Hệ Thống Thông Tin Liên Lạc- Bưu Chính Viễn Thông

tại các nhà hàng phần lớn chưa có năng lực chuyên nghiệp và thường xuyên thay đổi. Một số nhà hàng nổi ven bờ Vịnh Hạ Long đang là một trong những yếu tố tác động tiêu cực đối với môi trường biển của Di sản thiên nhiên thế giới.

2.2.3.3. Các trung tâm thương mại và dịch vụ

*Halong Marine Plaza – Điểm đến lý thú cho mùa Carnaval Quảng Ninh

Carnaval là một trong những sự kiện lớn nhất trong năm tại TP Hạ Long thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tham dự. Ngoài sự kiện chính diễn ra tại đường Hoàng Quốc Việt thì các hoạt động sôi nổi khác diễn ra tại Tổ hợp thương mại và giải trí Halong Marine Plaza trong cũng rất được chờ đợi.

Mỗi năm một lần, vào dịp hè, không chỉ du khách trong và ngoài nước mà người dân TP Hạ Long cũng luôn mong ngóng và chờ đợi đến dịp lễ hội Carnaval – một sự kiện lớn nhất trong năm. Lễ hội này không chỉ khẳng định vị trí và tầm quan trọng của một trong những thành phố du lịch biển thu hút nhất miền Bắc mà còn mang đến không khí sôi động, rực rỡ, báo hiệu một mùa hè, một mùa du lịch đã đến.

Bảo tàng truyền thống, Trung tâm Thương mại Bãi Cháy, Trung tâm thương mại Vincom Centrer Hạ Long…, Sân golf quốc tế Móng Cá (Mongcai International Golf Club)

Là sân golf bên bờ biển đầu tiên của Việt Nam . Sân golf quốc tế Móng Cái tạo thêm cho du lịch Móng Cái cũng như du lịch Quảng Ninh một sản phẩm hấp dẫn, góp phần thúc đẩy kinh tế.

Sân golf 18 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế, nằm trên những bãi cát được trồng cỏ công phu chạy dọc theo bờ biển dài 3km, bên cạnh bãi tắm Trà Cổ nổi tiếng. Ðây là sân golf bờ biển đầu tiên ở nước ta với hai sân riêng biệt: một sân tập luyện và một sân thi đấu. Tuy nhiên, Các khu vui chơi giải trí, mua sắm trên địa bàn tỉnh tuy nhiều nhưng thiếu các trung tâm vui chơi giải trí thú vị, thu hút khách du lịch, thiếu các trung mua sắm các mặt hàng thời trang cao cấp, các khu vui chơi giải trí chất lượng cao, các Sòng bạc, các sân goft mảng đẳng cấp quốc tế. Trong vòng vài năm tới, Quảng Ninh sẽ triển khai mạnh mẽ rất nhiều các chiến lược để tăng lượng khách du

lịch đến tỉnh. Tỉnh đã đề ra mục tiêu đạt ít nhất 10,5 triệu lượt khách du lịch vào năm 2020.

2.2.3.4.Dịch vụ vận chuyển.

Hiện nay, khách du lịch có thể đến Quảng Ninh và các điểm du lịch trọng điểm trong tỉnh bằng cả đường bộ và đường biển. Tỉnh kết nối với các các tỉnh lân cận thông qua mạng lưới các quốc lộ và đường giao thông, nhưng hiện nay nhiều con đường đang trong tình trạng xuống cấp, làm tăng đáng kể thời gian lưu thông trên đường đến Quảng Ninh. Hiện có 3 tuyến quốc lộ chính với tuyến có lưu lượng xe cộ lớn nhất là tuyến thành phố Hà Nội đi thành phố Hạ Long (khoảng cách 160 km), thành phố Hải Phòng đi thành phố Hạ Long (khoảng 30 cách 70 km) và thành phố Móng Cái đi thành phố Hạ Long (khoảng cách 170 km). Do tình trạng đường xuống cấp, tốc độ giao thông trung bình thường chỉ đạt 50km/h, khiến cho việc giao thông đi lại tốn nhiều thời gian hơn dù chỉ trên một đoạn đường ngắn. Hiện chưa có tuyến tàu lửa tốc hành đến Quảng Ninh (mặc dù hiện nay có một tuyến đường sắt cho tàu chở hàng). Khách du lịch cũng có thể đến Quảng Ninh bằng đường biển qua nhiều cảng tàu khác nhau trên địa bàn tỉnh, chẳng hạn như cảng Hồng Gai, Bãi Cháy, Tuần Châu và Cái Rồng, v.v.. trong đó, Bãi Cháy là cảng tàu du lịch phổ biến nhất, còn Hồng Gai và Tuần Châu chỉ là các cảng phụ. Trong số đó có cảng Bãi Cháy và Tuần Châu là có cơ sở hạ tầng tốt, các cảng khác hiện vẫn còn thiếu về cơ sở vật chất, chưa đủ và không có các loại biển báo và các thông tin cần thiết thường bằng tiếng nước ngoài cho khách du lịch quốc tế. Do không có sân bay nên tất cả khách du lịch sử dụng đường hàng không đến sân bay quốc tế Nội Bài – Hà Nội và sân bay Cát Bi - Hải Phòng, rồi sau đó đến Quảng Ninh bằng đường bộ. Về phương tiện đi lại, khách du lịch có thể đến thành phố Hạ Long bằng xe taxi, xe tuyến, xe thuê hoặc tàu biển. Để đi thăm vịnh, khách du lịch có thể sử dụng tàu nghỉ đêm hoặc tàu tham quan du lịch thông thường. Về chất lượng phục vụ khách du lịch, tàu nghỉ đêm trên vịnh thường cung cấp được những dịch vụ chất lượng cao, tuy nhiên xe khách và các phương tiện giao thông khác thì lại chưa đáp ứng được đầy đủ tiện nghi và dịch vụ còn yếu kém. Mặc dù có

các tuyến xe khách đi từ Hà Nội đến Hạ Long và các thành phố khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhưng tại các bến xe không có đầy đủ biển báo và bảng tin ở những khu du lịch có khách du lịch quốc tế nhằm cung cấp các thông tin cần thiết và hướng dẫn tuyến đường bằng tiếng nước ngoài. Hầu hết lái xe khách và lái xe taxi không biết nói tiếng Anh, đó cũng chính là một rào cản trong việc thu hút khách quốc tế đến với Quảng Ninh.

Đường bộ: Xe ô tô du lịch có khoảng 250 xe ô tô với 7.500 chỗ ngồi. [26, Tr. 13]. Hệ thống các tuyến xe khách vận chuyển khách liên tỉnh, các tuyến xe khách nội tỉnh, các hãng taxi ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng phục vụ đảm bảo tốt công tác phục vụ nhu cầu của khách du lịch và nhân dân toàn tỉnh. Ngoài ra tại địa điểm du lịch còn có xe đạp, xe xích lô, xe ba bánh phục vụ nhu cầu của khách tham quan du lịch.

Đường thủy nội địa: theo thống kê hiện tại, Tàu du lịch có gần 500 tàu với

14.000 ghế ngồi; trong đó tàu có cơ sở lưu trú có 169 tàu, với 1.870 phòng, 3.800 giường, số tàu du lịch trên của 130 doanh nghiệp. [26, Tr. 13]

Hiện trên Vịnh Hạ Long có gần 500 tàu khách tham quan Vịnh. Cùng với sự cạnh tranh gay gắt, nhiều doanh nghiệp vận tải đã mạnh dạn đổi mới phương tiện, đầu tư nhiều tàu chở khách đạt tới độ sang trọng. Trên địa bàn tỉnh còn có các cảng lớn như Cảng Cái Lân, Cảng Cửa Ông, Cảng Hòn Nét, Cảng Mũi Chùa, Cảng Vạn Gia, Càng Tuần Châu. Tuy nhiên các cảng này chủ yếu phục vụ việc vận chuyển, vùng neo đậu chuyển tải hàng hoá chưa phục vụ nhiều cho hoạt động kinh doanh du lịch.

Đường thủy quốc tế: Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu được đi vào hoạt động theo Quyết định số 3465/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải. Cảng có tổng diện tích 1.728.133m2 (bao gồm cả vùng nước neo đậu và vùng nước cửa cảng), diện tích mặt nước 661.197m2, chiều dài neo đậu 6.030m, độ sâu tối thiểu 10m và tối đa là 17m, sức chứa trên 2.000 tàu.

Cảng hàng không: Sân bay trực thăng Bãi Cháy đang khai thác và sân bay trực thăng Tuần Châu phục vụ du lịch. Ngoài ra, Dự án sân bay trên đảo Vân Đồn, Quảng Ninh.(Cảng hàng không quốc tế Quảng Ninh hay Sân bay quốc tế Vân

Đồn) Sân bay này được xây dựng với mục đích phục vụ du lịch, đưa du khách đến thăm quan di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh, đồng thời phục vụ nhu cầu đi lại chất lượng cao của người dân Quảng Ninh. Sân bay sẽ được xây dựng trên diện tích khoảng 400ha, tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn. Tổng vốn đầu tư cho dự án gần 2 tỷ USD, được chia làm 3 giai đoạn, dự kiến sân bay được khởi công trong năm 2015.

Chất lượng cơ sở hạ tầng đủ để tạo trải nghiệm tốt cho khách du lịch. Phạm vi các phương thức vận chuyển bao gồm xe khách, xe buýt, taxi, xe lửa, tàu thuyền, xe cho thuê. Chất lượng vận tải bao gồm chất lượng xe và dịch vụ. Khả năng tiếp cận và truyền thông về lịch trình, phí và bố trí đầy đủ các biển chỉ dẫn ở các khu vực. Quốc tế hóa với biển chỉ dẫn bằng tiếng nước ngoài và trình độ ngoại ngữ của nhân viên phục vụ.

Trong số ba tuyến quốc lộ chính nối Quảng Ninh với các tỉnh khác, tuyến Hà Nội đi Hạ Long là tuyến có lưu lượng giao thông cao nhất. Do chất lượng đường xá kém, tốc độ giao thông trung bình chỉ đạt 50km/giờ khiến cho thời gian đi Quảng Ninh phải mất bình quân từ 3 đến 6 giờ đồng hồ. Việc đi xe cũng không tạo điều kiện thoải mái cho khách du lịch, có những xe khách không có hệ thống điều hòa, rất nhiều đoạn đường xấu và chỉ có ít đoạn đường đẹp. An toàn là một mối quan tâm khác của nhiều khách du lịch bởi nhiều xe khi vượt nhau toàn chạy vượt lấn sang phần đường của xe chạy ngược chiều do bề rộng của quốc lộ không đủ để cho phép xe vượt nhau ở cả hai chiều. Điều này làm nản lòng nhiều khách du lịch nước ngoài vì phần lớn họ đến Hà Nội và không muốn một 66 chuyến đi kéo dài 3 giờ đồng hồ để đến với Hạ Long. Tuyến quốc lộ lớn thứ hai là tuyến cao tốc nội tỉnh nối Móng Cái và Hạ Long, đi qua nhiều thành phố lớn của tỉnh. Tuyến đường này dài 170km, tốc độ di chuyển đạt trung bình là 60km/giờ, có điều kiện lưu hành tương tự như trên quốc lộ Hà Nội – Hạ Long. Tuyến quốc lộ chính thứ 3 là tuyến giữa thành phố Hạ Long và thành phố Hải Phòng. Khoảng cách tương đối ngắn, khoảng 60km với lưu lượng giao thông thấp hơn nhưng tình trạng đường cũng rất kém.

Về hệ thống xe buýt công cộng, tỉnh còn thiếu nhiều bến xe buýt và đó là thách thức đối với những khách đi du lịch một mình, không theo tour. Nhiều trạm xe buýt lại đặt ở những vị trí không thuận lợi, cách xa bờ biển hoặc những điểm du lịch chính và không phù hợp cho khách du lịch quốc tế do không có lịch trình và vé in bằng tiếng nước ngoài, không có biển chỉ dẫn và nhân viên biết ngoại ngữ. Các khu vực quan trọng như Bãi Cháy và đảo Tuần Châu có bố trí hợp lý số lượng bến tàu du lịch nhưng ở những nơi khác chưa phát triển thì chưa có bến cảng phù hợp. Ở cảng khách du lịch Tuần Châu, khu nhà chờ có chất lượng tốt, chỗ ngồi trong nhà và ngoài trời thoải mái và có đủ tiện nghi cho khách du lịch, nhưng còn thiếu các biển chỉ dẫn ra tàu và xung quanh khu vực bến, nhân viên phục vụ không được đào tạo về các kỹ năng tiếng Anh để trợ giúp khách du lịch. Cảng tàu du lịch Bãi Cháy là cảng đón nhiều khách du lịch nhất, có nhà chờ rất tốt, tiện nghi và nhân viên được đào tạo bài bản. Chất lượng tổng thể là tốt nhưng vẫn còn một số điều cần cải thiện hơn nữa như bố trí biển chỉ dẫn bằng tiếng Anh và có sẵn những lựa chọn vé khác nhau trong cùng ngày. Những cảng nhỏ hơn như Hồng Gai và Cái Rồng với lượng khách trung bình, không có cơ sở hạ tầng và dịch vụ phù hợp với phát triển du lịch quốc tế. Những thiếu sót lớn ở những nơi này là cơ sở vật chất đã rất cũ và chất lượng bảo trì nhà chờ kém, hầu như không có hỗ trợ và dịch vụ bằng tiếng Anh. Cảng Cái Rồng không có khu nhà chờ và hoạt động lên, xuống tàu cũng khó khăn do không có lối lên tàu. Hiện nay đã có một số quy hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng dự kiến thực hiện trong khu vực vào những năm tới đây, điều đó sẽ giúp gỡ bỏ rào cản về giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh. Dự án nâng cấp đường cao tốc từ Hà Nội và Hải Phòng đi Hạ Long dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2015 và sẽ giảm đáng kể thời gian di chuyển của khách du lịch đến Vịnh Hạ Long. Theo ước tính, thay vì mất 2 giờ đi từ Hạ Long đến Hải Phòng thì tới đây sẽ chỉ còn khoảng 40 phút và thay vì mất 3 giờ hoặc hơn để đến Hà Nội, thì thời gian chuyến đi sẽ rút lại còn khoảng 2 giờ. Tháng 9 vừa qua, trong khuôn khổ Triển lãm xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản 2013, dự án cầu.

Như vậy, về Phương tiện vận chuyển phục vụ Khách du lịch tại địa phương ngày càng tăng về cả số lượng và chất lượng phục vụ, các loại hình vận chuyển…đáp ứng rất tốt nhu cầu sử dụng của khách du lịch, mang lại sự lựa chọn phong phú đa dạng cho nhu cầu sử dụng phương tiện của du khách đồng thời tăng thêm hiệu quả kinh doanh du lịch cho địa phương. Tuy nhiên, về phương tiện vận chuyển vẫn còn tồn đọng một số vấn đề như phương tiện vận chuyển đường thủy chưa an toàn, Sức chứa của tài, thuyền chính quyền địa phương vẫn chưa kiểm tra giám sát sát sao, tàu thuyền chưa đảm bảo chất lượng vẫn lưu hành và phục vụ khách du lịch, vẫn còn tai nạn đáng tiếc xảy ra như chìm tàu làm thiệt hại về người và của.

2.2.4.Cơ sở hạ tầng

Phát triển hạ tầng cơ sở du lịch được coi là Chìa khóa quan trọng đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc gia và quốc tế. Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành từ Trung ương đến tỉnh, diện mạo du lịch Quảng Ninh đang thay đổi từng ngày theo hướng tích cực. Trong đó, công tác đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch không ngừng được tăng cường và phát huy hiệu quả

2.2.4.1.Mạng lưới giao thông

Hệ thống giao thông tỉnh Quảng Ninh bao gồm: giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa, giao thông đường biển, giao thông đường sắt và các cảng hàng không.

Dụ vụ vận chuyển trên địa bàn tỉnh bao gồm vận chuyển đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường biển, đường sắt và các cảng hàng không.

Đường bộ:

- Quốc lộ: có 5 tuyến với 381 km; trong đó chủ yếu đường đạt cấp IV, cấp III, còn lại 32 km đường Quốc lộ 279 (84%) đạt cấp V mặt đường đá dăm nhựa;

- Đường tỉnh: có 12 tuyến với 301 km, trong đó đường đạt cấp IV, cấp III là 154 km (chiếm 51%), còn lại là cấp thấp, chủ yếu là mặt đường đá dăm nhựa.

- Đường huyện: tổng số 764 km; đã cứng hoá mặt đường 455 km, đạt 60%; khối lượng còn lại cần đầu tư 309 km, chiếm 40%.

- Đường xã: tổng số 2.233 km đường xã; đã cứng hoá mặt đường 527 km, đạt 24%; khối lượng còn lại cần đầu tư 1,706 km, chiếm 76%.

Bến, tuyến vận tải khách

- Bến xe khách: toàn tỉnh có 16 bến xe trong đó 6 bến xe liên tỉnh hỗn hợp;

- Tuyến vận tải khách: toàn tỉnh có 125 tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh và liên tỉnh liền kề; 18 tuyến vận tải khách nội tỉnh và 11 tuyến xe buýt.

Đường thuỷ nội địa:

- Bến: toàn tỉnh có 96 bến thuỷ nội địa;

- Luồng: đã đưa vào cấp quản lý 642 km đường thuỷ nội địa.

Đường biển phục vụ công tác vận tải thuỷ bao gồm các bến cảng và hệ thống luồng, lạch. Ở Quảng Ninh, trong 14 huyện, thị xã, thành phố chỉ duy nhất Bình Liêu là huyện không có vận tải thuỷ, 13 huyện, thị xã, thành phố còn lại đều có sông, suối hoặc ở ven biển nên thuận lợi trong vận tải thuỷ. Toàn tỉnh có 5 cảng biển (Cảng Cái Lân, Cảng Vạn Gia,Cảng Cửa Ông, Cảng Hòn Nét, Cảng Mũi Chùa) và (9 khu bến) thuộc Danh mục cảng biển trong Quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Đường sắt: Toàn tỉnh có 65 km đường sắt quốc gia thuộc tuyến Kép-Hạ Long (hiện nay đang cải tạo tuyến Yên Viên – Cái Lân khổ đôi 1,0m và 1,435m). Ngoài ra còn có hệ thống đường sắt chuyên dùng ngành than.

Các cảng hàng không: Trong thời kỳ chiến tranh, có một số sân bay trực thăng phục vụ quân sự; đến nay, chỉ còn sân bay trực thăng Bãi Cháy đang khai thác và sân bay trực thăng Tuần Châu phục vụ du lịch.

2.2.4.2. Hệ thống cấp thoát nước

Quảng Ninh đã xây dựng được hệ thống các nhà máy nước có công suất lớn, đáp ứng đủ nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất.Toàn tỉnh còn có 69 công trình hồ, đập các loại. Hệ thống hồ, đập chính tập trung tại các vùng nông nghiệp như huyện Đông Triều, Yên Hưng và các huyện miền Đông. Hệ thống này gồm 7 công trình với tổng trữ lượng 222 triệu m3, có khả năng cung cấp nước tưới cho 28.500 ha; trong đó công trình lớn nhất là hồ Yên Lập (thuộc dịa phận huyện Yên Hưng) với

trữ lượng 118 triệu m3, có khả năng cung cấp nước tưới cho 10.000 ha và cung cấp nước sinh hoạt cho 100.000 dân.

Bảng 2.2. Hệ thống cấp thoát nước tại tỉnh Quảng Ninh


STT

Tên nhà máy

Công suất thiết kế

1

Nhà máy nước Diễn Vọng

60.000 m3/ngày đêm

2

Nhà máy nước Đồng Ho

20.000 m3/ngày đêm

3

Nhà máy nước Mạo Khê

12.000 m3/ngày đêm

4

Nhà máy nước Uông Bí

8.000 m3/ngày đêm

5

Nhà máy nước Móng Cái

5.000 m3/ngày đêm

6

Nhà máy nước Quảng Yên

5.000 m3/ngày đêm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch - 11

(Nguồn: Tác giả của luận văn)

2.2.4.3.Hệ thống doanh nghiệp.

Tính đến ngày 30/06/ 2010, trên địa bàn Quảng Ninh hiện có khoảng 12.852 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, kinh doanh với tổng số vốn đăng ký 98.778 tỷ đồng.

Trong đó có 2042 Công ty cổ phần (vốn 29.136 tỷ); 2513 Công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (vốn 5.714 tỷ); 235 Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (vốn 13.459 tỷ); 1102 DNTN (vốn 1.078 tỷ). Các doanh nghiệp này phân bổ theo lĩnh vực: Công nghiệp; Thương mại, du lịch, dịch vụ; Nhà hàng, khách sạn; Nông - lâm- ngư nghiệp và các lĩnh vực khác.

2.2.4.4. Hệ thống thông tin liên lạc- Bưu chính viễn thông

Hệ thống bưu chính viễn thông đã đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ điều kiện đáp ứng được các nhu cầu và hình thức thông tin. Mạng viễn thông được trang bị các thiết bị kỹ thuật số với công nghệ tiên tiến, hiện đại, đa dịch vụ. Đặc biệt Vinaphone đã lắp đặt trạm BTS trên đảo Ti Tốp (Vịnh Hạ Long) nên đã phủ sóng di động cơ bản trên Vịnh Hạ Long, góp phần phục vụ tốt nhu cầu du lịch trên Vịnh. Mạng BTS đang được triển khai ở khu vực di tích danh thắng Yên Tử (thị xã Uông Bí) và Núi Bài Thơ (thành phố Hạ Long). Mạng thông tin di động của mạng Vinaphone, Viettel, Mobiphone và mạng S-phone đã phủ sóng 14/14 huyện, thị xã, thành phố cùng nhiều đảo xa của tỉnh.

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 03/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí