Biểu Đồ Ý Kiến Của Người Dân Địa Phương Về Lợi Ích Của Hoạt Động Du Lịch Ở Vqg Cát Bà.


Qua bảng trên cho thấy, đa số người dân đánh giá về lợi ích từ hoạt động du lịch đem lại cho phát triển kinh tế địa phương với 100% ý kiến và tăng thu nhập 100% ý kiến. Không có ý kiến nào đánh giá là không được hưởng lợi gì từ hoạt động du lịch.


Hình 4.4. Biểu đồ ý kiến của người dân địa phương về lợi ích của hoạt động du lịch ở VQG Cát Bà.

Kết quả điều tra cho thấy: Mức thu trung bình thấp nhất của một người cũng là 100 - 200 nghìn đồng/ngày, còn cao có thể tới 600 - 700 nghìn đồng/ngày hoặc hơn nữa. Nhờ những nguồn thu này mà đời sống của người dân trong vùng được cải thiện. Đây cũng là những khoản thu chính của các hộ dân trong vùng vì nó thường chiếm khoảng 60 - 80% trong tổng thu nhập của các hộ gia đình.

Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch:

Áp lực của cộng đồng dân cư lên khu bảo tồn nói chung và đa dạng sinh học nói riêng là vấn đề chung của thế giới và Việt Nam. Việc quy hoạch


các khu bảo tồn lấy mất đi nguồn sống của cộng đồng dân cư nơi đó. Mất đất canh tác, việc vào rừng tìm thức ăn, săn bắt… bị cấm bởi công tác bảo tồn, trong khi chính sách hỗ trợ đời sống cho cộng đồng quanh VQG còn rất hạn chế. Áp lực về tăng dân số và đói nghèo trở thành vấn đề nan giải. Với áp lực đời sống như thế, việc phát triển du lịch là một trong những giải pháp hữu hiệu để cải thiện đời sống của cộng đồng địa phương.

Theo các báo cáo trước đây, người dân tham gia vào hoạt động du lịch rất thấp, người dân chủ yếu sống dựa vào tài nguyên thiên nhiên rừng biển sẵn có, chỉ trong những năm gần đây, nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, nhận thức của người dân được nâng cao họ mới chuyển sang đầu tư cho các hoạt động du lịch, đặc biệt là trong những năm gần đây dịch vụ Homestay rất phát triển tại Cát Bà. Tuy nhiên do mới được đầu tư phát triển nên đóng góp của dịch vụ này vào cơ cấu thu nhập của hộ gia đình, tuy nhiên hoạt động này hầu như tất cả các thành viên của hộ gia đình đều tham gia, đặc biệt là vào các tháng cao điểm của mùa hè. Theo kết quả phỏng vấn 20 hộ người dân địa phương số hộ tham gia vào hoạt động du lịch và tỉ lệ đóng góp vào thu nhập được thể hiện ở bảng 4.6

Bảng 4.6: Tỉ lệ hộ gia đình tham gia du lịch và đóng góp trong tổng thu nhập của hộ‌

STT

Xã/Thị trấn

Tỉ lệ hộ gia đình tham gia

hoạt động du lịch (%)

Tỉ lệ đóng góp

thu nhập (%)

1

Việt Hải

92

80

2

Hiền Hào

30

10

3

Xuân Đám

45

15

4

Phù Long

50

30

5

Trân Châu

25

12

6

Gia Luận

35

18

7

TT Cát Bà

85

89

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại Vườn Quốc gia Cát Bà - Hải Phòng - 8

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)


Qua bảng trên ta thấy rằng, các xã khác nhau mà có số hộ tham gia vào hoạt động du lịch cũng khác nhau, tại Cát Bà đặc biệt là xã Việt Hải số lượng hộ tham gia vào hoạt động du lịch khá nhiều, do đây là một trong những tuyến du lịch của Vườn, mặt khác thiên nhiên ban tặng cho nơi đây thiên nhiên, không khí đặc biệt; càng nhiều hộ tham gia vào hoạt động du lịch tỉ lệ đóng góp vào tổng thu nhập càng cao, tuy nhiên về mặt bằng chung hoạt động du lịch chưa mang lại hiệu quả về thu nhập một cách đồng đều cho toàn bộ người dân trên đảo.

Kết quả điều tra cho thấy rằng, mong muốn tham gia của người dân vào hoạt động du lịch (vào thời điểm hiện tại) tại Cát Bà được thể hiện ở biểu đồ:


Hình 4.5: Biểu đồ mong muốn tham gia của người dân vào hoạt động du lịch.‌

Như vậy, đa số người dân được hỏi đến đều có mong muốn được tham gia vào các hoạt động du lịch. Một phần do nơi đây thiếu các ngành nghề để tạo thu nhập ổn định cho người dân, đa số họ sống chủ yếu dựa vào các vốn rừng sẵn có nên họ mong muốn có ngành nghề tạo thêm thu nhập cho gia đình có cuộc sống ổn định.

Như vậy, có thể thấy sự phát triển du lịch ở VQG Cát Bà là mong muốn


chung của cộng đồng để có thêm việc làm, giúp ổn định cuộc sống. Việc tăng thu nhập sẽ làm giảm sức ép của cộng đồng lên tài nguyên thiên nhiên của VQG nói chung và công tác bảo tồn sẽ được thuận lợi hơn. Do vấn đề giữa bảo tồn và khai thác là một trong những khó khăn lớn nhất của VQG hiện nay.

Trong những năm qua hoạt động du lịch tại khu vực Cát Bà nói chung và VQG Cát Bà nói riêng đã tạo cơ hội việc làm cho người dân trong vùng thông qua các hoạt động: (1) Thu hút người dân tham gia các dịch vụ du lịch như vận chuyển (ô tô, xe ôm, thuyền, tàu); (2) Cho thuê xe (đạp, xe máy); (3) Dịch vụ nhà hàng, khách sạn; (4) Lao động trong các dịch vụ vận tải, nhà hàng, khách sạn; (5) Lao động làm việc tại những điểm, tuyến du lịch; (6) Tham gia sản xuất, nuôi trồng các sản phẩm nông thủy sản cung ứng cho nhu cầu du khách như trồng trọt rau màu, nuôi cá bè, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt hải sản…; (7) Các hoạt động kinh doanh phát triển phục vụ nhu cầu của du khách (hàng lưu niệm, hàng tiêu dùng).

Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp: Với lượng du khách hàng năm đến với Cát Bà cũng như VQG hàng năm khá lớn, nhu cầu về các loại nông, thủy sản cao và ổn định. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để người dân tích cực tham gia sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp.

Cơ sở hạ tầng: Do nhu cầu phục vụ khách du lịch nên các công trình đầu tư hạ tầng trong vùng phát triển không ngừng.

Hoạt động du lịch đã góp phần tạo mối giao lưu giữa khu vực với các tổ chức quốc tế và trong nước, tạo những cơ hội và triển vọng thu hút các dự án nghiên cứu, đầu tư, hỗ trợ bảo tồn vào VQG.

4.1.3.3. Tác động tích cực đến văn hóa xã hội của hoạt động du lịch

Hoạt động du lịch làm cho đời sống văn hóa của đa số người dân được nâng cao do hạ tầng được nâng lên, cơ hội giao lưu với các tỉnh, vùng khác


được thuận lợi, dễ dàng. Bên cạnh đó việc tiếp cận với khách du lịch cũng là nhân tố tạo điều kiện cho người dân học hỏi và nâng cao hiểu biết, nâng cao ý thức trong bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ nền văn hoá bản địa... Giúp người dân nhận ra giá trị của nền văn hóa truyền thống và tạo động lực để họ giữ gìn và phát triển chúng.

Người dân địa phương có thể giới thiệu cho du khách trong nước và quốc tế biết được những bản sắc văn hóa, ẩm thực của Cát Bà nói riêng và của Việt Nam nói chung. Cát Bà có các sản phẩm đặc trưng, và những món ẩm thực địa phương hấp dẫn như: gỏi cá thác, canh chua cá hồng, đặc biệt có tu hài nướng trên bếp than mùi thơm tỏa ngào ngạt... Ngoài ra Cát Bà còn hấp dẫn bởi các món ăn từ biển với vô số các loài có giá trị cao như: cá song, cá chim, mực lá… Hoặc các loài vừa lạ, vừa dân dã lại ngon như: bàn mai, sam, bề bề (còn gọi là bọ ngựa biển)...

Các đặc sản khác cũng khá thú vị như cam Gia Luận, gà Liên Minh, khoai Mụt Ốc Việt Hải… là những sản phẩm của địa phương nổi tiếng khiến cho nhiều du khách khó quên khi đã được một lần thưởng thức. Dê núi cũng được đánh giá cao, nhiều người nói dê ở Cát Bà ngon hơn các nơi khác.

Du lịch đã góp phần vào bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá, phát huy truyền thống, bản sắc cộng đồng dân cư địa phương. Khu vực Cát Bà có nhiều các di tích văn hóa, lịch sử và khảo cổ trong VQG và trên quần đảo Cát Bà như di chỉ Cái Bèo, đền Hiền Hào, hang Quân Y, hang Ủy ban, hang Huyện Ủy. Đời sống văn hóa truyền thống, lễ hội mang nhiều bản sắc độc đáo, mang đặc trưng của các dân cư miền biển với nghề nuôi trồng và đánh bắt hải sản. Cùng với các trò chơi dân gian, các lễ hội như: lễ rước nước về đình làng, tế lễ Long Hải Đại Vương; đua thuyền rồng trên biển… Khách du lịch cũng có thể tham gia để thưởng thức cảm giác khác lạ từ những lễ hội, trò chơi dân gian này.


4.2. Tác động của du lịch đến tài nguyên môi trường VQG Cát Bà

4.2.1. Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường

Như đã phân tích ở trên, cùng với sự gia tăng lượng du khách đến VQG hàng năm, bên cạnh những tác động tích cực như tăng thu nhập, tạo cơ hội việc làm…. thì hoạt động du lịch cũng gây ra những tác động tiêu cực đến tài nguyên, cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học và các vấn đề xã hội tại VQG Cát Bà.

a) Tác động đến tài nguyên rừng và đất rừng

* Tác động đến cảnh quan, môi trường:

Có thể nói, hoạt động du lịch đang diễn ra ở các VQG và khu bảo tồn Việt Nam mới chỉ mang sắc thái của du lịch sinh thái. Trên thực tế, hoạt động du lịch tại các khu bảo vệ đã và đang tạo ra những tác động tiêu cực tới cảnh quan môi trường của khu vực. Kết quả điều tra về các hoạt động cũng như tác động của du khách đến cảnh quan môi trường khu vực được thể hiện trong bảng 4.7.

Bảng 4.7: Kết quả điều tra ý thức của khách du lịch trong việc bảo vệ cảnh quan VQG Cát Bà.‌

Hiện tượng

Nhiều

Ít

Không

Cây cối bị dẫm, bẻ (%)

61

36

3

Khắc vẽ lên cây, hang đá (%)

52

44

4

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)


(Nguồn: Tác giả, năm 2017)

Hình 4.6: Nhũ đá bị đập ở động Trung Trang.


Như vậy, các hiện tượng bẻ cành, khắc tên mình lên cây, lên đá chiếm tỷ lệ lớn. Kết quả điều tra cho thấy, một bộ phận lớn du khách chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của tài nguyên, môi trường trong hoạt động du lịch tại VQG Cát Bà. Các tác động của du khách đến cảnh quan môi trường cũng cho thấy hoạt động quản lý du khách của VQG chưa thực sự có hiệu quả.

* Tác động đến tài nguyên rừng:

Như đã phân tích ở trên, hoạt động du lịch ở VQG Cát Bà vẫn mang sắc thái của du lịch ồ ạt. Có nghĩa là du khách đến đây luôn mong muốn được thưởng thức, sưu tầm những sản phẩm đặc trưng của vùng như thức ăn, cây cảnh, sản phẩm từ rừng…. Kết quả điều tra về nhu cầu của khách du lịch đối với một số loại sản phẩm được thể hiện trong bảng 4.8.

Bảng 4.8. Nhu cầu của khách du lịch đối với lâm sản ngoài gỗ.


STT

Chỉ tiêu

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

Tổng số phiếu khảo sát

30

100

1

Đặc sản của vùng

16

53,33

2

Mật ong

4

13,33

3

Nhũ đá hoặc san hô

4

13,33

4

Thuốc nam

3

10,00

5

Cây cảnh

2

6,67

6

Động vật

1

3,33

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Kết quả điều tra khách du lịch về việc sử dụng các sản phẩm đặc trưng tại đây: có tới trên 53,33% khách du lịch đã sử dụng các đặc sản của rừng như củ gió, trầm huyết, phong lan; 13,33% là hai loại mật ong và nhũ đá, san hô; 10% thuốc nam. Kết quả thống kê trên cho thấy, nhu cầu của du khách chủ yếu tập trung vào các sản phẩm là các loại lâm sản (động vật, thực vật) có giá trị trong vùng.


Hình 4.7. Nhu cầu của khách du lịch đối với lâm sản ngoài gỗ.

Kết quả thống kê về sự gia tăng về số lượng khách du lịch và nhu cầu của khách du lịch đối với các loại tài nguyên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng cho thấy áp lực của hoạt động du lịch tới công tác bảo tồn tài nguyên VQG đang ngày càng tăng. Tình trạng người dân địa phương tham gia săn bắt, khai thác các loại lâm đặc sản như phong lan, thú rừng, cây thuốc đang có chiều hướng gia tăng. Kết quả điều tra về tình trạng khai thác, săn bắn các loại thực vật, động vật và sản phẩm rừng của người dân địa phương được thể hiện trong bảng 4.9.

Bảng 4.9. Hiện trạng săn bắn động vật hoang dã tại VQG Cát Bà.



STT


Chỉ tiêu


Đơn vị tính

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

1

Phá lán trại

Lán

11

4

0

2

Điểm bắn động vật

Điểm

3

2

1

3

Phá bẫy

Bẫy

875

1068

780

(Nguồn: Hạt Kiểm lâm VQG Cát Bà, 2018)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2024