- Quân tâm đầu tư xây dựng các thiết chế Văn hoá - Thể thao cấp tỉnh: Nhà thi đấu đa năng, sân vận động tại Trung tâm thể thao tỉnh, Trung tâm Văn hóa tỉnh, Nhà hát Hạ Long. Trước mắt đề nghị giao cơ quan chức năng nghiên cứu xây dựng phương án quản lý Cung triển lãm và quy hoạch khi hoàn thành đưa vào sử dụng kết hợp với công năng của Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh
- Tiếp tục kiến nghị Bộ VHTTDL ủng hộ Quảng Ninh có một số cơ chế đặc thù trong việc quản lý hoạt động lữ hành tại Móng Cái; quản lý khai thác vịnh Hạ Long;
- Đề xuất các Bộ, ngành trung ương tháo gỡ khó khăn về cơ chế chính sách cho các doanh nghiệp du lịch.
- Có chủ trương và dành nguồn lực phù hợp cho công tác quảng bá xúc tiến, mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm du lịch.
- Quan tâm chỉ đạo hỗ trợ về cảng, bến cho các doanh nghiệp đón khách tàu biển, vấn đề về chợ bán hàng lưu niệm; phương án quản lý dịch vụ trên vịnh Hạ Long....
- Thúc đẩy hợp tác ở cấp tỉnh với các địa phương của Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam; nghiên cứu, đề nghị Bộ Ngoại giao xem xét đưa Hạ Long, Quảng Ninh là một điểm để tổ chức các chương trình hội nghị quốc tế.
- Quan tâm bố trí kinh phí tạo điều kiện cho Ban chỉ đạo "Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" hoạt động.
- Nghiên cứu ban hành cơ chế đặc thù hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp phối hợp với các đoàn Nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh xây dựng và biểu diễn các chương trình nghệ thuật truyền thống phục vụ khách du lịch.
- Tích cực triển khai công tác thanh tra du lịch: Đã phối hợp với các ngành chức năng triển khai thực hiện Chỉ thị số 18 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 11 của UBND tỉnh về quản lý môi trường kinh doanh du lịch. Tập trung tuyên truyền vận động và hướng dẫn nhân dân về công tác môi trường du lịch. Đã mở hàng chục khóa học cho hơn 5000 lượt người trên địa bàn để tập huấn các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ du lịch, tuyên truyền hơn 2000 tin, bài về du lịch. Mặt khác, các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về môi trường kinh
doanh du lịch, trong đó tập trung vào một số nội dung như: việc quản lý giá, quản lý đô thị, quản lý về chất lượng phục vụ…
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Hoạt Động Du Lịch Lịch Văn Hóa Của Tỉnh Quảng Ninh
- Lập Bản Đồ Địa Chỉ Khu Du Lịch Đưa Khách Tham Quan Đến
- Xúc Tiến, Quảng Bá Và Quản Lý Nhà Nước Cho Hoạt Động Du Lịch
- Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch - 17
- Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch - 18
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
3.7. Thu hút, tìm kiếm nguồn vốn đầu tư ở trong nước và nước ngoài cho các dự án phát triển du lịch.
Trong khi các chính sách tạo thuận lợi cho đầu tư và kinh doanh là rất quan trọng để tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn, sự tham gia chủ động của chính phủ trong ngành du lịch cũng không kém phần quan trọng trong việc phát triển một ngành du lịch thịnh vượng. Điều này bao gồm ba thành tố chính. Đầu tiên, Quảng Ninh phải xây dựng những tài liệu rõ ràng và hấp dẫn cung cấp cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp tập trung vào du lịch, phản ánh rõ ràng những điều tỉnh phải đáp ứng và nêu rõ những vấn đề tỉnh có thể tạo thuận lợi đầu tư. Việc làm này bao gồm hình thành một trang web rõ ràng và toàn diện, cũng như những dữ liệu toàn diện, chính xác và dễ truy cập về tình trạng du lịch của tỉnh, những dữ liệu có liên quan trực tiếp đến các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Thứ hai, Quảng Ninh phải tích cực thúc đẩy, tìm kiếm và tạo điều kiện cho đầu tư trong lĩnh vực có liên quan đến du lịch kể cả việc tham dự các hội nghị du lịch lớn như Hội nghị Đầu tư Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (Asian-Pacific Tourism Destination Investment Conference), phát triển các buổi tiếp xúc nhà đầu tư và tham gia tích cực với các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Ngoài ra, Quảng Ninh phải chủ động tạo thuận lợi cho quy trình thành lập một doanh nghiệp của các nhà đầu tư và các doanh nghiệp.Thứ ba, Quảng Ninh phải làm việc với các doanh nghiệp để đảm bảo rằng các doanh nghiệp và sự kiện liên quan trong lĩnh vực du lịch được hỗ trợ bởi các cơ quan nhà nước, bao gồm nâng cấp cơ sở hạ tầng tỉnh, thành phố, các ấn phẩm du lịch và việc các cơ quan cùng phối hợp tổ chức sự kiện. Chính quyền phải đảm bảo rằng đó không chỉ là vấn đề cơ chế phê duyệt, mà phải là sự tham gia tích cực cho phát triển du lịch. Ví dụ, khi một điểm du lịch được phát triển bởi một nhà đầu tư hoặc doanh nhân, chính phủ phải đảm bảo có đầy đủ các biển hiệu công cộng hướng dẫn khách du lịch đến điểm du lịch đó và các điểm du lịch được đưa vào các tuyến giao thông công cộng. Nếu một doanh
nghiệp có ý tưởng về một sự kiện về du lịch. Đây là một trong những yếu điểm của Quảng Ninh. Quảng Ninh kém chủ động hơn rất nhiều so với các tỉnh khác ở Việt Nam - trong đó có Phú Quốc và Đà Nẵng - trong việc thu hút các nhà đầu tư. Quảng Ninh không tham dự các sự kiện đầu tư du lịch quan trọng, không tích cực trong việc theo đuổi các nhà đầu tư tiềm năng và không tích cực tìm cách để xây dựng hoặc xúc tiến một môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư.
Các giải pháp cụ thể:
- Đưa Quảng Ninh vào website Quy định Điện tử của Việt Nam hoặc phát triển một website độc lập tương tự Internet cung cấp một cửa ngõ kêu gọi đầu tư đầu tiên cho các doanh nghiệp nước ngoài đang muốn tìm hiểu các thủ tục cần thiết để thiết lập doanh nghiệp. Một số tỉnh và thành phố đã phát triển tốt các trang web cung cấp những thông tin toàn diện về các yêu cầu này, bao gồm các đầu mối liên lạc chính, thời gian cấp thủ tục, lệ phí, giấy tờ cần thiết, cũng như các mẫu tải sẵn được yêu cầu. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sử dụng trang web http://vietnam.eregulations.org để giới thiệu những thông tin như vậy. Quảng Ninh nên đưa những thông tin đó vào trang web này hoặc phát triển trang web riêng của mình.
- Xây dựng „Bộ phận một cửa‟ để cấp phép cho các doanh nghiệp du lịch nhỏ Có một số thủ tục cần thiết để thành lập một doanh nghiệp, trong đó có đăng ký nộp thuế, mua và đăng ký con dấu công ty, hợp pháp hóa và dịch tài liệu cũng như xin giấy phép chứng nhận đầu tư. Người nước ngoài cho rằng những thủ tục này làm ất thời gian và phức tạp, khiến nhiều người không muốn tham gia kinh doanh. Để giải quyết vấn đề này Quảng Ninh cần phát triển 'Bộ phận một cửa', nơi các doanh nhân có thể làm tất cả các thủ tục cần thiết bằng tiếng Anh để khởi sự một doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất có thể.
- Khuyến khích chính sách visa mở đối với tất cả các loại lao động du lịch Xét đến tầm quan trọng của việc thuê lao động nước ngoài đối với sự thành công của một số doanh nghiệp du lịch, trong đó có các khách sạn và công ty tàu du lịch, Quảng Ninh cần tạo điều kiện cho loại hình thuê lao động này. Điều đó liên quan tới cả việc vận động hành lang chính phủ nới lỏng luật lao động ở những điểm có thể,
đảm bảo các thủ tục thuê lao động không phức tạp và đảm bảo các nhà đầu tư nắm bắt được các thủ tục thuê lao động nước ngoài.
- Phát triển một cách tiếp cận chủ động, có tổ chức để làm việc với các nhà đầu tư và doanh nhân Đầu tư vào du lịch là đầu tư vào một „thị trường của người mua‟. Chính quyền tại các điểm đến du lịch trên toàn châu Á hiện đang tích cực mời gọi và tìm cách thu hút các nhà đầu tư. Điều tất yếu là những nơi không chủ động trong cách tiếp cận nhà đầu tư sẽ không đạt được kết quả như mong đợi. Tỉnh Quảng Ninh cần phải xây dựng một cách tiếp cận toàn diện và chủ động nhằm thu hút các nhà đầu tư, bao gồm: Xây dựng trang web được thiết kế tốt và có nội dung toàn diện; Xây dựng những dữ liệu toàn diện và chính xác về du lịch Quảng Ninh; Đưa ra những đề xuất hấp dẫn nhà đầu tư, Tham dự các hội nghị du lịch, Phát triển các buổi tiếp xúc nhà đầu tư để xúc tiến đầu tư về du lịch
Tiểu kết chương 3.
Trên cơ sở định hướng chiến lược phát tiển du lịch của tỉnh, qua khảo sát thực tiễn thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tại tỉnh, tác giả đã đưa ra một số giả pháp nhằm góp phần phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Quảng Ninh, gồm các giải: Giải pháp về sản phẩm du lịch, xây dựng tập trung vào 4 sản phẩm du lịch đặcthù, Lập bản đồ địa chỉ khu du lịch đưa khách tham quan đến, Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch , Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho du lịch, Xúc tiến, quảng bá cho hoạt động du lịch, Thu hút, tìm kiếm nguồn vốn đầu tư ở trong nước và nước ngoài cho các dự án phát triển du lịch.
Trong khuôn khổ chương 3, tác giả được thể hiện với những định hướng phát triển cho từng nội dung, không chỉ dừng lại ở những định hướng hoạt động mà tác giả đã mạnh dạn đề xuất các hành động thực tiễn cho từng hạng mục để làm rõ tính cấp bách và thiết thực của từng vấn đề nghiên cứu. Các giải pháp nhằm mục tiêu xây dựng và khai thác sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù của tỉnh một cách hiệu quả nhất, nhằm đáp ứng chủ trương, chính sách của tỉnh trong việc định hướng phát triển du lịch Quảng Ninh trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn đứng đầu Việt Nam và mang tầm vóc quốc tế.
KẾT LUẬN
Các đối tượng văn hoá (tài nguyên du lịch nhân văn) chính là tiền đề để tạo nên các loại hình du lịch văn hoá đặc sắc, các sản phẩm du lịch độc đáo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục…gần đây du lịch văn hoá được xem là sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách quốc tế Ngoài lợi ích về kinh tế, du lịch văn hoá cho quốc gia, cho vùng, cho nhà kinh doanh du lịch rất nhiều lợi ích khác mà không phải bất kỳ loại hình du lịch nào cũng có thể mang lại, đó là việc nâng cao hiệu quả về mặt xã hội. Chỉ có du lịch văn hoá mới có thể nâng cao “chất” trong du lịch, nâng cao nét đẹp, giữ gìn văn hoá đối với cả khách du lịch, với nhân dân địa phương và với các nhà kinh doanh du lịch. Chính vì thế, qua du lịch văn hoá, nhà nước có thể điều chỉnh, giữ gìn và phát huy một cách tốt nhất nền văn hoá của quốc gia mình.
Du lịch hiện nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến của hầu hết tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đời sống con người ngày càng nâng cao. Du lịch đã trở thành một nhu cầu trong đời sống văn hóa của con người. Hoạt động du lịch đã khai thác rất nhiều các yếu tố văn hóa có liên quan đến các di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống, những môn nghệ thuật dân gian và những giá trị văn hóa phi vật thể khác luôn là những chủ đề nghiên cứu, xây dựng sao cho những tài nguyên du lịch văn hóa đó trở thành những sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc. Mục đích của việc khai thác các yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch văn hóa nhằm giúp cho du khách có thể hiểu được lịch sử của mỗi vùng miền, mỗi địa danh và cảm nhận được những nét văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch văn hóa còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nó giúp cho thế hệ trẻ hình thành nhân cách và thế giới quan trên nền tảng truyền thống đồng thời có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống ấy. Hiện nay, sự phát triển của sản phẩm du lịch văn hóa đang là bước đi đúng đắn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành du lịch Việt Nam: “ du lịch Việt Nam muốn phát triển, tất yếu phải khai thác và sử dụng các giá trị truyền thống, cách tân
và hiện đại hóa sao cho phù hợp, hiệu quả”. Trên cơ sở phân tích, hệ thống, tổng hợp, vận dụng và phân tích các khái niệm có liên quan, luận văn đã hệ thống rõ cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động du lịch văn hóa,sản phẩm du lịch văn hóa…tác giả đi sâu vào phât tích thực trạng hoạt động du lịch văn hóa, tập trung vào phân tích thực trạng của 4 sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của tỉnh là Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh gắn với nhà Trần, Hoạt động văn hóa lễ hội, Hoạt động tham quan các di tích lịch sử - văn hóa gắn với vương triều Trần, Hoạt động ẩm thực. Thông qua thực trạng hoạt động du lịch văn hóa, sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh, tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh.
. Toàn bộ những nội dung trên đã đáp ứng mục tiêu của chương một là xây dựng cơ sở lý luận và định hướng cho việc tiếp cận phân tích các tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
1. Trần Thúy Anh, Triệu Thế Việt, Nguyễn Thu Thủy, Phạm Thị Bích Thủy, Phạm Quang Anh (2014), Giáo trình du lịch văn hóa, những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
2. Trần Thúy Anh, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa, Văn hóa ứng xử trong du lịch, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Bảo tàng Du lịch Việt Nam (2013), Văn hóa Hạ Long trên vùng đất Quảng Ninh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
4. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Quảng Ninh (1998), Quảng Ninh đất và người, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
5. Trần Lâm Biền (2001), Trang trí mĩ thuật truyền thống của người Việt, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
6. Phan Kế Bính( 2011), Phong tục Việt Nam,Nxb Văn học, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Chiến (2004), Văn hóa trong phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam,Nxb Trẻ, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2009),Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương, Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, Nxb Thống kê, Hà Nội.
10. Hà Nam Khánh Giao, Nguyễn Văn Bình (2011), Giáo trình nghiệp vụ nhà hàng,Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.
11. Hội đồng quốc tế các di chỉ và di tích (ICOMOS, 1999), Công ước quốc tế về du lịch văn hóa.
12. Nguyễn Đình Hòe,Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững,Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
13. Trần Thị Minh Hòa, Nguyễn Văn Đính (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Lao động-xã hội, Hà Nội.
14. Vũ Ngọc Khánh (2013), Làng Văn hóa cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
15. Đinh Trung Kiên (2000), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
16. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Vũ Đức Minh, Tổng quan về du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Phạm Xuân Nam, Văn hóa và kinh doanh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Phan Ngọc ( 2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học,Hà Nội.
20. Trần Nhoãn, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh du lịch lữ hành, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.21. Đỗ Quỳnh Phương (1993), Quảng Ninh-Hạ Long miền đất hứa, Nxb Thế giới, Hà Nội.
22. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Di sản Văn hóa, Nxb Lao Động.
23. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Du lịch, Nxb Lao động.
24. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh (2014), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
25. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh (2012), Báo cáo công tác quản lý hoạt động du lịch năm 2012 và Phương hướng nhiệm vụ năm 2013.
26. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh (2012), Báo cáo công tác quản lý hoạt động du lịch năm 2013 và Phương hướng nhiệm vụ năm 2014.
27. Tổng cục Du lịch Việt Nam Trung tâm Công nghệ thông tin du lịch(2004), Non nước Việt Nam, Nxb XN in Thống Kê thành phố Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chí Minh
28. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
29. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu,Nguyễn Kim Hồng, Địa lý du lịch (1999), Nxb thành phố Hồ Chí Minh.