Vị Trí Các Trạm Trung Chuyển Rác Chính Thống Và Không Chính Thống Tại Khu Vực Nghiên Cứu

Cạp Bè (phường Bạch Đằng), Khu đô thị Cột 3 - cột 5 (phường Hồng Hải) và Khu đô thị cột 5 - cột 8 mở rộng (phường Hồng Hà).

Do vậy bên cạnh các trạm trung chuyển không chính thống ở các khu dân cư cũ cần thiết lập các trạm trung chuyển chính thống cỡ nhỏ đến năm 2020 để phân vùng phục vụ cho các khu đô thị mới. Đồng thời, việc thiết lập trạm trung chuyển cỡ nhỏ nhằm góp phần nâng cao năng lực quản lí chất thải rắn cho từng khu vực do:

Giảm được thời gian chờ đợi tại các điểm bốc dỡ, vận chuyển.

Tăng năng suất vận chuyển chờ vận chuyển thùng container thay cho việc sử dụng các xe cuốn ép rác hiện có. Trong tương lai có thể trang bị các máy ép rác trong các trạm trung chuyển cỡ nhỏ để giảm thể tích rác trước khi vận chuyển.

Có thể thực hiện được một phần việc phân loại sơ bộ rác trước khi chuyển đi nơi khác.

Giảm được tình trạng mất mỹ quan do các xe thu gom xếp hàng chờ đợi gây ra, đồng thời cũng tránh được tình trạng nước từ các xe rác chảy ra làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

Vị trí các trạm trung chuyển đề xuất:

Do vị trí các trạm trung chuyển không chính thống được giữ nguyên so với

các vị trí trung chuyển hiện có. Với những phân tích ở trên, Luân văn đề xuất vị trí

các trạm trung chuyển chính thống được bố trí tại các khu đô thị mới như sau:

Tại phường Bạch Đằng: Chọn vị trí khu đất trống tại Khu công viên cây xanh Lán Bè vị trí này có khoảng đất trống và gần Khu dân cư Hòn Cạp Bè. Đây là vị trí khu công viên và khu dân cư mới, trong tương lai sẽ hình thành khu dân cư đông đúc cùng với các hoạt động vui chơi giải trí tại công viên sẽ là nguồn phát sinh CTR sinh hoạt lớn trong tương lai nên cần bố trí trạm trung chuyển rác chính thống để thuận tiện cho việc tập kết rác cũng như thu gom rác của khu vực này. Khu vực này cũng có hạ tầng giao thông thuận tiện trong công tác vận chuyển rác (nằm giữa hai tuyến đường của trung tâm thành phố Hạ Long là đường bao biển và đường Lê Thánh Tông).

Tại phường Hồng Hải: Chọn vị trí cạnh trường chuyên Hạ Long (nằm trên phố Hải Long). Khu vực này có nhiều công trình công cộng mới hình thành là khu Quảng Trường, Trường chuyên Hạ Long, Bảo Tàng tỉnh, Thư Viện tỉnh, Khu dân cư bao biển Cột 3... do vậy cũng cần một vị trí trung chuyển rác để thuận tiện cho việc thu gom và tập kết rác của các xe thu gom rác đẩy tay tại khu vực. Bên cạnh

đó, khu vực cũng nằm tại nơi có hệ thống giao thông thuận tiện như đường bao biển, đường Nguyễn Văn Cừ thuận tiện cho việc gom rác của các xe ép rác đến thu gom và vận chuyển đến khu vực xử lý.

Tại phường Hồng Hà: Chọn vị trí trung chuyển chính thống số 1 tại khu vực vườn hoa chéo đối diện trường Lê Thánh Tông và gần chung cư cao cấp Hạ Long View và chung cư xanh. Khu vực này có 02 chung cư cao tầng và các khu dân cư thuộc khu đô thị cột 5- cột 8 mở rộng. Trong tương lai gần tại đây tập trung mật độ dân cư lớn. Vị trí trung chuyển chính thống số 2 hiện là vị trí không chính thống số 13 và vị trí chính thống số 3 hiện là vị trí không chính thống số 12. Hai vị trí này có diện tích rộng nằm giữa những khu dân cư đông đúc, hạ tầng giao thông thuận lợi vì vậy phù hợp để lựa chọn làm vị trí trạm trung chuyển chính thống. Các vị trí trạm trung chuyển trên nằm gần đường bao biển thuận tiện cho việc gom rác của các xe ép rác đến thu gom và vận chuyển đến khu vực xử lý.

Vị trí cụ thể các trạm trung chuyển rác chính thống và không chính thống tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp tạibảng 3.14và sơ đồ vị trí các trạm trung chuyển tại phầnphụ lục 10,phụ lục 12phụ lục 14.

Bảng 3.13. Vị trí các trạm trung chuyển rác chính thống và không chính thống tại khu vực nghiên cứu


ST T

Vị trí

Loại Trạm trung chuyển

I

Phường Bạch Đằng (9 vị trí không chính thống và 01 vị trí chính thống)

1.

Vị trí 1: Vỉa hè Xí nghiệp tuyển than - đối diện Trung tâm văn hóa Thành An

Không chính thống

2.

Vị trí 2: Chân dốc phố Ba Đèo

Không chính thống

3.

Vị trí 3: Vỉa hè cạnh giếng nước 3 tầng tuyển than

Không chính thống

4.

Vị trí 4: Vườn hoa chéo Cột đồng hồ

Không chính thống

5.

Vị trí 5: Cổng chào cạnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh

Không chính thống

6.

Vị trí 6: Cách cổng nhà hàng Cô Tiên 50m

Không chính thống

7.

Vị trí 7: Cổng phụ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng

Không chính thống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại 3 phường (Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà), thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 12


ST T

Vị trí

Loại Trạm trung chuyển


Ninh


8.

Vị trí 8: Điểm cuối nhà thờ

Không chính thống

9.

Vị trí 9: Bờ kè - đối diện nhà số 17

Không chính thống

10.

Vị trí 10: Công viên cây xanh Lán Bè điểm gần với Khu dân cư Hòn Cạp Bè

Chính thống

II

Phường Hồng Hải (7 vị trí không chính thống và 01 vị trí chính thống)

1.

Vị trí 1: Cạnh hồ cung văn hóa thiếu nhi

Không chính thống

2.

Vị trí 2: Đối diện ngò vào Sở tư pháp

Không chính thống

3.

Vị trí 3: Sát vườn hoa cột 3 (Trước Công ty cấp nước)

Không chính thống

4.

Vị trí 4: Đối diện ngò vào trường dân tộc nội trú

Không chính thống

5.

Vị trí 5: Đầu đường vào Công ty than Đông Bắc

Không chính thống

6.

Vị trí 6: Đầu suối phố Hải Hà

Không chính thống

7.

Vị trí 7: Cạnh bờ tường trường tiểu học Quang Trung

Không chính thống

8.

Vị trí 8: Cạnh Trường chuyên Hạ Long

Chính thống

III

Phường Hồng Hà (11 vị trí không chính thống và 03 vị trí chính thống)

1.

Vị trí 1: Đầu đường vào đội thí nghiệm điện (cạnh sở điện).

Không chính thống

2.

Vị trí 2: Sát bờ kè sân bóng Sở điện.

Không chính thống

3.

Vị trí 3: Vỉa hè đầu đường vào đường sông (khu nhà bè).

Không chính thống

4.

Vị trí 4: Tường rào Tỉnh ủy (cạnh nhà báo).

Không chính thống

5.

Vị trí 5: Ngã 3 đường khu 3 Hồng Hà (Nhà khách Tỉnh ủy đi lên).

Không chính thống


ST T

Vị trí

Loại Trạm trung chuyển

6.

Vị trí 7: Sát tường rào Trung tâm hội nghị tỉnh (điểm xe buýt).

Không chính thống

7.

Vị trí 8: Vỉa hè trung tâm xúc tiến việc làm thanh niên.

Không chính thống

8.

Vị trí 6: Gần cổng Xí nghiệp tuyển than Hòn Gai.

Không chính thống

9.

Vị trí 10: Bờ kè cạnh trụ sở Công an tỉnh.

Không chính thống

10.

Vị trí 9: Tường rào cạnh cổng chợ Hồng Hà cũ.

Không chính thống

11.

Vị trí 11: Chân dốc giao thông – Qua trường bưu điện tỉnh

Không chính thống

12.

Vị trí 12: Gần trạm XLNT Hồng Hà

Chính thống

13.

Vị trí 13: Bãi đất thuộc khu 2 Hồng Hà

Chính thống

14.

Vị trí 14: Khu vườn hoa chéo đối diện trường Lê Thánh Tông

Chính thống


3.2.5. Đề xuất các tuyến đường vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Hoạt động vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu bao gồm vận chuyển thủ công và vận chuyển cơ giới, cụ thể như sau:

- Hoạt động vận chuyển thủ công bằng xe thu gom rác đẩy tay tại các khu dân cư ra vị trí các trạm trung chuyển.

- Hoạt động vận chuyển cơ giới bằng xe cuốn ép rác dung tích 8 m3 sẽ đến các trạm trung chuyển thu gom rác theo giờ quy định và vận chuyển về bãi chôn lấp.

Trong quá trình nghiên cứu, Luân văn nhận thấy các tuyến thu gom rác tại các

khu dân cư và các ngò xóm (vận chuyển thủ công bằng xe gom rác đẩy tay) tại khu vực nghiên cứu hiện đã hợp lý. Vì vậy, trong nội dung này của Khóa luận, tác giả không đề xuất các tuyến thu gom rác khác.

Bên cạnh đó, do phạm vi nghiên cứu của Luân văn chỉ tập trung tại 3/13

phường khu vực phía Đông thành phố Hạ Long vì vậy việc đề xuất các tuyến thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt (bằng xe cuốn ép rác từ các trạm trung chuyển và vận chuyển về bãi chôn lấp) cho riêng khu vực nghiên cứu là không phù hợp với thực tế do hoạt động thu gom bằng các xe cuốn ép rác này đã có cung

đường vận chuyển được duyệt bao gồm khu vực nghiên cứu của Luân văn và cả

các khu vực khác không thuộc khu vực nghiên cứu của Khóa luận. Mặt khác, các tuyến thu gom trên cũng đã phù hợp và được xây dựng dựa vào đặc điểm địa hình của từng phường với các vị trí trạm trung chuyển đã được bố trí sao cho các tuyến thu gom đạt được năng suất nhất, cung đường di chuyển ngắn nhất và thời gian

dừng tại mỗi trạm trung chuyển là ít nhất. Vì vậy, trong khuôn khổ Luânkhông đề xuất tuyến thu gom mới.

văn


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Qua 06 tháng tiến hành điều tra khảo sát thực tế ở 3 phường Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà là 3 phường trung tâm của phía Đông thành phố Hạ Long về công tác quản lý rác thải sinh hoạt tôi thu được một số kết luận như sau:

Ba phường Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà là 3 phường trung tâm đặc trưng cho sự phát triển về kinh tế - thương mại (phường Bạch Đằng), đặc trưng cho phát triển đô thị và văn hóa (phường Hồng Hải) và đặc trưng cho phát triển đô thị và hành chính (phường Hồng Hà) do vậy đời sống xã hội tại 3 phường này tương đối cao và lượng chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt ngày càng nhiều. Kết quả

khảo sát, nghiên cứu của Luân văn cho thấy:

- Do các phường này có mức sống khá tương đông do đó lượng rác thải phát sinh trên đầu người là tương đối giống nhau là 1,01 kg/người/ngày.

- Lượng rác thải thu gom hiện có tỷ lệ khá cao khoảng > 95 %.

- CTR sinh hoạt hiện nay chưa được phân loại tại nguồn.

Bên cạnh đó Luân văn cũng có những đề xuất cho việc quản lý CTR sinh hoạt

có hiệu quả tại khu vực nghiên cứu như sau:

- Đề xuất được mô hình phân loại rác tại nguồn tại khu vực nghiên cứu thành 3 loại: chất thải hữu cơ (sản xuất phân hữu cơ tại Nhà máy xử lý rác Hạ Long), chất thải tái chế (được đưa về các cơ sở tái chế) và chất thải còn lại được chôn lấp tại bãi rác Đèo Sen.

- Đề xuất phương án lưu chứa, thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Trong giai đoạn từ 2013-2015 áp dụng mô hình lưu chứa, thu gom theo từng hộ gia đình. Giai đoạn từ 2015 đến năm 2020: Các thùng rác loại 240 lít được đặt tại các vị trí cố định trên các tuyến đường nên các hộ gia đình có thể đổ chất thải rắn vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, tránh được việc lưu chứa chất thải rắn trong nhà gây mất vệ sinh.

- Đề xuất vị trí các trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn khu vực nghiên cứu là các trạm trung chuyển chính thống và các trạm trung chuyển không chính thống cỡ nhỏ.

2. Kiến nghị

Xuất phát từ những kết quả đã đạt được và những khó khăn, tồn tại trong công

tác quản lý rác thải. Luân văn đã đưa ra những giải pháp để góp phần nâng có hiệu

quả công tác quản lý rác thải nói riêng, bảo vệ môi trường nói chung. Luân đưa ra một số kiến nghị như sau:

văn xin

- Để thực hiện được việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt có hiệu quả cần phải có sự ủng hộ quan tâm của chính quyền địa phương, của các đơn vị quản lý và sự phối hợp thực hiện của người dân và doanh nghiệp.

- Về nguồn nhân lực và trang thiết bị: Cần quan tâm, bổ sung lượng công nhân thu gom rác. Để đảm bảo công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải cần có chế độ quan tâm hơn nữa đến công nhân thu gom rác bằng những việc làm như tăng lương, có chế độ khuyến khích, khen thưởng tuyên dương đối với những công nhân có thành tích cao, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Do đó cần vận động tuyên truyền để nhân dân tham gia đóng phí đầy đủ. Bên cạnh đó, để tốt hơn cần tăng cường, đầu tư trang bị thêm các thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn khu vực nghiên cứu.

- Công tác tuyên truyền, vận động: Hướng dẫn đến từng hộ dân, từng xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cần xây dựng các biện sử dụng các sản phẩm tái chế. Tăng cường vận động các hộ dân chưa đăng ký thu gom, đăng ký hợp đồng thu gom cũng như ký kết các hợp đồng thu gom với các cơ quan, xí nghiệp sản xuất nhằm hạn chế tối đa nguồn rác thải bị vứt bỏ lung tung.

- Quản lý: Tăng cường công tác thu gom, hạn chế tối đa sự phát triển của các bãi rác tự phát nhằm hạn chế hiện trạng ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra, mặt khác là làm đẹp cảnh quan môi trường đô thị. Cần có những biện pháp xử phạt nghiêm đối với những hành vi vứt rác không đúng nơi quy định, vứt ra nơi công cộng: đường phố, ngò xóm, ven biển…


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn (Tập 1: Chất thải rắn đô thị), NXB Xây Dựng.

2. Nguyễn Đức Hiển (2002), Quản lý môi trường, NXB Lao Động - Xã Hội. Hà Nội.

3. Nguyễn Trung Việt, Nguyễn Thị Diệu (2002), Quản lý chất thải,

NXB Nông Nghiệp.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thải rắn.

5. Cục Bảo vệ Môi trường (2008), Dự án “Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới”.

6. Nguyên

Thi ̣Kim Thái (2006), Đề tài : “Nghiên cứ u , lâp

quy hoac̣ h quản ly

chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 điṇ h hướ ng đến năm 2020”.

7. Chi cục Thống kê Tỉnh Quảng Ninh (2011), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2010.

8. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hạ Long, Báo cáo kết quả hoạt động năm 2012, phương hướng hoạt động năm 2013”.

9. Công ty CP Môi trường Đô thị INDEVCO (2013), Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh năm 2012, phương hướng hoạt động năm 2013”.

10. Ban dịch vụ công dịch thành phố Hạ Long (2013), Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh năm 2012, phương hướng hoạt động năm 2013”.

11. UBND phường Bạch Đằng (2013), “Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất phường Bạch Đằng đến năm 2020”.

12. UBND phường Hồng Hải (2013), “Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất phường Hồng Hải đến năm 2020”.

13. UBND phường Hồng Hà (2013), “Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất phường Hồng Hà đến năm 2020”.

14. Trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

15. Trang web của Tổng cục môi trường.

16. Trang web của Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022