Đánh Giá Hiệu Quả Xử Lý Cod, Amoni, Tss Trên Hệ Thống Ao Sử Dụng Giá Thể Sinh Học Ebb Cải Tiến.

3.1.3. Cấy VSV lên giá thể EBB cải tiến

Sau khi tiến hành đúc và phơi khô sản phẩm trong 24 giờ, viên EBB được đưa đi ngâm rửa nhằm mục đích rửa sạch các cặn bẩn bám trên khối và các lớp bụi xi măng còn chưa bám cứng trên khối EBB

cải tiến rồi cho vào bể nuôi cấy


Hình 3.5. EBB cải tiến trước và sau khi cấy VSV

vi sinh bằng chế phẩm Sagi- Bio 2 (xem hình 3.4). Dự kiến thời gian cấy vi sinh lên khối EBB từ chế phẩm Sagi - Bio khoảng 10 ngày. Những viên EBB được đưa vào chậu nhựa với dung tích 50 lít. Với mật độ vi sinh 108 CFU/ml, nghiên cứu

Hình 3.4. Cấy VSV vào EBB cải tiến

đưa vào bể cấy vi sinh 50ml chế phẩm Sagi - Bio kèm theo trong chậu là một bơm đảo trộn nước bên trong nhằm tăng cường hiệu quả bám dính và sinh trưởng của VSV, bổ sung thức ăn cho VSV theo tỷ lệ COD:N:P là 100:5:1 và theo dõi hàng ngày. Kết quả định tính thể hiện trong hình 3.5.

a. Số lượng VSV hiếu khí


Số lượng vi sinh vật hiếu khí tổng số (tính theo CFU/g) tại thời điểm 1 ngày, 5 ngày và 10 ngày được trình bày tại bảng 3.3.

Bảng 3.3. Vi sinh vật hiếu khí tổng số (CFU/g)


Ngày thứ nhất

Ngày thứ 5

Ngày thứ 10

5,4 x 105

4,1 x 107

3,7 x 107

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Như vậy, từ kết quả phân tích mật độ vi sinh tại ngày thứ nhất tức là trong vòng 24 giờ số lượng vi sinh đã tăng rõ rệt và sau 5 ngày VSV hiếu khí đã tăng khá nhanh từ 105 lên 107. Đến ngày thứ 10 mật độ vi sinh vật hiếu khí có hiện tượng chững lại, điều này cũng phù hợp với quy luật phát triển của VSV bám dính lên giá thể EBB cải tiến.

b. Số lượng VSV kị khí


Số lượng vi sinh vật kị khí tổng số (tính theo CFU/g) tại thời điểm 1 ngày, 5 ngày và 10 ngày được trình bày tại bảng 3.4..

Bảng 3.4. Vi sinh vật kị khí tổng số (CFU/g)


Ngày thứ nhất

Ngày thứ 5

Ngày thứ 10

3,5 x 102

2,1 x 103

1,6 x 105


Từ bảng 3.2, tính từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 10 mật độ vi sinh vật kị khí đã tăng hơn gấp 2 lần. Như vậy, với mật độ vi sinh vật bám dính có trên khối EBB cải tiến sẽ đảm bảo yêu cầu để tiến hành triển khai các bước nghiên cứu tiếp theo.

3.1.4. Quy trình sản xuất EBB cải tiến


Quy trình công nghệ sản xuất EBB cải tiến dùng cho xử lý nước thải bệnh viện

được thể hiện trong hình 3.6.


Tỷ lệ phối trộn vật liệu


12% Cát

38%

Kazemzit

11% Xi

măng

18% Than cacbon hóa

21% Zeolit


Đảo trộn đều thể khô, thời gian đảo trộn khoảng 10 phút


Đảo trộn đều thể ướt, thời

gian đảo trộn khoảng 15 phút 120 ml nước/300gr VL


Đổ vật liệu vào khuôn đúc

Lực nén từ 10 đến 20 kg/cm2


Sau 1h tháo khuôn lấy sản phẩm



Hình 3.6. Quy trình công nghệ sản xuất vật liệu EBB cải tiến (dùng cho xử lý nước thải bệnh viện)

Sản phẩm EBB cải tiến dùng xử lý nước thải bệnh viện đã được chế tạo tại Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (xem hình 3.7)


Hình 3 7 Sản phẩm EBB cải tiến 3 2 Đánh giá hiệu quả xử lý COD Amoni TSS 6


Hình 3.7. Sản phẩm EBB cải tiến

3.2. Đánh giá hiệu quả xử lý COD, Amoni, TSS trên hệ thống AO sử dụng giá thể sinh học EBB cải tiến.

Hệ thí nghiệm thiếu hiếu khí kết hợp sử dụng giá thể sinh học EBB như hình 3.8.


Hình 3.8. Hệ thí nghiệm AO


- Nước thải y tế được lấy từ bể điều hòa của bệnh viện E - Hà Nội có nồng độ COD từ 200 đến 390 mg/L và nồng độ amoni từ 10 đến 40 mg/L, được đưa vào thùng chứa 120 lít, nước thải được đưa vào cột thiếu - hiếu khí nhờ một bơm định lượng.

- Duy trì DO từ 4,0 mg/l đến 10mg/l để cung cấp oxy cho quá trình sinh học. pH duy trì trong khoảng 6,5 - 8,5.

- Điều chỉnh bơm định lượng với lưu lượng 0,5 l/h, 1 l/h, 2 l/h đến 3 l/h Thể tích mỗi cột:

V1 = V2 = π. R2.h = 3,14.(0,5)2. 5,25 = 4,122 (dm3)

Mỗi cột chứa hai viên EBB Thể tích nước trong mỗi cột:

Vn1 = Vn1 = 0,4122 – 0,0586.2 = 4,0048 (dm3)

- Vậy với lưu lượng 0,5 l/h, 1 l/h, 2 l/h đến 3 l/h, tương đương với thời gian lưu T lần lượt là 16 giờ, 8 giờ, 4 giờ và 2,7 giờ.

Kết quả phân tích mẫu nước thải bệnh viện E ngày 11/4/2015 và ngày 15/4/2015 thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải của Bệnh viện E



TT

Tên chỉ tiêu


Phương pháp thử


Đơn vị

Kết quả Ngày 11/4/2015

Kết quả Ngày 15/4/2015

QCVN 28:2010/ BTNMT

(cột B)

1

pH

TCVN 6492:1999

-

7,6

7,3

6,5 – 8,5


2

BOD5 (200C)

TCVN 6001-1:2008

mg/l

135

142

50

3

COD

TCVN 6491:1999

mg/l

270

284

100

4

TSS

TCVN 6625:2000

mg/l

152

132

100

5

NH4+ - N

TQKT/BYT 1993

mg/l

17,14

15,53

10

6

NO3- - N

SMEWW 4500

mg/l

1,26

1, 65

50


Kết quả chạy hệ thí nghiệm xem ở bảng 1, bảng 2, bảng 3 phần Phụ lục bảng.

3.2.1. Đánh giá hiệu quả xử lý COD trên hệ thống AO sử dụng EBB cải tiến.

a. Kết quả xử lý COD ở cột thiếu khí


T=16 h

T=8 h

T=4 h

T=2,7 h

Hình 3.9. Nồng độ và hiệu suất xử lý COD qua cột thiếu khí


T=16 h

T=8 h

T=4 h

T=2,7 h

Hình 3.10. Tải lượng xử lý COD qua cột thiếu khí


Hình 3.9 cho thấy nồng độ và hiệu suất xử lý COD qua cột thiếu khí ở các thời gian lưu và lưu lượng khác nhau. Hình 3.10 cho thấy tải lượng xử lý của cột thiếu khí ứng với các thời gian lưu khác nhau.

Từ hình vẽ cho thấy nồng độ COD đầu vào từ 192 mg/l đến 388 mg/l. Dải nồng độ này cho thấy phù hợp với tính chất đặc trưng của nước thải bệnh viện.

- Ở chế độ lưu lượng 0,5 l/giờ ứng với thời gian lưu 16 giờ COD đầu vào có giá trị trung bình khoảng 295,2 mg/l. COD đầu ra có giá trị trung bình khoảng 148 mg/l. Hiệu suất xử lý COD ở cột thiếu khí từ 37,2% đến 64,3% và có giá trị trung bình là 49,1%. Tải lượng xử lý trung bình khoảng 0,44 kg/m3/ngày. Điều đó cho

thấy hiệu suất xử lý của EBB cải tiến có nhiều triển vọng để nghiên cứu các bước tiếp theo.

- Ở chế độ lưu lượng 1 l/giờ, ứng với thời gian lưu 8 giờ COD đầu vào có giá trị trung bình khoảng 272 mg/l. COD đầu ra có giá trị trung bình khoảng 175,3 mg/l. Hiệu suất xử lý COD ở cột thiếu khí từ 32,9% đến 38,3% và có giá trị trung bình là 35,5%. Tải lượng xử lý trung bình khoảng 0,58 kg/m3/ngày. Vậy, với thời gian lưu 8 giờ, hiệu suất xử lý COD qua cột thiếu khí khá cao.

- Ở chế độ lưu lượng 2 l/giờ, ứng với thời gian lưu 4 giờ COD đầu vào có giá trị trung bình 284 mg/l đầu ra có giá trị trung bình khoảng 238,6 mg/l. Hiệu suất xử lý COD ở cột thiếu khí từ 10,4% đến 19,6% và có giá trị trung bình là 16%. Tải lượng xử lý trung bình khoảng 0,54 kg/m3/ngày, tải lượng xử lý này không thay đổi nhiều so với tải lượng xử lý ở chế độ thời gian lưu 8 giờ. Với thời gian lưu 4 giờ, hiệu suất xử lý COD qua cột thiếu khí thấp.

- Ở chế độ lưu lượng 3 l/giờ, ứng với thời gian lưu 2,7 giờ COD đầu vào có giá trị trung bình 276,8 mg/l, đầu ra có giá trị trung bình khoảng 247,1 mg/l. Hiệu suất xử lý COD ở cột thiếu khí có giá trị trung bình là 10,4%. Tải lượng xử lý trung bình khoảng 0,54 kg/m3/ngày, tải lượng xử lý này không thay đổi nhiều so với tải

lượng xử lý ở chế độ thời gian lưu 8 giờ, 4 giờ. Với thời gian lưu 2,7 giờ, hiệu suất xử lý COD qua cột thiếu khí thấp.

b. Kết quả xử lý COD ở cột hiếu khí


T =16 h

T = 8 h

T = 4 h

T = 2,7 h

Hình 3.11. Nồng độ và hiệu suất xử lý COD qua cột hiếu khí


T =16 h

T = 4 h

T = 8 h

T = 2,7 h

Hình 3.12. Tải lượng xử lý COD qua cột hiếu khí

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí