Đánh Giá Hoạt Động Du Lịch Lịch Văn Hóa Của Tỉnh Quảng Ninh

số được sử dụng điện lới, cao hơn mức trung bình 69% của khu vực Đông Nam Á. Ở một số làng mạc vùng sâu vùng xa và khu vực huyện đảo Vân Đồn và Hải Hà hiện chưa có điện lưới. Bệnh viện ở thành phố Hạ Long cung cấp các dịch vụ chăm sóc cơ bản nhưng với khả năng ngoại ngữ rất yếu, các khu vực ngoài thành phố có chất lượng dịch vụ thấp và nhân viên cũng không biết ngoại ngữ. Dịch vụ phòng cháy chữa cháy và cứu hộ có sẵn hàng ngày và bảy ngày hàng tuần. Tuy nhiên, khả năng ngoại ngữ hạn chế của các đơn vị liên quan vẫn là một nhược điểm lớn trong việc thu hút khách du lịch về một điểm đến an toàn. Gần đây, một đường dây nóng về du lịch được thiết lập phục vụ khách du lịch đã hoạt động rất hữu ích nhưng thông tin về đường dây nóng này còn chưa được nhiều người biết đến và nhiều khách du lịch vẫn chưa biết đến dịch vụ này. Năng lực cấp cứu khẩn cấp bằng trực thăng là rất cần thiết nếu triển khai sản phẩm du lịch mạo hiểm.

2.2.6.3. Các cơ sở, đơn vị du lịch.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh, các cơ sở kinh doanh hoạt động du lịch, Các tàu lưu trú, các công ty lữ hành, tàu tham quan trên vịnh, các nhà hàng, khách sạn phát triển rất mạnh, ngày càng gia tăng về số lượng cũng như chất lượng nhằm phục vụ tối đa cho hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương. So với các trung tâm du lịch trong cả nước, Quảng Ninh được đánh giá là địa phương có hệ thống khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch vào loại khá. Đặc biệt, những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng về số lượng khách, sự ra đời của các khách sạn, resort cao cấp. Thời điểm gần đây nhất, cuối năm 2013, đầu năm 2014, TP Hạ Long đã đưa thêm 2 khách sạn cao cấp vào phục vụ du khách đó là: Khách sạn Royal Hạ Long và khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh, khu khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp đảo Rều.. Trong đó, khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh mới được khánh thành và đưa vào hoạt động cuối tháng 12-2013. Khách sạn được đầu tư với tổng số vốn lên đến 500 tỷ đồng, với 34 tầng, 508 phòng nghỉ. Khách sạn có hệ thống phòng hội nghị, hội thảo sức chứa lên đến 1.200 người và các nhà hàng Âu - Á sang trọng, tạo thêm một điểm nhấn mới cho du lịch Quảng Ninh...

Tại các điểm du lịch, các doanh nghiệp cũng thực hiện đúng các quy định của nhà nước văn hóa kinh doanh, đạo đức nghề ngiệp trong kinh doanh, về bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch..góp phần giới thiệu, quảng bá những sản phẩm du lịch đặc trưng của các điểm đến du lịch với bạn bè trong nước và quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, mang lại lợi nhuận cho kinh tế địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh có ý thức cao trong việc chấp hành pháp luật vẫn còn những đơn vị kinh doanh không chấp hành đúng các quy định của nhà nước, của địa phương trong hoạt động kinh doanh du lịch như: Bảo vệ môi trường du lịch, đảm bảo an toàn cho khách du lịch khi đi tham quan trên tàu (không mặc áo phao, ngồi trên mạn tàu), các phương tiện đi lại, tự ý tăng dịch vụ, giá phòng vào các mùa du lịch cao điểm.

Như vậy, hoạt động quản lý du lịch tại Quảng Ninh có vai trò đặc biệt trong quản lý nhà nước về du lịch, đặc biệt hơn các dơn vị, cơ sở kinh doanh du lịch lại có vai trò trực tiếp đến sự phát triển, chất lượng sản phẩm du lịch, y tín ..và góp phần tạo nên thương hiệu du lịch Quảng Ninh.

2.2.7. Đánh giá hoạt động du lịch lịch văn hóa của tỉnh Quảng Ninh

2.2.7.1. Điểm mạnh

Tỉnh Quảng Ninh có thế mạnh về sự đa dạng phong phú của tài nguyên du lịch, trong đó có nhiều tài nguyên độc đáo có đẳng cấp khu vực và thế giới như Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, di tích thắng cảnh Yên Tử… Sự công nhận của UNESCO đã mang lại nhận thức toàn cầu và thú vị về các đến điểm đến, cũng như một cơ sở vững mạnh của ngành du lịch nội địa, đó là nền tảng giúp tỉnh phát triển du lịch mạnh hơn và trở thành một trung tâm du lịch của Việt Nam và tiến tới là của khu vực.

2.2.7.2. Điểm yếu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Do còn thiếu kinh nghiệm trong ngành du lịch, hiện nay tỉnh gặp phải rất nhiều thách thức cần vượt qua. Sự suy thoái môi trường cần phải được giải quyết một cách nhanh chóng, với tình trạng quá tải và ô nhiễm từ các khách sạn và các hoạt động công nghiệp đã làm giảm hoặc có thể có nguy cơ làm mất dần vị thế danh

hiệu của UNESCO. Các xung đột với các ngành công nghiệp nâu khác của địa phương như ngành công nghiệp khai thác than cũng cần phải được giải quyết và phối hợp chặt chẽ cho quy hoạch trong tương lai. Những điểm yếu mà tỉnh cần chú trọng giải quyết càng sớm càng tốt bao gồm: khả năng tiếp cận từ các địa phương phụ cận, đặc biệt từ Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Cao Bằng bằng đường bộ và đường không đến Quảng Ninh và từ thành phố Hạ Long đến những điểm du lịch chính quan trọng của tỉnh; hạn chế về hệ thống khách sạn và nhà hàng chất lượng cao, có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị phần khách du lịch cao cấp, có khả năng chi trả cao; ảnh hưởng sâu sắc của “tính mùa” trong hoạt động du lịch và hạn chế về nguồn lao động chất lượng cao có khả năng đáp ứng dịch vụ đẳng cấp thế giới và trải nghiệm cho khách du lịch.

Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch - 13

2.2.7.3. Cơ hội

Cầu du lịch ở Việt nam, trong khu vực và trên thế giới tiếp tục tăng; du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam được quan tâm phát triển. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tiếp tục xác định Quảng Ninh là địa phương có vị trí quan trọng đặc biệt đối với phát triển du lịch Việt Nam. Trong bối cảnh thay đổi của ngành công nghiệp du lịch toàn cầu hiện nay, tỉnh có tiềm năng rất lớn để phát triển và trở thành một điểm đến mang tính khu vực và toàn cầu. Với xu thế du lịch sinh thái trở thành nhu cầu lớn của du lịch, tỉnh có tiềm năng rất lớn để tận dụng lợi thế từ những tài sản tự nhiên và văn hóa của mình nhưng điều này đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng. Quốc gia phát triển thị trường du lịch nhanh nhất trên thế giới là Trung Quốc, nằm liền kề với Quảng Ninh, tạo sự dễ dàng tiếp cận với một phân khúc khách du lịch tiềm năng. Xu thế phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh cũng đang ngày càng trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam và Quảng Ninh cũng trong xu thế đó, đó là cơ hội rất lớn cho ngành du lịch của tỉnh.

2.2.7.4. Thách thức (đe dọa)

Do còn thiếu kinh nghiệm trong ngành du lịch, hiện nay tỉnh gặp phải rất nhiều thách thức cần vượt qua. Sự suy thoái môi trường cần phải được giải quyết

một cách nhanh chóng, với tình trạng quá tải và ô nhiễm từ các khách sạn và các hoạt động công nghiệp đã làm giảm hoặc có thể có nguy cơ làm mất dần vị thế danh hiệu của UNESCO. Năng lực cạnh tranh của du lịch chưa cao, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam với khu vực và quốc tế; Quảng Ninh đã và đang phải đối mặt với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Mặc dù vấn đề này không được đề cập đến trong khuôn khổ quy hoạch này, tuy nhiên đây là thách thức rất lớn với du lịch Quảng Ninh cần được nhận thức đầy đủ. Bên cạnh đó các xung đột về chủ quyền trên biển Đông cũng là thách thức không nhỏ đối với du lịch Biển của Việt Nam nói chung và du lịch biển của Quảng Ninh nói riêng trong khu du lịch đường biển là một trong những lợi thế so sánh của du lịch Quảng Ninh. Một vấn đề nữa cũng cần đề cập đến như một thách thức đối du lịch Quảng Ninh là việc cân bằng giữa phát triển với bảo tồn, đặc biệt khi tài nguyên du lịch cốt lõi của Quảng Ninh là Di sản thiên nhiên thế giới. Điều này càng trở nên lớn hơn khi năng lực tạo sự cân bằng giữa bảo tồn và phát triển của các cấp quản lý, lãnh đạo ngành du lịch tỉnh còn hạn chế.

Tiểu kết chương 2.

Trong khuôn khổ chương 2, tác giả đã phân tích tổng quan chung về tỉnh Quảng Ninh, phân tích tiềm năng, tài nguyên có giá trị đặc biệt để phát triển sản phẩm du lịch văn hóa và thực trạng các hoạt động du lịch văn hóa tại Tỉnh Quảng Ninh dựa trên từng nhóm cụ thể. Bằng việc phân loại này, tác giả đồng thời đưa ra được thông tin và nhận định chi tiết của từng hạng mục trong từng nhóm nhằm làm nổi bật thực trạng hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh Quảng Ninh.Tác giả tập trung vào phân tích các sản phẩm du lịch văn hóa được xem là đặc trưng nhất, tiêu biểu nhất của tỉnh, phân tích những cái được, cái chưa được trong từng sản phẩm du lịch tiêu biểu. Thông qua việc phân tích số liệu thống kê trong vòng 5 năm từ 2010 - 2014, tác giả tiếp cận được với quá trình phát triển và các kết quả đạt được của hoạt động du lịch văn hóa tại đây, Qua đó chỉ ra những thế mạnh từng sản phẩm du lịch, những đặc trưng riêng… chỉ ra được những hạn chế còn tồn đọng trong quá trình khai thác sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh.

Tác giả tập trung phân tích thực trạng các điểm du lịch văn hóa, điểm tham quan văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, lịch sử tiêu biểu như Chùa Yên tử, Miếu vua Bà, Đền Cửa Ông, Đền Trần Hưng đạo, Bảo tàng Bạch Đằng… nhằm tìm ra các điểm đã làm tốt, điểm chưa làm tốt của từng điểm đến cụ thể, thông qua đó có cái nhìn tổng quan hơn, khái quát hơn về thực trạng các sản phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh. Thông qua đó đưa ra các đề xuất giải pháp cụ thể nhát, thực tiễn nhất trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1 Chủ trương chính sách nhà nước

Luật di sản văn hóa và luật sửa đổi bổ sung một số điều khoản của Luật di sản văn hóa; Công ước di sản thế giới (đã được thông qua tại kỳ họp thứ 17 của đại hội đồng UNESCO tại Paris ngày 16-11 -1972)

Luật du lịch năm 2005

Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005

Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội

Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Quyết định số 786/2006/QĐ-TTg ngày 31/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 về việc Phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Quyết định số 201/QĐ - TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030"

Quyết định số 321/QĐ - TTg ngày 18/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013 – 2020 Quyết định số 795/QĐ – TTg, ngày 23/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020

Quyết định số 175/QĐ – TTg ngày 27/02/2011 về việc phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020

Quyết định số 432/QĐ – TTg ngày 12/04/2012 về việc phê duyệt chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

Quyết định số 2782/QĐ-BVHTTDL ngày 27-07-2013của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch về việc Phê duyệt Đề án "Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020"

Quyết định số 2163/QĐ-Ttg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn 2030

3.1.2 Định hướng, chiến lược phát triển của tỉnh

Quyết định số 1154/QĐ-UBND ngày 03/5/2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ủy quyền cho các Sở, Ban, Ngành của tỉnh và Ủy ban Nhân dân các địa phương liên quan triển khai lập Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch xây dựng và các Quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh;

Quyết định số 1279/QĐ-UBND ngày 20/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Kết luận số 29-KL/TU ngày 25/3/2013 về Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2015; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 25/5/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh, Giai đoạn 2013- 2020, tầm nhìn 2030; Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Đặc biệt, “Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 25/5/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh, Giai đoạn 2013- 2020, tầm nhìn 2030” và “Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội” là hai

căn cứ quan trọng để nghiên cứu liên quan tới tầm nhìn của quy hoạch và những ảnh hưởng đối với chiến lược sau này.

3.2.Giải pháp về sản phẩm du lịch

3.2.1. Xây dựng sản phẩm đặc trưng

Tập trung xây dựng 04 sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh gồm:

-Tour du lịch văn hóa tâm linh gắn với nhà Trần.

Thông qua Tour du lịch tâm linh gắn với vương triều Trần tại Chùa Yên Tử giúp cho du khách khám phá câu chuyện Hoàng Đế hóa thành sa môn, khám phá hệ thống Phật giáo “Trúc lâm tam tổ” Phật giáo nhập thế, chi phối đời sống chính trị, đất nước, có công với dân tộc. Đến với Phật giáo đời Trần rất đặc biệt vì tính nhập thế, Phật giáo quan tâm đến việc đạo cụ thể là các vị thiền sư đồng thời là Vua, là vị anh hùng, những bậc trí thức cao trong xã hội tiêu biểu là phật hoàng Trần Nhân Tông, Trần Thái Tông…họ đều là những vị vua sáng nghiệp, vị anh hùng đánh giặc cứu nước, anh hùng của triều Trần.

Đối với khu di tích danh thắng Yên Tử (Uông Bí) kết hợp tuyến Đông-Tây Yên Tử là một con đường văn hóa tâm linh ý nghĩa. Đó là các tuyến du lịch văn hoá tín ngưỡng Phật giáo - Trúc Lâm được hình thành từ các di tích thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Từng bước xây dựng và phục hồi di tích ở cả ba cụm di tích nằm ở sườn Tây, Tây Bắc Yên Tử. Mở các tuyến đường đi giao thông giữa trung tâm Vĩnh Nghiêm đi đến các cụm di tích Trúc Lâm nằm trên địa bàn của ba tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và Hải Dương nhằm nối liên hoàn các đường giao thông - du lịch giữa các trung tâm văn hoá Trúc Lâm với các cụm di tích Trúc Lâm.

Phát triển du lịch văn hoá tín ngưỡng Phật giáo Trúc Lâm, điều không thể thiếu đó là ẩm thực Trúc Lâm. Cần tổ chức tốt, phục vụ du khách thưởng thức ẩm thực Trúc Lâm, làm sống lại tinh thần văn hoá ẩm thực của Trúc Lâm ở thế kỉ 13 và 14 trong xã hội hiện đại ngày nay. Cần Bảo tồn sinh cảnh của di tích, cụm di tích và toàn bộ khu vực thuộc núi Yên Tử và các vùng phụ cận. Cần có một lộ trình khai thác, phát

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023