Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Tính Bền Vững Trong Phát Triển Dlst Tại Khu Bảo Tồn Vân Long.


Hình 4 1 Động Hoa Lư ở Thung Lau Đền thờ Tứ vị Hồng Nương xã Gia Vân thờ 4 1

Hình 4.1: Động Hoa Lư ở Thung Lau

- Đền thờ Tứ vị Hồng Nương (xã Gia Vân), thờ 4 vị tướng của Hai Bà Trưng. Đến tham quan đền thờ còn có thể được xem 3 tờ chiếu công nhận của 3 đời vua triều Nguyễn là: Thành Thái, Duy Tân và Khải Định.

- Chùa Thanh Sơn Tự (xã Gia Vân) đặt ở hang ở độ cao 30 m nơi đây có đường thông lên trời và đường ngầm thông ra Đầm Vân Long.

- Động Địch Lộng (xã Gia Thanh) là nơi được tôn vinh Nam Thiên Đệ Tam động (Đẹp thứ ba trời Nam).

- Đền thờ đức thánh Nguyễn (Nguyễn Minh Không) tại xã Gia Thắng là nhân vật lịch sử có thật được người Việt tôn sùng là đức thánh Nguyễn. Trong dân gian, Nguyễn Minh Không còn được coi là một vị thánh trong tứ bất tử ở Việt Nam và ông tổ nghề đúc đồng, là vị cao tăng đứng đầu triệu đại nhà Lý (Lý Quốc Sư).

- Mộ Nguyễn Bặc là công thần khai quốc nhà Đinh, có công giúp Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp, chấm dứt loạn 12 sứ quân vào thế kỷ 10 trong lịch sử Việt Nam. Theo các gia phổ Họ Nguyễn và tài liệu “Lược sử họ Nguyễn tại Việt Nam”, ông được coi là bậc tiền thủy tổ họ Nguyễn ở Việt Nam.


- Trong khu vực 7 xã quanh Khu bảo tồn có rất nhiều ngôi đền, đình chùa, miếu, nhà thờ và nhà cầu nguyện…

b. Các tuyến tham quan

Hiện tại Ban quản lý khu bảo tồn đã phối hợp với cộng đồng địa phương xây dựng được một số tuyến du lịch sinh thái như sau:

+ Tuyến 1 đi thuyền: từ bến du lịch Vân Long tới hang Vồng, rồi tiếp tục đi thuyền dọc dãy núi Đồng Quyển lần lượt qua cửa Đồng Thày, hang Bóng Kẽm Trăm tới Đập Mới rồi quay lại.

+ Tuyến 2 đi thuyền: từ bến du lịch Vân Long tới chùa Bái Vọng, rồi tiếp tục đi thuyền dọc dãy núi Mèo Cào lần lượt qua hang Bà Nghiệp, Vườn Thị tới hang Cá rồi quay lại.

+ Tuyến 3 đi bộ: đi từ bến du lịch Vân Long, theo bờ đê đến Đầm Cút thăm chùa Thanh Sơn Tự. Rời chùa tới thôn Cọt (xã Gia Hưng) thăm vườn cây ăn trái, theo đường mòn lên núi qua đền Thung Lá rồi vào thăm khu rừng trong Thung Quèn Cả.

+ Tuyến 4 đi thuyền: quan sát đàn Voọc quần đùi trắng. Có thể quan sát được đàn Voọc quần đùi trắng vào sáng sớm và hoàng hôn ở đây ở núi Đồng Quyển.

c. Tiện nghi sinh hoạt

Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long cách Hà Nội 82 km về phía Nam, và cách trung tâm Ninh Bình 17 km. Có thể đi từ Hà Nội hoặc từ Ninh Bình… đến Vân Long một cách dễ dàng bằng ô tô, hoặc các phương tiện khác.

Tại đây hệ thống dịch vụ cho các nhu cầu tham quan, hội họp, nghỉ ngơi và chiêm ngưỡng của các du khách đều được phục vụ một cách nhiệt tình, chu đáo. Với đầy đủ các phương tiện, tiện nghi, nhà hàng khách sạn, sân quần vợt, bể bơi…; nhất là sự nhiệt tình của đội ngũ hướng dẫn viên, những người phục vụ và những người đang làm công tác bảo tồn. Đến với Vân Long du khách có thể liên hệ với Ban quản lý Khu bảo tồn, Ban quản lý Khu du lịch hoặc các nhà hàng khách sạn tại Vân Long.


Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, với tiềm năng phát triển DLST vốn có của mình cũng đã và đang hoà nhập cùng với xu thế phát triển du lịch chung của tỉnh nhà, của cả nước và thế giới, hướng đến phát triển du lịch bền vững, tăng cường đầu tư phát triển LHDL mới có khả năng góp phần quan trọng vào phát triển du lịch bền vững, đó là DLST. Song do đây là một LHDL còn mới mẻ đối với cả nước nên nhận thức về LHDL này còn nhiều hạn chế và việc khai thác nó như thế nào để đạt hiệu quả còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, trong thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển DLST tại tỉnh nhà như: “Dự án đầu tư xây dựng Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long” và “Dự án đầu tư xây dựng Khu rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư” của Viện Điều tra Quy hoạch rừng, “Dự án khu du lịch sinh thái Tràng An”, “Dự án đầu tư xây dựng tuyến du lịch Linh Cốc – Hải Nham”, “Dự án khu du lịch sinh thái Hồ Đồng Chương”,... Như vậy, đề tài này đã và đang được các cơ quan ban ngành, cá nhân và tập thể tập trung nghiên cứu ở tầm vĩ mô, chiến lược và chưa nghiên cứu cụ thể. Đây sẽ là những tài liệu tham khảo quý giá để tác giả hoàn thành đề tài luận văn của mình.

4.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tính bền vững trong phát triển DLST tại Khu bảo tồn Vân Long.

4.3.1. Nhận thức của cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương

Con người đóng vai trò là nhân tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới tính bền vững trong quá trình phát triển DLST tại các khu du lịch nói chung và tại KBT Vân Long nói riêng. Thực chất của vấn đề phát triển DLST là người dân, chính quyền địa phương và du khách cần phải nhìn thấy những lợi ích của DLST có thể mang lại thông qua những hoạt động và những cơ hội mà loại hình du lịch này tạo nên mà mục tiêu cơ bản của DLST là phát triển bền vững. Nghĩa là: "Đảm bảo đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm cản trở đến việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai".

Để tạo điều kiện và kích thích loại hình du lịch này phát huy tác dụng


của nó thì vấn đề giáo dục cộng đồng đóng vai trò không kém phần quan trọng, góp phần hỗ trợ các mối quan hệ tích cực hai chiều của DLST và bảo tồn tự nhiên cũng như DLST và cộng đồng địa phương tại đây. Cần phải làm cho tất cả các thành phần trong xã hội nhất là cư dân địa phương hiểu được những tác động tích cực của DLST đến địa phương đó là:

- Góp phần làm thay đổi chất lượng cuộc sống cộng đồng nhất là những ai tham gia trực tiếp vào ngành này, trong đó bao gồm cả sự cải thiện những dịch vụ xã hội như: y tế, nhà cửa, hệ thống giao thông, cấp - thoát nước, điện năng…

- Giúp cho việc bảo vệ và tôn tạo các di sản văn hóa lịch sử, làm tăng niềm tự hào của địa phương vào ý thức cộng đồng.

- Góp phần làm tăng danh tiếng địa phương, giúp cho du khách khám phá những ý tưởng mới, giá trị mới và cách sống mới.

- Tạo điều kiện giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng, các quốc gia, phá vỡ ngăn cách về văn hóa và dân tộc thông qua quan hệ này.

- Du lịch sinh thái còn có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế cho nhân dân địa phương.

Sẽ rất có tác dụng nếu như các đối tượng sau đây được tuyên truyền hiểu biết và nhận thức sâu sắc về DLST: Những nhà lập kế hoạch và đầu tư; Ban quản lý khu bảo tồn; các cán bộ điều hành của các công ty du lịch; các hướng dẫn viên du lịch, nhân viên khách sạn, nhà hàng; cư dân địa phương; khách du lịch.

Trong những năm qua, cộng đồng và chính quyền địa phương ở KBTTN ĐNN Vân Long nhận thức đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên nhìn về khía cạnh phát triển bền vững thì hầu hết chưa được quan tâm nhiều. Nhiều hộ dân tham gia các hoạt động du lịch trên địa bàn chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế trước mắt mà không quan tâm nhiều đến công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường hay tạo ấn tượng tốt cho du khách khi đến thăm quan Vân Long.


4.3.2. Tài nguyên thiên nhiên

Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt, DLST còn có mối liên hệ mật thiết hơn bởi khi muốn thiết lập một chuyến đi điều quan tâm đầu tiên của du khách đối với địa điểm mà họ có ý định tới thăm quan là cảnh quan quan thiên nhiên tươi đẹp, môi trường trong lành, sự đa dạng, đặc sắc của văn hoá truyền thống bản địa, nghành nghề truyền thống đó là những điều kiện hết sức quan trọng để tạo nên sự hấp dẫn của một điểm DLST. Tài nguyên của DLST gồm: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn hai yếu tố này gắn kết với nhau tạo nên sự hấp dẫn của DLST, cụ thể tài nguyên của DLST bao gồm: Cảnh quan thiên nhiên, vùng núi có phong cảnh đẹp, các hang động, di tích lịch sử, di tích văn hoá, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người, các di tích tự nhiên, hệ sinh vật, các hệ sinh thái độc đáo, môi trường văn hóa bản địa… đó là các yếu tố tạo ra sự hấp dẫn và hình thành các điểm du lịch, khu DLST. Môi trường, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn càng phong phú càng hấp dẫn càng thu hút khách tham quan nhiều hơn. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức hoạt động, lãnh thổ cũng như cơ cấu và chuyên môn của khu, điểm du lịch sinh thái. Với mỗi loại tài nguyên có thể tổ chức loại hình du lịch với những đặc trưng riêng, loại hình riêng để phục vụ các nhu cầu và mục đích khác nhau của du khách. Tài nguyên là yếu tố cơ bản tạo ra sản phẩm của DLST và nó cũng tham gia vào việc tạo ra tính mùa vụ trong hoạt động du lịch, quyết định tính nhịp điệu của dòng khách, thị trường khách du lịch.

Vân Long có 2 hệ sinh thái đặc trưng điển hình là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi và hệ sinh thái đất ngập nước nội đồng lớn nhất đồng bằng Bắc bộ, các di tích lịch sử, văn hóa độc đáo, phong tục tập quán của người dân địa phương đã đem lại những nét đặc trưng riêng biệt tạo sự hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Vân Long. Đặc biệt, Vân Long được các chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn đánh giá là một trong các khu rừng đặc dụng được bảo vệ tốt nhất Việt Nam. Đây có thể coi là điều kiện để phát triển bền vững DLST tại Vân Long.


4.3.3. Chất lượng lao động trong lĩnh vực du lịch sinh thái

Trong DLST, chất lượng lao động ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và quan trọng hơn là ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, hệ động, thực vật. Hệ sinh thái, môi trường tự nhiên sẽ rất dễ bị phá vỡ nếu mật độ dân cư quá đông, trình độ dân trí thấp. Với DLST, sự tham gia của cư dân địa phương đóng một vai trò quan trọng.

Trên thực tế tại KBT Vân Long tuy rằng việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đã được ngăn chặn gần như triệt để. Tuy nhiên, việc lén lút vào rừng khai thác tài nguyên, săn bắn động vật của một bộ phận nhỏ người dân địa phương và cư dân vùng giáp ranh cũng là nhân tố tiềm ẩn ảnh hưởng đến tính bền vững của tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái.

Yếu tố quan trọng đối với một điểm DLST thành công hay không đó là lao động làm việc trong các đơn vị này ngoài những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ về du lịch đơn thuần, họ còn phải là các chuyên gia về môi trường, sự hiểu biết sâu rộng về hệ động, thực vật tại khu vực mà họ làm việc, giảng giải thuyết minh cho khách tham quan.

Phiếu điều tra đánh giá du khách về chất lượng phục vụ được biểu hiện ở 5 cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ đánh giá tương ứng với một thang điểm cho trước để tính mức điểm bình quân theo phương pháp bình quân gia quyền (1 điểm , hoàn toàn không đồng ý; 2 điểm, đồng ý một phần; 3 điểm trung lập; 4 điểm đồng ý; 5 điểm rất đồng ý). Cụ thể như sau:


Mức đánh giá


Rất đồng ý


Đồng ý

Trung lập

Đồng ý 1

phần

Hoàn toàn không

đồng ý

Điểm đánh giá

5 điểm

4 điểm

3 điểm

2

điểm

1 điểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Số liệu tổng hợp 100 phiếu điều tra đánh giá của khách du lịch về chất lượng phục vụ được biểu hiện qua bảng 4.3:

54


Bảng 4.3: Đánh giá của khách du lịch về chất lượng phục vụ



TT


Nhân tố đánh giá


Rất đồng ý (5 điểm)


Đồng ý (4 điểm)


Trung lập (3 điểm)


Đồng ý một phần (2 điểm)

Hoàn toàn không đồng ý

(1 điểm)


Điểm bình quân


Số phiếu


Tỉ lệ


Số phiếu


Tỉ lệ


Số phiếu


Tỉ lệ


Số phiếu


Tỉ lệ


Số phiếu


Tỉ lệ

1

Nhân viên nhiệt tình, hòa nhã, thân thiện

75

75%

15

15%

6

6%

3

3%

1

1%

4,60

2

Nhân viên phục vụ có kỷ luật tốt

72

72%

14

14%

8

8%

4

4%

1

1%

4,49

3

Hướng dẫn viên am hiểu về khu du lịch

15

15%

24

24%

55

55%

4

4%

2

2%

3,46

4

Hướng dẫn viên có tính chuyên nghiệp cao

3

3%

15

15%

70

65%

14

14

%

8

8%

3,21



Cộng


165



68



139



25



12



3,94

(Nguồn: Theo số liệu phiếu điều tra du khách)


Đánh giá chung: Nhìn chung đội ngũ lao động phục vụ du lịch tại Vân Long phần lớn là những người nhiệt tình, hòa nhã và thân thiện và có tính kỷ luật tốt. Tuy nhiên phần lớn hướng dẫn viên ở Vân Long chưa thực sự am hiểu nhiều về khu du lịch và chưa có tính chuyên nghiệp cao. Vì vậy chưa thực sự hấp dẫn và đem lại ấn tượng sâu sắc cho du khách đến với Vân Long.

4.3.4. Thể chế chính sách và tổ chức quản lý Nhà nước

Xây dựng cơ chế, chính sách về quản lý một cách đồng bộ, khuyến khích việc khai thác các tiềm năng DLST phải được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp lý, từ các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân địa phương tham gia bảo vệ môi trường, gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống của họ, có như vậy mới ngăn chặn được tận gốc nạn chặt phá rừng và săn bắn của cư dân địa phương. Một cơ chế, chính sách đúng sẽ vừa khuyến khích bảo tồn phát triển tài nguyên môi trường vừa phát triển DLST một cách bền vững.

Để đạt được các mục tiêu phát triển, các cơ chế chính sách và luật pháp cần được hướng tới là:

- Khuyến khích phát triển các nguồn lực du lịch về phương diện sức hấp dẫn thiên nhiên cũng như các điểm lịch sử, văn hóa, chú trọng đến chất lượng cùng với hệ thống thông tin có hiệu quả và có nhận thức về khả năng thu xếp nơi nghỉ cho du khách.

- Có sự điều phối để tạo ra sự hợp tác giữa tất cả các bên liên quan, nhấn mạnh đến việc thúc đẩy tinh thần trách nhiệm đối với hệ sinh thái và việc tổ chức các tuyến du lịch sẽ không gây thiệt hại hay huỷ hoại môi trường.

- Xây dựng nhận thức về loại hình du lịch mà có góp phần vào sự nghiệp bảo tồn và có sự hoàn trả thích hợp cho hệ sinh thái.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 02/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí