Tổng Hợp Kết Quả Điều Tra Bằng Phiếu


(4). Tài nguyên đất


- Đặc điểm chung của cấu trúc địa chất vùng duyên hải miền Trung nước ta có hai tầng: tầng dưới là nền móng cổ sinh Paleozoi, tầng trên là trầm tích trẻ thành phần thạch học chủ yếu là cát thô, nhỏ, mịn, màu trắng, trắng xám, trắng vàng… Các hạt cát bở rời dễ dàng bị cuốn trôi, bốc cao theo chiều gió, tích tụ dần, dồn lên tạo thành những đồi - đụn cát với qui mô kích thước khác nhau và cũng dễ dàng sụt mạnh xuống phía sườn dốc, dịch chuyển dần từ bờ biển vào nội địa xâm lấn ruộng vườn, làng mạc, nhà cửa, tràn lấp cả quốc lộ, tốc độ nhanh chậm tuỳ theo sức gió, địa hình và độ nắng nóng khô hạn của vùng. Quá trình di động cát và hiểm hoạ sa mạc hoá là một thực tiễn “phũ phàng” từ bao đời nay và nó thật sự trở thành mối đe doạ đến môi trường sinh thái và sự phát triển ổn định bền vững của kinh tế xã hội toàn tỉnh.

- Gia tăng số lượng khách du lịch kéo theo sự gia tăng về các loại chất thải gây ô nhiễm môi trường đất.

- Việc gia tăng mật độ xây dựng các khu du lịch, biệt thự… sẽ làm suy thoái môi trường đất. Nếu không kịp thời áp dụng các biện pháp phát triển bền vững ngành du lịch thì trong tương lai gần môi trường đất sẽ bị suy thoái nghiêm trọng.

2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Cùng với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, nguồn tài nguyên du lịch nhân văn cũng bị tác động đáng kể do quá trình phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, các đối tượng dân tộc học… là nguồn tài nguyên đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch khám phá văn hóa địa phương.

Theo thời gian, các di tích lịch sử văn hóa sẽ bị xuống cấp, hư hỏng, do đó cần phải thường xuyên tôn tạo lại các di tích lịch sử văn hóa để bảo tồn theo thời gian nhưng vẫn không làm mất đi hình dáng nguyên trạng và tính chất của các di tích lịch sử văn hóa đó.


Các lễ hội và các đối tượng dân tộc học có ý nghĩa trong việc giới thiệu văn hóa, bản sắc dân tộc của địa phương đến các du khách. Đây là nét riêng của địa phương, thu hút đông đảo khách du lịch khám phá. Do đó, nguồn tài nguyên này sẽ được bảo tồn và ngày càng mở rộng, phát triển.

2.3.3. Tác đông tới môi trường


(1). Hiện trạng môi trường ngành du lịch


Ngành du lịch hiện nay đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và trọng điểm của tỉnh Bình Thuận. Hoạt động phát triển du lịch có tác động lớn đến chất lượng môi trường khu vực, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mà sự phát triển và tồn tại của nó gắn liền với môi trường nên môi trường du lịch có tác động qua lại với tất cả các yếu tố của môi trường chung. Sự suy giảm của môi trường nói chung ở một khu vực đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch cũng như chất lượng môi trường du lịch ở khu vực đó.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Bảo vệ Môi Trường tỉnh Bình Thuận, đến cuối năm 2010 trong tổng số 404 dự án đầu tư du lịch trên địa bàn toàn tỉnh có 50 cơ sở dịch vụ - du lịch thuộc quy mô tỉnh quản lý và 354 dự án du lịch thuộc thẩm quyền các huyện quản lý:

- Trong 50 cơ sở dịch vụ - du lịch thuộc quy mô tỉnh có 49 cơ sở đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và được UBND tỉnh, Sở Tài Nguyên và Môi Trường và UBND huyện xác nhận và có 15 cở sở đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

- Trong 354 dự án du lịch thuộc thẩm quyền các huyện quản lý có 237 cơ sở đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và được UBND tỉnh, Sở Tài Nguyên và Môi Trường và UBND huyện thị xác nhận; 25 cơ sở đã đi vào hoạt động nhưng chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường hay chưa được phê duyệt hoặc xác nhận. Có 98 cơ sở đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải.


- Hầu hết các cơ sở đã có hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại…, toàn tỉnh có khoảng 57 cơ sở du lịch đã được cấp sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại.

(2). Dự báo tác động của du lịch tới môi trường đến năm 2020, 2030 a). Dự báo số khách du lịch đến Bình Thuận trong năm 2020

Theo giáo trình Quy hoạch du lịch của tác giả Bùi Thị Hải Yến, công thức dự báo số lượng khách du lịch đến Bình Thuận đến năm 2020 như sau:


n

A   X 1 xB

100 


Trong đó:


A – Số lượng khách của năm dự báo


B – Số lượng khách thực tế của năm trước dự báo


X – Giá trị tăng dự báo của khách du lịch tới trong 1 năm n - Số năm dự báo

Theo Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2015 là 12,47%/năm, 2015 – 2020 là 10,76%/năm, 2020 – 2025 là 8,73%/năm, 2025 – 2030 là 8,95%/năm. Trong đó :

+ Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế trung bình năm giai đoạn 2010-2015 là 15%/ năm, 2015-2020 là 14,87%/năm, 2020-2025 là 13,7%/năm, 2025-2030 là 13%/năm.

+ Tốc độ tăng trưởng khách nội địa trung bình năm giai đoạn 2010-2015 là 12,2%/năm, 2015-2020 là 10,2%/năm, 2020-2025 là 7,88%/năm, 2025-2030 là

8,06%/năm.


Dự báo số lượng khách du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 được trình bày trong bảng 2.6.


Bảng 2.6. Dự báo số lượng khách du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2030


Loại khách


Hạng mục


2010


2015


2020


2025


2030


Khách

Tổng số lượt khách

250,321

500

1.000

1.900

3.500

quốc tế

Lượt khách tham quan

17,821

40

70

114

175

(ngàn

người)


Lượt khách lưu trú


232,5


460


930


1.786


3.325


Khách

Tổng số lượt khách

2.249,881

4.000

6.500

9.500

14.000

nội địa

Lượt khách tham quan

482,219

800

1.300

1.800

2.240

(ngàn

người)

Lượt khách lưu trú

1.767,662

3.200

5.200

7.700

11.760

Tổng số lượt khách đến (ngàn người)


2.500,202


4.500


7.500


11.400


17.500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh Bình Thuận - 10

b) Dự báo khối lượng nước thải phát sinh


- Tiêu chuẩn dùng nước:


+ Khách lưu trú: 250 l/người/ngày.


+ Khách tham quan: 80l/người/ngày.


- Dự báo lượng khách du lịch:


+ Năm 2020: 6,13 triệu lượt khách lưu trú 1,37 triệu lượt khách tham quan.


+ Năm 2030: 15,085 triệu lượt khách lưu trú 2,415 triệu lượt khách tham quan.


- Lượng khách trung bình một ngày được tính theo công thức như sau :


Tổng số khách cả năm Số khách trung bình ngày = ----------------------------

200 ngày trong năm Như vậy lượng khách trung bình 1 ngày:

+ Năm 2020: 30.650 lượt khách lưu trú, 6.850 lượt khách tham quan.


+ Năm 2030: 75.425 lượt khách lưu trú, 12.075 lượt khách tham quan.


Kết quả tính toán dự báo nhu cầu cấp nước du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và năm 2030 được trình bày trong bảng 2.7.

Bảng 2.7. Tính toán dự báo nhu cầu cấp nước du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và năm 2030



TT


Hạng mục

Quy mô (lượt người/ngày)


Tiêu chuẩn (l/ng/ngày)

Nhu cầu dùng nước (m³/ngày)

2020

2030

2020

2030

1

Khách lưu trú

30.650

6.850

250

7.662

18.860

2

Khách tham quan

75.425

12.075

80

548

9.770

3

Công trình công cộng khu du lịch



10%Q

821

2.863

4

Nước tưới cây, tưới cỏ, rửa đường



10%Q

821

2.863


Cộng Qc




9.852

34.356

5

Nước rò rỉ, dự phòng



10%Qc

985

3.436


Tổng cộng




10.837

37.792


Làm tròn




10.900

37.800


- Tiêu chuẩn thoát nước tính bằng 80% tiêu chuẩn cấp nước. Do đó, dự báo lượng nước thải phát sinh từ hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận như trình bày trong bảng 2.8.

Bảng 2.8. Dự báo lượng nước thải phát sinh từ hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận

đến năm 2020 và năm 2030



TT


Hạng mục


Tiêu chuẩn thoát nước

Lưu lượng nước thải (m³/ngày)

2020

2030

1

Khách lưu trú

80%Q

6.130

15.088

2

Khách tham quan

80%Q

438

7.816



TT


Hạng mục


Tiêu chuẩn thoát nước

Lưu lượng nước thải (m³/ngày)

2020

2030


3

Công trình công cộng khu du lịch


657

2.290


Tổng cộng


7.225

25.194


Làm tròn


7.200

25.200

c). Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh


- Tiêu chuẩn chất thải rắn sinh hoạt du lịch: 1 – 1,5kg/ngày. Dự báo lượng rác thải du lịch đ ế n :

+ Năm 2020: 38 tấn/ngày


+ Năm 2030: 132 tấn/ngày.


(3). Nhận xét


Tốc độ phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận quá nhanh trong điều kiện còn thiếu phương tiện xử lý môi trường, nhận thức và công cụ quản lý nhà nước về môi trường trong ngành còn hạn chế nên vấn đề môi trường diễn biến khá phức tạp. Môi trường một số điểm du lịch không đảm bảo, có nguy cơ suy thoái nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời. Rác thải sinh hoạt trong các khu du lịch dã ngoại và các điểm tham quan du lịch chưa được giảm thiểu đặc biệt trong những ngày cao điểm. Nước thải ở các khu dân cư chưa được xử lý trước khi xả ra biển. Ruồi muỗi, côn trùng còn khá nhiều trong các khu vực hoạt động du lịch. Thêm vào đó, hàng năm, thời điểm giữa tháng 5 đến tháng 6 khi gió mùa Tây Nam hoạt động, rác thải từ biển tấp vào bờ với hàng ngàn tấn trong vòng một ngày đêm.

2.4. Tổng hợp kết quả điều tra bằng phiếu

Để nắm rõ hơn hiện trạng môi trường ngành du lịch tỉnh Bình Thuận, học viên đã thực hiện khảo sát và thu thập các phiếu thăm dò về môi trường đối với du khách và các công ty du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Phương pháp điều tra bằng giấy và thực hiện phỏng vấn trực tiếp du khách và nhân viên làm việc trong các công ty du


lịch. Mẫu phiếu điều tra được trình bày trong Phụ lục 2 của luận văn. Tổng hợp kết quả điều tra được trình bày trong Phụ lục 3 của luận văn. Cụ thể như sau:

(1). Tổng hợp phiếu điều tra, khảo sát ô nhiễm môi trường từ hoạt động du lịch, đối tượng các công ty du lịch:

Tổng số phiếu điều tra phỏng vấn được thực hiện là 25 phiếu với kết quả thăm dò các câu hỏi như sau:

- Vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất từ hoạt động của ngành du lịch là gì?

+ Khí thải: chiếm 8%


+ Nước thải: chiếm 20%


+ Chất thải rắn: chiếm 52%


+ Cả 3 loại trên: chiếm 20%


- Các loại chất thải phát sinh từ hoạt động của công ty bạn?


+ Khí thải: chiếm 0%


+ Nước thải: chiếm 0%


+ Chất thải rắn: chiếm 0%


+ Cả 3 loại trên: chiếm 100%


- Công ty bạn có quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường không?


+ Có: chiếm 100%


+ Không: chiếm 0%


- Tình trạng thu gom, phân loại chất thải rắn tại công ty bạn?


+ Có thu gom, phân loại: chiếm 0%


+ Có thu gom nhưng không phân loại: chiếm 100%


+ Không thu gom, phân loại: chiếm 0%


- Công ty bạn có hệ thống xử lý nước thải không?


+ Có: chiếm 80%


+ Không: chiếm 20%


- Công ty bạn có nhân viên phụ trách vấn đề môi trường không?


+ Có: chiếm 68%


+ Không: chiếm 32%


- Công ty bạn có thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các nhân viên không?

+ Có: chiếm 48%


+ Không: chiếm 52%


- Công ty bạn có bố trí cán bộ y tế không?


+ Có: chiếm 76%


+ Không: chiếm 24%


(2). Tổng hợp phiếu điều tra, khảo sát ô nhiễm môi trường từ hoạt động du lịch, đối tượng khách du lịch:

Tổng số phiếu điều tra phỏng vấn được thực hiện là 25 phiếu với kết quả thăm dò các câu hỏi như sau:

- Bạn có thường xuyên đến các điểm du lịch của tỉnh Bình Thuận không?


+ Có: chiếm 76%


+ Không: chiếm 24%


- Bạn có quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường không?


+ Có: chiếm 100%


+ Không: chiếm 0%


- Theo bạn, môi trường ở đây có bị ô nhiễm không?

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 22/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí