Xây Dựng Và Hoàn Thiện Các Tài Khoản Loại 4 "nguồn Vốn Chủ Sở Hữu"


Nợ nhóm TK 61 - Chi phí hoạt động SXKD (chi tiết TK mua hàng) (theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

Có TK 32 - Nợ ngắn hạn (chi tiết TK thuế và các khoản phải nộp NSNN) (chi tiết TK thuế bảo vệ môi trường).

Khi bán sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường và chịu thuế GTGT, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng bao gồm cả thuế bảo vệ môi trường, ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi:

Nợ nhóm TK 11 - Tiền và tương đương tiền (chi tiết TK tiền mặt, tiền gửi ngân hàng)

Nợ nhóm TK 13 - Các khoản phải thu (chi tiết TK phải thu khách hàng)

Có nhóm TK 51 - Doanh thu hoạt động kinh doanh (chi tiết TK doanh thu bán hàng) (doanh thu bán hàng có thuế bảo vệ môi trường nhưng không có thuế GTGT)

Có TK 32 - Nợ ngắn hạn (chi tiết TK thuế và các khoản phải nộp NSNN) (chi tiết TK thuế GTGT).

Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi:

Nợ nhóm TK 11 - Tiền và tương đương tiền (chi tiết TK tiền mặt, tiền gửi ngân hàng)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Nợ nhóm TK 13 - Các khoản phải thu (chi tiết TK phải thu khách hàng)

Có nhóm TK 51 - Doanh thu hoạt động kinh doanh (chi tiết TK doanh thu bán hàng) (doanh thu bán hàng có thuế bảo vệ môi trường và thuế GTGT).

Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam - 16

- Khi xác định thuế bảo vệ môi trường phải nộp NSNN của sản phẩm bán ra, ghi:

Nợ nhóm TK 51 - Doanh thu hoạt động kinh doanh (chi tiết TK doanh thu bán hàng)

Có TK 32 - Nợ ngắn hạn (chi tiết TK thuế và các khoản phải nộp NSNN) (chi thiết thuế bảo vệ môi trường)

- Khi nộp thuế bảo vệ mội trường cho NSNN của sản phẩm bán ra, ghi:


Nợ Có TK 32 - Nợ ngắn hạn (chi tiết TK thuế và các khoản phải nộp NSNN) (chi thiết TK thuế bảo vệ môi trường)

Có nhóm TK 11 - Tiền và tương đương tiền (chi tiết TK tiền mặt, tiền gửi ngân hàng)

(3) Nhóm TK 33 - Vay và nợ dài hạn:

Nhóm TK này phản ánh tình hình vay, nợ dài hạn và thanh toán tiền vay, nợ có thời hạn trả trên một năm của đơn vị, bao gồm vay dài hạn ngân hàng, vay dưới hình thức phát hành trái phiếu, nợ dài hạn và vay đối tượng khác. Nhóm TK này cần bổ sung hướng dẫn kế toán trái phiếu chuyển đổi, là nghiệp vụ phát sinh khá phổ biến trong các năm qua ở nhiều doanh nghiệp nhưng chưa có hướng dẫn kế toán.

Trái phiếu chuyển đổi (theo Nghị định số 90/2011/NĐ - CP ngày 14/10/2011 của Chính Phủ) là loại trái phiếu (TP) do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện đã được xác định trong phương án phát hành TP. Về bản chất kinh tế, TP chuyển đổi được coi là một sản phẩm lồng ghép giữa TP doanh nghiệp và quyền mua cổ phiếu do chính doanh nghiệp phát hành. Quyền mua cổ phiếu cho phép người nắm giữ có quyền, mà không có nghĩa vụ mua cổ phiếu tại một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định trước. Sự khác biệt của TP chuyển đổi so với TP thường là quyền chuyển đổi sang cổ phiếu theo một tỷ lệ cố định trong tương lai của trái chủ.

Giá trị của trái

phiếu chuyển đổi =

Giá trị của trái phiếu +

Giá trị của quyền chuyển đổi (quyền mua cổ phiếu)

Doanh nghiệp phát hành TP phải hạch toán chi tiết trên nhóm TK 33 - Vay và nợ dài hạn, chi tiết TK “Trái phiếu phát hành” theo 2 loại: Loại TP có thể chuyển đổi thành một số lượng cổ phiếu xác định được ngay trong phương án phát hành; và loại TP có thể chuyển đổi thành một lượng cổ phiếu không xác định tại ngày đáo hạn (do phụ thuộc vào giá thị trường của cổ phiếu và các điều kiện khác tại ngày đáo hạn) được kế toán như TP thông thường. Khi phát hành TP chuyển đổi, doanh nghiệp phải xác định riêng biệt giá trị cấu phần nợ (nợ gốc) và giá trị cấu phần vốn (quyền chọn cổ phiếu) của TP chuyển đổi.


- Kế toán nợ gốc trái phiếu chuyển đổi:

Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, kế toán ghi nhận nợ gốc của TP chuyển đổi là nợ phải trả, cấu phần vốn (quyền chọn cổ phiếu) của TP chuyển đổi được ghi nhận là vốn chủ sở hữu. Chi phí phát hành TP được ghi nhận vào chi phí tài chính hoặc phân bổ dần trong thời gian tối đa bằng kỳ hạn TP. Sau ghi nhận ban đầu, kế toán phải tính toán và ghi nhận chi phí tài chính (hoặc vốn hoá) đối với lãi TP phải trả từng kỳ trên cơ sở lãi suất theo quy định và giá trị phần nợ gốc của TP chuyển đổi tại thời điểm đầu kỳ. Phần chênh lệch giữa lãi TP phải trả được tính vào chi phí tài chính (hoặc vốn hoá) trong kỳ cao hơn lãi TP phải trả tính theo lãi suất danh nghĩa được ghi tăng phần nợ gốc của TP chuyển đổi. Khi đáo hạn TP, giá trị quyền chọn cổ phiếu của TP chuyển đổi phản ánh trong phần vốn chủ sở hữu được chuyển sang ghi nhận là thặng dư vốn cổ phần.

Trường hợp người nắm giữ TP không thực hiện quyền chọn chuyển đổi TP thành cổ phiếu, kế toán ghi giảm phần nợ gốc của TP chuyển đổi tương ứng với số tiền hoàn trả gốc TP. Trường hợp người nắm giữ TP thực hiện quyền chọn chuyển đổi TP thành cổ phiếu, kế toán ghi giảm phần nợ gốc của TP chuyển đổi và ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu tương ứng với mệnh giá số cổ phiếu phát hành thêm. Phần chênh lệch giữa giá trị phần nợ gốc của TP chuyển đổi lớn hơn giá trị cổ phiếu phát hành thêm tính theo mệnh giá được ghi nhận là khoản thặng dư vốn cổ phần.

- Kế toán quyền chọn chuyển đổi trái phiếu:

Đối với kế toán quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu (gọi tắt là quyền chọn), tại thời điểm phát hành TP chuyển đổi, doanh nghiệp phát hành xác định giá trị quyền chọn cổ phiếu của TP chuyển đổi là phần chênh lệch giữa tổng số tiền thu về từ việc phát hành TP chuyển đổi và giá trị phần nợ gốc của TP chuyển đổi. Khi đáo hạn TP chuyển đổi, nếu người nắm giữ TP thực hiện quyền chọn để chuyển đổi TP thành cổ phiếu, kế toán ghi giảm giá trị quyền chọn và ghi tăng thặng dư vốn cổ phần. Nếu người nắm giữ TP khi đáo hạn không thực hiện quyền chọn, kế toán kết chuyển giá trị quyền chọn vào doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.


Để thực hiện các nguyên tắc kế toán TP chuyển đổi và quyền chọn, cần bổ sung hướng dẫn phương pháp xác định giá trị các cấu phần của TP chuyển đổi làm cơ sở ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến hoạt động này cho phù hợp với thông lệ quốc tế như sau:

+ Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, giá trị phần nợ gốc của TP chuyển đổi được xác định bằng cách chiết khấu giá trị danh nghĩa của khoản phải trả trong tương lai (gồm cả gốc và lãi TP) về giá trị hiện tại theo lãi suất của TP tương tự trên thị trường nhưng không có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu. Trường hợp không xác định được lãi suất của TP tương tự, doanh nghiệp sử dụng lãi suất đi vay phổ biến trên thị trường tại thời điểm phát hành TP. Doanh nghiệp phải thuyết minh trên BCTC lãi suất đi vay được sử dụng để xác định giá trị hiện tại của khoản thanh toán trong tương lai.

+ Điều chỉnh giá trị phần nợ gốc của TP chuyển đổi sau ghi nhận ban đầu, định kỳ kế toán phải xác định chi phí tài chính (hoặc số được vốn hoá) trong kỳ liên quan đến TP chuyển đổi bằng cách lấy giá trị phần nợ gốc đầu kỳ của TP chuyển đổi nhân (x) với lãi suất của TP tương tự trên thị trường nhưng không có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu (hoặc lãi suất đi vay phổ biến trên thị trường tại thời điểm phát hành TP chuyển đổi).

+ Xác định giá trị cấu phần vốn của TP chuyển đổi: Giá trị cấu phần vốn của TP chuyển đổi được xác định là phần chênh lệch giữa tổng số tiền thu về từ việc phát hành TP chuyển đổi và giá trị cấu phần nợ của TP chuyển đổi.

TK “TP chuyển đổi” có nội dung phản ánh như sau: Bên Nợ:

* Thanh toán nợ gốc TP khi đáo hạn nếu người nắm giữ TP không thực hiện quyền chọn chuyển đổi thành cổ phiếu;

* Kết chuyển nợ gốc TP để ghi tăng vốn chủ sở hữu nếu người nắm giữ TP thực hiện quyền chọn chuyển đổi thành cổ phiếu.

Bên Có:

* Trị giá phần nợ gốc TP ghi nhận tại thời điểm phát hành;


* Giá trị được điều chỉnh tăng phần nợ gốc TP trong kỳ.

Số dư bên Có: Giá trị phần nợ gốc TP hiện có cuối kỳ.

Phương pháp kế toán phát hành TP chuyển đổi tại doanh nghiệp phát hành TP tiến hành như sau:

+ Tại thời điểm phát hành TP, kế toán xác định giá trị phần nợ gốc và quyền chọn cổ phiếu của TP chuyển đổi bằng cách chiết khấu giá trị danh nghĩa của khoản phải trả trong tương lai về giá trị hiện tại, ghi:

Nợ nhóm TK 11 - Tiền và tương đương tiền (chi tiết các TK tiền mặt, tiền gửi ngân hàng) (tổng số thu từ phát hành TP chuyển đổi)

Có nhóm TK 33 - Vay và nợ dài hạn (phần nợ gốc) (chi tiết TK TP

chuyển đổi)

Có nhóm TK 43 - Các khoản chênh lệch (chi tiết TK quyền chọn

chuyển đổi TP) (chênh lệch giữa số tiền thu được và nợ gốc của TP chuyển đổi).

+ Chi phí phát hành TP phát sinh được ghi nhận vào chi phí tài chính, ghi:

Nợ nhóm TK 65 - Chi phí hoạt động tài chính

Nợ nhóm TK 28 - Tài sản dài hạn khác (chi tiết TK chi phí trả trước dài hạn) (nếu chi phí phát hành TP phát sinh lớn phải phân bổ dần)

Có nhóm TK 11 - Tiền và tương đương tiền (chi tiết các TK tiền mặt, tiền gửi ngân hàng)

+ Định kỳ, kế toán ghi nhận chi phí tài chính (hoặc vốn hoá) đối với số lãi TP phải trả tính theo lãi suất của TP tương tự trên thị trường nhưng không có quyền chuyển đổi hoặc tính theo lãi suất đi vay phổ biến trên thị trường đồng thời điều chỉnh giá trị phần nợ gốc của TP chuyển đổi, ghi:

Nợ nhóm TK 65 - Chi phí hoạt động tài chính

Nợ nhóm TK 28 - Tài sản dài hạn khác (chi tiết TK chi phí đầu tư XDCB)

Nợ nhóm TK 61 - Chi phí hoạt động SXKD (chi tiết TK chi phí SXKD trực tiếp, chi tiết TK chi phí sản xuất chung (Nếu được vốn hoá vào tài sản sản xuất dở dang)


Có nhóm TK 38 - Nợ phải trả khác (chi tiết TK chi phí phải trả) (số lãi TP phải trả từng kỳ tính theo lãi suất danh nghĩa)

Có nhóm TK 33 - Vay và nợ dài hạn (chi tiết TK TP chuyển đổi) (phần chênh lệch giữa lãi TP được ghi nhận vào chi phí tài chính (hoặc vốn hoá) và số lãi TP phải trả từng kỳ tính theo lãi suất danh nghĩa).

+ Khi đáo hạn TP, trường hợp người nắm giữ TP không thực hiện quyền chọn chuyển đổi TP thành cổ phiếu, khi doanh nghiệp hoàn trả gốc TP, ghi:

Nợ nhóm TK 33 - Vay và nợ dài hạn (chi tiết TK TP chuyển đổi)

Có nhóm TK 11 - Tiền và tương đương tiền (chi tiết các TK tiền mặt, tiền gửi ngân hàng)

Đồng thời kết chuyển giá trị quyền chọn cổ phiếu của TP chuyển đổi ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính, ghi:

Nợ nhóm TK 43 - Các khoản chênh lệch (chi tiết TK quyền chọn chuyển đổi

TP)


Có nhóm TK 55 - Doanh thu hoạt động tài chính.

+ Khi đáo hạn TP, trường hợp người nắm giữ TP thực hiện quyền chọn

chuyển đổi TP thành cổ phiếu, kế toán ghi giảm phần nợ gốc của TP chuyển đổi và ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:

Nợ nhóm TK 33 - Vay và nợ dài hạn (chi tiết TK TP chuyển đổi)

Có nhóm TK 41 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (theo mệnh giá)

Đồng thời kết chuyển giá trị quyền chọn cổ phiếu của TP chuyển đổi vào thặng dư vốn cổ phần, ghi:

Nợ nhóm TK 43 - Các khoản chênh lệch (chi tiết TK quyền chọn chuyển đổi

TP)


phần)


Có nhóm TK 43 - Các khoản chênh lệch (chi tiết TK thặng dư vốn cổ

(4) Nhóm TK 38 - Nợ phải trả khác:

Nợ phải trả khác phản ánh ở nhóm 38 bao gồm các khoản nợ phải trả ngoài các khoản nợ phải trả đã phản ánh ở các nhóm TK 31, 32, 33, gồm: Khoản phải trả,


phải nộp khác, quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ phát triển khoa học và công nghệ, chi phí phải trả, nhận ký quỹ ký cược dài hạn, phải trả hộ cổ tức, gốc và lãi trái phiếu (với công ty kinh doanh chứng khoán).

Nhóm TK này có nội dung phản ánh, kết cấu và phương pháp hạch toán tương tự như chế độ hiện hành. Nhóm TK này được doanh nghiệp mở chi tiết các TK theo từng nội dung nợ phải trả khác, chi tiết theo từng đối tượng phải trả.

(5) Nhóm TK 39 - Dự phòng nợ phải trả:

Nhóm TK 39 phản ánh các khoản dự phòng doanh nghiệp phải trích lập theo quy định của các CMKT và các quy định của pháp luật cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Các khoản dự phòng được phản ánh vào nhóm TK 39 gồm: Khoản dự phòng phải trả được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện theo CMKT Việt Nam số 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng; Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm; Các khoản dự phòng nghiệp vụ cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp như: Dự phòng bồi thường thiệt hại để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư trong trường hợp công ty chứng khoán gây thiệt hại cho nhà đầu tư (áp dụng với công ty chứng khoán); Dự phòng nghiệp vụ trong các doanh nghiệp bảo hiểm như dự phòng phí, dự phòng bồi thường, dự phòng cam kết chia lãi, ….

Trong nhóm TK 39 - Dự phòng nợ phải trả các doanh nghiệp sẽ tiếp tục chi tiết theo từng loại dự phòng, như: Dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm; Dự phòng phải trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn nếu thỏa mãn các điều kiện theo quy định về dự phòng phải trả.

4.2.5. Xây dựng và hoàn thiện các tài khoản loại 4 "Nguồn vốn chủ sở hữu"

Để phù hợp với nội dung trên, các TK loại 4 bao gồm 4 nhóm là: (i) Nhóm TK Vốn đầu tư của chủ sở hữu; (ii) Nhóm TK Vốn chủ sở hữu hình thành từ kết quả kinh doanh; (iii) Nhóm TK Các khoản chênh lệch; (iv) Nhóm TK Vốn chủ sở hữu khác. Các TK loại 4 được sửa đổi theo hướng sau:

(1) Nhóm TK 41 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu:


Vốn đầu tư của chủ sở hữu là số vốn thực tế do các chủ đầu tư đã góp bằng tiền, bằng tài sản khi mới thành lập, hoặc huy động thêm vốn (kể cả bổ sung vốn góp từ lợi nhuận) để mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Vốn của các nhà đầu tư có thể là vốn góp của chủ doanh nghiệp, của các thành viên, vốn cổ phần của các cổ đông, vốn Nhà nước, …

Kết cấu và nội dung phản ánh của nhóm TK 41 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu vẫn theo quy định hiện hành. Trong nhóm TK 41 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu, doanh nghiệp phải tổ chức chi tiết nguồn vốn kinh doanh theo từng nguồn hình thành vốn và chi tiết cho từng tổ chức, từng cá nhân tham gia góp vốn, chi tiết theo từng lần góp vốn, mức vốn góp, loại vốn góp, như: Vốn góp ban đầu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác do được tài trợ hoặc vốn được bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh.

(2) Nhóm TK 42 - Vốn chủ sở hữu hình thành từ kết quả kinh doanh:

Vốn chủ sở hữu hình thành từ kết quả kinh doanh sẽ bao gồm các khoản hình thành từ kết quả kinh doanh như: lợi nhuận chưa phân phối, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, các quỹ khác thuộc nguồn vốn chủ sở hữu.

Trong nhóm TK 42 - Vốn chủ sở hữu hình thành từ kết quả kinh doanh, doanh nghiệp có thể mở chi tiết theo hai loại là TK phản ánh lợi nhuận chưa phân phối và TK phản ánh các quỹ. Đối với loại TK phản ánh lợi nhuận chưa phân phối sẽ được chi tiết thêm thành các TK phản ánh số lợi nhuận chưa phân phối của năm trước và năm báo cáo hình thành từ các hoạt động (hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động khác) hoặc hình từ việc kinh doanh từng mặt hàng, ngành hàng; chi tiết các TK phản ánh nội dung của từng loại quỹ được hình thành từ kết quả kinh doanh.

(3) Nhóm TK 43 - Các khoản chênh lệch:

Các khoản chênh lêch thuộc nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm: Giá trị quyền chọn chuyển đổi trái phiếu; chênh lệch tỷ giá hối đoái; chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với giá trị đánh giá lại tài sản khi có quyết định của Nhà nước hoặc khi chia, tách, sáp nhập, thay đổi hình thức sở hữu

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 23/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí