Nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện bằng phương pháp thiếu - hiếu khí (AO) sử dụng giá thể sinh học ECO - BIO - BLOCK (EBB) cải tiến - 10

3.3. Đề xuất công nghệ xử lý nước thải bệnh viện


Với kết quả nghiên cứu hiệu suất xử lý nước thải bệnh viện bằng phương pháp thiếu hiếu khí sử dụng EBB cải tiến trong phòng thí nghiệm ở trên, chúng tôi đề xuất phương án xử lý nước thải bệnh viện theo sơ đồ khối như hình 3.27.




Hình 3.27. Sơ đồ khối phương án xử lý nước thải bệnh viện công nghệ AO


Sơ đồ dòng chảy nước thải bệnh viện bằng phương pháp thiếu hiếu khí kết hợp sử dụng giá thể sinh học EBB cải tiến được thể hiện ở hình 3.28.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.


Bể lắng

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện bằng phương pháp thiếu - hiếu khí (AO) sử dụng giá thể sinh học ECO - BIO - BLOCK (EBB) cải tiến - 10





Hình 3.28. Sơ đồ dòng chảy nước thải bệnh viện bằng phương pháp thiếu hiếu khí sử dụng giá thể sinh học EBB cải tiến


Nước thải bệnh viện được được thu gom qua song chắn rác và chảy vào bể điều hòa


- Bể điều hòa


Nước thải từ hố thu gom sau khi loại bỏ những chất thải có kích thước lớn được tự chảy sang bể điều hòa. Trong bể điều hòa, có lắp đặt hệ thống khuấy đảo nhằm tăng cường mức độ đồng đều của nước thải về thành phần trước khi vào các công đoạn xử lý tiếp theo. Việc khuấy đảo còn có tác dụng chống lắng cặn lơ lửng để tránh làm giảm thể tích làm việc hữu ích của bể và tránh được hiện tượng phân hủy yếm khí trong thời gian nước thải lưu tại bể là nguyên nhân phát sinh mùi.

- Bể lắng đứng


Loại bỏ các chất ô nhiễm lơ lửng. Từ bể điều hoà, nước thải được bơm vào bể lắng đứng. Nước trong sau lắng tràn vào máng thu nước, theo đường ống dẫn chảy vào bể EBB. Cặn bùn lắng xuống đáy bể định kỳ xả về bể chứa bùn qua đường ống xả bùn lắp ở đáy bể.

- Bể sinh học Eco - Bio - Block cải tiến


Các chủng VSV được tuyển chọn và cấy vào các khối đệm EBB, nước thải từ bể điều hòa được chảy thẳng xuống bể chứa EBB. Bể EBB chia làm hai ngăn, ngăn thiếu khí và ngăn hiếu khí. Tại đây, những thành phần hữu cơ, nitơ, SS được xử lý. Nước tự tràn sang bể khử trùng (Clo dạng viên nén) và đạt quy chuẩn xả thải ra môi trường tự nhiên.

- Bể phân hủy bùn


Bùn cặn lắng từ bể EBB được đưa về bể phân hủy bùn. Tại đây, dưới tác dụng của hệ vi sinh vật, bùn cặn được phân hủy làm cho thể tích bùn giảm đi nhiều và định kỳ được hút chở đi chôn lấp. Nước trong từ bể bùn được quay trở lại bể bể điều hòa để xử lý lại.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Kết luận

Nước thải y tế có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, kết hợp với các hiệu ứng khí hậu và các biến động môi trường hiện nay làm cho các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát nhanh và ngày càng nguy hiểm.

Trong thời gian nghiên cứu đề tài luận văn này, từ tháng 4 năm 2015 đến tháng 11 năm 2015, tác giả có những kết luận về hiệu suất xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ AO kết hợp viên lọc EBB cải tiến như sau:

Hiệu suất xử lý COD, amoni, TSS nước thải bệnh viện của hệ thiếu - hiếu khí sử dụng giá thể EBB là ổn định và khá cao. Nhất là ở mức lưu lượng 0,5 lít/giờ (tương ứng thời gian lưu 16 giờ). Hiệu suất này giảm dần khi tăng lưu lượng lên 1 lít/giờ, 2 lít/giờ, 3 lít/giờ (tương ứng thời gian lưu 8 giờ, 4 giờ, 2,7 giờ).

Ở mức lưu lượng 1 lít/giờ (tương ứng thời gian lưu 8 giờ) thì COD, amoni, TSS trong nước thải đầu ra đạt QCVN 28:2010/BTNMT. Ở chế độ này, hiệu suất xử lý COD trung bình 74,8%, tải lượng xử lý trung bình khoảng 0,61 kg/m3/ngày. Hiệu suất xử lý amoni trung bình 71,6%, tải lượng xử lý trung bình khoảng 0,06 kg/m3/ngày. Hiệu suất xử lý SS trung bình 68%, tải lượng xử lý trung bình khoảng 0,33 kg/m3/ngày.

Ở mức lưu lượng 2 lít/giờ và 3 lít/giờ (tương ứng thời gian lưu 4 giờ và 2,7 giờ) có một số chỉ tiêu trong nước thải đầu ra không đạt QCVN 28:2010/BTNMT.

Ở chế độ thời gian lưu 8 giờ, hệ thống hoạt động hiệu quả nhất.

Việc đề xuất công nghệ mới xử lý nước thải bệnh viện là cần thiết, đảm bảo vệ sinh môi trường sống trong lành, phát triển bền vững môi trường và hệ sinh thái khu vực, giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm bệnh do các mầm mống bệnh trong nước thải.

Giải pháp công nghệ xử lý nước thải bệnh viện bằng phương pháp thiếu - hiếu khí sử dụng giá thể sinh học EBB có hiệu suất xử lý cao, suất đầu tư và chi phí vận hành thấp, phù hợp với điều kiện của nước ta.

Kiến nghị


Đề tài luận văn chỉ nghiên cứu trong phạm vi phòng thí nghiệm và đề xuất phương án mới xử lý nước thải bệnh viện. Cần có nghiên cứu sâu hơn, sử dụng kết quả của đề tài này để ứng dụng vào thực tế, nhằm nâng cao hiệu suất xử lý nước thải bệnh viện phù hợp với điều kiện thực tế cũng như định hướng phát triển của nước ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Bộ tài nguyên và Môi trường (2010), “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT”.

2. Bộ Y tế (2012), “Quy chế quản lý chất thải y tế (QĐ47/QĐ-BYT)”.

3. Bộ Y tế (2015), Tài liệu quản lý chất thải bệnh viện, Nhà xuất bản Y học.

4. Ngô Kim Chi (2012), “Nghiên cứu khảo sát hiện trạng nước thải bệnh viện, công nghệ và đề xuất cải thiện”, Viện Hóa Học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

5. Tăng Thị Chính, Hoàng Thị Dung, Đào Thị Minh Hạnh (2008), “Ứng dụng các chủng xạ khuẩn ưa nhiệt - chịu axit để xử lý chất thải”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ 46 (6A) ), tr. 44.

6. Tăng Thị Chính, Đặng Đình Kim, Phan Thị Tuyết Minh, Lê Thanh Xuân. (2006), “Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng một số chế phẩm vi sinh vật để xử lý chất thải hữu cơ”, Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN, KHTN&CN 22 (3B), tr.38-44.

7. Hoàng Văn Huệ (2002), Thoát nước tập 2: Xử lý nước thải, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

8. Nguyễn Việt Lan, Jordan Ryan (2013), Dự án tăng cường nguồn nhân lực trong khám chữa bệnh, Báo cáo của Quỹ Môi trường Toàn cầu (UNDP)

9. Hoàng Lương (2014), Nghiên cứu công nghệ EBB cải tiến để cải thiện chất lượng nước thải sinh hoạt tại Hà Nội, Đề tài Cơ sở chọn lọc, Viện Công nghệ Môi trường, Hà Nội.

10. Đỗ Văn Mạnh, Phạm Quốc Long (2005), "Nghiên cứu xử lý amoni trong nước ngầm bằng quá trình lọc sinh học ngập nước", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, (6A), tr. 238-243.

11. Phí Thị Hải Ninh (2014), “Kỹ thuật xử lý chất thải", Bài giảng, Khoa Tài nguyên rừng và Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

12. Nguyễn Xuân Nguyên, Phạm Hoàng Hải (2003), Lý thuyết và mô hình hoá quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

13. Trần Hiếu Nhuệ (1990), Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, Trường Đại Học Xây Dựng.

14. Trần Hiếu Nhuệ, Lâm Minh Triết (1978), Xử lý nước thải, Trường Đại Học Xây Dựng.

15. Lương Đức Phẩm (2002), Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

16. Trịnh Văn Tuyên, Tô Thị Hải Yến, Shuji Yosizawa (2010), “Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải ở Việt Nam”, Hội nghị khoa học kỷ niệm 35 năm Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tr.72-78.

17. Trần Văn Tựa, Đỗ Tuấn Anh, Nguyễn Trung Kiên, Lê Thu Thuỷ (2007), Nghiên cứu sử dụng các loại thực vật thuỷ sinh điển hình cho xử lý nước thải công nghiệp chứa kim loại nặng và nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm, Báo cáo đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

18. Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Hùng Minh (2013), Điều tra, khảo sát tình hình sản xuất và sử dụng bê tông nhẹ và đề xuất kỹ thuật đảm bảo sự làm việc ổn định của chúng trong xây dựng, Báo cáo đề tài của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng.

Tiếng Anh


19. Hitoshi K, Susumu S, Kozue S, Masachika H, Masayuki K, Toshiaki I, Masahiro T (2010), “Mosquito larvicidal effectiveness of Ecobio-Block S: A novel integraded water purifying concrete block formulation

contaminating insect growth regulator pyriproxyfen” Journal of American Mosquito Control Association. 22: 451-456.

20. Matsunaga N, Tokunaga T, Masuda S, Yano S, Oshikawa H, Fujita K, Koga M, Iwashita T, Harada A. (2011), “A fundamental study on water quality purification by EcoBio-Block”, Journal of Japan Society of Civil Enginers. 50: 1081-1086.

21. Mohd BR, Shahabuddin M, Mohd IMM (2012), “Water quality improvement of Sungai Kenawar Segamat (prototype test site) using eco bio block”, Proceeding 1st National Seminar on Environment, Development and Sustainability, Malaysia.

22. Ridzuan MBAH (2010), “Review applications for treating wastewater EBB”, Undergraduate thesis, University of Technology Malaysia.

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí