đất, tên người Sơn Tây như: Làng cổ Đường Lâm, chùa Mía, đền và lăng Ngô Quyền, đền Phùng Hưng, đình Mông Phụ, đồi "Hổ Gầm", giếng sữa "Chuông Sa", Thành cổ Sơn Tây, Đền Và…
Thành cổ Sơn Tây
Nằm ở trung tâm thị xã, là một công trình kiến trúc cổ được xây dựng vào năm 1822 thời Vua Minh Mệnh triều Nguyễn. Thành được xây dựng
hình tứ
giác theo kiểu Vauban (Vauban tên nhà kiến trúc sư
người Pháp
sống thế kỷ XVII). Bốn mặt thành có bốn cổng ra vào. Cửa tiền trông ra phố Ba Vì (nay là phố Quang Trung). Cửa hậu trông ra phố Hậu An (nay là phố Lê Lợi). Tường thành được xây bằng đá ong cao 5m, bên trong tường đắp đầy đất. Quanh thành có hào sâu 3m, rộng 20m. Trong thành có xây dựng vọng lâu cao 18m, có cột cờ, điện kính thiên, giếng nước, trại lính... cùng với chiến lũy Phù Sa thành Sơn Tây là một căn cứ kháng Pháp xâm lược nước ta. Sau này, trong thành Sơn Tây được xây dựng dinh làm việc của quan Tổng đốc, Đốc học, Đề đốc...
Qua thời gian, thành Sơn Tây đã bị hư hại nhiều. Cổng thành phía
đông đã mất, các cổng khác bị cây cối xâm thực, hư hỏng nặng. Thành đá
ong này còn chỉ còn nền móng. Hiện nay, thành Sơn Tây đã được quy
hoạch nhằm từng bước khôi phục cổng, khôi phục các công trình kiến trúc trong thành như điện kính thiên, cột cờ... Và nơi đây trở thành một điểm du lịch văn hóa của quê hương xứ Đoài hấp dẫn khách du lịch.
Làng cổ Đường Lâm
Làng Cổ Đường Lâm cách thị xã Sơn Tây 4km, là một làng Việt cổ ở Trung du. Đây là quê hương của Phùng Hưng, Ngô Quyền, hai vị anh hùng dân tộc đã có công đánh đuổi quân xâm lược Phương Bắc vào thế kỷ thứ VIII và thứ X.
Đường Lâm còn được lịch sử biết đến là một vùng gồm nhiều làng
Việt cổ đá ong. Đi khắp 9 làng trong xã, đâu đâu du khách cũng bắt gặp
những bức tường, những ngôi nhà cổ, những chiếc cổng xây bằng vật liệu đá ong. Đó là những vật liệu xây dựng từ lâu đã mang một vẻ đẹp rất đậm hồn quê. Chính vẻ đẹp cổ kính, mộc mạc và rất quê của Đường Lâm đã lôi cuốn nhiều nhà quay phim, nhiếp ảnh và du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu. Đường Lâm còn lưu giữ được những nét đẹp cổ kính của làng quê Việt Bắc Bộ với cây đa, giếng nước, ao đình. Đây cũng là lí
do hấp dẫn khách du lịch đến với Làng cổ
Đường Lâm. Họ
đến với
Đường Lâm ngoài việc tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng và kháng chiến, họ còn muốn tắm mình trong cái hồn quê của một vùng làng Việt cổ đá ong thật “bắt mắt” và cũng thật ấn tượng.
Chùa Mía
Chùa Mía có tên chữ là Sùng Nghiêm Tự , nằm trên quả đồi giữa làng Đông Sàng (xã Đường Lâm). Chùa được xây dựng từ xa xưa. Đến đầu thế
kỷ XVII, Chùa bị hoang phế, điêu tàn. Năm 1632, cung phi Nguyễn Thị
Ngọc Dung đã đứng ra khuyên mộ dân trong vùng cùng nhau tôn tạo lại. Ngọc Dung còn được gọi là Ngô Thị Ngọc Diệu là phi tần trong phủ Chúa Trịnh Tráng (1623 – 1657). Bà là người làng Nam Nguyễn còn gọi là làng
Mía. Tuy nhiên, Bà có phủ thờ riêng ở làng Nam Nguyễn gần đó, vì tôn
kính nên dân địa phương gọi bà là Bà Chúa Mía. Chùa nằm trên một ngọn đồi đá ong, có quy mô lớn, cấu trúc của chùa gồm các tòa tam quan, chính
điện, thượng điện, nhà tổ, hành lang san sát, nối kế Mục.
nhau theo hình chữ
Toàn bộ kiến trúc của chùa đều được xây dựng bằng nhiều loại gỗ quý. Tượng phật ở chùa Mía không chỉ đặc sắc về hình dáng mà còn phong
phú về số
lượng. Trong chùa hiện thờ
287 pho tượng lớn nhỏ
gồm 6
tượng đồng, 107 tượng mộc, 174 tượng thổ. Các pho tượng này dù được đúc, nặn hay chạm khắc cũng đều thể hiện tình nghệ thuật cao siêu của
các nghệ
nhân bậc thầy lúc bấy giờ. Trăm pho trăm vẻ
nhưng pho nào
cũng tạo ra một kiểu dáng sống động, màu sắc. Từ cử chỉ, ngón tay, cách nhìn, khóe mắt đều cho du khách thấy được nét vẽ độc đáo, phi phàm mà lại đầy vẻ từ bi hỉ xả.
Đáng lưu ý nhất là tượng Tuyết Sơn, tượng Bá Đại Hòa Thượng, tượng Quan âm Nam Hải, tượng Bát bộ kim cương, tượng Bà Chúa Mía... Pho tượng Tuyết Sơn thể hiện Đức Phật tu khổ hạnh vừa có cái gì gần gũi với chúng sinh lại vừa có cái gì cao siêu mà muôn kiếp người không thể đạt tới được. Pho tượng Bá đại hòa thượng (tức Đức Di Lặc) đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc. Nét mặt tươi cười, hoan hỉ của Đức Di Lặc đủ làm tiêu tàn mọi nỗi u sầu của kiếp phù sinh hoặc chí ít cũng làm thư giãn một phần nét mặt khắc khổ của người phàm trong cõi đời. Chùa Mía là địa điểm không thể thiếu được đối với du khách muốn đi lễ chùa, viếng thăm các ngồi chùa ở miền Bắc nước ta.
Lễ hội truyền thống
Sơn Tây còn lưu giữ rất nhiều lễ hội truyền thống. Các lễ hội đều
gắn với các truyền thuyết lịch sử, huyền thoại thể hiện đời sống tâm linh của người Việt. Đây là một điểm hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến lễ
chùa cũng như
tìm hiểu văn hóa tâm linh. Các lễ
hội đều diễn ra vào
khoảng thời gian đầu năm, tháng 1 âm lịch, nên thời gian này thu hút một lượng khách lớn đến du lịch ở Sơn Tây.
Như vậy, Sơn Tây có tài nguyên du lịch văn hóa phong phú, đa dạng,
hấp dẫn, làm cho các chuyến nghỉ chán.
cuối tuần không bị
đơn điệu, nhàm
2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cơ sở hạ tầng
2.2.2.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
Về giao thông vận tải
Trong những năm qua, Sơn Tây được quan tâm chỉ
đạo của các Bộ,
ngành Trung ương và UBND thành phố Hà Nội, UBND thị xã đã tập trung đầu tư, phát triển CSHT phục vụ phát triển DL – DV TM, góp phần phát triển kinh tế của thị xã, cụ thể:
Các tuyến đường quốc lộ đi qua thị xã và hệ thống đường nội thị đều
được bê tông nhựa hóa và sử dụng tốt. Tính đến thời điểm đầu năm 2007, hệ thống giao thông đường bộ khu vực Sơn Tây tương đối thuận lợi. Với việc khai thông cầu Trung Hà (năm 2002), mở rộng tuyến đường 32, 21A, kéo dài tuyến Láng Hòa Lạc đã mở ra khả năng liên kết các khu du lịch đơn lẻ thành một vùng du lịch lớn. Bên cạnh đó quy hoạch chung của toàn đất nước theo xu thế phát triển chung cũng đã xác lập điều kiện thuận lợi hơn đối với khu du lịch Sơn Tây. Đó là:
Sơn Tây – Xuân Mai – Hòa Lạc – Miếu Môn được xác định là chuỗi đô thị đối trọng của Hà Nội trong quy hoạch phát triển thủ đô giai đoạn
đến năm 2020, vì thế hệ
thống CSHT sẽ
có những cải thiện đáng kể:
quốc lộ 32 nay đã được nâng cấp lên đường cấp 1, hoàn thành vào năm
2008; Quốc lộ 21A đoạn Miếu Môn – Sơn Tây được nâng cấp thành
đường phố chính của chuỗi đô thị; Tuyến đường Hà Nội – Hòa Lạc – Ba Vì – Suối Hai quy mô 6 làn xe với chiều dài 30,2km đã hoàn thành. Các tuyến tỉnh lộ nối với Vườn Quốc Gia Ba Vì sẽ được nâng cấp, sửa chữa. Dự kiến tuyến đường sắt Hà Nội – Xuân Mai – Hòa lạc – Ba Vì – Suối
Hai sẽ được mở để phục vụ nhu cầu đi lại. Trong tương lai ở Miếu Môn
và Hòa Lạc sẽ
có một sân bay quốc tế
và một sân bay taxi. Các đường
quốc lộ nói chung thuận lợi, nhất là các tuyến đường làm sau (Láng Hòa Lạc), tuyến đường quốc lộ 32 và 21A cũng đã được nâng cấp nhiều lần. Cầu Vĩnh Thịnh được hoàn thành nối Sơn Tây với huyện Vĩnh Tường
(Vĩnh Phúc) và các tỉnh phía Bắc qua Quốc lộ 2C, nhằm giảm tải cho
Quốc lộ 32. Cây cầu hoàn thành giúp cho việc lưu thông của các phương tiện được dễ dàng hơn.
Các đường tỉnh lộ
như
đường 74, 84, 87, 89,88 cũng đóng góp vào
việc giao thông vận tải cho khu vực được thuận tiện nhưng thường bị đứt quãng, không liên tục và chất lượng đường chưa đảm bảo.
Ngoài ra, Sơn Tây còn có bến xe và các bãi đỗ xe. Sơn Tây có một bến xe ô tô với quy mô 5.356m2, là điểm đỗ của các xe vận tải hành khách tới
15 tuyến liên tỉnh. Với bến xe hiện nay không thể
đáp
ứng vận chuyển
hành khách, gây tình trạng các xe đậu đỗ tùy tiện, mất an toàn giao thông. Có ba điểm đỗ xe vào các điểm du lịch (Đền Và, Làng Cổ Đường Lâm, Chùa Mía), chủ yếu phục vụ xe tạm dừng đỗ.
Với vị
trí địa lý và giao thông thuận tiện như
vậy, đây là một điều
kiện vô cùng thuận lợi để Sơn Tây phát triển kinh tế nói chung và phát
triển hoạt động du lịch nói riêng (đặc biệt là DLCT).
Hệ thống thông tin liên lạc
Theo thống kê năm 2008, trên địa bàn Sơn Tây đã được lắp đặt mới hơn 2.500 máy điện thoại cố định. Tổng số náy điện thoại cố định trên địa bàn của thị xã đến năm 2008 là 19.000 máy. Năm 2011 trên địa bàn Sơn Tây đã đặt hơn 4000 máy điện thoại cố định. Tổng số máy điện thoại cố
định trên địa bàn của thị
xã đến năm 2012 là 20.000, số
người sử
dụng
điện thoại là 50/100 người dân.
Bên cạnh đó, cũng đã có 4000 hợp đồng đăng kí sử
dụng thuê bao
internet trên toàn địa bàn của thị xã và 2 đơn vị truyền hình cáp được cấp giấy phép đi vào hoạt đông góp phần nâng cao dân trí cho người dân địa phương.
Theo Đề án phát triển TM – DL – DV ở thị xã có03 bưu điện (trong
đó, có 01 bưu điện trung tâm thị xã, 02 cơ sở bưu điện tại phường Xuân Khanh, Sơn Lộc); 6/6 xãcóđiểm bưu điện văn hoáxa;̃ có 02 cơ sở Trung tâm Viễn thông (trung tâm thị xã và xã Cổ Đông), tổng sốđường dây cáp
quang là150km, caṕ đồng là708km; có 14/15 xã, phường có đường truyền
internet đến các tổ dân phố và các thôn. [tr.6]
Với hệ thống thông tin liên lạc rộng khắp trên địa bàn Sơn Tây là một trong những điều kiện rất thận lợi để phát triển du lịch. Khách du lịch có
thể yên tâm vừa đi du lịch vừa làm việc và tìm kiếm thông tin mà mình
mong muốn.
Hệ thống nước sinh hoạt
Theo UBND Sơn Tây trong báo cáo kinh tế xã hội năm 2012, hiện nay 100% hộ gia đình trên địa bàn Sơn Tây sử dụng nguồn nước sạch cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày, trong đó, 73,5% sử dụng nguồn nước máy. Hiện tại, Sơn Tây có hai cơ sở cấp nước của công ty cổ phần cấp nước Sơn Tây đang hoạt động với tổng công suất đạt 65.000m3/ ngày đêm, cung
cấp nước đến 9 phường và 2 xã (Kim Sơn, Xuân Sơn) của thị xã. Hệ
thống nước máy của thị xã đã góp phần rất lớn đảm bảo nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân trong vùng, đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Hơn thế nữa, việc sử dụng nước đã qua xử lý còn liên quan trực
tiếp đến tình trạng sức khỏe của khách trong thời gian lưu trú . Vì vậy,
đây cũng chính là điều kiện rất quan trọng để Hệ thống cấp điện
Sơn Tây phát triển du lịch.
Đối với các khu du lịch nhu cầu dùng điện đòi hỏi rất cao bởi hai lí
do:
Đã đi du lịch thì nhu cầu điện nước cho người sử trọng đặc biệt là khách quốc tế.
dụng là rất quan
Khi làm du lịch nhu cầu về
điện để
làm cho thiên nhiên phong phú
hơn, lung linh hơn, đẹp hơn rất nhiều, nhất là muốn kinh doanh du lịch tốt cần kéo dài thời gian của du khách, giữ du khách ở lại lưu trú mà thời gian về đêm chiếm hơn 50% thời gian cả ngày. Việc làm lộng lẫy các khu du lịch về đêm là rất cần thiết.
Hiểu được tầm quan trọng đó, hệ thống điện của Sơn Tây trong
những năm qua không ngừng được đầu tư, nâng cấp có được những tiến
bộ và phát triển mạnh hơn trước, góp phần đảm bảo cho nhu cầu sinh
hoạt của người dân, quá trình phát triển du lịch và các ngành kinh tế khác của thị xã. Hiện trạng hệ thống điện của thị xã hiện nay tương đối hoàn chỉnh và phủ kín toàn bộ các xã phường.
Theo Đề án phát triển TM – DL – DV nguồn điện của Sơn Tây được cung cấp bởi trạm 110/35/10KV – 2X 16MVA. Hiện nay, trên địa bàn Sơn Tây có 270 trạm biến áp và có 2 trạm biến áp trung gian đã đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về điện cho sản xuất kinh doanh, sinh hoạt của người dân và nhu cầu của khách du lịch.
Toàn bộ hệ thống đèn trang trí, đèn chiếu sáng công cộng dọc các
tuyến phố nội thị, đường ngõ, xóm dân cư ở các phường đã được cải tạo, nâng cấp. Tuy nhiên, hệ thống chiếu sáng trong thôn các xã Xuân Sơn, Sơn
Đông, Đường Lâm, Thanh Mỹ, Cổ Đông hầu hết chưa có hoặc còn thiếu. [tr.3]
Như vậy về cơ bản CSHT ở Sơn Tây đã được xây dựng khá đồng bộ
và hiện đại. Nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống dịch vụ kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu. Đã đến lúc những tuyến đường nối từ những trục đường chính quốc gia vào từng khu du lịch phải được nâng cấp toàn diện, triệt để, để thuận lợi cho việc tiếp cận các điểm DLCT.
2.2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Cơ sở lưu trú du lịch
Tính đến nay, tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn Sơn Tây là 70 (trong
đó có 40 KS và 30 nhà nghỉ) với tổng số phòng là 985 phòng và 2050
giường. Trong số các KS được xếp hạng có 17 cơ sở được xếp hạng từ 1 2 sao và một số cơ sở đang đề nghị được xếp hạng 3 – 4 sao như các KS Thái Bình, KS Yên Bình, KS Sơn Tây….Ngoài ra Sơn Tây còn có 14 cơ sở vật lý trị liệu với 148 phòng (trong đó có 08 cơ sở vật lý trị liệu nằm trong khuân viên các cơ sở lưu trú, 6 cơ sở hoạt động độc lập).
Bảng 2.1. Thống kê số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn Sơn Tây năm 2012
Các chỉ tiêu | Số lượng | |
1 | Tổng số khách sạn, Nhà nghỉ | 70 |
2 | Khách sạn 2 sao | 06 |
3 | Khách sạn 1 sao | 11 |
4 | Tổng số phòng | 985 |
5 | Tổng số giường | 2050 |
6 | Tổng số lao động trực tiếp | 2400 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Du Lịch
- Các Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Cuối Tuần
- Điều Kiện Cung Du Lịch Cuối Tuần Của Sơn Tây
- Một Số Điểm Có Thể Phát Triển Du Lịch Cuối Tuần
- Điều Kiện Cầu Du Lịch Cuối Tuần Ở Sơn Tây Của Người Dân Hà Nội
- Nhu Cầu Đối Với Dịch Vụ Đặc Trưng
Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch Sơn Tây)