KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 tập trung làm rõ những nghiên cứu đã công bố của các nhà khoa học trong và ngoài nước về TKKT và hệ thống TKKT nói chung và hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD doanh nói riêng. Từ đó, chỉ rõ khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu và xác lập vấn đề nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam".
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT - KINH DOANH
2.1. Kế toán, khuôn khổ pháp luật và các quy định về kế toán doanh nghiệp
2.1.1. Mô hình kế toán
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam - 2
- Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam - 3
- Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam - 4
- Tài Khoản Kế Toán Và Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán Trong Doanh Nghiệp Sản Xuất - Kinh Doanh
- Nội Dung Hệ Thống Tkkt Áp Dụng Trong Doanh Nghiệp Sản Xuất - Kinh Doanh
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán Áp Dụng Trong Các Doanh Nghiệp Sản Xuất-Kinh Doanh Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.
Để quản lý quá trình sản xuất kinh doanh và kiểm soát các hoạt động kinh tế tại doanh nghiệp cần phải sử dụng hàng loạt các công cụ kinh tế khác nhau, trong đó kế toán được coi là công cụ quan trọng trong hệ thống công cụ quản lý và kiểm soát ở doanh nghiệp. Kế toán là quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản, sự vận động của tài sản và các quan hệ có tính pháp lý, nhằm kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp49.
“Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”[62], nhưng kế toán không phải là lĩnh vực khoa học thuần túy mà nó thuộc loại khoa học xã hội về quản lý kinh tế. Trong thực tế, kế toán chịu sự chi phối của rất nhiều các yếu tố như: hoàn cảnh kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị và luật pháp của mỗi quốc gia qua mỗi thời kỳ khác nhau. Nghiên cứu lịch sử phát triển của kế toán qua các thời kỳ khác nhau trên thế giới, đến nay có thể khái quát mô hình kế toán thành 6 loại như sau: mô hình kế toán tiền mặt; mô hình kế toán dồn tích; mô hình kế toán động; mô hình kế toán tĩnh; mô hình kế toán vĩ mô; mô hình kế toán hiện tại hóa78. Sáu loại hình kế toán cơ bản này tương ứng với các cách thức kế toán khác nhau, tương ứng với các hệ thống kinh tế khác nhau. Việc xác định sự khác biệt này nhằm xây dựng CĐKT cho phù hợp.
- Theo mô hình kế toán tiền mặt, việc đánh giá và hạch toán tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động dựa trên luồng tiền đơn vị thực thu và thực chi. Tiền tệ là dấu hiệu chủ yếu của các giao dịch44. Các khoản thu, chi hay
biến động về tài sản của đơn vị chỉ được ghi nhận ở thời điểm thu được tiền hoặc xuất tiền chi trả thực tế mà không tính đến thời điểm phát sinh biến động về tài sản đó. Kế toán tiền mặt có hai mục đích chính là tính toán giá trị tài sản tiền mặt và đánh giá kết quả tổng hợp theo vụ việc hoặc theo hoạt động đầu tư hoàn thành bằng cách so sánh tiền thu vào và tiền chi ra, và như vậy, những thông tin về hiệu quả kinh doanh chỉ cung cấp được vào lúc kết thúc hoạt động.
Trong mô hình kế toán tiền mặt không có khái niệm doanh thu và chi phí. Bởi lẽ, khái niệm về thu vào và chi ra có ý nghĩa chắc chắn và rõ ràng hơn khái niệm thu nhập và chi phí. Mặt khác kế toán thu nhập và chi phí đòi hỏi phải được ghi chép bằng phương pháp kế toán kép, phức tạp hơn kế toán tiền mặt chỉ cần ghi sổ bằng phương pháp ghi đơn. Chỉ cần một tài khoản (thay vì 2 tài khoản như kế toán kép), kế toán trên cơ sở tiền mặt có thể vừa ghi chép mọi nghiệp vụ, vừa tính được kết quả của một thời kỳ bằng cách trừ số chi khỏi số thu sẽ có được ngay số dư còn lại của quỹ. Tuy nhiên, kế toán tiền mặt và kế toán kép không phải là hai yếu tố loại trừ nhau mà trái lại, nếu áp dụng phương pháp ghi kép vào kế toán tiền mặt sẽ giúp cho người đọc báo cáo hiểu một cách dễ dàng hơn số vốn và lợi nhuận có được qua các thời kỳ khác nhau.
Mô hình kế toán tiền mặt có nhược điểm là không cho phép xác định được tất cả quy mô của vốn và nguồn vốn (nếu góp bằng hiện vật), thiếu thông tin về các khoản vay nợ và không cho phép đánh giá được kết quả kinh doanh theo định kỳ. Hiện nay, mô hình kế toán tiền mặt không trở thành kế toán chính thống trong hoạt động kinh doanh nhưng được sử dụng trong quá trình kế toán tiền và là cơ sở lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) nhằm mục đích khắc phục hạn chế của mô hình kế toán dồn tích.
- Theo mô hình kế toán dồn tích, việc ghi chép kế toán căn cứ vào bản chất của các giao dịch và sự kiện kinh tế, các giao dịch và sự kiện kinh tế đã thực sự phát sinh và hoàn thành, không phụ thuộc vào sự vận động của các luồng tiền của doanh nghiệp. Mục đích của mô hình kế toán dồn tích là đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị theo định kỳ. Nguyên tắc kế toán là đánh giá và hạch toán tài sản, nguồn
vốn, doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động dựa trên cơ sở phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ, bất kể đã thu hay chi tiền hay chưa. Đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn thông qua nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp mà không căn cứ vào tiền nhập quỹ và xuất quỹ như trong mô hình kế toán tiền mặt44. Mô hình này phản ánh và đánh giá được tất cả các tài sản, nguồn vốn tham gia vào quá trình hoạt động và tạo ra kết quả kinh doanh của đơn vị cũng như xác định và đánh giá được kết quả hoạt động giữa các kỳ kế toán. Kế toán dồn tích cho phép thông tin về hoạt động của một đơn vị được diễn đạt theo ngôn ngữ tài chính. Những thông tin về hoạt động, về sử dụng tài sản và tình hình nợ luôn sẵn sàng có để cung cấp cho người lãnh đạo theo những tiêu chuẩn và có hệ thống trên cơ sở các phương pháp của kế toán, trong đó có phương pháp TKKT và phương pháp ghi kép trên TKKT. Tuy nhiên, phương pháp kế toán theo mô hình này còn mang tính chủ quan trong việc xác định để phản ánh thu nhập và chi phí giữa các kỳ kế toán (như tính khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), tính giá hàng tồn kho, đánh giá sản phẩm dở dang, …) nên độ tin cậy của kết quả hoạt động bị ảnh hưởng do nhà quản lý hoặc người làm kế toán có thể điều chỉnh doanh thu hoặc chi phí thông qua các ước tính kế toán để có được kết quả kinh doanh như theo ý đồ của nhà quản lý. Do đó, kế toán theo mô hình này phải tuân thủ các nguyên tắc và CMKT.
- Theo mô hình kế toán động (còn gọi là kế toán kinh tế vi mô)52, việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp theo từng thời kỳ, dựa trên cơ sở các tài sản doanh nghiệp đang sử dụng và khả năng mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, không phân biệt đó là tài sản hữu hình hay vô hình, thuộc quyền sở hữu hay không thuộc quyền sở hữu miễn là doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài. Mô hình kế toán động đánh giá tài sản và nguồn vốn theo trách nhiệm và quyền lợi kinh tế liên quan và đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Nguyên tắc kế toán của mô hình kế toán động dựa trên nguyên tắc nền tảng là giả thiết doanh nghiệp hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động SXKD bình thường vô thời hạn trừ khi có sự phủ định rõ ràng. Mô hình kế toán động đã phản ánh và đánh giá được tất cả các tài sản, nguồn vốn tham gia vào quá trình hoạt động và tạo ra kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua hệ thống TKKT. Do đó, xác định được đầy đủ quy mô tài sản, nguồn vốn, các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp; xác định và đánh giá được kết quả hoạt động giữa các kỳ kế toán.
Tuy nhiên, mô hình kế toán động hạn chế tính khách quan trong việc phân kỳ các hoạt động kinh doanh dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh xác định được có thể có độ tin cậy không cao; có sự khác biệt giữa lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra trong kỳ với lượng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ. Do vậy kế toán động thiên về mục đích phục vụ các nhà đầu tư vào doanh nghiệp, thiên về thị trường vốn và thị trường chứng khoán. Nguyên tắc nền tảng của kế toán động cho phép đánh giá được chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Theo mô hình kế toán tĩnh, phải luôn đặt doanh nghiệp trong giả định có thể bị phá sản, chấm dứt hoạt động52. Mục tiêu của kế toán tĩnh là kiểm tra định kỳ về khả năng thanh khoản của các tài sản hiện có theo giá thị trường và đánh giá về khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Do đó chỉ có những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mới được ghi nhận trên BCTC và khi lập và trình bày BCTC, các tài sản này được phản ánh theo giá thị trường, nguồn vốn của doanh nghiệp thì chỉ được hạch toán theo số vốn đã đăng ký mà không hạch toán theo số vốn đã gọi hoặc đã nộp; việc tính toán và phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ phải dựa trên giá thị trường của TSCĐ. Phương pháp kế toán thực hiện là phương pháp ghi sổ kép theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Như vậy kế toán tĩnh cho phép phản ánh trung thực giá trị thực của tài sản, nhưng chưa đánh giá đúng kết quả của hoạt động kinh doanh trong điều kiện doanh nghiệp liên tục hoạt động. Mô hình kế toán này chủ yếu phục vụ cho việc xem xét giá trị tài sản, nợ phải trả tại một thời điểm nào đó, việc ghi nhận các tài sản phản ánh theo giá thị trường có đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện được các nghĩa vụ
nợ hay không. Tuy nhiên, mô hình này không chú ý đến việc cung cấp thông tin để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp thường xuyên phải thực hiện những khoản chi ra và đồng thời có những khoản thu vào theo thời gian. Để đánh giá và so sánh giá trị của doanh nghiệp ở những thời điểm khác nhau không thể sử dụng mô hình kế toán động hay kế toán tĩnh mà phải dựa vào mô hình kế toán hiện tại hóa78. Mô hình kế toán này dựa vào các luồng tiền mà doanh nghiệp dự kiến sẽ chi ra hoặc thu về trong tương lai và dựa vào tỷ lệ chiết khấu thích hợp để quy đổi tất cả các luồng tiền về thời điểm hiện tại, xác định được giá trị thuần của các luồng tiền. Trên cơ sở đó cho phép so sánh giá trị của doanh nghiệp ở các thời điểm khác nhau. Mô hình kế toán này được áp dụng trong việc đánh giá hoạt động đầu tư dài hạn.
Nhận diện mô hình kế toán Việt Nam
Phân biệt các mô hình kế toán như đã nêu trên, nghiên cứu các đặc điểm biểu hiện của kế toán doanh nghiệp Việt Nam cho thấy kế toán Việt Nam không chỉ phản ánh giá trị tài sản của doanh nghiệp mà còn có cả tài sản đi thuê (thuê tài chính); giá trị tài sản được ghi chép và phản ánh theo giá gốc với giả định là doanh nghiệp hoạt động liên tục ; nguồn vốn ghi nhận theo số vốn đã huy động v.v...
Từ những đặc điểm nêu trên có thể nhận thấy kế toán Việt Nam mang nhiều đặc điểm của mô hình kế toán động, loại kế toán chủ yếu phục vụ nhu cầu đánh giá hiệu quả kinh tế doanh nghiệp và thực hiện theo kế toán dồn tích. Do vậy hệ thống CĐKT nói chung và hệ thống TKKT nói riêng áp dụng cho doanh nghiệp SXKD phải được xây dựng theo các nguyên tắc sau: (i) Tuân thủ các nguyên tắc và CMKT; (ii) Tất cả các tài sản tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc mà không ghi nhận theo giá thị trường và việc hạch toán thiên về quan điểm sử dụng tài sản mà không hạch toán tài sản theo quyền sở hữu, do vậy hạch toán tăng hay giảm tài sản là khi nhận hay chuyển tài sản hoặc phát sinh quyền và trách nhiệm đối với tài sản đó; (iii) Nguồn vốn được ghi nhận theo số vốn đã nhận chứ không ghi nhận theo số vốn đăng ký;
(iv) Khấu hao TSCĐ được tính một cách có hệ thống trên giá phí (nguyên giá TSCĐ) căn cứ vào cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của từng TSCĐ và bỏ qua sự khấu hao tĩnh; (v) Các BCTC chính được lập định kỳ; (vi) Doanh thu và chi phí không ghi nhận theo nguyên tắc tiền mà được ghi nhận theo nguyên tắc dồn tích theo từng thời kỳ, phù hợp với khả năng sinh lời thực tế từ việc sử dụng tài sản;
(vii) Về phương pháp kế toán là phương pháp ghi kép theo phương pháp kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ.
Với đặc điểm cơ bản của kế toán Việt Nam, khi nghiên cứu hệ thống TKKT doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp hoàn thiện phải đảm bảo tuân thủ Luật Kế toán, CĐKT và hệ thống CMKT Việt Nam. Đồng thời, để đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế thì hệ thống TKKT doanh nghiệp Việt Nam cũng phải phù hợp với thông lệ chung của các nước.
2.1.2. Khuôn khổ pháp luật và các quy định về kế toán doanh nghiệp
Kế toán không phải là lĩnh vực khoa học thuần túy mà thuộc khoa học xã hội về quản lý kinh tế. Là công cụ của hệ quản luật, kế toán chịu sự chi phối của rất nhiều các yếu tố như: hoàn cảnh kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị và luật pháp của mỗi quốc gia qua các thời kỳ. Ngoài việc phải chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật nói chung, kế toán còn đòi hỏi phải có những quy định cho riêng mình. Để tổ chức và quản luật kế toán ở các doanh nghiệp, các quốc gia đều có những văn bản pháp quy và hình thành nên khuôn khổ pháp luật và các quy định về kế toán mà các doanh nghiệp phải tuân thủ. Khuôn khổ pháp luật và các quy định về kế toán là hệ thống đồng bộ các văn bản về kế toán, chi phối đến công tác tổ chức và thực hiện các công việc kế toán của doanh nghiệp trong đó có các quy định do Nhà nước ban hành mang tính pháp luật và có các quy định không phải do Nhà nước ban hành (có thể do tổ chức nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán ban hành). Ở các quốc gia, pháp luật và các quy định về kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp bao gồm:
(i) Luật Kế toán là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất do Quốc hội (hoặc cơ quan có chức năng lập pháp tương đương) ban hành bao gồm toàn bộ các quy định có tính nguyên tắc về kế toán được thể chế dưới hình thức văn bản Luật. Luật Kế toán
thường bao gồm những quy định chung nhất về kế toán và tạo cơ sở pháp luật nền tảng để quy định những vấn đề cụ thể ở CMKT, CĐKT và các văn bản hướng dẫn về kế toán.
(ii) Văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán: Ở nhiều quốc gia, các cơ quan hành pháp (như Chính phủ hoặc các cơ quan có chức năng hành pháp tương đương) ban hành các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa các quy định của Luật Kế toán. Các văn bản này phải tuân thủ luật đã ban hành.
(iii) CMKT quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục kế toán cơ bản, chung nhất làm cơ sở ghi chép kế toán và lập BCTC nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, khách quan về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được nhiều người thừa nhận. Cơ quan nghiên cứu, ban hành CMKT có sự khác biệt giữa các quốc gia. Ở một số nước, CMKT do Bộ Tài chính ban hành (như Việt Nam, Trung Quốc, …), nhưng ở một số nước, CMKT có thể do Ủy ban nghiên cứu, soạn thảo CMKT ban hành (như Mỹ, Malaixia, …). Ủy ban này gồm đại diện các chuyên gia kế toán, lãnh đạo công ty kế toán, kiểm toán, giáo viên trong các trường đại học và cán bộ của các cơ quan Nhà nước như Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Ở một số nước áp dụng toàn bộ các CMKT quốc tế (như các nước là thành viên của liên minh Châu Âu) phải bắt buộc áp dụng các CMKT quốc tế về lập và trình bày BCTC (IFRS). Do đó, ở các quốc gia CMKT không phải là văn bản pháp luật (do cơ quan Nhà nước ban hành) nhưng là quy định doanh nghiệp phải tuân thủ. CMKT quy định các nội dung liên quan đến lập và trình bày BCTC theo yêu cầu kế toán tài chính, không quy định về kế toán quản trị. Các CMKT tập trung vào quá trình lập và trình bày BCTC phục vụ chủ yếu cho những người bên ngoài có nhu cầu sử dụng thông tin BCTC của doanh nghiệp như các cổ đông, nhà cung cấp, khách hàng, bên cho vay, ... CMKT ở từng quốc gia khác nhau có thể có những nội dung và quy định khác nhau, phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội và luật pháp của mỗi nước.
(iv) CĐKT doanh nghiệp là quy định cụ thể các nội dung về chứng từ kế toán, hệ thống TKKT, chế độ sổ kế toán và hệ thống BCTC. CĐKT quy định và hướng dẫn