Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam - 4


và phát huy được những kinh nghiệm, tri thức cả về lý luận cũng như thực tiễn về hệ thống TKKT doanh nghiệp. Muốn vậy, cần thiết phải nghiên cứu, hệ thống hóa được những quan điểm, những kết quả nghiên cứu, đánh giá về hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam cũng như thông lệ của các nước trên thế giới; từ đó đúc rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể như sau:

Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu, đánh giá về hệ thống TKKT doanh nghiệp của các nhà khoa học trong nước khá đa dạng, có thể khái quát việc nghiên cứu hệ thống TKKT áp dụng trong các doanh SXKD trên các mặt sau:

- Về tác giả của các công trình nghiên cứu: Tác giả của các đánh giá này phần lớn là giáo viên giảng dạy về kế toán ở các cơ sở đào tạo bậc đại học, cao đẳng có đào tạo kế toán, các chuyên gia xây dựng CĐKT; những người trực tiếp làm kế toán, quản trị doanh nghiệp, các cá nhân, doanh nghiệp xây dựng để bán phần mềm kế toán doanh nghiệp. Các nghiên cứu được thực hiện trong quá trình nghiên cứu, đào tạo và trong thực tế tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp.

- Về phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Các nghiên cứu hệ thống TKKT bao gồm cả những nghiên cứu về mặt lý luận cũng như những công trình đã khảo sát ở các doanh nghiệp SXKD. Từ đó, các nghiên cứu này đưa ra nhiều quan điểm, giải pháp hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD khác nhau chủ yếu theo một trong hai loại: (i) Kiến nghị Nhà nước sẽ nghiên cứu, xây dựng để ban hành hệ thống TKKT doanh nghiệp trên quan điểm hội nhập, đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với các chính sách tài chính, thuế và các quy định pháp lý có liên quan, đồng thời phải thật linh hoạt, phù hợp với tính đa dạng của các loại hình doanh nghiệp nhằm đáp ứng được yêu cầu quản lý của Nhà nước và doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra các giải pháp mang tính tổng thể và mang tính cụ thể; (ii) Kiến nghị hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp hiện hành và đưa ra các giải pháp cụ thể có nội dung như bổ sung TKKT, thay đổi nội dung phản ánh của TKKT và kiến nghị phương pháp kế toán chưa phù hợp hoặc do phát sinh mới trong thực tế nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tế.


- Về tính chất và ý nghĩa của các công trình nghiên cứu: Do đối tượng nghiên cứu đa dạng nên nên tính chất và ý nghĩa của các công trình nghiên cứu này cũng rất khác nhau như các nghiên cứu mang tính khoa học được đăng trên các tạp chí chuyên ngành hay các công trình nghiên cứu của các Bộ, ngành. Điều đó thể hiện sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau tới việc hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam hiện nay. Các nghiên cứu này cũng đem lại nhiều kinh nghiệm và đóng góp có giá trị cho việc hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp sau này.

- Về các quan điểm và giải pháp đề cập:

Các công trình đã công bố có thể phân ra 2 nhóm: Nhóm các quan điểm và giải pháp cụ thể và nhóm các quan điểm và giải pháp tổng thể.

Nhóm các công trình đề cập đến các quan điểm và giải pháp mang tính cụ thể thường chỉ nêu lên những nhìn nhận và đánh giá của mình về một nội dung, thậm chí về cách thức hạch toán của một tài khoản cụ thể. Chẳng hạn, đối với kế toán chi phí SXKD, trong bài viết đăng trên Tạp chí Kế toán tháng 11/1998, “Về chi phí khấu hao phương tiện trong doanh nghiệp vận tải ô tô”67, TS. Nguyễn Viết Tiến cho rằng, việc kế toán chi phí khấu hao phương tiện vận tải trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải ô tô theo CĐKT hiện hành trên TK 627 - Chi phí sản xuất chung theo hướng tập hợp tổng chi phí khấu hao phương tiện sau đó phân bổ cho từng hoạt động là không phù hợp với đặc thù kinh doanh của các doanh nghiệp này vì khoản chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong tính giá thành dịch vụ vận tải, có thể hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí (vận tải hàng hóa, vận tải hành khách).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Tương đồng với quan điểm này nhưng khái quát hơn, theo TS. Trần Quý Liên trong bài viết đăng trên Tạp chí Kế toán tháng 10/2001, “Giải pháp hoàn thiện hệ thống TKKT hạch toán chi phí SXKD”59, cho rằng, cần thiết phải bổ sung thêm TK 624 - Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị chuyên dùng để áp dụng với nhiều doanh nghiệp khác nhau mà không riêng cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Ngoài ra, TS. Trần Quý Liên còn kiến nghị là cần thiết phải thống nhất hệ thống


Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam - 4

TKKT trong doanh nghiệp, đặc biệt là các TK theo dõi chi phí SXKD. Đồng thời, TS. Trần Quý Liên cũng đưa ra phương hướng xây dựng hệ thống TKKT để hỗ trợ tích cực cho việc phân loại chi phí theo định phí và biến phí, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định điểm hòa vốn và giá bán của sản phẩm, nhằm thu hẹp khoảng cách giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị.

Trong luận án tiến sỹ với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kế toán tài chính phục vụ quy trình quản lý thuế trong các doanh nghiệp Việt nam hiện nay”, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, năm 200764, tác giả Nguyễn Thanh Sơn kiến nghị, để cung cấp thông tin hữu ích cho quá trình ghi chép và hạch toán theo hai mục tiêu của kế toán tài chính và mục tiêu kế toán thuế, cần thiết phải bổ sung thêm các TKKT để phản ánh các khoản chi phí đã phát sinh nhưng doanh nghiệp không được tính vào chi phí khi tính thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định của pháp luật về thuế TNDN quy định như chi phí lãi vay, chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch đối ngoại, chi phí tiền phạt do vi phạm pháp luật, chi phí nguyên vật liệu phát sinh trên định mức, … Từ đó giúp cho doanh nghiệp có căn cứ xác định lợi nhuận kế toán trước thuế và thu nhập chịu thuế TNDN để lập BCTC và quyết toán thuế TNDN.

Hầu hết các nghiên cứu về chi phí SXKD đều nhất trí với quan điểm cần phải thống nhất TKKT phản ánh chi phí SXKD cho tất cả các doanh nghiệp, theo hướng chia thành hai nhóm TK chi phí: nhóm TK phản ánh các khoản mục, yếu tố chi phí cơ bản và nhóm TK phản ánh các khoản mục, yếu tố chi phí mang tính đặc thù của từng lĩnh vực SXKD do doanh nghiệp tự triển khai sao cho phù hợp với dặc điểm SXKD của mình.

Đối với kế toán các khoản dự phòng, các tác giả như PGS.TS. Nguyễn Văn Công trong bài viết đăng trên Tạp chí Kế toán tháng 2/1999, “Suy nghĩ về hạch toán dự phòng giảm giá trong CĐKT hiện hành”39, TS. Nghiêm Thị Hà trong bài viết đăng trên Tạp chí Kế toán tháng 6/2002, “Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp hiện nay”55, TS. Nguyễn Viết Lợi trong bài viết đăng trên Tạp chí Kế toán tháng 6/2002, “Các chính sách tài chính - thuế - kế toán trong xử lý các khoản dự phòng


ở doanh nghiệp”60, đều kiến nghị rằng cần có TK và phương pháp hạch toán thống nhất cho các khoản dự phòng ở doanh nghiệp, đồng thời, cũng cần có sự thống nhất giữa nội dung, bản chất dự phòng với các chế độ tài chính, CĐKT và CMKT về dự phòng. Một số kiến nghị này đã được vận dụng trong CĐKT dự phòng hiện nay.

Bên cạnh những kiến nghị về bổ sung, sửa đổi TKKT, còn có khá nhiều kiến nghị liên quan đến tên gọi và trật tự sắp xếp các TKKT trong hệ thống TKKT doanh nghiệp. Trong trong luận văn cao học với đề tài “Hoàn thiện hệ thống TKKT áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất”, năm 1998, tác giả Bùi Thị Minh Thuý - Học viện Tài chính74 cho rằng còn khá nhiều tên gọi TK chưa phản ánh đúng nội dung của TKKT, trật tự sắp xếp các TKKT thì chưa hợp lý, còn thiếu tính liên tục và không thuận lợi cho các doanh nghiệp khi sử dụng.

Đối với TK loại 4 - Nguồn vốn chủ sở hữu, trong luận án tiến sỹ với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kế toán trong các doanh nghiệp SXKD đa ngành ở Việt Nam”, năm 2003, tác giả Lê Hữu Tịnh, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh68 cũng đã khảo sát, đối chiếu với hệ thống TKKT Bộ Tài chính ban hành 10 CMKT đợt 1, đợt 2 và cho rằng hệ thống TKKT chưa phù hợp với doanh nghiệp SXKD đa ngành nghề và đánh giá rằng rất ít các doanh nghiệp SXKD đa ngành có quy mô lớn sử dụng và vận dụng tương đối có hiệu quả dựa trên hệ thống TKKT hiện hành, đó là do Bộ Tài chính chưa bao quát hết những đặc thù hoạt động trong doanh nghiệp SXKD đa ngành.

Cũng với các TK loại 4, trong luận án tiến sỹ với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động”, năm 2004, tác giả Nguyễn Xuân Hưng, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh58 đã có kiến nghị đối với công ty cổ phần (loại hình doanh nghiệp ngày càng phổ biến) để phản ánh vốn chủ sở hữu được hình thành từ số tiền mà cổ đông đã mua cổ phiếu và được bổ sung từ kết quả hoạt động SXKD.

Đối với các TK phản ánh các khoản phải thu, phải trả và TK phản ánh TSCĐ tác giả Đào Thị Minh Thanh, trong luận án tiến sỹ của mình với đề tài “Giải pháp


hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, năm 2006, Học viện Tài chính73 kiến nghị cần bổ sung các TK phải thu, phải trả chi tiết theo hai loại phải thu ngắn hạn và dài hạn.

Bên cạnh các nghiên cứu mang tính cụ thể, ở Việt Nam cũng đã có một vài công trình nghiên cứu về tài khoản và hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD mang tính tổng thể, hướng tới việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam. Trước tiên, có thể kể đến đề tài nghiên cứu cấp bộ (Bộ Tài chính) “Đổi mới hệ thống TKKT thống nhất56 do PGS.TS Võ Đình Hảo chủ nhiệm nghiệm thu năm 1989. Do công trình này được nghiên cứu từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước nên chỉ đề cập đến hệ thống TKKT thống nhất trong giai đoạn nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. PGS.TS Nguyễn Văn Công và các cộng sự trong đề tài cấp bộ (Bộ Giáo dục & Đào tạo) “Hoàn thiện hệ thống TKKT thống nhất áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam”40, nghiệm thu năm 2003. Tác giả đã tổng hợp các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế nghiên cứu về TKKT doanh nghiệp SXKD; nghiên cứu hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam theo CĐKT hiện hành và qua các thời kỳ. Từ đó tổng kết, đánh giá hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD, đề xuất quan điểm và giải pháp toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập nhưng phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Tác giả đề xuất Nhà nước xây dựng và ban hành hệ thống TKKT để thống nhất áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực kinh doanh và thuộc mọi loại hình doanh nghiệp mà không có sự phân biệt quy mô doanh nghiệp. Trong đó, tác giả kiến nghị cần quy định rõ các vấn đề mà doanh nghiệp được chủ động, linh hoạt để tránh tình trạng cứng nhắc phải áp dụng thống nhất các TK cấp 1, cấp 2, cấp 3 như theo quy định hiện hành. Đồng thời tác giả đã đưa ra một danh mục hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD thống nhất mang tính tham khảo cho các ngành, các lĩnh vực, quy mô và loại hình doanh nghiệp khác nhau gắn với các điều kiện thực hiện giải pháp. Các quan điểm và giải pháp hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp ở Việt Nam của GS.TS Nguyễn Văn Công có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, trước mắt cũng như lâu dài.


Về các giải pháp tổng thể tác giả kiến nghị cách thức Bộ Tài chính triển khai xây dựng và hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD theo hướng hệ thống này phải thống nhất về tên gọi, mã hiệu, nội dung phản ánh, cách thức ghi chép và phải mang tính khái quát cao. Trên cơ sở hệ thống TKKT thống nhất, các doanh nghiệp, tổng công ty sẽ lựa chọn và xây dựng danh mục các TKKT và cụ thể hóa cách thức ghi chép cho phù hợp với đơn vị của mình. Các doanh nghiệp không cần phải mở thêm TK cấp 1 và có thể mở thêm các TK cấp 2, cấp 3 để đáp ứng yêu cầu quản lý mà không phải xin và được sự chấp thuận của Bộ Tài chính. Tác giả còn kiến nghị phải thống nhất cách đặt mã hiệu và tên gọi của TK; xây dựng nội dung và phương pháp phản ánh của các TK; xây dựng lại trật tự các TK trong từng loại gắn việc thu thập thông tin phục vụ cho việc lập BCTC.

Về các giải pháp cụ thể, tác giả đã kiến nghị hoàn thiện các TK trong từng loại TK, nhóm TK rất xác đáng, có cơ sở khoa học. Nhiều giải pháp hoàn thiện của tác giả đã được tiếp thu, chỉnh sửa trong Quyết định số 15/2006 (thay thế cho Quyết định số 1141/1995) như tên của loại TK, nhóm TK, bổ sung các TK và nội dung của các TK.

Tóm lại, Tổng hợp các công trình nghiên cứu hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD ở trong và ngoài nước cho thấy các công trình nghiên cứu trong nước đã đưa ra được nhiều kiến nghị có giá trị lý luận và thực tiễn cao. Các kiến nghị này có hai loại: (i) Các kiến nghị mang tính cụ thể nhìn chung chỉ đem lại những thay đổi nhỏ trong hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD hiện hành và chưa tạo ra được sự chuyển biến mang tính đột phá. Hầu hết các tác giả chỉ tập trung vào việc hoàn thiện các TKKT, còn có các nội dung chưa phù hợp, chưa hoàn chỉnh trong hệ thống TKKT doanh nghiệp hiện hành như bổ sung, sửa đổi các TK hoặc phương pháp kế toán cho phù hợp và thống nhất giữa chế độ và thực tiễn, thống nhất giữa CMKT và chế độ tài chính và các CMKT hiện nay; (ii) Có ít công trình nghiên cứu mang tính tổng thể. Thuộc loại này, điển hình là công trình nghiên cứu của GS.TS. Nguyễn Văn Công. Tác giả đã nghiên cứu và đưa ra các quan điểm, giải pháp hoàn thiện vừa mang tính tổng thể, vừa mang tính cụ thể và điều kiện để thực


hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam. Tuy nhiên với giải pháp Nhà nước cần xây dựng hệ thống TKKT thống nhất để áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp SXKD thuộc mọi lĩnh vực, mọi loại hình và không phân biệt quy mô sẽ gặp phải các khó khăn như:

- Số lượng các TKKT cần quy định sẽ rất nhiều do các lĩnh vực SXKD có rất nhiều mà Nhà nước phải bao quát hết không chỉ cho các loại hình doanh nghiệp SXKD mà còn cả các doanh nghiệp đặc thù (doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư địa phương, công ty sổ số). Ngay trong lĩnh vực SXKD thì quy trình công nghệ SXKD cũng khác nhau rất nhiều như dầu khí, điện lực, viễn thông, … Đồng thời rất nhiều nghiệp vụ kinh tế đang và sẽ phát sinh đa dạng, phức tạp như kế toán công cụ tài chính, kế toán công cụ phát sinh cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích phòng ngừa rủi ro, … và các CMKT, chính sách, chế độ kinh tế, tài chính, thuế thường xuyên được cập nhật, đổi mới đòi hỏi Nhà nước phải nghiên cứu, hướng dẫn kịp thời là khó khả thi do nguồn nhân lực có hạn.

- Với hệ thống TKKT thống nhất mà không cụ thể hóa theo từng lĩnh vực đặc thù của từng ngành, loại hình và quy mô doanh nghiệp theo đề xuất của tác giả sẽ làm cho hệ thống TKKT phức tạp, cồng kềnh khi triển khai trong thực tế và chưa tăng cường tính chủ động, linh hoạt của doanh nghiệp trong việc tự xây dựng hệ thống TKKT cho phù hợp với doanh nghiệp của mình, đặc biệt là đối với các TK cấp 1.

- Các hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam mà tác giả nghiên cứu hoàn thiện (trong CĐKT doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 1141/1995 và các chế dộ kế toán đặc thù trên cơ sở từ Quyết định số 1141/1995) không phải là hệ thống TKKT doanh nghiệp theo quy định hiện hành (Quyết định số 15/2006 và các CĐKT đặc thù trên cơ sở Quyết định số 15/2006).

Thực tế cho thấy, các năm qua đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD, các công trình này chủ yếu do Bộ Tài chính thực hiện dưới dạng chế độ làm cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp triển khai áp


dụng trong công tác kế toán. Tuy nhiên hệ thống TKKT áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD hiện hành còn quá phức tạp, chồng chéo, cứng nhắc, chưa phát huy được tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Trong hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD hiện nay còn nhiều hệ thống TKKT khác nhau, chưa có sự thống nhất về tên gọi, mã hiệu, chưa được hướng dẫn kịp thời, phù hợp để đáp ứng yêu cầu của thực tế và đảm bảo tuân thủ các chính sách, chế độ về tài chính, thuế khi có bổ sung, sửa đổi. Điều này chưa thực sự thuận lợi cho người làm kế toán ở doanh nghiệp, cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ sở đào tạo kế toán và chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập.

Vì vậy, hoàn thiện hệ thống TKKT áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam là một nội dung quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho người làm kế toán và các cơ quan, cá nhân và tổ chức có liên quan, đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập của nền kinh tế. Đây là một đòi hỏi có tính thời sự, cấp bách.

Việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam là hết sức cần thiết, mang tính tổng thể theo định hướng xác định rõ các nội dung Nhà nước cần quy định thống nhất để thực hiện trong các doanh nghiệp và các nội dung doanh nghiệp được chủ động, linh hoạt để đảm bảo đơn giản, dễ hiểu. Việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD phải đảm bảo khả năng tương thích của hệ thống TKKT với các CMKT và thông lệ quốc tế trong quá trình hội nhập. Theo đó, việc nghiên cứu hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam cần xem xét, học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới để thích nghi với môi trường, hoạt động kinh doanh trong nước và thích nghi với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 23/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí