Ngành thương mại, dịch vụ
Hoạt động thương mại và dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của quận Long Biên. Những năm qua hoạt động thương mại và dịch vụ của Long Biên có nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng ngành giai đoạn 2006-2010 đạt 24,2%%/năm. Tỷ trọng ngành trong cơ cấu nền kinh tế cũng tăng từ 43,5% năm 2006 lên 55,6% năm 2010.
Nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ mới đã được khuyến khích đầu tư phát triển như: hình thành phố kinh doanh ô tô Cầu Chui, Nguyễn Văn Cừ; khu kinh doanh, gia công hàng may mặc Sài Đồng - May 10, dịch vụ khách sạn, siêu thị, văn phòng cho thuê… đã góp phần làm tăng giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ trên địa bàn. Hệ thống chợ đã được quan tâm đầu tư và cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Đến nay trên toàn quận đã có hơn 2.500 doanh nghiệp và gần 10.000 hộ kinh doanh cá thể, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2006 (năm 2006 là 740 doanh nghiệp và gần 3.000 hộ).
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân quận và của các phường, việc tổ chức và xây dựng chợ của quận đã có những tiến bộ rò rệt, góp phần tích cực vào việc lưu thông hàng hóa, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, tạo thêm công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, tăng thu ngân sách và góp phần giữ gìn an ninh trật tự văn minh đô thị. Hiện tại trên địa bàn quận có 50 chợ lớn, nhỏ và các tụ điểm buôn bán. Trong đó chợ loại 2, loại 3 là 26 chợ (có 2 chợ loại 2 là chợ Gia Lâm – phường Ngọc Lâm và chợ Việt Hưng – phường Việt Hưng) với diện tích 49.196m2 và 2703 hộ kinh doanh; 24 tụ điểm buôn bán với 931 hộ kinh doanh.
Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn quận phát triển còn manh mún, tự phát, chưa có điểm nhấn nổi bật, chưa bắt kịp với tốc độ phát triển đô thị của quận. Nhiều dự án trung tâm thương mại đã được phê duyệt hoặc đã được Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận về chủ trương đầu tư nhưng tiến độ triển khai chậm. Ngoài một số bách hóa tổng hợp cũ với quy mô nhỏ như bách hóa Sài Đồng, bách hóa Gia Lâm còn một số siêu thị với quy mô nhỏ như siêu thị Fivimart
Nguyễn Văn Cừ, siêu thị xăng dầu Đức Giang, siêu thị khu đô thị mới Việt Hưng, siêu thị điện máy Việt Long. Ngoài ra còn có 2 dự án trung tâm thương mại đang được triển khai là trung tâm thương mại Gia Thụy và Thượng Cát.
Trong tương lai, với định hướng phát triển quận Long Biên theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp, kết hợp với tiến trình đô thị hóa đang diễn ra ngày càng nhanh, cần thiết phải có các khu thương mại với đầy đủ các dịch vụ hiện đại để phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và tăng trưởng
Cùng với quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng và đời sống nhân dân ngày một nâng cao, ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn Quận đang phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt tại một số phường Đức Giang, Ngọc Lâm, Bồ Đề.
Sáu tháng đầu năm 2009, tổng mức luân chuyển hàng hóa tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2008 chủ yếu tập vào hàng hóa bán buôn; tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ, dịch vụ tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó bán lẻ tăng 12,8%, dịch vụ tăng 7,2% và khách sạn tăng 10,2%. Trong hai năm 2009-2010, mục tiêu do quận đặt ra là khu vực dịch vụ, thương mại tăng trưởng 17-18%.
Các loại hình kinh doanh thương mại.
Đối với các doanh nghiệp, loại hình kinh doanh thương mại phổ biến trên địa bàn quận Long Biên là kinh doanh tổng hợp, các doanh nghiệp mặc dù khi đăng ký kinh doanh đều xác nhận mặt hàng kinh doanh nhưng trên thực tế các doanh nghiệp đều kinh doanh tổng hợp nhiều loại hàng hóa, rất ít các doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng hóa. Các doanh nghiệp có thể chuyên doanh vào một nhóm hàng như: vật liệu xây dựng, động cơ.
Theo số liệu của phòng Thống kê quận Long Biên, tính chung trên địa bàn quận Long Biên đến 31/12/2009 có tổng cộng 568 doanh nghiệp và hợp tác xã kinh doanh thương mại, dịch vụ khách sạn nhà hàng. Các doanh nghiệp thương mại tập trung chủ yếu là kinh doanh thương mại hàng phi lương thực thực phẩm, tư liệu tiêu dùng và kinh doanh thương mại tổng hợp.
Số hộ kinh doanh thương mại dịch vụ, khách sạn, nhà hàng là 6059 hộ, trong
đó số hộ kinh doanh thương mại là 3513 hộ với hình thức chủ yếu là bán lẻ (chiếm 87%) chỉ khoảng 13% trong tổng số 3513 hộ kinh doanh thương mại là bán buôn. Các hộ bán lẻ kinh doanh chủ yếu mặt hàng phi lương thực thực phẩm (chiếm khoảng 82.2%).
Đặc điểm đặc biệt là số các cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà hàng ở quận Long Biên rất nhiều, có tới 2002 cơ sở kinh doanh loại hình này, chủ yếu là các hộ kinh doanh nhà nghỉ và nhà hàng, trong đó số hộ kinh doanh nhà hàng có tới 1789 hộ và vẫn tăng đều qua các năm.
Ngành nông nghiệp
Ngành nông nghiệp của quận trong những năm gần đây do sự phát triển nhanh về công nghiệp và đô thị của Thành phố cùng với những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên, nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng lớn. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp và đô thị cũng làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Quận uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quận Long Biên về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nên diện tích đất trũng đã được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây ăn quả, chăn nuôi kết hợp…Đến nay trên địa bàn quận đã có một số trang trại có diện tích lớn như: Khu Hồ Miễu (phường Thượng Thanh); khu Hồ Thạch Bàn, khu Tầm Dâu (phường Phúc Đồng); khu Bể, khu Vườn Trũng (phường Giang Biên). Về quy mô, số trang trại có diện tích lớn hơn 3 ha chiếm tỷ lệ nhỏ (20,5%), còn lại chủ yếu có diện tích từ 1 đến 2,5 ha tập trung tại các phường có diện tích ao hồ lớn thuộc vùng trũng của quận như Thạch Bàn, Phúc Lợi, Phúc Đồng. Mô hình sản xuất rau an toàn tại các phường Giang Biên, Cự Khối, Phúc Lợi được chỉ đạo triển khai có hiệu quả; tổ chức chuyển đổi 23 ha từ sản xuất ngô sang rau an toàn. Giá trị sản xuất/ha/năm canh tác ước đạt 230 triệu đồng. (Phòng Kinh tế quận Long Biên, 2010)
3.1.2.2. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng
Quận có đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp thoát nước, đáp ứng được những yêu cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt
cho sự phát triển của các khu công nghiệp, khu thương mại, dịch vụ. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp nhỏ Phúc Lợi, Sài Đồng, quận sẽ tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện một số chợ, trung tâm thương mại, giải trí, tuyến phố văn minh đô thị và mở rộng các dự án rau an toàn. Quận là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng với nhiều đường giao thông lớn như đường sắt, đường quốc lộ, đường thuỷ nối liền các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Đông Bắc. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự liên kết kinh tế giữa quận với các tỉnh và thành phố lân cận, mở rộng thị trường. Trên địa bàn quận có 3 tuyến đường giao thông quan trọng đi qua: Đường quốc lộ số 1A, 1B và quốc lộ 5. Đây là ba tuyến đường huyết mạch đi qua các tỉnh phía Bắc và nối liền tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Lạng Sơn.
Hệ thống giao thông của quận có hơn 323 km đường giao thông trong đó đường nhựa và đường bê tông có tổng chiều dài 243 km. Hệ thống điện có 97 trạm biến áp với 66 km đường dây cao thế, 324 km đường dây hạ thế, 100% hộ đã sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống cấp thoát nước với trên 100 km đường ống cấp nước, 88 km đường ống dẫn truyền tải với trên 80% số hộ dùng nước sạch, bình quân 106 lít/ngày đêm.
3.1.2.3. Về y tế, giáo dục, văn hóa thông tin.
- Về y tế: Trên địa bàn quận có 02 bệnh viện (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh viện tâm thần), 01 trung tâm y tế (Trung tâm y tế quận Long Biên), 14 trạm y tế phường, 01 phòng khám bệnh viện đa khoa Giao thông vận tải, 03 phòng khám của Trung tâm y tế Quận và 93 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Hiện nay, còn có nhiều trang thiết bị y tế đã quá cũ, lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
- Về giáo dục: Quận có 8 trường Trung học phổ thông, bổ túc văn hóa, trung tâm giáo dục thường xuyên; 16 trường trung học cơ sở; 18 trường Tiểu học; 33 trường mẫu giáo. Mạng lưới giáo dục từ mẫu giáo đến phổ thông trung học về cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong Quận.
3.1.2.4. Đặc điểm dân cư.
Theo số liệu của phòng Thống kê quận Long Biên, dân số của quận đến thời điểm 15/7/2010 là 230.076 người, trong đó số lượng dân sống tại khu vực thành thị là 46.000 người và ở khu vực nông thôn là 184.076 ngàn người. Tỷ lệ sinh năm 2009 ước đạt 17,71%. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 2009-2010 ở mức 1,18-1,2%. Mật độ phân bố dân cư không đều giữa các phường, một số phường có mật độ dân số cao như Ngọc Lâm, Đức Giang, Sài Đồng, Gia Thụy.
Về lao động, tính đến ngày 31/12/2009, số lao động vào khoảng 146.000 người, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp. Số lao động trong các doanh nghiệp của quận là 82.818 người, chiếm 34,58% dân số. Lao động trong các doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực dệt may, xây dựng và thương mại.
3.1.2.5. Điều kiện đất đai.
Theo thống kê năm 2010 của phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên, diện tích tự nhiên của Quận là 5993,0288 ha đất được phân nhóm ra các mục đích sử dụng cụ thể ở bảng 3.2:
B¶ng 3.2: Tæng hîp c¸c lo¹i ®Êt trªn ®Þa bµn QuËn n¨m 2010
Môc ®Ých sö dông | M· | DiÖn tÝch (ha) | C¬ cÊu( %) | |
Tæng diÖn tÝch tù nhiªn | 5993,0288 | 100 | ||
1 | §Êt n«ng nghiÖp | NNP | 1852,1912 | 30,91 |
2 | §Êt phi NN | PNN | 4004,5664 | 66,82 |
3 | §Êt ch•a sö dông | CSD | 136,2712 | 2,27 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Hợp Về Khối Lượng Ctr Công Nghiệp Phát Sinh Ở Một Số Tỉnh
- Hệ Thống Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Một Số Đô Thị Việt Nam
- Số Doanh Nghiệp Hoạt Động Sản Xuất, Kinh Doanh Trên Địa Bàn Quận Long Biên Có Đến 31/12/2009
- Khối Lượng Chất Thải Rắn Công Nghiệp Phát Sinh Trên Địa Bàn Quận Long Biên Được Thu Gom, Xử Lý Từ Năm 2008 Đến Năm 2010
- Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Quận Long Biên
- Nhận Xét Về Tính Hiệu Quả Của Công Tác Quản Lý Chất Thải Trên Địa Bàn Quận Long Biên
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên, 2010
3.2. Hiện trạng chất thải rắn trên địa bàn quận Long Biên và tình hình quản lý.
3.2.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn trên địa bàn quận Long Biên
3.2.1.1. Chất thải sinh hoạt.
Theo báo cáo tổng kết giai đoạn 2005-2009 của liên danh nhà thầu là Xí nghiệp môi trường đô thị Gia Lâm (thực hiện thu gom 7 phường gồm Ngọc Lâm, Bồ Đề, Gia Thuỵ, Ngọc Thuỵ, Đức Giang, Thượng Thanh, Việt Hưng) và Công ty
cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long (thực hiện thu gom 7 phường còn lại), khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn quận Long Biên dao động trong khoảng 150-170 tấn/ngày (Năm 2009 là 167,57 tấn/ngày).
Bảng 3.3: Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn quận Long Biên được vận chuyển đến bãi rác Nam Sơn từ năm 2005 đến năm 2010
Khối lượng rác thải sinh hoạt (tấn) | |
2005 | 48.896,69 |
2006 | 51.379,95 |
2007 | 54.415,37 |
2008 | 56.566,53 |
2009 | 59.085,4 |
2010 | 64.080 |
Khối lượng (tấn)
Nguồn: Trung tâm phát triển quỹ đất quận Long Biên, 2011
Năm
Khối lượng rác thải sinh hoạt (tấn)
Khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn quận Long Biên được vận chuyển tới bãi rác Nam Sơn từ năm 2005-2010
70000
60000
50000
40000
30000
20000
10000
0
1 2 3 4 5 6
Năm
Hình 3.1: Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn quận Long Biên được vận chuyển tới bãi rác Nam Sơn từ năm 2005-2010
Số liệu tại bảng 3.3 cho thấy khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn quận Long Biên được vận chuyển đến bãi rác Nam Sơn từ năm 2005-2010 có xu hướng tăng. Cụ thể khối lượng năm 2010 tăng 15.183,31 tấn so với năm 2005.
3.2.1.2. Chất thải xây dựng.
Theo số liệu khảo sát thực tế và dự báo của Sở Giao thông công chính Hà Nội khối lượng chất thải xây dựng trên địa bàn quận Long Biên hiện nay khoảng 600-800 tấn/ngày và dự báo sẽ còn tăng nhanh hơn nhiều vào những năm tiếp theo. Khối lượng chất thải này một phần được vận chuyển đến bãi chôn lấp tập trung, một phần nhỏ được đổ tại các khu đất trống phục vụ quá trình người dân xây dựng nhà, còn một phần khá lớn hiện đang được đổ bừa bãi tại các khu đất trống, khu đất bãi ven sông Hồng, thậm chí cả nơi công cộng trên địa bàn quận.
3.2.1.3. Chất thải rắn công nghiệp
Theo số liệu của phòng Thống Kê quận Long Biên tính đến 31/12/2009, trên địa bàn quận Long Biên có khoảng 2500 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại, trong đó có 361 doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế biến.
Các cơ sở công nghiệp tập trung chủ yếu tại Khu công nghiệp Hà Nội – Đài Tư; Khu công nghiệp Sài Đồng B, Các cụm công nghiệp Sài Đồng A, Công ty xe lửa Gia Lâm, tổ 1 Phường Bồ Đề, phố Đức Giang, Nhà máy Diêm gỗ, xung quanh khu Kim khí Thăng Long và một số khác nằm rải rác trong khu dân cư thuộc địa bàn các Phường Thượng Thanh, Đức Giang, Bồ Đề, Sài Đồng, Việt Hưng, Ngọc Lâm, Phúc Lợi. Đây cũng là nguồn phát sinh chất thải chủ yếu trên địa bàn quận, bao gồm cả nước thải, khí thải và đặc biệt là chất thải rắn.
Do sự phong phú, đa dạng của các ngành nghề sản xuất kinh doanh trên địa bàn Quận và do tính chất đặc trưng của từng ngành nghề sản xuất, kinh doanh do đó thành phần chất thải công nghiệp trên địa bàn quận Long Biên rất đa dạng.
Theo số liệu thống kê của phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên năm 2011, trên địa bàn Quận khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trung bình khoảng 18.000-20.000 tấn/năm : Trong đó khu công nghiệp Sài Đồng B là
3.000 – 3.500 tấn/năm; khu công nghiệp Hà Nội – Đài Tư là 1.000 – 1.500 tấn/năm và các công ty khác là 14.000 – 15.000 tấn/năm. Tuy nhiên đối với các loại chất thải công nghiệp thông thường như bao bì thải, mẩu vụn kim loại, nhựa…có thể tận
dụng hoặc được các doanh nghiệp tận dụng tối đa trong hoạt động sản xuất, hoặc được các đơn vị thu gom tận dụng hoặc được các đơn vị cung cấp thu hồi lại, vì vậy khối lượng chất thải rắn công nghiệp đem đi xử lý giảm đi khá nhiều so với khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh, chủ yếu là chất thải công nghiệp không thể tái sử dụng (tro, xỉ, bùn thải...) và chất thải công nghiệp nguy hại, chiếm khoảng 35% tổng khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh (6.300 – 7.000 tấn/năm).
Tính trên tổng khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn quận Long Biên, chất thải rắn công nghiệp nguy hại chiếm khoảng 6-7% (1080 - 1200 tấn/năm).
Việc thu gom, vận chuyển chất thải công nghiệp phát sinh trên địa bàn Quận do khá nhiều đơn vị thực hiện, chủ yếu gồm: Công ty cổ phần công trình đô thị Long Biên, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên môi trường đô thị, Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp Bắc Sơn, Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Bình Minh, Công ty TNHH xử lý môi trường công nghiệp VHT, Công ty cổ phần phát triển công nghệ Tài nguyên môi trường, Công ty TNHH sản xuất vật liệu xây dựng Thành Công (Hải Dương), Công ty Tân Thuận Phong (Hải Phòng), Công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại môi trường xanh (Hải Dương)...
Việc xử lý chất thải công nghiệp phát sinh trên địa bàn quận cũng do khá nhiều các đơn vị thực hiện, chủ yếu gồm: Công ty TNHH nhà nước một thành viên môi trường đô thị (Xử lý tại bãi rác Nam Sơn), Công ty Tân Thuận Phong (Xử lý ở Hải Phòng), Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Bình Minh, Công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại môi trường xanh, Công ty TNHH sản xuất vật liệu xây dựng Thành Công (Xử lý ở Hải Dương)...
Bảng 3.4: Khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn quận Long Biên được thu gom, xử lý từ năm 2008 đến năm 2010
Khối lượng rác công nghiệp năm 2008 (tấn) | Khối lượng rác công nghiệp năm 2009 (tấn) | Khối lượng rác công nghiệp năm 2010 (tấn) | |
Tổng | 3182 | 3498 | 4002 |
Khu CN Sài Đồng B | 691 | 758 | 960 |
Khu CN Hà Nội Đài | 324 | 356 | 482 |