Hệ Thống Giáo Dục, Y Tế, Ngân Hàng, Bảo Hiểm Và Dịch Vụ Khẩn Cấp

2.2.4.5.Hệ thống cung cấp điện

Tính đến ngày 30/6/2010 Quảng Ninh đang vận hành 03 nhà máy điện với tổng công suất 1.010MW trong đó bao gồm: Nhiệt điện Uông Bí (110MW+ 300MW); Nhiệt điện Quảng Ninh I#1 (300MW); Nhiệt điện Cẩm Phả I (300MW).

2.2.4.6. Hệ thống giáo dục, y tế, ngân hàng, bảo hiểm và dịch vụ khẩn cấp

Giáo dục: Hệ thống các cơ sở đạo tạo ở Quảng Ninh bao gồm: các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề và trung cấp nghề.

Y tế: Quảng Ninh có hệ thống cơ sở vật chất của ngành y tế được đầu tư đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và các du khách trong và ngoài nước. Hiện nay, Quảng Ninh có 15 bệnh viện, 09 phòng khám đa khoa khu vực, 10 trung tâm y tế tuyến tỉnh, 14 trung tâm y tế tuyến huyện, 186 trạm y tế xã, phường. Đội ngũ y sỹ, bác sỹ chuyên nghiệp, chuyên môn cao.

Tuy nhiên, Về mặt dịch vụ y tế cho khách du lịch, các cơ sở hạ tầng hiện nay còn thiếu và chưa đáp ứng đủ những điều kiện phục vụ cho khách du lịch. Ở thành phố Hạ Long có hai bệnh viện có thể phục vụ được khách du lịch là Bệnh viện đa khoa Bãi Cháy và Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Bệnh viện cung cấp chăm sóc y tế cơ bản nhưng khả năng ngoại ngữ còn hạn chế để có thể giao tiếp với khách du lịch. Trừ khu vực thành phố, nguồn lực y tế còn rất hạn chế trên toàn tỉnh với chất lượng dịch vụ thấp và nhân viên không biết nói ngoại ngữ.Nhu cầu chăm sóc sức khỏe trên quy mô toàn tỉnh cần được cải thiện để phục vụ được cả ngành công nghiệp du lịch trên toàn địa bàn tỉnh và cần phải tăng cường

Dịch vụ khẩn cấp: Trong tình huống khẩn cấp, cảnh sát, dịch vụ phòng cháy chữa cháy và y tế đã có thể đáp ứng được các sự cố theo báo cáo, nhưng các dịch vụ này vẫn còn bị hạn chế ở khu vực ngoại vi thành phố. Cho đến nay thành phố Hạ Long đã có thể kiểm soát một cách hiệu quả các tình huống khẩn cấp với sự hỗ trợ đắc lực của đường dây nóng du lịch. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh sẽ giao đất bổ sung cho các các công trình phòng chữa cháy, cứu hộ và các đồn cảnh sát trong tất cả các huyện đến năm 2020. Tuy nhiên, những thông tin về

các dịch vụ khẩn cấp như đường dây nóng chưa được công bố một cách hệ thống và có rất ít hỗ trợ bằng ngôn ngữ nước ngoài phục vụ cho khách du lịch quốc tế. Dịch vụ phòng chữa cháy và cứu hộ làm việc hàng ngày, bảy ngày mỗi tuần. Tuy nhiên, năng lực cấp cứu khẩn cấp bằng trực thăng là rất cần thiết nếu trong tương lai tỉnh phát triển loại hình du lịch mạo hiểm.

2.2.5. Nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch

Bảng 2.3. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013



Diện tích (Km2)

Dân số trung bình

(Nghìn người)

Mật độ dân số

(Người/Km2)

Tổng số

6.102,3

1.196,2

197

Thành phố Hạ Long

272

229,3

843

Thành phố Móng

Cái

518,4

93,8

181

Thành phố Cẩm Phả

343,2

183,4

534

Thành phố Uông Bí

256,3

111,9

436

Thị xã Quảng Yên

314,2

134

427

Huyện Bình Liêu

475,1

29,5

62

Huyện Tiên Yên

647,9

47,4

73

Huyện Đầm Hà

310,3

35,9

116

Huyện Hải Hà

513,9

55,6

108

Huyện Ba Chẽ

608,6

20,3

33

Huyện Vân Đồn

553,2

42,1

76

Huyện Hoành Bồ

844,6

49,4

58

Huyện Đông Triều

397,2

164,8

415

Huyện Cô Tô

47,5

5,5

115

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch - 12

(Nguồn: Sở Văn hóa thể thao và Du Lịch Quảng Ninh)

Quan bảng số liệu ta thấy Mật độ dân số của Quảng Ninh phân bố không đều. Vùng đô thị và các huyện miền tây rất đông dân, thành phố Hạ Long 843 người/km2, thị xã Quảng Yên 427 người/km2, huyện Ðông Triều 415 người/km2.

Trong khi đó, huyện Ba Chẽ 33 người/km2, Cô Tô 115người/km2, Vân Ðồn 76 người/km2.

Qua phân tích về dân số cơ cấu theo độ tuổi lao động cho thấy Quảng Ninh có nguồn lao động khá dồi dào, đặc biệt số người trong độ tuổi lao động khá cao. Đây là điều kiện thuận lợi đứng từ góc độ nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế

- xã hội trong đó có du lịch.

Bên cạnh nguồn lực lao động tại chỗ, Quảng Ninh còn là điểm đến hấp dẫn của lao động thời vụ, đăc biệt là từ các địa phương phụ cận đối với một số ngành như xây dựng, công nghiệp và dịch vụ trong đó có du lịch. Như vậy, với sức “hấp dẫn” của một địa phương năng động và phát triển, nguồn lao động “thứ cấp” khá dồi dào cũng là nguồn lực quan trong cho phát triển kinh tế - xã hội.

Những thách thức chính của nguồn nhân lực trong phân khúc khách sạn là lượng nhân lực được đào tạo chưa đủ cả về số lượng và chất lượng. Hiện tại, Quảng Ninh có 25 nghìn nhân viên du lịch, bao gồm tất cả nhân viên làm việc trong các khách sạn, các hãng tàu du lịch, các công ty du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống. Xét về tổng thể, lực lượng lao động nói chung là đủ, do Việt Nam có một lực lượng lao động trẻ và đông đảo.

Bảng 2.4.Trình độ học vấn của nhân viên khách sạn tại Hạ Long



Hạng sao

Hệ đại học (4 năm)

Hệ cao đẳng (2-3 năm)

Hệ dạy nghề/kỹ

thuật

Hệ PTTH hoặc thấp hơn

4

34%

9%

27%

30%

3

30%

3%

54%

13%

1-2

31%

6%

33%

30%

(Nguồn: Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Quảng Ninh)

Qua bảng số liệu trên ta thấy Có tới một phần ba số lao động du lịch không tiếp tục học lên sau phổ thông trung học và hầu hết không được đào tạo chính quy về nghiệp vụ du lịch. Đây là tình trạng chung ở các khách sạn, không phân biệt hạng, loại khách sạn. Ở các khách sạn đã được xếp hạng sao, phần lớn các nhân

viên vẫn chưa có bằng đại học hoặc cao đẳng, chỉ khoảng 40% người lao động được đào tạo chính quy về du lịch sau khi học xong phổ thông trung học. Ta thấy lượng lao động du lịch được đào tạo yếu kém trầm trọng

Bảng 2.5. Trình độ kỹ năng cần thiết tính đến năm 2020


Trình độ kỹ năng

Số lượng lao động cần thiết tính đến năm

2020

Tay nghề thấp

30%

Tay nghề trung bình

42%

Có kỹ năng

23%

Tay nghề Cao

5%

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ninh)

Căn cứ theo nhiệm vụ nhà nước giao cho, Quảng Ninh phải mở rộng các chương trình đào tạo có sẵn. "Quy hoạch Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020" đã đề ra nhiệm vụ đến năm 2015, đảm bảo 60% lực lượng lao động được đào tạo dạy nghề hoặc đại học và 70 % vào năm 2020 . Tăng cường năng lực đào tạo du lịch sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được chỉ tiêu này.

Những hạn chế về mặt thủ tục cũng là một yếu tố cản trở giáo viên nước ngoài vào Việt Nam nhưng so với các vấn đề về tiền lương thì điều đó không phải là lý do chính gây trở ngại khi họ muốn vào làm việc. Những sinh viên du lịch có kỹ năng tiếng Anh tốt lại không muốn ở lại phục vụ cho du lịch Quảng Ninh. Các khách sạn và nhà hàng ở Quảng Ninh không đưa ra mức lương cạnh tranh so với các ngành công nghiệp và các thành phố khác. Ở Quảng Ninh, mức lương khách sạn trung bình là khoảng 3 triệu VNĐ/tháng (bao gồm cả tiền boa), so với trung bình 5- 6 triệu VNĐ/tháng làm việc trong ngành khai thác than hoặc dịch vụ chuyên nghiệp khác. Sinh viên có kinh nghiệm quản trị đặc biệt có thể kiếm được việc làm trong các dịch vụ chuyên nghiệp khác có mức lương cao hơn. Sinh viên du lịch thường chọn học chuyên ngành quản trị du lịch để phát triển linh hoạt kỹ năng kinh doanh, rồi sau này tìm kiếm việc làm được trả lương cao hơn so với làm du lịch. Thủ đô Hà

Nội cũng chiêu mời được sinh viên bởi mức lương làm ở Hà Nội thường cao hơn khoảng 50% so với cùng cùng một loại hình công việc. Hiện tại, Quảng Ninh chưa thể phát triển và giữ chân được nhân tài cần thiết đủ để cung cấp nhân lực cho ngành du lịch.

2.2.6.Hoạt động quản lý du lịch

2.2.6.1. Công tác quản lý nhà nước về du lịch

Công tác quản lý nhà nước về du lịch tại Quảng Ninh trong những năm qua đã được quan tâm hơn, đi và nề nếp, hoạt động quy củ và đạt hiệu quả hơn. Trong nhiều năm qua hoạt động quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt hiệu điều này giúp cho hoạt động quản lý về du lịch đạt kết quả đáng khích lệ và là điều kiện giúp cho hoạt động kinh doanh du lịch trên toàn tỉnh đạt chất lượng và dịch vụ tốt hơn. Một số văn bản cụ thể đã được cơ quan chức năm, quản lý của tỉnh ban hành như: Quyết định số 5257/YBND-DL2 “Về việc quản lý môi trường kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh” ngày 23/10/2012; Công văn số 2484/UBND-DL1 “Về việc tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch”; Công văn số 4893/UBND-DL2 “Về việc xử lý hiện tượng tàu du lịch cặp kè bán hải sản không theo quy định trên Vịnh Hạ Long” ngày 13/9/2013…

- Công tác kết nối, mở các tour, tuyến điểm du lịch: Đã phối hợp với một số địa phương như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang... thống nhất ký kết về hợp tác phát triển du lịch, trong đó có xây dựng các tuyến du lịch liên vùng, kết nối các khu điểm du lịch trong khu vực theo không gian du lịch và lãnh thổ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020 tầm nhìn đến 2030; Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 như: Con đường du lịch tâm linh vùng duyên hải Đông Bắc gắn với triều đại nhà Trần; Chương trình du lịch về với Biển đảo... Đã chủ động phối hợp với UBND một số địa phương như: Đông Triều, Quảng Yên,

Tiên Yên, Vân Đồn, Cô Tô, Bình Liêu, Móng Cái xây dựng các tuyến du lịch, sản phẩm du lịch.

- Chủ động mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế: sau khi có sự kiện biển Đông để bù đắp và hạn chế sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Đã cùng các ngành, địa phương có liên quan chủ động và tích cực xây dựng chiến lược phát triển thị trường, chú trọng phát triển các thị trường khách quốc tế gồm: Đông Bắc Á, ASEAN, Châu Âu, Nga, Bắc Mỹ, Nam Á, Trung Đông và hướng đến các dòng khách có khả năng chi trả cao, đồng thời quan tâm đến thị trường khách trong nước. Mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong nước và nước ngoài, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động phát triển thị trường, liên kết các tour, tuyến và sản phẩm du lịch.

- Phát triển các sản phẩm du lịch mới, chất lượng, hấp dẫn: để kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của khách du lịch, đồng thời tăng cường quản lý về giá dịch vụ và văn minh thương mại trong kinh doanh để phát triển bền vững: Tích cực triển khai Đề án phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm, đặc biệt là công tác thu hút các nhà đầu tư đến đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch. Theo đó, trên địa bàn tỉnh đã và sẽ có một số sản phẩm du lịch chất lượng cao để phục vụ du khách.

- Tích cực triển khai công tác thanh tra du lịch: Đã phối hợp với các ngành chức năng triển khai thực hiện Chỉ thị số 18 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 11 của UBND tỉnh về quản lý môi trường kinh doanh du lịch. Tập trung tuyên truyền vận động và hướng dẫn nhân dân về công tác môi trường du lịch. Đã mở hàng chục khóa học cho hơn 5000 lượt người trên địa bàn để tập huấn các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ du lịch, tuyên truyền hơn 2000 tin, bài về du lịch. Mặt khác, các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về môi trường kinh doanh du lịch, trong đó tập trung vào một số nội dung như: việc quản lý giá, quản lý đô thị, quản lý về chất lượng phục vụ …

- Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, hợp tác quốc tế và phát triển sản phẩm: Được triển khai với các hình thức phong phú, đạt hiệu quả cao, đã giới thiệu

Hạ Long, Quảng Ninh đến với nhiều nước trên thế giới thông qua việc tham gia hội chợ, các chương trình famtrip… Hợp tác với các tổ chức quốc tế về du lịch được đẩy mạnh như với câu lạc bộ vịnh đẹp nhất thế giới, Diễn đàn du lịch Đông Bắc Á (EATOP), đặt văn phòng về du lịch và xúc tiến đầu tư tại Jeju, Hàn Quốc, Nhật Bản… Tiếp tục mở rộng không gian du lịch và phát triển sản phẩm đến các khu vực biển đảo và các địa phương phụ cận như Uông Bí, Quảng Yên, Vân Đồn, Cô Tô…

- Công tác tham mưu, phối hợp tổ chức các sự kiện: Phối hợp tham mưu xây dựng chương trình, kế hoạch, kịch bản và tổ chức Lễ hội du lịch Hạ Long năm 2014, Lễ hội hoa Anh Đào và các hoạt động đón Tết Nguyên Đán cho khách du lịch đến với Quảng Ninh nhân dịp đầu năm mới…

- Công tác quản lý lữ hành: Đã dần đi vào nền nếp, chất lượng dịch vụ lữ hành đã được nâng cao, hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp được đảm bảo, nâng cao hình ảnh và uy tín của ngành Du lịch Quảng Ninh.

- Ước năm 2014, tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 7.500.000 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 2.550.000 lượt, Khách lưu trú đạt 3.600.000 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 1.270.600 lượt. Tổng doanh thu du lịch đạt 5.500 tỷ đồng. [26]

- Về công tác An ninh trật tự có liên quan đến hoạt động du lịch: các cơ quan chức năng đã tổ chức kiểm tra 916 lượt doanh nghiệp, kịp thời ngăn chặn và xử lý 733 trường hợp vi phạm; phát hiện và xử lý 14 trường hợp vi phạm về môi trường; thu gom 112 đối tượng ăn xin, tâm thần bàn giao về Trung tâm bảo trợ xã hội Tỉnh [26, Tr. 13]

Hạn chế:

-Công tác phối kết hợp giữa các ngành, địa phương trong việc quản lý du lịch còn hạn chế, nhiều lĩnh vực còn chồng chéo. Tình trạng ép giá vào các ngày cao điểm, cạnh tranh không lành mạnh vẫn tiếp tục diễn ra. Công tác quản lý chưa có được các biện pháp quản lý phù hợp. Ý thức chấp hành các quy định của nhà nước và tham gia các phong trào chung của ngành của một số doanh nghiệp chưa cao.

Công tác xúc tiến quảng bá đã có bước chuyển biến, đặc biệt về công tác quảng bá điểm đến đã được tập trung nhiều nguồn lực và đạt được kết quả tốt. Tuy

nhiên, công tác quảng bá còn chưa chủ động và tập trung vào các thị trường trọng điểm. Kính phí dành cho quảng bá còn hạn chế. Nguồn nhân lực hiện chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Hệ thống đào tạo phân tán, quy mô nhỏ, thiếu tính chuyên nghiệp. Ý thức tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn của một số cán bộ nhân viên trong ngành còn chưa cao. Chất lượng học, dạy còn có điểm bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Công tác quản lý nhà nước của các địa phương chưa được quan tâm đúng mức, Sản phẩm và không gian du lịch còn phân tán và đơn điệu, chất lượng dịch vụ du lịch thấp, dẫn đến mất kiểm soát giá dịch vụ du lịch, nhất là giá phòng, giá tour… chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Việc đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch, bao gồm cả hoạt động tham quan trên vịnh Hạ Long còn nhiều hạn chế, thể hiện ở tình trạng đeo bám khách; cháy tàu, chìm tàu trên vịnh gây tổn hại về người cho khách du lịch. Đây là vấn đề rất cần được cải thiện đứng từ góc độ quản lý nhà nước về du lịch ở Quảng Ninh. Hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa Quảng Ninh với các địa phương, đặc biệt với Hà Nội và Hải Phòng trong quan hệ “Tam giác tăng trưởng du lịch” vùng đồng bằng sông Hồng, trên tuyến hành lang kinh tế - du lịch Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội

- Hải Phòng - Quảng Ninh; với Lạng Sơn và Cao Bằng trong mối quan hệ du lịch giữa vùng duyên hải Đông Bắc với vùng núi Đông Bắc còn rất hạn chế. Đây là một điểm yếu của quản lý nhà nước về du lịch của Quảng Ninh rất cần được khắc phục trong thời gian tới.

2.2.6.2. Công tác quản lý điểm đến:

Quản lý điểm đến không chỉ đòi hỏi một thương hiệu mạnh mà còn đòi hỏi một cơ sở hạ tầng tốt phục vụ du lịch. Một hệ thống cơ sở hạ tầng công cộng tiện ích tốt là rất quan trọng để phát triển mạnh ngành du lịch. Chất lượng và dịch vụ đòi hỏi phải mang tính chức năng, tiêu chuẩn quốc tế và tính phản ứng nhanh. Ở các khu vực du lịch thuộc thành phố Hạ Long và những nơi khác thường xuyên đón khách du lịch đều có nguồn cấp điện và cấp nước ổn định. Ở Quảng Ninh, 97% dân

Ngày đăng: 03/06/2023