. Trung bình tuổi phối giống lần đầu của các nhóm bò F1, F2, F3 và HF nuôi thí nghiệm tương ứng là 441,55 ± 10,25 ngày, 449,65 ± 11,24 ngày, 459,75 ± 10,03 ngày và 474,15 ± 13,95

ngày. Hệ số biến sai tuổi phối giống lần đầu của nhóm bò nuôi thí nghiệm thấp hơn so với nhóm bò theo dõi (nuôi thí nghiệm: Cv%= 10,38% – 13,16%, theo dõi: Cv%= 12,65% – 16,23%). Chứng tỏ tuổi phối giống lần đầu của nhóm bò nuôi thí nghiệm biến động ít hơn.

So sánh thống kê cho thấy:

- Tuổi phối giống lần đầu của bò HF và F3 khác nhau chưa đủ độ tin cậy thống kê (P > 0,05).

- Tuổi phối giống lần đầu của bò HF cao hơn so với bò F1 và F2 (P <

0,05).

- Sự khác nhau về tuổi phối giống lần đầu giữa bò F3 và bò F2, giữa bò

F2 và F1 chưa đủ độ tin cậy thống kê (P > 0,05).

- Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về tuổi phối giống lần đầu giữa bò F1 và bò F3 (P < 0,05).

Tuổi phối giống lần đầu càng sớm thì thời gian sản xuất của bò càng

dài và tổng lượng sữa sản xuất được cả đời càng cao. Tăng Xuân Lưu và CS (2000)[58] cho biết tuổi phối giống lần đầu của đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì trung bình là 26,9 ± 1,02 tháng. Nguyễn Văn Đức và CS (2008)[33] thông báo bò HF nuôi tại Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu có tuổi phối giống lần đầu trung bình là 18,71 tháng. So sánh với các kết quả này thì tuổi phối giống lần đầu của đàn bò sữa nuôi tại tỉnh Lâm Đồng sớm hơn.


3.2.2 Tuổi đẻ lứa đầu

Các số liệu thu được về tuổi đẻ lứa đầu của các nhóm bò theo dõi và nuôi thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.12.




F1

F2

F3

HF

F1

F2

F3

HF

n

114

118

116

257

20

20

20

20


773,26a

784,88b

798,50c

808,18d

754,40a

770,55b

774,35b

779,70b

SE

8,27

8,97

9,51

7,16

17,74

17,53

20,10

22,33

Cv%

11,42

12,41

12,83

14,20

10,52

10,17

11,61

12,81

Min

714

720

725

724

717

747

737

727

Max

986

1067

1039

1126

973

1023

987

998

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò cái holstein friesian HF thuần, các thế hệ lai F1, F2 và F3 giữa HF và lai sind nuôi tại tỉnh Lâm Đồng - 12

Th. số th. kê

Bảng 3.12. Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)

Nhóm bò Theo dõi Nuôi thí nghiệm




(Các số trung bình mang các chữ cái khác nhau trong cùng một hàng của một nhóm thì khác nhau có ý nghĩa thống kê, P < 0,05).


Các kết quả trong bảng 3.12 cho thấy tuổi đẻ lứa đầu trung bình của nhóm bò theo dõi dao động từ 773,26 ngày đến 808,18 ngày (sớm nhất là bò F1 và muộn nhất vẫn là bò HF). Tuổi đẻ lứa đầu trung bình của nhóm bò F1, F2, F3 và HF theo dõi tương ứng: 773,26 ± 8,27 ngày, 784,88 ± 8,97 ngày, 798,50 ± 9,51 ngày và 808,18 ± 7,16 ngày.

So sánh thống kê cho thấy: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi đẻ lứa đầu giữa các nhóm bò theo dõi (P < 0,05).

Tuổi đẻ lứa đầu của các nhóm bò nuôi thí nghiệm lần lượt là: 754,40 ± 17,74 ngày; 770,55 ± 17,53 ngày; 774,35 ± 20,10 ngày và 779,70 ± 22,33

ngày. Tuổi đẻ lứa đầu của bò HF, F3 và F2 khác nhau chưa đủ độ tin cậy thống kê (P > 0,05). Tuy nhiên sự sai khác về tuổi đẻ lứa đầu của 3 nhóm này so với bò F1 là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Chỉ tiêu tuổi đẻ lứa đầu ở các nhóm bò nuôi thí nghiệm đều thấp hơn so

với nhóm theo dõi, nhưng khối lượng bò nuôi thí nghiêm lại cao hơn so với khối lượng bò theo dõi vì vậy có thể đưa vào phối giống sớm hơn.

Tuổi đẻ lứa đầu là chỉ tiêu sinh sản quan trọng. Tuổi đẻ lứa đầu sớm, bò có thể đưa vào khai thác sớm hơn và kéo dài được thời gian cho sữa. Nhìn chung tuổi đẻ lứa đầu của các nhóm bò đều thấp hơn so với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác trong nước.


Nguyễn Kim Ninh và CS (1995)[71] cho biết bò F1 và F2 có tuổi đẻ lứa đầu tương ứng là 32,10 tháng và 30,8 tháng. Trên đàn bò F1 tại Ba Vì, Tăng Xuân Lưu và CS (2000)[58] cho biết tuổi đẻ lứa đầu là 38,47 tháng.

Nguyễn Quốc Đạt (1999)[29] thông báo tuổi đẻ lứa đầu của bò F1, F2 và F3 nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh của lần lượt là: 26,78 tháng, 27,17 tháng và 26,63 tháng.

Theo Trần Trọng Thêm (2006)[92], tuổi đẻ lứa đầu của bò F2 và F3 nuôi tại Hà Nội tương ứng là 27,54 tháng và 27,84 tháng. Tuổi đẻ lứa đầu của đàn bò lai hướng sữa Việt Nam trung bình là 899,3 ± 15,3 ngày (Phạm Văn Giới và CS, 2006)[37].

Theo Vũ Chí Cương và CS (2006)[13], tuổi đẻ lứa đầu của đàn bò sữa F2 nuôi tại Hà Tây, Hà Nội, Lâm Đồng và thành phố Hồ Chí Minh lần lượt là: 28,52 tháng, 27,54 tháng, Lâm Đồng 25,45 tháng và 27,87 tháng (bình quân 26,65 tháng). Tuổi đẻ lứa đầu của bò F3 ở các địa điểm trên tương ứng là: 24,98 tháng, 26,78 tháng, 25,68 tháng và 26,98 tháng (bình quân là 26,62 tháng).

Vũ Văn Nội và CS (2007)[76], thông báo tuổi đẻ lứa đầu của bò mẹ 75% HF và bò cố định 75% HF là 29,64 ± 0,75 tháng và 28,41 ± 1,66 tháng.

Tuổi đẻ lứa đầu của các nhóm bò nuôi tại Lâm Đồng cũng tốt hơn so với kết quả của Nguyễn Hùng Nguyệt và CS (2009)[69] đưa ra trên đàn bò sữa nuôi tại Xí nghiệp Bò sữa Phù Đổng (32,21 ± 0,35 tháng) và Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì (30,83 ± 0,43 tháng).

Nguyễn Văn Kiệm (2000)[48] cho biết tuổi đẻ lứa đầu của bò HF tại Mộc Châu trung bình là 36,93 tháng. Theo Nguyen Van Thuong và CS (2008)[189] tuổi đẻ lứa đầu của bò HF Mộc Châu là 27,79 – 30,54 tháng.

Nguyễn Văn Đức và CS (2008)[33], cho biết tuổi đẻ lứa đầu của bò HF nuôi tại công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu trung bình là 28,09 tháng. Trần Trọng Thêm (2006)[92] thông báo tuổi đẻ lứa đầu của bò HF tại


Ba Vì là 26,98 tháng.

Kết quả nghiên cứu về tuổi đẻ lứa đầu của bò HF Úc nhập nội nuôi tại Mộc Châu, Hà Nam, thành phố Hồ Chí Minh và Lâm Đồng của Nguyễn Hữu Lương và CS (2007)[56] là 33,7 ± 6,3 ngày.

Tuổi đẻ lứa đầu của bò HF theo dõi tại tỉnh Lâm Đồng tương đương với nuôi tại Baton Rough, thấp hơn so với nuôi tại Nam Mỹ mà Võ Văn Sự và CS (1994)[84] công bố (26 – 27 tháng và 29,4 tháng), tuy nhiên ở nhóm nuôi thí nghiệm lại thấp hơn. Tuổi đẻ lứa đầu của bò HF nuôi ở Trung tâm bò sữa Đức Trọng, Lâm Đồng giai đoạn 1982 – 1998 là 34 tháng (Võ Văn Sự và CS, 1994)[84]. Chứng tỏ chỉ tiêu này hiện nay đã được rút ngắn trên đàn bò HF ở tỉnh Lâm Đồng.

Như vậy, so với trước đây, hiện nay tuổi đẻ lứa đầu trên đàn bò sữa tại Lâm Đồng đã được rút ngắn hơn, thấp hơn các vùng khác trong nước và có xu hướng tăng dần khi tăng tỷ lệ máu HF. Theo chúng tôi, ngoài điều kiện khí hậu thích hợp, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng ngày càng tốt hơn, việc phát hiện đúng thời điểm phối giống thích hợp cùng với kỹ thuật phối giống chắc chắn có ảnh hưởng tích cực đến chỉ tiêu này. Nhìn chung tuổi đẻ lứa đầu của bò HF và các con lai cấp tiến của chúng nuôi tại Lâm Đồng thấp hơn so với các vùng khác ở Việt Nam và có xu hướng thấp hơn một số nước trên thế giới.


3.2.3 Thời gian phối lại sau khi đẻ

Các kết quả thu được về thời gian phối lại sau khi đẻ của các nhóm bò theo dõi và nuôi thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.13.

Các kết quả trong bảng 3.13 cho thấy thời gian phối lại sau khi đẻ của nhóm bò theo dõi đều cao hơn so với nhóm nuôi thí nghiệm.




F1

F2

F3

HF

F1

F2

F3

HF

n

597

598

618

743

20

20

20

20


67,15a

69,43b

71,85c

76,19d

62,30a

66,20ab

68,75ab

70,70b

SE

0,66

0,69

0,64

0,61

2,46

2,56

2,81

2,99

Cv%

24,13

24,45

22,25

21,91

17,67

17,28

18,26

18,94

Min

29

33

31

32

31

38

40

43

Max

162

155

157

164

81

83

96

106

Th. số th. kê

Bảng 3.13. Thời gian phối lại (ngày) sau khi đẻ

Nhóm bò Theo dõi Nuôi thí nghiệm




(Các số trung bình mang các chữ cái khác nhau trong cùng một hàng của cùng một nhóm thì khác nhau có ý nghĩa thống kê, P < 0,05).


Thời gian phối lại sau khi đẻ của nhóm bò theo dõi là: 67,15 ± 0,66 ngày (bò F1), 69,43 ± 0,69 ngày (bò F2), 71,85 ± 0,64 ngày (bò F3) và 76,19 ± 0,61 ngày (bò HF). Thời gian phối lại sau khi đẻ ở nhóm bò nuôi thí nghiệm tốt hơn so với nhóm theo dõi và tương ứng là: 62,30 ± 2,46 ngày, 66,20 ± 2,56 ngày, 68,75 ± 2,81 ngày và 70,70 ± 2,99 ngày.

Hệ số biến sai về thời gian phối lại sau khi đẻ của nhóm bò nuôi thí nghiệm cũng thấp hơn so với nhóm theo dõi (theo dõi: 21,91% - 24,45%, nuôi thí nghiệm: 17,28% - 18,94%). Chứng tỏ thời gian phối lại sau khi đẻ của nhóm bò nuôi thí nghiệm khá đồng đều. Theo chúng tôi, nhờ có điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng cũng như việc theo dõi, phát hiện thời gian động dục trở lại chú trọng hơn nên chỉ tiêu này ở nhóm bò nuôi thí nghiệm tốt hơn so với nhóm bò theo dõi.

So sánh thống kê cho thấy, sự khác biệt về thời gian phối lại sau khi đẻ giữa các nhóm bò theo dõi là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Đối với nhóm bò nuôi thí nghiệm, chỉ tiêu này giữa 3 nhóm bò F1, F2 và F3 có sai khác chưa đủ độ tin cậy về mặt thống kê (P > 0,05). Thời gian phối lại sau khi đẻ của bò HF, F2 và F3 cũng có sai khác nhưng không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Tuy nhiên chỉ tiêu này ở bò HF là cao nhất và có sai khác có ý nghĩa thống kê so với bò F1 (P < 0,05).


3.2.4 Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ

Các số liệu thu được về khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của các nhóm bò được trình bày trong bảng 3.14.




F1

F2

F3

HF

F1

F2

F3

HF

n

431

437

479

598

20

20

20

20


380,82a

384,20a

391,84b

395,06b

369,70a

376,65b

380,55b

391,30c

SE

2,41

2,28

2,64

2,57

8,15

8,80

9,94

9,04

Cv%

13,11

12,38

14,72

15,91

9,86

10,44

11,68

10,33

Min

311

333

322

326

337

335

331

342

Max

542

570

592

632

462

465

479

498

Th.số th.kê

Bảng 3.14. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày)

Nhóm bò Theo dõi Nuôi thí nghiệm



(Các số trung bình mang các chữ cái khác nhau trong cùng một hàng của cùng một nhóm thì khác nhau có ý nghĩa thống kê, P < 0,05).


Các số liệu thu được về khoảng cách lứa đẻ của bò theo dõi và nuôi thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.14 cho thấy khoảng cách lứa đẻ của bò HF theo dõi là cao nhất (395,06 ± 2,57 ngày), tiếp theo là bò F3 (391,84 ± 2,64 ngày), chỉ tiêu này của bò F1 và bò F2 tương ứng là 380,82 ± 2,41 ngày và 384,20 ± 2,28 ngày.

Con có khoảng cách lứa đẻ thấp nhất là bò F1 với 311 ngày và cao nhất là bò HF với 632 ngày. Như vậy, khoảng cách lứa đẻ của bò F1 là tốt nhất.

Tính toán thống kê cho thấy khoảng cách lứa đẻ của bò F1, F2 so với của bò F3, HF khác nhau có ý nghĩa (P < 0,05). Khoảng cách lứa đẻ của bò F1 so với F2 và F3 so với HF khác nhau chưa đủ độ tin cậy thống kê (P > 0,05).

Tương tự như ở nhóm bò theo dõi, ở nhóm bò nuôi thí nghiệm, khoảng cách lứa đẻ thấp nhất là ở bò F1, cao nhất là bò HF. Khoảng cách lứa đẻ của nhóm bò F1, F2, F3 và HF nuôi thí nghiệm tương ứng là: 369,70 ± 8,15 ngày, 376,65 ± 8,80 ngày, 380,55 ± 9,94 ngày và 391,30 ± 9,04 ngày. Thấp nhất là 331 ngày (ở bò F3) và cao nhất là 468 ngày (ở bò HF).


So sánh thống kê cho thấy ở nhóm nuôi thí nghiệm khoảng cách lứa đẻ của bò HF cao hơn so với các con lai của nó (P < 0,05). Khoảng cách lứa đẻ giữa bò F3 so F2 khác nhau chưa đủ độ tin cây thống kê (P > 0,05). Khoảng lứa đẻ giữa bò F1 so với của các nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Như vậy các kết quả theo dõi và nuôi thí nghiệm đều cho thấy khoảng

cách lứa đẻ của bò F1 là ngắn nhất bò F2, F3 dài hơn và dài nhất là bò HF. Khoảng cách lứa đẻ của bò nuôi thí nghiệm ngắn hơn so với bò theo dõi, tuy nhiên ở đây chỉ là khoảng cách giữa lứa đẻ 1 và 2, vì vậy cần có những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này mà đề tài nghiên cứu của chúng tôi chưa đi sâu được.

Nhìn chung ngoài việc năng suất sữa cao, người dân cố gắng kéo dài thời gian vắt sữa, các yếu tố như: phát hiện động dục kịp thời, phối giống đúng lúc, kỹ thuật phối… đều ảnh hưởng đến khoảng cách lứa đẻ của bò.

Theo Lê Xuân Cương và Huỳnh Văn Đậm (1991)[18], khoảng cách lứa đẻ của bò F1, F2 và F3 nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh lần lượt là: 420 ngày, 390 ngày và 423 ngày. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Đạt (1999)[29] tại thành phố Hồ Chí Minh trên đàn bò này tương ứng là: 440,7 ngày, 457,4 ngày và 460,9 ngày.

Khoảng cách lứa đẻ của bò F1, F2 và F3 nuôi tại ngoại thành Hà Nội tương ứng là: 475,6 ngày, 480,3 ngày và 497,8 ngày (Nguyễn Xuân Trạch, 2004)[101]. Trần Trọng Thêm (2006)[92] thông báo khoảng cách lứa đẻ của bò F2 nuôi tại Hà Nội, Ba Vì và thành phố Hồ Chí Minh tương ứng là: 480,30 ngày, 435,58 ngày và 457,4 ngày.

Vũ Chí Cương và CS (2006)[13] cho biết khoảng cách lứa đẻ của đàn bò sữa F2 nuôi tại Hà Tây, Hà Nội, Lâm Đồng và thành phố Hồ Chí Minh lần lượt là: 14,529 tháng, 15,007 tháng, 12,717 tháng và 14,618 tháng (trung bình là 14,48 tháng), của đàn bò F3 tại các địa điểm này tương ứng là: 15,134


tháng, 15,954 tháng, 12,571 tháng và 15,037 (trung bình là 14,89 tháng). Vũ Văn Nội và CS (2007)[76] thông báo khoảng cách lứa đẻ 1 – 2 của bò mẹ 75% HF, bò cố định 75% HF và bò HF thuần là: 17,70 ± 0,58 tháng, 16,46 ± 1,46 tháng và 21,04 ± 1,73 tháng tương ứng.

Đối chiếu với các kết quả nghiên cứu trên, khoảng cách lứa đẻ các con lai cấp tiến của bò HF Lâm Đồng thấp hơn.

Jasiorowki và CS (1988)[141] cho biết khoảng cách lứa đẻ của đàn bò sữa Red Sindhi, 1/2HF và HF thuần nuôi tại Malaysia lần lượt là 522 ngày, 412 ngày và 388 ngày, trên đàn bò sữa 1/2HF và 3/4HF ở Pakistan là 479 ngày. Khoảng cách lứa đẻ của bò lai 1/2HF; 3/4HF và 7/8HF tương ứng là 414 ngày, 441 ngày và 430 ngày và không có sự sai khác trong điều kiện nhiệt đới (Payne, 1990)[168]. So với các kết quả này, khoảng cách lứa đẻ của các con lai nuôi tại Lâm Đồng khá thấp.

Đối với bò HF, theo Nguyễn Văn Kiệm (2000)[48] khoảng cách lứa đẻ bò HF nuôi tại Mộc Châu, Sơn La là 498,9 ngày. Khoảng cách lứa đẻ của bò HF nuôi tại Công ty Sữa Thảo Nguyên là 457 ngày (Lê Viết Ly và CS, 1997)[61]. Nguyen Van Thuong và CS (2008)[189] thông báo khoảng cách lứa đẻ của bò HF nuôi trong nông hộ tại Mộc Châu là 14 – 14,41 tháng. Theo Nguyễn Văn Đức và CS (2008)[33], khoảng cách lứa đẻ của bò HF nuôi tại Mộc Châu trung bình là 14,23 tháng. Bò HF nuôi tại Cầu Diễn – Hà Nội có khoảng cách lứa đẻ 412 ngày (Nguyễn Đình Đảng và CS, 2001)[25], tại Mộc Châu là 444 ngày (Đỗ Kim Tuyên và Bùi Duy Minh, 2004)[105]. Vương Ngọc Long (2002)[53] thông báo khoảng cách lứa đẻ của bò HF trung bình là 497 ngày.

Như vậy, bò HF nuôi tại Lâm Đồng có khoảng cách lứa đẻ ngắn hơn. Theo chúng tôi, có lẽ do ở Lâm Đồng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn như: kỹ thuật nuôi dưỡng tốt, điều kiện tự nhiên…, vì vậy chỉ tiêu này tốt hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022