Xây Dựng Và Hoàn Thiện Các Tài Khoản Loại 7 “Kết Quả Hoạt Động”


Có nhóm TK 38 - Nợ phải trả khác (chi tiết TK chi phí phải trả) (Trường hợp chưa trả tiền).

- Khi thanh toán tiền mua hàng và tiền lãi phải trả từng kỳ cho người bán,

ghi:

Nợ nhóm TK 32 - Nợ ngắn hạn (chi tiết TK phải trả cho người bán) (Tiền

mua hàng phải trả)

Nợ nhóm TK 38 - Nợ phải trả khác (chi tiết TK chi phí phải trả) (Tiền lãi phải trả)

Có nhóm TK 11 - Tiền và tương đương tiền (chi tiết các TK tiền mặt, tiền gửi ngân hàng) (Số tiền thực trả).

(3) Nhóm TK 68 - Chi phí khác:

Chi phí khác là những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp, gồm: (i) Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý và nhượng bán TSCĐ; Chênh lệch lỗ do đánh giá lại tài sản đưa đi góp vốn vào doanh nghiệp khác; Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc vi phạm pháp luật; Bị phạt thuế, truy nộp thuế; Các khoản chi phí khác; (ii) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Đối với nhóm TK 68 - Chi phí khác, doanh nghiệp có thể mở các TK chi tiết theo dõi cho từng loại chi phí như: chi thanh lý TSCĐ, chi tiền phạt, …

Trong từng nhóm các TK chi phí doanh nghiệp có thể phản ánh chi tiết theo từng khoản chi phí phải chịu thuế và không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam - 19

4.2.8. Xây dựng và hoàn thiện các tài khoản loại 7 “Kết quả hoạt động”

Kết quả hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. Tùy theo khả năng và nhu cầu cung cấp thông tin, tác giả kiến nghị trong loại TK này, doanh nghiệp có thể mở chi tiết để phản ánh kết quả cho từng hoạt động, bao gồm: nhóm TK Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; Nhóm TK Kết quả hoạt động tài chính và nhóm TK Kết quả hoạt động khác.


4.2.9. Loại bỏ các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán

Theo tác giả nên xây dựng theo hướng không quy định các TK ngoài BCĐKT. Doanh nghiệp được chủ động theo dõi và ghi chép thông tin về các khoản mục ngoài BCĐKT theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình.

4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh ở Việt Nam

Để thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống TKKT hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD thì cần thiết phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, các ngành, các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp SXKD, các cơ sở đào tạo về kế toán, …. có thể triển khai được các điều kiện như sau:

4.3.1. Về phía Nhà nước và các cơ quan quản lý Nhà nước

Nhà nước ta, với chức năng quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân thông qua các chính sách kinh tế, tài chính vĩ mô của Nhà nước và hệ thống các chính sách quản lý khác, đặc biệt là quản lý Nhà nước về kế toán, kiểm toán, cần tạo dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kinh tế, tài chính, thuế và kế toán cho phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện của Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hoàn thiện pháp luật về tài chính, thuế và các quy định có liên quan đến lập và trình bày BCTC sẽ đặt ra yêu cầu phải có hướng dẫn kế toán kịp thời để doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ.

Những năm qua, hệ thống kế toán Việt Nam đã có nhiều đổi mới nhằm đáp ứng và phù hợp với yêu cầu mới của quản lý kinh tế. Tuy nhiên, cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về kế toán để đảm bảo các điều kiện cho việc thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam theo các nội dung cơ bản sau đây:

(1) Về Luật Kế toán:

Trong năm 2003 Quốc hội đã thông qua Luật Kế toán, thay thế Pháp lệnh Kế toán và Thống kê, đây là văn bản pháp lý cao nhất về kế toán hiện nay. Theo kế


hoạch, việc sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán đang được Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì nghiên cứu, soạn thảo và được Quốc hội thông qua năm 2014. Để có cơ sở pháp lý cho việc hoàn thiện hệ thống TKKT theo các quan điểm đã nêu trên thì việc trước tiên là phải bổ sung, sửa đổi Luật Kế toán (năm 2003) theo hướng: (i) Hệ thống TKKT là nội dung công tác kế toán của doanh nghiệp, trong đó Bộ Tài chính chỉ quy định các loại TK, nhóm TK, về mã hiệu, tên gọi, kết cấu và nội dung phản ánh, đồng thời quy định phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu trong từng nhóm TK; (ii) Doanh nghiệp SXKD được chủ động mở chi tiết các TK cấp 1, cấp 2,

… trong nhóm hoặc đoạn mã phù hợp và vận dụng phương pháp kế toán cho phù hợp nhằm đảm bảo tuân thủ các CMKT và các quy định về loại, nhóm TK để có đủ thông tin làm cơ sở cho việc lập và trình bày BCTC. Đồng thời, Nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật một cách đầy đủ, đồng bộ, kịp thời và tổ chức hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện. Đồng thời, hàng năm phải có sự kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng đối với việc chấp hành pháp Luật Kế toán của các doanh nghiệp.

(2) Về hệ thống CMKT:

Bộ Tài chính cần khẩn trương nghiên cứu cập nhật hệ thống 26 CMKT đã ban hành từ năm 2001 đến nay cho phù hợp với CMKT quốc tế và ban hành mới các CMKT mà quốc tế đã có nhưng Việt Nam chưa ban hành. Từ đó phải có hướng dẫn kế toán thực hiện các CMKT đã sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới. Nhiều nội dung quá khác biệt với CMKT quốc tế cần phải cập nhật ngay để có hướng dẫn về phương pháp kế toán cho phù hợp, như: nội dung về kế toán trái phiếu chuyển đổi, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn XDCB trước hoạt động, kế toán lỗ kỳ vọng của hợp đồng xây dựng.

Khi ban hành CMKT, Bộ Tài chính phải xem xét hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp để cho phù hợp, tránh có sự mâu thuẫn với CMKT, tránh để xảy ra sự xung đột giữa các văn bản pháp lý có liên quan. Sự thống nhất này là cơ sở pháp lý để doanh nghiệp thực hiện CMKT, tuân thủ chính sách tài chính, để đánh


giá, phân tích hoạt động tài chính và công khai tình hình tài chính đối với những người sử dụng thông tin của BCTC.

Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện và ban hành hệ thống CMKT mới và đảm bảo “Việt hóa” các nội dung chuẩn mực hơn nữa. Trong quá trình soạn thảo các CMKT mới cần tiếp thu thêm ý kiến của các chuyên gia kế toán như là các chuyên gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về kế toán, tại các viện nghiên cứu, các chuyên gia đang làm việc tại các tổ chức, các doanh nghiệp. Sau thời gian triển khai thực hiện cần có tổng kết, đánh giá để sửa chữa, bổ sung cho phù hợp và mang tính khả thi.

(3) Về CĐKT:

Nhà nước cần có những quy định áp dụng thống nhất trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực SXKD khác nhau trong từng loại và nhóm TK. Trong CĐKT áp dụng cho các doanh nghiệp SXKD nói chung và hệ thống TKKT nói riêng cần hoàn thiện theo hướng đưa ra những quy định chung nhất, có tính linh hoạt, tính mở để các ngành, các lĩnh vực khác nhau và từng doanh nghiệp có thể vận dụng phù hợp, không nên quá cụ thể sẽ khó vận dụng cho các lĩnh vực đặc thù.

(4) Về kế toán quản trị:

Nhà nước cần hướng dẫn cụ thể về kế toán quản trị doanh nghiệp. Nhà nước cần có những quy định hướng dẫn cụ thể về kế toán quản trị. Hoàn thiện mô hình kế toán quản trị cho từng lĩnh vực SXKD hoặc theo loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp. Đồng thời Bộ tài chính và các cơ quan Nhà nước, các tổ chức hội nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán cần tổ chức đào tạo và hội thảo trao đổi kinh nghiệm về kế toán quản trị cho các cán bộ quản lý và nhân viên kế toán doanh nghiệp.

Ngoài ra, để giúp doanh nghiệp thiết lập hệ thống TKKT cho phù hợp, Nhà nước cần tiếp tục đổi mới các quy định liên quan đến hoạt động nghề nghiệp kế toán nhằm góp phần tăng cường quy mô và chất lượng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán. Từ dó đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa về dịch vụ tư vấn, thiết lập hệ thống kế toán và


dịch vụ ghi sổ, lập BCTC. Đây cũng là thông lệ chung ở các nước đã và đang phát triển.

4.3.2. Về phía các doanh nghiệp

Khi môi trường pháp lý về kế toán và các điều kiện khác thuộc cơ chế chính sách đã được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thì vấn đề còn lại để tổ chức tốt công tác kế toán trong các doanh nghiệp SXKD thuộc về bản thân từng doanh nghiệp. Bao gồm:

- Các doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh chấp hành khuôn khổ pháp luật về kế toán, tài chính, thuế và các quy định có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC. Muốn vậy, doanh nghiệp phải chủ động thiết kế và vận hành hệ thống kế toán phù hợp. Trong đó, quan trọng nhất là lựa chọn một chính sách kế toán phù hợp, áp dụng nhất quán và xây dựng được hệ thống TKKT các cấp cho phù hợp để triển khai có hiệu quả công tác kế toán tài chính và kế toán quản trị của doanh nghiệp mình.

- Trên cơ sở hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD mà Bộ tài chính đã ban hành, doanh nghiệp tự xây dựng hoặc mua phần mềm kế toán áp dụng tại doanh nghiệp mình; tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán nhằm nâng cao năng suất lao động kế toán và cung cấp thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức tin học cho những người làm kế toán một cách thường xuyên và cập nhật chính sách chế độ mới cho đội ngũ làm kế toán.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Để đáp ứng được yêu cầu quản lý mới của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải thiết lập và đưa vào vận hành trong nền kinh tế quốc dân một hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD thích hợp với các chính sách kinh tế - xã hội mới, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế nước ta hiện nay và phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực và thông lệ phổ biến của quốc tế về kế toán. Từ đó, thu hẹp những khác biệt về kế toán giữa các nước, các khu vực khác nhau, tạo ra tiếng nói chung về kế toán. Trong đó, việc nghiên cứu lý luận và thực tế để đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống TKKT áp dụng trong doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam là yêu cầu cần thiết và khách quan hiện nay.

Với các lý do nêu trên, ở chương 4 này, trên cơ sở lý luận và đánh giá thực tiễn về hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD hiện nay, tác giả đã đưa ra các quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện hệ thống TKKT hiện hành áp dụng cho các doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam. Đồng thời phân tích rõ điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống TKKT hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam. Các giải pháp hoàn thiện theo hướng đề xuất Bộ Tài chính quy định hệ thống TKKT thống nhất về loại TK, nhóm TK và phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu trong nhóm TK để áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp SXKD; Mở rộng quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc xây dựng và mở chi tiết TK các cấp, đặt mã hiệu và tên gọi các TK chi tiết trong danh mục TKKT đã được ban hành.


KẾT LUẬN CHUNG

Việt Nam đang trong quá trình xây dựng cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, với chính sách kinh tế mở, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài và từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Với cơ chế quản lý kinh tế mới này, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, nhà quản lý, ... cần phải có những quyết định kinh tế nhanh nhạy và chính xác. Những quyết định kinh tế và quản lý điều hành đúng đắn chỉ được thực hiện trên cơ sở được cung cấp những thông tin kinh tế (bao gồm cả thông tin hiện thực và thông tin dự báo) đáng tin cậy. Thông tin do hạch toán kế toán thu thập, tổng hợp, xử lý và cung cấp là những thông tin hiện thực, khá toàn diện và có độ tin cậy cao. Các thông tin do hạch toán kế toán cung cấp bao gồm thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính tại các đơn vị phục vụ cho lãnh đạo và quản lý tài chính của Nhà nước, của ngành, của từng doanh nghiệp. Các thông tin này được hệ thống hóa thông qua hệ thống các TKKT doanh nghiệp.

Hệ thống TKKT doanh nghiệp là danh mục các TKKT mà đơn vị (tổ chức) sử dụng trong hạch toán kế toán để phản ánh được toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của chúng trong quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp; để cung cấp các số liệu lập các BCTC đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng sử dụng thông tin do kế toán cung cấp. Hệ thống TKKT doanh nghiệp là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống kế toán. Với ý nghĩa đó thì cần thiết phải nghiên cứu để góp phần hoàn thiện hệ thống TKKT áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD thuộc mọi lĩnh vực kinh doanh, loại hình doanh nghiệp và quy mô kinh doanh góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý kế toán trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế đồng thời phù hợp với yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước và của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Từ đó, góp phần minh bạch và công khai hóa tình hình tài chính, thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế.


Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, luận án đã thực hiện được những kết quả sau đây về mặt lý luận cũng như thực tiễn:

Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa được một số quan điểm của các nhà nghiên cứu, chủ yếu tập trung vào việc hoàn thiện một số TKKT, nội dung phản ánh trong một số TKKT hiện hành trên giác độ ứng dụng kế toán ở các doanh nghiệp cụ thể. Các công trình nghiên cứu này đã đề xuất được khá nhiều kiến nghị có giá trị lý luận cũng như thực tiễn cao, nhưng chưa đứng trên giác độ vĩ mô cũng như vi mô để tạo ra được sự chuyển biến mang tính đột phá trong việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống TKKT áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam cho phù hợp với thông lệ của các nước phát triển. Từ đó cần phải tiếp tục nghiên cứu để đưa ra các giải pháp căn bản và toàn diện hơn để cơ quan Nhà nước, các nhà khoan học và chuyên gia kế toán, đặc biệt là các doanh nghiệp cùng phải xem xét để từng bước triển khai góp phần hoàn thiện hệ thống TKKT hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD.

Thứ hai, luận án đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về TKKT và hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD. Trên cơ sở phân tích, làm rõ được tác động của hệ thống TKKT tới nhu cầu của đối tượng sử dụng thông tin, nhu cầu của các đối tượng quản lý với hệ thống TKKT, các nhân tố tác động tới quá trình nghiên cứu hoàn thiện hệ thống TKKT áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD. Luận án đã phân tích những nguyên tắc, yêu cầu, nội dung khi hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp. Đây là là định hướng cơ bản cho việc nghiên cứu thực trạng áp dụng hệ thống TKKT doanh nghiệp hiện hành nhằm đưa ra các quan điểm và giải pháp hoàn thiện hệ thống TKKT doanh nghiệp SXKD áp dụng trong các doanh nghiệp SXKD ở Việt Nam.

Thứ ba, từ việc khảo sát và phân tích thực trạng hệ thống TKKT doanh nghiệp áp dụng cho các doanh nghiệp SXKD trên hai giác độ: khuôn khổ pháp luật và thực tế thực hiện của các doanh nghiệp SXKD, luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống TKKT doanh nghiệp hiện hành, chỉ rõ ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế. Đây là cơ sở thực tế để luận án đưa ra một số những

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 23/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí