Nơi Tập Kết Và Xử Lý Rác Thải Tại Khe Sâu, Trân Châu, Cát Bà.


(Nguồn: Tác giả, năm 2018)

Hình 4.21: Nơi tập kết và xử lý rác thải tại Khe Sâu, Trân Châu, Cát Bà.

Nhận xét:

Qua điều tra đánh giá ta thấy rằng lượng rác thải trên các tuyến điều tra khá nhiều, việc thu gom rác thải còn nhiều hạn chế, 05 ngày mới đi thu gom 01 lần không đủ so với lượng rác thải ra.

Trên các tuyến, việc xử lý rác thải còn nhiều bất cập gây ô nhiễm môi trường (xử lý chai nhựa bằng cách đốt gây tác động lớn đến môi trường xung quanh).

e. Tác động đến xói mòn đất, sạt lở

Sau quá trình đi điều tra khảo sát, tác giả thấy rằng tác động xảy ra xói mòn sạt lở chủ yếu xảy ra ở một số tuyến. Đây là các tuyến có hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên, có số lượng du khách đến tham quan nhiều.

Tuyến: Trung tâm vườn - rừng Kim Giao - đỉnh Ngự lâm - động

Trung Trang


Nguồn: Vườn Quốc Gia Cát Bà

Hình 4.22: Bản đồ tọa độ các điểm đã bị sạt lở và có nguy cơ bị sạt lở trên tuyến Trung tâm vườn - rừng Kim giao - đỉnh Ngự Lâm-động Trung Trang.

Một số hình ảnh các điểm đã bị sạt lở


(Nguồn: Tác giả, năm 2017)

Hình 4.23: Một số điểm bị sạt lở tuyến du lịch Trung tâm vườn, rừng Kim Giao, đỉnh Ngự Lâm, động Trung Trang - VQG Cát Bà


Tuyến Du lịch giáo dục môi trường - động Trung Trang


Nguồn: Vườn Quốc Gia Cát Bà

Hình 4.24: Bản đồ tọa độ các điểm đã bị sạt lở và có nguy cơ bị sạt lở trên tuyến Giáo dục môi trường - động Trung Trang.

Một số hình ảnh các điểm đã bị sạt lở


(Nguồn: Tác giả, năm 2017)

Hình 4.25: Một số điểm bị sạt lở tuyến Du lịch giáo dục môi trường và động Trung Trang - Vườn Quốc gia Cát Bà.


Tuyến Trung tâm Vườn - Ao Ếch - Việt Hải



Nguồn: Vườn Quốc Gia Cát Bà

Hình 4.26: Bản đồ tọa độ các điểm đã bị sạt lở và có nguy cơ bị sạt lở trên tuyến Trung tâm vườn - Ao Ếch - Việt Hải.

Một số hình ảnh các điểm đã bị sạt lở

(Nguồn: Tác giả, năm 2018)

Hình 4.27: Một số điểm bị sạt lở tuyến du lịch Trung tâm vườn, Ao Ếch, Việt Hải - Vườn Quốc gia Cát Bà.


Nguyên nhân gây sạt lở tại các tuyến điều tra là do hoạt động du lịch, do điều kiện thời tiết cùng với cấu trúc đường đi làm thúc đẩy việc sạt lở tại các điểm trên một số tuyến điều tra.

Một số tuyến khác lượng khách hầu như không có nên tác giả không tập trung điều tra, tuy nhiên qua quá trình điều tra vẫn bắt gặp một số điểm có nguy cơ bị xói mòn nhưng tỉ lệ thấp và không đáng kể. Qua đây ta thấy rằng hoạt động du lịch của du khách góp phần đáng kể gây nên hiện tượng xói mòn và sạt lở.

4.2.2. Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến kinh tế, sức khỏe và an ninh trật tự địa phương

- Hiện tượng di dân và biến động xã hội do triển khai dự án. Hàng loạt dự án hạ tầng đã và đang được triển khai gây tác động nhất định nhỏ đến kinh tế, đời sống, môi trường của người dân trong vùng.

- Thu nhập từ hoạt động du lịch mang tính chất thời vụ, hơn thế nữa do giá cả leo thang theo dịch vụ du lịch nên cũng gây khó khăn cho đời sống của người dân. Các việc làm tạo ra từ phát triển du lịch không đem kết quả như mong muốn cho dân cư địa phương nếu như không có biện pháp đào tạo nghề phù hợp và quản lý được sự di dân tự do.

- Tác động đến sức khỏe: Khi hoạt động du lịch gia tăng vượt quá khả năng kiểm soát có thể sẽ dẫn đến sự xuống cấp của môi trường, do đó có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ du khách và dân địa phương, khả năng lây lan các bệnh dịch truyền nhiễm… Xúc tiến và mở rộng du lịch có thể sẽ là nguy cơ gián tiếp gây ra việc lan truyền những căn bệnh "thế kỷ" dễ lây lan như AIDS, SARS và còn là điều kiện để lớp trẻ kém hiểu biết theo đuổi nghề mại dâm để kiếm tiền một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đối với du khách, quá trình truyền bệnh diễn ra theo cả hai hướng: truyền và nhận lại từ người dân nước sở tại.


- Bệnh tật có nguồn gốc từ môi trường bị ô nhiễm: Môi trường ô nhiễm sẽ phát sinh các bệnh liên quan đến hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng…, các bệnh về tiêu hóa (thương hàn, kiết lỵ, dịch tả…) cho dân cư địa phương và khách du lịch.

- Vệ sinh môi trường: Việc phát triển nhanh chóng các hoạt động du lịch có thể làm cho hoạt động vệ sinh môi trường tại các khu du lịch trở nên khó khăn hơn. Sự gia tăng đột biến của các chất gây ô nhiễm trong khi chưa đủ khả năng xử lý vệ sinh môi trường tại chỗ làm rác thải không kịp thu gom dồn ứ; nước thải chảy tràn, trạng thái ồn ào, bụi bặm… vừa gây mất cảnh quan, vừa là nguyên nhân cho bệnh dịch hoành hành và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của du khách và dân địa phương.

- Tác động đến dân số học và an ninh trật tự địa phương:

Hoạt động phát triển du lịch kéo theo nhập cư sức lao động. Dưới tác động đó, thành phần, cơ cấu, mật độ phân bố và nhiều khía cạnh xã hội học liên quan đến dân số đều bị thay đổi. Số lượng dân nhập cư đông sẽ khó khăn cho công tác quản lý, gây mất trật tựan ninh và xung đột về nhiều mặt giữa cộng đồng địa phương và dân nhập cư sẽ xuất hiện.

Bảng 4.26: Ý kiến của cán bộ xã về tình hình an ninh trật tự tại địa phương.

Chỉ tiêu

Số phiếu

Tỷ lệ (%)



Tổng số phiếu

20

100

Rất ảnh hưởng

4

20

Ảnh hưởng

9

45

Không ảnh hưởng

7

35

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại Vườn Quốc gia Cát Bà - Hải Phòng - 12

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

- Chuyển biến về chuẩn mực xã hội:

Mâu thuẫn xã hội có thể nảy sinh do sự chênh lệch thu nhập giữa


những người làm dịch vụ và các ngành nghề truyền thống tại địa phương.

Quá trình tiếp xúc giữa du khách và người dân địa phương, chuẩn mực xã hội có thể sẽ được nhấn mạnh vì đó là những nét đặc trưng hấp dẫn khách du lịch từ nơi khác đến, nhưng cũng có thể bị lu mờ dần đi nếu như bị đồng hoá.

4.2.3. Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến văn hóa xã hội

Sự hội nhập và tiếp xúc với khách du lịch đôi khi đã làm thay đổi tiêu cực đến nền văn hóa xã hội. Việc hội nhập, tiếp xúc hàng ngày với các nền văn hóa từ các vùng miền khác nhau (cả trong nước và ngoài nước) có thể làm biến sắc và bị thương mại hóa văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân cư sinh sống tại địa phương.

Kết quả điều tra ý kiến của người dân về tác động của hoạt động du lịch tới lối sống, phong tục tập quán của người dân địa phương được tổng hợp trong bảng 4.27

Bảng 4.27: Ý kiến của người dân về tác động của hoạt động du lịch tới lối sống, phong tục tập quán.

Chỉ tiêu

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

Tổng số phiếu

20

100

Rất xấu

1

5

Xấu

6

30

Không ảnh hưởng

8

40

Tốt

4

20

Rất tốt

0

0

Không biết

1

5

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Qua bảng trên cho thấy có tới 30% đánh giá hoạt động du lịch có tác động xấu tới văn hóa, phong tục tập quán của người dân địa phương; 40% đánh giá là không ảnh hưởng và 20% đánh giá tác động tốt.


4.2.4. Đánh giá tác động tổng hợp của hoạt động du lịch tại VQG Cát Bà

Để đánh giá tác động tổng hợp của hoạt động du lịch tại VQG Cát Bà, đến môi trường, chúng tôi đã sử dụng phương pháp ma trận môi trường.

Bảng 4.28: Đánh giá tác động tổng hợp của hoạt động du lịch tại VQG Cát Bà tới môi trường.

Các hoạt

động

DLST

Các TPMT


Cắm trại


Lữ hành


Dịch vụ ăn uống


Lưu trú


Mua sắm


Tổng

1. Môi trường vật lý







- Đất

-2

-1

0

0

0

-3

- Nước

-1

0

-1

-1

0

-3

- Không khí

0

0

0

0

0

0

2. Rác thải







- Rác thải sinh học

-1

0

-1

-1

0

-3

- Rác thải hóa học

-1

-1

-1

-1

0

-4

3. Môi trường sinh vật và hệ sinh thái







- ĐDSH học

-2

-1

0

0

-2

-5

- DT rừng

-1

-1

0

0

-1

-3

4. Môi trường KT-XH







- Dân trí

0

1

0

1

0

2

- Thu nhập

-1

1

2

2

2

6

- Lao động

0

1

1

1

0

3

Tổng

-9

-1

0

1

-1

-10

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Kết quả bảng 4.30 cho thấy: Các hoạt động cắm trại, lữ hành có tác động xấu tới môi trường VQG Cát Bà. Môi trường cảnh quan sinh thái và sự đa dạng sinh học tại VQG Cát Bà chịu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 08/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí