Phương Thức Lưu Chứa Ctr Sinh Hoạt Khi Phân Loại Tại Nguồn

rác chứa để thuận tiện trong việc thu gom rác, sau 1 ngày rác đầy thì được đổi thùng chứa rác, công nhân vệ sinh môi trường sẽ kéo thùng rác đó đến vị trí tập trung.

Dự kiến sau 2015, các phường sẽ thực hiện phân loại tại nguồn. Sau khi hoạt động hiệu quả mô hình này sẽ được nhân rộng cho các phường khác trên địa bàn thành phố Hạ Long.

Phương thức lưu chứa CTR sinh hoạt sau khi phân loại tại nguồn được mô tả tạibảng 3.13sau đây:

Bảng 3.12. Phương thức lưu chứa CTR sinh hoạt khi phân loại tại nguồn


T T

Nội dung

Rác hữu cơ

Rác vô cơ

Rác tái chế


1


Các thành phần chính

Hoa, rau, quả, thức ăn thừa, bã chè, cà phê,

lá cây, cây thân cỏ…

Xương, cành cây, vỏ sò, hến, sành sứ, vải,

than tổ ong, mẩu thuốc lá…

Giấy (Tạp chí, giấy báo, sách vở, bìa…), kim loại (Sắt,

nhôm, đồng…), các loại nhựa...


2


Thùng rác hộ gia đình


Thùng rác màu xanh lá cây


Thùng rác màu vàng

Phụ thuộc vào từng hộ gia đình, họ có thể để rác tái chế trong túi nilon hoặc bên cạnh thùng rác hộ gia

đìinh


3

Thùng rác tại các khu công cộng, cơ quan...

Thùng rác màu xanh lá cây 120 - 240 lít

Thùng rác màu vàng 120 - 240 lít


Thùng rác màu màu xám 120 – 240 lít


4

Thời gian đổ rác


Theo quy định


Theo quy định

Tùy thuộc vào các hộ

gia đình và chủ nguồn thải


5


Thu gom rác đã phân loại

Xe thu gom đi dọc theo các tuyến thu gom trong khu vực cung cấp dịch vụ vào thời gian được định trước trong ngày. Các hộ gia đình có trách nhiệm mang chất thải rắn chứa trong các bịch nilon hoặc trong các thùng rác và đổ trực tiếp vào xe thu gom.

Các xe thu gom rác có 02 ngăn: 01 ngăn để rác hữu cơ, 01 ngăn để rác vô cơ, nếu có rác thải tái chế (nếu có) được thả

vào túi treo cạnh xe đẩy rác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.


Cơ sở tái chế

Các phế liệu có khả năng tái chế

Mô hình phân loại rác tại nguồn được mô tả cụ thể bởi sơ đồ sau:



Nguồn rác thải sinh hoạt


Rác hữu cơ có khả năng phân huy

Các thành phần còn lại

Phân loại và tồn trữ ngay tại nguồn


Điểm trung chuyển rác thải

Điểm trung chuyển rác thải


Các thành phần còn lại

Các phế liệu có khả năng tái chế

Điểm phân loại tại điểm xử lý

Phân hữu cơ

Chất thải

Nhà máy chế biến phân hữu cơ

Bãi rác chôn lấp hợp vệ sinh

Hình 3.5. Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt có phân loại dự kiến áp dụng cho khu vực nghiên cứu

3.2.3. Đề xuất phương án lưu chứa, thu gom chất thải rắn sinh hoạt

Khoa luận đề xuất 02 hình thức lưu chứa, thu gom chất thải rắn sinh hoạt như

sau:


*. Lưu chứa, thu gom từ hộ gia đình:

Theo phương thức này các xe thu gom đi dọc theo các đường phố và các ngò

trong khu vực cung cấp dịch vụ vào thời gian được định trước trong ngày. Các hộ

gia đình có trách nhiệm mang chất thải rắn chứa trong các bịch nilon hoặc trong các thùng rác và đổ trực tiếp vào xe thu gom. Các xe thu gom thường là những chở rác đẩy tay.

Sự khác nhau của hệ thống thu gom theo từng nhà là lôi cuốn từng hộ gia đình sử dụng các thùng đựng chất thải rắn bên trong của nhà mình. Người dân có trách nhiệm đặt thùng rác ra phía trước cửa nhà mình trước giờ thu gom chất thải rắn và cất vào bên trong nhà sau khi thùng rác đã được rỗng bởi những công nhân thu gom.

*. Lưu chứa, thu gom chung:

Hệ thống này được thực hiện theo cách sắp đặt ở những nơi thuận tiện trên toàn bộ khu vực có dịch vụ thu gom các loại thùng lưu chứa chất thải rắn có thể di dộng được. Do các thùng này được đặt tại các vị trí cố định nên các hộ gia đình có thể đổ chất thải rắn vào bất kỳ thời gian nào trong ngày.

Ở những nơi phương tiện xe cộ có thể vào được thì các thùng lưu chứa sẽ được làm rỗng hàng ngày bởi các xe có bộ phận nén ép và thiết bị nâng cơ giới. Dọc theo các đường phố hẹp hay các ngò thì các thùng lưu chứa có thể được chuyên chở tới đường phố rộng và được làm rỗng bởi các xe có bộ phận nén ép và thiết bị nâng cơ giới hoặc được thu gom bằng các xe cải tiến và vận chuyển tới điểm tập trung chất thải rắn.

Cùng với sự phát triển của thành phố Hạ Long, hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại khu vực nghiên cứu ngày một được cải thiện và ý thức người dân ngày một nâng cao, trên cơ sở đó loại hình thu gom bằng thủng chứa chung tỏ ra hiệu quả và vệ sinh hơn. Việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn bằng thùng lưu chứa chung có chi phí thấp và thuận tiện hơn so với lưu chứa tại các hộ gia đình. Trên cơ sở đó,

Luân văn đề xuất lựa chọn phương thức lưu chứa bằng thùng chung cho việc quản

lý chất thải rắn tại khu vực 3 phường Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà. Thùng chứa rác công cộng loại 240 lít được dọc tuyến đường mà xe chuyển thùng rác có thể vào được.

Loại thùng 660 lít được đặt dọc theo tuyến đường chính của thành phố Hạ Long. Các chủ hộ có thể đổ rác vào bất cứ lúc nào. Một thùng lưu chứa phục vụ khoảng 50 hộ dân. Khoảng cách giữa 2 thùng lưu chứa là 100m.

Thùng lưu chứa rác công cộng loại 240 lít và loại 660 lít được giới thiệu ở hình 3.6 và 3.7.


Hình 3 6 Thùng chứa rác 660 lít Hình 3 7 Thùng chứa rác 240 lít Khi các thùng 2Hình 3 6 Thùng chứa rác 660 lít Hình 3 7 Thùng chứa rác 240 lít Khi các thùng 3


Hình 3.6. Thùng chứa rác 660 lít Hình 3.7. Thùng chứa rác 240 lít


Khi các thùng rác dọc đường hay trong ngò hẻm đã chứa đầy rác sẽ được công nhân chở bằng xe ba gác, xe cải tiến hay kéo đến các trạm trung chuyển.

Các phương tiện vận chuyển chất thải rắn được bảo quản luôn sạch sẽ xe 4

Các phương tiện vận chuyển chất thải rắn được bảo quản luôn sạch sẽ, xe chở rác được rửa sạch khi rời bãi rác, không có loại xe thu gom đẩy tay, để ngổn ngang khắp nơi trên đường phố. Mỗi xe cải tiến thu gom thùng rác có thể tải một thùng rác loại 660 lít hoặc hai thùng 240 lít. Xe cải tiến để chở các thùng rác đến trạm trung chuyển được giới thiệu ở hình 3.8.


Hình 3.8. Vận chuyển thùng rác bằng xe ba gác đạp

Hiện tại khu vực nghiên cứu đang quản lý theo phương thức lưu chứa tại các hộ dân và được thu gom vào các giờ cố định bằng xe thu gom loại 400 lít (khoảng 388 xe tại khu vực 03 phường nghiên cứu). Phương thức này tuy có nhiều nhược điểm nhưng vẫn còn phát huy hiệu quả. Do đó, để chuyển đổi sang phương thức thu gom bằng thùng chứa chung cần có một lộ trình để nâng cao ý thức người dân trong

việc đưa rác đến các thùng chứa rác chung và cũng để tận dụng năng lực của loại xe

thu gom hiện có. Vì vậy, Luân văn đề xuất việc sử dụng phương thức thu gom bằng

thùng lưu chứa chất thải rắn loại 240 lít và xe thùng loại 400 lít (số lượng xe hiện có) cho giai đoạn đến năm 2015. Phương thức này được thay thế dần đến hoàn toàn bằng phương thức thu gom bằng thùng chứa chung chất thải rắn loại 240 lít và 660 lít vào năm 2020. Phương thức thu gom và lưu chứa của từng giai đoạn được trình bày cụ thể dưới đây:

Giai đoạn hiện tại (2013) đến năm 2015: Vẫn sử dụng phương thức lưu chứa, thu gom theo từng hộ gia đình. Trong mỗi gia đình có hai thùng đựng CTR, một loại đựng chất thải rắn hữu cơ (hoa, rau, quả, thức ăn thừa, bã chè, cà phê, lá cây, cây thân cỏ…) và một loại đựng chất thải rắn vô cơ (xương, cành cây, vỏ sò, hến, sành sứ, vải, than tổ ong, mẩu thuốc lá, tã bỉm…). Thùng đựng rác phải có nắp đậy kín, đảm bảo vệ sinh mỹ quan. Mỗi gia đình có thế sử dụng túi lót bên trong thùng đựng rác, là loại túi đựng rác không thu hồi (túi được làm bằng giấy hoặc bằng chất dẻo), kích thước màu sắc của túi được tiêu chuẩn hóa để tránh sử dụng túi vào mục đích khác, túi màu xanh đựng chất thải rắn hữu cơ, túi màu vàng đựng chất thải rắn vô cơ.

Thu gom chất thải rắn từ hộ dân (Thu gom từng nhà): Theo phương thức này các xe thu gom loại 400 lít đi dọc theo các đường phố và các ngò trong khu vực cung cấp dịch vụ vào thời gian được định trước trong ngày. Các hộ gia đình có trách nhiệm mang các thùng đựng rác đổ trực tiếp vào xe thu gom đẩy tay.

Đối với nơi có tuyến đường trải nhựa, tuyến đường cấp phối chính đặt các thùng lưu chứa chất thải rắn công cộng loại 240 lít để đảm bảo chất thải rắn được thu gom sạch sẽ và vệ sinh.

Thùng chứa chất thải rắn công cộng loại 240 lít được đặt cố định dọc tuyến đường mà xe cuốn ép, xe đẩy tay có thể vào được. Tại mỗi điểm thu gom cố định đặt hai thùng rác màu sắc khác nhau, thùng màu xanh lưu chứa chất thải rắn hữu cơ, thùng màu vàng lưu chứa chất thải rắn vô cơ. Một thùng lưu chứa phục vụ khoảng 30 hộ dân. Khoảng cách giữa 2 thùng lưu chứa là 100m.

Giai đoạn từ 2015 đến năm 2020: Các thùng rác loại 240 lít được đặt tại các vị trí cố định trên các tuyến đường nên các hộ gia đình có thể đổ chất thải rắn vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, tránh được việc lưu chứa chất thải rắn trong nhà gây mất vệ sinh. Tại vị trí cố định thu gom chất thải rắn sẽ được đặt hai thùng rác màu sắc khác nhau hoặc có biển báo chủng loại rác để thu gom riêng chất thải rắn vô cơ và hữu cơ. Một thùng lưu chứa phục vụ khoảng 30 hộ dân. Khoảng cách giữa hai thùng là 100m.

Loại thùng 660 lít được đặt ở vị trí các chợ và đặt dọc theo tuyến đường Lê Thánh Tông và đường Kho than 1+2 của phường Bạch Đằng, dọc theo tuyến đường Nguyễn Văn Cừ và đường bao biển Lán Bè – Cột 8 thuộc 02 phường Hồng Hải và Hồng Hà. Thùng rác công cộng loại 660 lít này thu gom chất thải rắn từ các hộ dân sống dọc các tuyến đường này.

Các thùng chứa chất thải rắn được thiết kế gọn nhẹ, có bánh xe, có nắp đậy, thuận tiện cho đổ rác, vận chuyển nhẹ nhàng, được thường xuyên rửa sạch, khi đầy được kịp thời vận chuyển bằng xe cải tiến, xe chuyên dùng đến các trạm trung chuyển hoặc điểm xe ép rác, đảm bảo không để rác lộ thiên, tập trung trên các đường phố.

CỤM CÁC HỘ GIA

ĐÌNH THỨ I


TRẠM TRUNG CHUYỂN RÁC CỠ NHỎ (RÁC TRONG THÙNG ĐƯỢC ĐỔ LUÔN XUỐNG TRẠM)

CỤM CÁC HỘ GIA ĐÌNH THỨ I

THÙNG RÁC I

CỤM CÁC HỘ GIA ĐÌNH THỨ II

THÙNG RÁC II

------------------

-------------------

Quy trình thu gom sơ cấp chất thải rắn ở khu vực nghiên cứu đến năm 2020 được minh họa ở hình 3.9.


CỤM CÁC HỘ GIA ĐÌNH THỨ N

QUAY VÒNG THÙNG RÁC NGAY LẬP TỨC

THÙNG RÁC N

Hình 3.9. Sơ đồ mạng lưới thu gom sơ cấp tại khu vực 03 phường Bạch Đằng, phường Hồng Hải và phường Hồng Hà.

3.2.4. Đề xuất các trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Nhiệm vụ của trạm trung chuyển là trung chuyển chất thải rắn từ xe thu gom, thùng chứa rác công cộng và vận chuyển loại nhẹ sang xe vận tải nặng chuyên vận chuyển chất thải rắn từ điểm trung chuyển đến khu xử lý. Phân loại chất thải rắn và

thu hồi các loại chất thải có thể tái chế như giấy, thuỷ tinh, chất dẻo, cao su, kim loại...

Các tiêu chí xác định vị trí trung chuyển

- Các trạm trung chuyển chất thải rắn phải phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch quản lý chất thải rắn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Các trạm trung chuyển chất thải rắn phải được bố trí tại các địa điểm thuận tiện giao thông, không gây cản trở các hoạt động giao thông chung, không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và mỹ quan đô thị.

- Gần các nguồn sản sinh chất thải rắn;

- Đảm bảo các khoảng cách ly vệ sinh tới các khu vực lân cận, tốt nhất ở cuối hướng gió chủ đạo;

- Diện tích đất đủ rộng để xây dựng trạm trung chuyển. Công suất của trạm 5 tấn/ngày, bán kính phục vụ là 0,5 km, diện tích tối thiểu là 20 m2.

- Khu vực dự kiến xây dựng trạm trung chuyển có mực nước ngầm thấp, khả năng chịu tải của đất tốt, xa các nguồn nước mặt, có lớp đất sét cách nước.

Các loại trạm trung chuyển lựa chọn

Trạm trung chuyển không chính thống: Các điểm trung chuyển không chính thống là một công trình đơn giản trong đó các thiết bị thu gom được tập trung tại một vị trí có hạ tầng kỹ thuật là một nền bệ bằng bê tông. Chất thải rắn sau đó được đổ trực tiếp vào xe thu gom hoặc vào thùng xe có bộ phận nén ép có trang bị thiết bị nâng thuỷ lực. Theo cách tiếp cận này, các thùng chứa đầy chất thải được lưu giữ tạm thời ở những vị trí đã được thiết kế trong phạm vi cung cấp dịch vụ trước khi chúng được làm rỗng bởi các phương tiện xe vận chuyển.

* Ưu điểm:

Việc chọn vị trí đơn giản hơn so với loại trạm trung chuyển chính thống; Mức độ cản trở giao thông ít hơn

Chi phí đầu tư và vận hành khá thấp

* Nhược điểm:

Các thùng chứa thường lộ trước công chúng

Không có cơ sở hạ tầng để giảm thiểu mùi, nước rỉ rác, rác rơi vãi và hấp dẫn ruồi muỗi và các loại côn trùng khác.

Số lượng điểm lưu giữ cần nhiều hơn so với số lượng điểm trung chuyển chính thống

* Thông qua các tiêu chí xác định vị trí các trạm trung chuyển cùng với đặc điểm của các trạm trung chuyển không chính thống như phân tích ở trên cho thấy đặc điểm của các trạm trung chuyển không chính thống phù hợp với các khu dân cư cũ tại khu vực phường Bạch Đằng, phường Hồng Hải và phường Hồng Hà do diện tích các khu dân cư nhỏ, mật độ dân cư đông đúc, hạ tầng chật hẹp. Do vậy, vị trí các trạm trung chuyển không chính thống vẫn được giữ nguyên theo như hiện trạng và kết hợp với các trạm trung chuyển chính thống tại các khu vực đô thị mới. Vị trí các trạm trung chuyển không chính thống được thể hiện ở bảng 3.14.

Các trạm trung chuyển chính thống: Các trạm trung chuyển chính thống trong đó chất thải rắn được đổ ngay lập tức từ các phương tiện thu gom (hay các thùng chứa) hoặc trực tiếp vào xe cộ vận chuyển hoặc vào các bộ phận chứa (thùng contenơ bằng thép, bể chứa bằng bê tông). chất thải rắn được cất giữ tạm thời tại các cơ sở trung chuyển sau đó chuyển vào xe cộ trung chuyển.

* Ưu điểm:Các trạm trung chuyển chính thống được trang bị cơ sở hạ tầng đầy đủ và vì vậy có các ưu điểm sau:

Hạn chế tầm nhìn vào các hoạt động chuyên chở rác thải trên mặt đất Giảm mùi, nước rỉ rác & rác rơi vãi & hấp dẫn ruồi nhặng

Các thùng chứa rác không bị bới lộn bởi những người bới rác và động vật; Có thể tận dụng phối hợp xây cùng nhà vệ sinh công cộng

*Nhược điểm:

Khó khăn trong việc lựa chọn địa điểm tại các khu đô thị phát triển Có thể bị nhân dân phản ứng

Gây cản trở giao thông đi lại

Chi phí đầu tư cao do phải trang bị các thiết bị cần thiết và cần đất sử dụng và hạ tầng kỹ thuật kèm theo.

Chi phí vận hành khá cao.

*. Dựa trên các phân tích về loại hình trạm trung chuyển chất thải rắn chính thống nêu trên, có thể thấy các trạm trung chuyển chính thống có nhiều ưu điểm về vệ sinh môi trường và bảo vệ cảnh quan đô thị. Loại hình này phù hợp với các đô thị có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, đặc biệt là các khu đô thị mới như khu đô thị Hòn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022