Xây Dựng Và Hoàn Thiện Các Tài Khoản Loại 6 “Chi Phí Hoạt Động”


Nợ nhóm TK 13 - Các khoản phải thu (chi tiết TK phải thu khác) (Trường hợp chưa thu tiền)

Có nhóm TK 55 - Doanh thu hoạt động tài chính.

- Khi thu tiền bán hàng và tiền lãi phải thu từng kỳ của khách hàng, ghi:

Nợ nhóm TK 11 - Tiền và tương đương tiền (chi tiết các TK tiền mặt, tiền gửi ngân hàng) (Số tiền thực thu)

Có nhóm TK 13 - Các khoản phải thu (chi tiết TK phải thu của khách hàng) (Tiền bán hàng phải thu)

Có nhóm TK 13 - Các khoản phải thu (chi tiết TK phải thu khác) (Tiền

lãi phải thu).

(3) Nhóm TK 58 - Thu nhập khác:

Thu nhập khác là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu. Đối với nhóm TK 58 - Thu nhập khác doanh nghiệp có thể mở các TK chi tiết theo dõi cho từng loại thu nhập như: thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ, thu từ các khoản tiền phạt, … Ngoài ra, trên nhóm các TK này các doanh nghiệp có thể phản ánh chi tiết theo từng khoản thu nhập phải chịu thuế và không phải chịu thuế TNDN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

4.2.7. Xây dựng và hoàn thiện các tài khoản loại 6 “Chi phí hoạt động”

Chi phí bao gồm các chi phí SXKD phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác. Chi phí SXKD phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay, và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền,... Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị. Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí SXKD phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như: chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách hàng phạt do vi phạm hợp đồng,...

Nghiên cứu hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam - 18


TK loại 6 - Chi phí hoạt động bao gồm các nhóm TK sau: (i) Nhóm TK Chi phí hoạt động SXKD, (ii) Nhóm TK Chi phí hoạt động tài chính, (iii) Nhóm TK Chi phí khác.

(1) Nhóm TK 61 - Chi phí hoạt động SXKD:

Chi phí hoạt động SXKD là chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp, như: Chi phí SXKD trực tiếp, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí mua hàng.

Như tác giả đã đề xuất giải pháp hoàn thiện trong nhóm TK 15 - Hàng tồn kho (mục 4.2.2), chi tiết TK chi phí SXKD dở dang thuộc nhóm TK phản ánh tài sản nên để đơn giản trong công tác hạch toán, TK chi phí SXKD dở dang này không sử dụng để tổng hợp chi phí sản xuất, thực hiện dịch vụ và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ như quy định hiện hành mà chỉ sử dụng để phản ánh số dư giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ. Theo tác giả việc quy định cứng các TK cấp 1 để phản ánh theo từng nội dung chi phí sản xuất trực tiếp như chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy móc thi công, chi phí sản xuất chung (các TK 621, TK 622, 623, TK 627) như hiện nay là không cần thiết. Quy định này chỉ phù hợp với doanh nghiệp sản xuất mà không phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, kinh doanh dịch vụ. Nhà nước nên để doanh nghiệp chủ động hạch toán chi tiết theo từng nội dung chi phí SXKD trực tiếp cho phù hợp với tính chất chi phí của từng hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Tác giả đề xuất sửa đổi nội dung phản ánh trên nhóm TK 61 như sau:

Trong nhóm TK 61, theo tác giả doanh nghiệp chỉ nên sử dụng một TK trong nhóm để phản ánh tổng hợp chi phí SXKD phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở tất cả các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm và kinh doanh dịch vụ ở cả doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX hoặc KKĐK trong hạch toán hàng tồn kho. TK này phản ánh chi phí SXKD trực tiếp phát sinh trong kỳ, chi phí SXKD của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ ở các doanh nghiệp sản xuất (Công nghiệp, xây lắp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,...), và ở các doanh


nghiệp kinh doanh dịch vụ (Vận tải, bưu điện, du lịch, khách sạn, kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán...). Doanh nghiệp hạch toán chi tiết TK chi phí SXKD trực tiếp theo địa điểm phát sinh chi phí (Phân xưởng, bộ phận sản xuất, đội sản xuất, công trường,...); theo loại, nhóm sản phẩm; hoặc chi tiết, bộ phận sản phẩm, theo từng loại dịch vụ hoặc chi tiết cho từng nội dung chi phí SXKD trực tiếp cho phù hợp với từng hoạt động sản xuất sản phẩm và kinh doanh dịch vụ. Trong từng nội dung chi phí SXKD trực tiếp doanh nghiệp hạch toán chi tiết theo biến phí, định phí; chi tiết theo số chi phí SXKD trực tiếp trong định mức và vượt định mức,… phù hợp yêu cầu cung cấp thông tin kế toán. Cụ thể, đối với doanh nghiệp sản xuất, TK chi phí SXKD trực tiếp có thể hạch toán chi tiết chi phí sản xuất sản phẩm theo 3 loại chi phí: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Đối với doanh nghiệp xây lắp, phải hạch toán chi tiết theo 4 loại chi phí: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm phi nhân thọ, TK chi phí SXKD trực tiếp có thể phản ánh chi tiết chi phí kinh doanh theo từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm gồm: Bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác. Trong từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải chi tiết theo từng nội dung chi phí như chi phí khai thác bảo hiểm, chi bồi thường (hoặc trả bảo hiểm), chi hoa hồng, chi đề phòng hạn chế tổn thất, …và chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm, đồng thời phải hạch toán chi tiết cho trong nước và ngoài nước cho từng nghiệp vụ bảo hiểm.

Đối với công ty chứng khoán, TK chi phí SXKD trực tiếp có thể hạch toán chi tiết cho từng hoạt động kinh doanh môi giới chứng khoán; bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán; hoạt động tư vấn; hoạt động lưu ký chứng khoán và hoạt động kinh doanh khác. Trong từng hoạt động kinh doanh phải chi tiết theo từng nội dung chi phí phát sinh.

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK Chi phí SXKD trực tiếp như sau:

Bên Nợ:


+ Tổng hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và thực hiện dịch vụ;

+ Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất;

+ Ghi nhận chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.

Bên Có:

+ Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã sản xuất, chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán;

+ Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách

hàng;


+ Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được;

+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình

thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán;

+ Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ. TK này không có số dư cuối kỳ.

Với định hướng xây dựng như đã nêu trên, TK chi phí SXKD trực tiếp trong nhóm TK 61 - Chi phí hoạt động SXKD sẽ thay thế cho các TK có mã hiệu và tên gọi khác nhau nhưng phản ánh cùng nội dung kinh tế theo quy định hiện hành như: TK 154 - Chi phí SXKD dở dang (Phần nội dung tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên), TK 631 - Giá thành sản phẩm (ở doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ), TK 632 - Giá vốn hàng bán (nội dung tập hợp chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư) và các TK quy định trong các lĩnh vực kinh doanh đặc thù như TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm), TK 637 - Chi phí trực tiếp kinh doanh (của công ty chứng khoán).

Việc áp dụng một TK để tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ như đã nêu trên sẽ tạo thuận lợi cho công tác đào tạo, hướng dẫn cũng như triển khai thực hiện trên thực tế, đặc biệt là cho việc


kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Khi đó các nhân viên kế toán, sinh viên, người kiểm tra,... rất dễ hiểu và đơn giản trong thực tế thực hiện so với quy định hiện hành, nhất là khi các doanh nghiệp triển khai xây dựng phần mềm kế toán. Đồng thời, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tự xem xét, chủ động trong hạch toán chi tiết cho phù hợp với đặc điểm SXKD và yêu cầu kế toán quản trị để đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

- Kế toán hoạt động đi thuê và cho thuê quyền sở hữu là nhãn hiệu:

Theo Luật sở hữu trí tuệ thì tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu Trí tuệ theo thủ tục đăng ký. Như vậy, khi doanh nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu của mình thì trở thành chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu) nên có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu này hoặc có quyền cho thuê quyền sử dụng nhãn hiệu đó.

Theo CMKT Việt Nam số 01 - Chuẩn mực chung và CMKT Việt Nam số 04

- TSCĐ vô hình, các nhãn hiệu hàng hóa được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là TSCĐ vô hình. Nghĩa là, doanh nghiệp cho thuê nhãn hiệu không được ghi nhận nhãn hiệu là TSCĐ vô hình do không thỏa mãn tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình theo quy định.

Các năm qua, ở nhiều doanh nghiệp phát sinh hoạt động đi thuê và cho thuê nhãn hiệu, đặc biệt là hoạt động cho thuê giữa công ty mẹ cho các công ty thành viên trong tập đoàn như nhãn hiệu Honda, Toyota, … nhưng cho đến nay trong CĐKT doanh nghiệp theo quy định hiện hành chưa quy định về phương pháp kế toán đối với hoạt động này.

Với phân tích trên, tác giả đề xuất bổ sung nguyên tắc, phương pháp kế toán giao dịch cho thuê, đi thuê nhãn hiệu như sau:

(a) Về nguyên tắc:

(a.1) Hợp đồng cho thuê nhãn hiệu được kế toán như hợp đồng cho thuê tài sản theo phương thức thuê hoạt động thông qua việc cho thuê sử dụng nhãn hiệu.


(a.2) Các khoản thanh toán tiền thuê sử dụng nhãn hiệu được bên đi thuê ghi nhận là theo phương pháp đường thẳng cho suốt thời hạn thuê, không phụ thuộc vào phương thức thanh toán.

(a.3) Các doanh nghiệp không được cho thuê, đi thuê tên thương mại. Bởi lẽ theo điểm 3 Điều 139 - Luật sở hữu trí tuệ thì tên thương mại chỉ được các doanh nghiệp chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

(a.4) Doanh nghiệp có nhãn hiệu cho thuê thì nhãn hiệu đó phải được đăng ký với cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu cho thuê với thời hạn theo hợp đồng nhưng thời hạn thuê không vượt quá thời hạn đã được ghi trong giấy phép đăng ký về quyền sở hữu tài sản trí tuệ.

(b) Về phương pháp kế toán:

Đối đối với bên đi thuê, nếu trả tiền thuê nhãn hiệu định kỳ, khi trả tiền cho bên cho thuê nhãn hiệu, ghi:

Nợ nhóm TK 61 - Chi phí hoạt động SXKD (chi tiết TK chi phí có liên quan tùy theo việc sử dụng nhãn hiệu đi thuê)

Nợ nhóm TK 13 - Các khoản phải thu (chi tiết TK thuế GTGT được khấu trừ) Có nhóm TK 11 – Tiền và tương đương tiền (chi tiết các TK tiền mặt,

tiền gửi ngân hàng)

Trường hợp số tiền đi thuê trả trước cho nhiều kỳ, khi trả tiền cho bên cho thuê nhãn hiệu, ghi:

Nợ nhóm TK 18 - Tài sản ngắn hạn khác (chi tiết TK chi phí trả trước ngắn

hạn)


Nợ nhóm TK 28 - Tài sản dài hạn khác (chi tiết TK chi phí trả trước dài hạn) Nợ nhóm TK 13 - Các khoản phải thu (chi tiết TK thuế GTGT được khấu trừ) Có nhóm TK 11 - Tiền và tương đương tiền (chi tiết các TK tiền mặt,

tiền gửi ngân hàng).

Định kỳ tiến hành phân bổ vào chi phí theo số tiền thuê phải trả từng kỳ, ghi:


Nợ nhóm TK 61 - Chi phí hoạt động SXKD (chi tiết TK chi phí có liên quan tùy theo việc sử dụng nhãn hiệu đi thuê)

Có nhóm TK 18 - Tài sản ngắn hạn khác (chi tiết TK chi phí trả trước

ngắn hạn)


dài hạn)


Có nhóm TK 28 - Tài sản dài hạn khác (chi tiết TK chi phí trả trước

Đối với bên cho thuê, nếu thu tiền cho thuê nhãn hiệu định kỳ, khi thu tiền của bên thuê nhãn hiệu, ghi:

Nợ nhóm TK 11 - Tiền và tương đương tiền (chi tiết các TK tiền mặt, tiền gửi ngân hàng)

Có nhóm TK 32 - Nợ ngắn hạn (chi tiết TK thuế GTGT phải nộp)

Có nhóm TK 51 - Doanh thu hoạt động kinh doanh (chi tiết TK doanh thu cung cấp dịch vụ)

Trường hợp thu trước cho nhiều kỳ, khi thu trước tiền cho thuê của nhiều kỳ:

Nợ nhóm TK 11 - Tiền và tương đương tiền (chi tiết các tiền mặt, tiền gửi ngân hàng)


hiện).

Có nhóm TK 32 - Nợ ngắn hạn (chi tiết TK thuế GTGT phải nộp)

Có nhóm TK 38 - Nợ phải trả khác (chi tiết TK doanh thu chưa thực


Định kỳ phân bổ vào doanh thu theo số tiền cho thuê nhãn hiệu phải thu từng

kỳ, ghi:

Nợ nhóm TK 38 - Nợ phải trả khác (chi tiết TK doanh thu chưa thực hiện)

Có nhóm TK 51 - Doanh thu hoạt động kinh doanh (chi tiết TK doanh thu cung cấp dịch vụ)

(2) Nhóm TK 65 - Chi phí hoạt động tài chính:

Nhóm TK này bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái, … Nội dung phản ánh của nhóm TK này như theo quy định hiện hành. Các doanh nghiệp có thể mở chi tiết theo dõi cho


từng nội dung chi phí; trong đó, có thể mở chi tiết theo chi phí từng khoản đầu tư như số lỗ từ hoạt động đầu tư cần chi tiết cho từng đối tác, từng khoản đầu tư vào từng công ty con, công ty liên kết, liên doanh, đầu tư khác hoặc số lỗ phát sinh theo từng khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn như đi vay, mua trái phiếu … hoặc mở chi tiết theo từng hoạt động đầu tư tài chính và trong từng hoạt động đầu tư tài chính sẽ hạch toán chi tiết cho từng loại chi phí.

Như đã đề cập ở trên (mục 4.2.6), đối với số lãi do mua hàng trả góp, tác giả kiến nghị theo hướng không ghi tăng lãi mua hàng trả chậm, trả góp (đối với bên mua) vào TK Chi phí trả trước dài hạn. Số lãi trả chậm khi mua hàng trả chậm, trả góp ghi theo CĐKT hiện hành sẽ làm tăng khống tài sản của bên mua vì tại thời điểm mua chưa phát sinh nghĩa vụ nợ phải trả. Trong giao dịch mua hàng trả chậm, trả góp, để ghi nhận chi phí tiền lãi theo đúng nguyên tắc kế toán dồn tích và để phản ánh chi phí tiền lãi trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế theo quy định của CMKT số 01 - Chuẩn mực chung, CMKT số 14 - Doanh thu và thu nhập khác, tại bên mua ghi nhận như sau:

- Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, bất động sản đầu tư theo phương pháp trả chậm, trả góp, ghi:

Nợ nhóm TK 15 - Hàng tồn kho, nhóm TK 21 - TSCĐ và BĐSĐT (Ghi theo giá mua trả tiền ngay)

Nợ nhóm TK 13 - Các khoản phải thu (chi tiết TK thuế GTGT được khấu trừ) (nếu có)

Có nhóm TK 11 - Tiền và tương đương tiền (chi tiết các TK tiền mặt, tiền gửi ngân hàng) (số tiền trả ngay khi mua hàng)

Có nhóm TK 32 - Nợ ngắn hạn (chi tiết TK phải trả cho người bán) (Số tiền còn phải trả).

- Định kỳ, xác định tiền lãi vay phải trả từng kỳ do mua hàng trả chậm, ghi:

Nợ nhóm TK 65 - Chi phí hoạt động tài chính

Có nhóm TK 11 - Tiền và tương đương tiền (chi tiết các TK tiền mặt, tiền gửi ngân hàng) (Truờng hợp đã trả tiền)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2022