Nhu Cầu Đối Với Dịch Vụ Đặc Trưng


Thông thường nghề

nghiệp có liên quan chặt chẽ

với trình độ

văn

hóa, thu nhập. Các yếu tố này đều ảnh hưởng lớn tới nhu cầu du lịch. Vì vậy, nghiên cứu khách theo nghề nghiệp sẽ phân tích được khả năng nhận thức, sở thích, khả năng chi trả của từng loại khách để có khả năng cung ứng phù hợp.

Khách có thu nhập cao: đây là số gia đình có mức sống giàu có. Theo số liệu của Nguyễn Thị Hải (2002), số hộ này chiếm khoảng 18,9% số dân của Hà Nội. Theo điều tra của tác giả năm 2012 và năm 2014 ở 4 quận nội thành Hà Nội ở các ngành nghề khác nhau thì có khoảng 39,4% có mức thu nhập từ 6 triệu đến 10 triệu/ tháng/ 1 người trở lên. Họ hầu hết là những người kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ tư nhân, những hộ buôn bán cỡ vừa và lớn hoặc một số lao động trong các ngành nghề có thu nhập cao như dầu khí, ô tô, giáo viên, viên chức …, hoặc có một số người tham gia liên doanh, đối tác với nước ngoài. Thu nhập hàng tháng của họ từ 6 – 10 triệu đồng trở lên. Những người có thu nhập cao này có nhu cầu du lịch nhiều hơn. Họ chọn những dịch vụ tiện nghi và sang trọng.

Khách có thu nhập trung bình từ 3 triệu đến dưới 6 triệu/ tháng/ 1 người. Số này chiếm đa số ở Hà Nội. Họ là những cán bộ, công nhân, viên chức trong các cơ quan hành chính, sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, người làm nghề tự do… Họ là những người có văn hóa, trình độ và có nhu cầu du lịch cao, ở Hà Nội thì bộ phận này chiếm khoảng 45,9% .

Người có thu nhập thấp dưới 3 triệu đồng tháng/ 1 người, phần lớn là

những người lao động nông nghiệp hoặc chưa có việc làm ổn định, họ

sống chủ yếu ở khu vực ngoại thành. Trình độ văn hóa của họ không cao và tất nhiên nhu cầu du lịch cũng như khả năng chi trả của họ đều rất thấp.


Nếu có đi du lịch thì các chuyến đi của họ thường đông người và sử dụng những dịch vụ rẻ tiền. Ở Hà Nội bộ phận này chiếm khoảng 13,1%.


13.1


47.5


39.4

Như vậy, người dân ở Hà đều có thu nhập cao và trung bình, thu nhập thấp rất ít, họ có khả năng chi trả cho mình những chuyến đi DLCT.



Dưới 3 triệu/ tháng/ gia đình


Từ 3 triệu – dưới 6 triệu/ tháng/ gia đình

6 triệu – 10 triệu đồng trở lên/ gia đình


Hình 2.3. Cơ cấu thu nhập mẫu phiếu điều tra

(Nguồn: số liệu điều tra)


2.3.2.4. Số người trong gia đình

Theo điều tra của tác giả qua 2 đợt khảo sát 2012, 2014 ở 4 quận nội thành Hà Nội, số người trong gia đình chủ yếu là 3 đến 5 người. Vì vậy khi đi DLCT họ thường đi theo cả gia đình hoặc đi theo nhóm từ 2 hoặc 3 người trở lên. Vì vậy các công ty lữ hành ở Hà Nội và các điểm đón khách DLCT cần tổ chức, tiếp thị sản phẩm phù hợp với các nhóm nhỏ.

2.3.3. Nhu cầu, sở thích

Để nghiên cứu nhu cầu, sở thích du lịch của một khu vực nào đó cần có nguồn số liệu thống kê về số lượng khách và những hoạt động du lịch của họ trong một thời gian nhất định. Song các cơ quan du lịch của Hà Nội


chỉ theo dõi được lượng khách từ các nơi tới Hà Nội chứ không theo dõi


được lượng người Hà Nội đi DLCT

ở các nơi khác. Để

khắc phục khó


khăn về nguồn số liệu và để biết được số lượng người Hà Nội đi DLCT cũng như nhu cầu, sở thích của họ về dịch vụ. Không còn cách nào khác là

tiến hành điều tra xã hội học. Tác giả

đã căn cứ

vào cơ

cấu dân cư các


quận nội thành Hà Nội, tiến hành điều tra nhu cầu, sở thích của người dân


Hà Nội theo một bảng hỏi được xây dựng riêng (xem phần phụ lục 1)


thuộc mọi ngành nghề, lứa tuổi. Vì thời gian có hạn nên tác giả chỉ tiến hành điều tra được 4 quận nội thành Hà Nội (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa).

Kết quả điều tra đợt 1, tiến hành năm 2012 với 127 phiếu, có 75


người đi nghỉ

cuối tuần trên 2 lần/ 1 năm chiếm 59,1% số

người được


hỏi. Họ phần lớn là học sinh – sinh viên, số còn lại là những cán bộ làm trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, cán bộ nghiên cứu, giáo viên. Một số ít là các nhà doanh nghiệp và những người làm các ngành nghề tự do khác. 35,4% đi DLCT 1­ 2 lần trong năm, còn lại 4,5% ít đi DLCT.

Phân tích kết quả điều tra đợt 2 năm 2014 với 158 phiếu, có 106


người đi nghỉ cuối tuần trên 2 lần chiếm 67,1% số người được hỏi, 28,5% đi từ 1 – 2 lần, 4,4% ít đi du lịch.

So sánh kết quả điều tra của hai năm 2012 và 2014 cho thấy lượng


nhu cầu đi DLCT tăng lên đáng kể (xem hình 2.4. ). Nhu cầu đi DLCT của người dân Hà Nội ngày càng tăng cao do sức ép từ công việc, môi trường sống ô nhiễm, người dân muốn đến những nơi có không khí trong lành, mát mẻ để nghỉ ngơi, thư giãn.


Đi 1 - 2 lần Đi > 2 lần

Không thường xuyên đi du lịch



4.4

28.5


67.1

Hình 2.4. Số lần đi DLCT trong năm của người dân Hà Nội

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Về cơ cấu khách tham gia DLCT của Hà Nội trong năm 2014

không có gì thay đổi so với 2012, học sinh – sinh viên, công chức nhà nước, giáo viên chiếm tỷ lệ lớn 64,7%, vì họ có nhiều thời gian rảnh rỗi cuối tuần. 35,3%, là nhân viên doanh nghiệp, tiểu thương, nghỉ

hưu và các ngành nghề tự do khác, đối tượng này thường đi du lịch

cuối tuần ít so với đối tượng trên do hạn chế về thời gian và đặc

điểm nghề nghiệp, họ thường có xu hướng đi du lịch dài ngày vào một thời điểm trong năm. (xem hình 2.5.)

Như vậy cho thấy số lượng cũng như cơ cấu người đi DLCT ở Hà

Nội chủ yếu là học sinh – sinh viên, công chức nhà nước, giáo viên vì

có nhiều thời gian nghỉ cuối tuần. Do đó, cần tổ chức các chương trình DLCT phù hợp với nhu cầu, sở thích của đối tượng này.






19.6

Học sinh – sinh viên

35.3




Công chức Nhà nước





Giáo viên



27.4





Các ngành nghề khác (Nhân viên doanh


17.7


nghiệp, tiểu thương, nghỉ hưu, nghề tự do)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch cuối tuần ở thị xã Sơn Tây - 10


Hình 2.5. Cơ cấu người đi DLCT ở Hà Nội

(Nguồn: Số liệu điều tra)

2.3.3.1. Nhu cầu đối với dịch vụ đặc trưng

Hiện nay, các hình thức hoạt động DLCT hết sức đa dạng và phong phú. Du khách có thể tham quan ngắm cảnh, nghỉ ngơi thư giãn, câu cá, bơi thuyền, bơi lội, đốt lửa trại, chơi thể thao (cầu lông, tennis, bóng chuyền)

… Tuy nhiên, hoạt động mà khách ưa thích là tham quan ngắm cảnh chiếm 27,5%, nghỉ ngơi thư giãn chiếm 25,4%. Ngoài ra các hoạt động vui chơi ngoài trời người dân Hà Nội cũng rất thích, tổng các hoạt động này chiếm

46,79% số người được phỏng vấn. Trong đó câu cá chiếm 7,4%, bơi

thuyền chiếm 6,65%, bơi lội chiếm 8,1%, lửa trại chiếm 15,14%, chơi thể thao 9,5% (xem bảng 2.6.).


Bảng 2.6. Hoạt động ưa thích của người dân Hà Nội tại điểm DLCT


Loại hình

Tỷ lệ (%)

Tham quan ngắm cảnh

27,7

Nghỉ ngơi, thư giãn

25,4

Câu cá

7,4

Bơi thuyền

6,65



Bơi lội

8,1

Lửa trại

15,14

Chơi thể thao

9,5

Tổng

100,0

(Nguồn: số liệu điều tra)

Khi được hỏi về mục đích của chuyến đi, có 40,1% khách đi DLCT để xả stress, 34,8% đi DLCT để có thời gian cùng gia đình, 25,1% đi DLCT để có thời gian cùng bạn bè. Như vậy, khách đi DLCT chủ yếu để xả stress và có thời gian bên gia đình. Điều này cũng dễ hiểu, do điều kiện làm việc áp lực, căng thẳng, cuộc sống bận rộn, ít có thời gian bên gia đình, con cái. Vì

vậy, các chuyến đi DLCT là để

có thời gian vui chơi, thư

giãn, sum vầy

cùng gia đình, xả stress, tái tạo lại sức lao động sau một tuần làm việc căng thẳng. Ngoài ra, các chuyến đi DLCT còn là khoảng thời gian vui chơi, giải trí cùng bạn bè, mở rộng các mối quan hệ. Đối tượng này chủ yếu là học

sinh – sinh viên. Họ

thường tổ

chức các chuyến đi DLCT cùng bạn bè,

thường từ

3 – 5 người trở

lên hoặc tổ

chức các hoạt động teambuiding

ngoài trời để hiểu nhau hơn và nâng cao kỹ năng sống của mình (xem bảng 2.7.)

Bảng 2.7. Mục đích đi du lịch cuối tuần


Mục đích

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Có thời gian cùng gia đình

50

34,8

Có thời gian cùng bạn bè

36

25,1

Xả stress

58

40,1

Tổng


100,0

(Nguồn: số liệu điều tra)

Người dân Hà Nội khi đi DLCT rất thích đến những nơi có biển, núi, làng quê yên bình để nghỉ ngơi, thư giãn, giải tỏa căng thẳng. Theo điều tra

của tác giả ở 4 quận nội thành Hà Nội thì người dân rất thích đi đến

những nơi có biển chiếm 32,8% số

người được hỏi, 30,75% số

người

được hỏi thích đến những nơi có núi. Họ chủ yếu là giáo viên, công chức


nhà nước, nhân viên viên doanh nghiệp, tiểu thương, học sinh – sinh viên, thích các hoạt động ngoài trời, bơi lội, tắm biển, leo núi, tham quan ngắm cảnh. Làng quê yên bình cũng là một địa điểm lý tưởng cho những chuyến DLCT của người dân thành thị chiếm 30,1%, chủ yếu là những người về hưu, giáo vên, công chức, học sinh – sinh viên đến để nghỉ ngơi, thư giãn,

tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ

cũng như

tìm hiểu văn hóa, lối

sống, phong tục của làng quê Việt Nam. Những địa điểm khác chiếm tỷ lệ ít 6,4%.

Nhìn chung, khi đi DLCT người dân Hà Nội thích đến những nơi có bãi biển, hồ nước, có núi, những vùng làng quê yên bình cũng rất được ưa thích. Sơn Tây có đầy đủ các điều kiện để đáp ứng các nhu cầu du lịch của người dân Hà Nội, có nhiều hồ nước nhân tạo như hồ Đồng Mô, hồ Xuân Khanh, Suối Hai, Khoang Xanh, KS Asean resort & spa … có thể tổ chức các hoạt động bơi lội, bơi thuyền, câu cá, có địa hình đồi núi xen kẽ có thể tổ chức cắm trại trong rừng như Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Sơn tinh caping ở Đồng Mô…, Làng cổ Đường Lâm – một vùng quê yên bình còn lưu giữ lại được những nét đẹp cổ kính của làng quê Việt Bắc Bộ, ở đây có không gian rộng du khách có thể thả diều, tập

làm nông dân, tham quan các di tích lịch sử, làng nghề thống…

thủ

công truyền


Bảng 2.8. Sở thích đối với các điểm tài nguyên du lịch của người dân Hà Nội



Loại điểm tài nguyên

Tỷ lệ %

Núi

30,75

Biển

32,8

Làng quê

30,1

Khác

6,4

Tổng

100

(Nguồn: số liệu điều tra)

Người đi DLCT còn quan tâm tới khoảng cách của điểm du lịch so với

nơi thường trú của họ. Nghiên cứu yếu tố

này sẽ

cho biết khoảng cách

được ưa thích, từ đó có thể ưu tiên lựa chọn tài nguyên nằm trong khoảng cách phù hợp. Theo điều tra của tác giả, số người thích khoảng cách từ 36

– 75 km đi từ 1 đến 2 giờ chiếm tỷ lệ cao nhất 47,5%; sau đó là số người thích khoảng cách đi đường dưới 1 giờ từ 15 – 35 km 28,5%; khoảng cách xa hơn hoặc quá gần thường ít được ưa thích (xem bảng 2.9.).

Bảng 2.9. Sở thích về khoảng cách tới các điểm du lịch cuối tuần


Khoảng cách

(km)

Thời gian đi đường

(giờ)

Số lượng người

ưa thích

Tỷ lệ người

ưa thích (%)

< 20

0,5

7

4,4

20 ­ 35

< 1

45

28,5

36 ­ 75

1 ­ 2

75

47,5

76 ­ 100

2 – 2,5

18

11,4

>100

> 2,5

13

8,2

Tổng


158

100,0

(Nguồn: số liệu điều tra) Như vậy Sơn Tây có đầy đủ các điều kiện tự nhiên, khoảng cách gần,

cách Hà Nội hơn 40 km về

phía Tây, giao thông thuận lợi đáp

ứng nhu

cầu, sở thích của người dân Hà Nội. Đây hứa hẹn là một điểm DLCT hấp dẫn của người dân thành phố.

2.3.3.2. Nhu cầu đối với dịch vụ chính

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2023