Ảnh Hưởng Của Nồng Độ Ga3 Đến Chất Lượng Hoa Mai Vàng Yên Tử Tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019


Bảng 3.35. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến chất lượng hoa mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019

Chi tiêu


CTTN

Đường kính nụ (cm)

Chiều dài nụ (cm)

Đường kính hoa

Độ bền cánh hoa (ngày)

Màu sắc hoa

Mùi thơm hoa

CT1

0,96

1,34

3,84

4,5

Vàng chanh

Thơm dịu

CT2

0,99

1,43

3,96

5,8

Vàng chanh

Thơm dịu

CT3

0,96

1,33

3,83

4,3

Vàng chanh

Thơm dịu

CT4

0,95

1,32

3,82

4,0

Vàng chanh

Thơm dịu

CV%


8,4

9,2

9,5



LSD0,05


0,08

0,11

1,2



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội - 17

Ghi chú: CT 1: Phun GA3 nồng độ 20ppm

CT 2: Phun GA3 nồng độ 40ppm CT 3: Phun GA3 nồng độ 60ppm CT 4: Đối chứng - không phun

Thời gian phun: 27/01/2019 và 29/01/2019

Như vậy, việc xử lý GA3 ở nồng độ 40 ppm, đã kích thích sư ra nụ và ra hoa tập trung hơn so với các nồng độ khác và so với đối chứng (không phun). Việc phun GA3 cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng hoa về màu sắc cũng như mùi thơm ở các công thức không xử lý và có xử lý GA3.

3.3. ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TỔNG HỢP VÀ SẢN XUẤT MAI VÀNG YÊN TỬ TẠI HÀ NỘI

3.3.1. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đến khả năng sinh trưởng và ra hoa của mai vàng Yên Tử ở các địa phương

Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy có thể điều khiển được cây mai vàng Yên Tử ra hoa vào dịp tết Nguyên đán cho năng suất, chất lượng hoa cao. Các biện pháp kỹ thuật này đã được áp dụng ở một số địa phương của Hà Nội như Gia Lâm, Ba Vì, Sóc Sơn nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng phát


triển cũng như hiệu quả kinh tế của cây mai vàng Yên Tử, làm cở sở để mở rộng quy mô sản xuất tại Hà Nội và các vùng có điều kiện khí hậu tương tự nhau, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng và mang lại thu nhập cao cho người sản xuất.

Kết quả đánh giá việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp của đề tài cho cây mai vàng Yên Tử ở các địa phương Hà Nội được trình bày ở bảng 3.36.

Bảng 3.36. Một số đặc điểm sinh trưởng, khả năng ra hoa và chất lượng hoa của mai vàng Yên Tử ở các địa phương (năm 2019 - 2020)

STT

CTTD

Gia

Lâm

Sóc

Sơn

Ba

Đặc điểm

hình thái

1

Tỷ lệ sống (%)

98,5

93,2

94,5

Thân cành khỏe, nhiều cành phụ cân đối, với bộ lá xanh, nụ to, hoa đẹp màu vàng chanh, ít nhiễm sâu bệnh hại, được thị trường ưa chuộng.

2

Chiều cao cây (cm)

120

117

118

3

Số cành cấp 1

13,8

12,5

12,7

4

Tỷ lệ phân hóa mầm hoa (%)

100

100

100

5

Số nụ/cây (nụ)

95,2

92,3

93,5

6

Tỷ lệ nở hoa (%)

97,2

95,2

95,7

7

Đường kính hoa (cm)

3,9

3,7

3,8

8

Độ bền chậu hoa (ngày)

25

22

23

9

Thời gian ra hoa 10% so với tết

Nguyên đán (ngày)

+2

+3

+3

10

Tỷ lệ ra hoa vào tết Nguyên đán (%)

93

91

90

Ghi chú: +: Thời gian ra hoa 10% trước tết Nguyên đán

Kết quả đánh giá ở bảng 4.36 cho thấy 3 địa điểm Gia Lâm, Sóc Sơn, Ba Vì đều có các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển tốt như tỷ lệ sống đạt 93,2 - 98,5

%, chiều cao cây 117 -120 cm, số cành cấp 1 từ 12,5-13,8 cành, số nụ/cây 92,3

- 95,2 nụ, tỷ lệ nở hoa/cây 95,2 - 97,2 %, đường kính hoa 3,7 - 3,9 cm, độ bền hoa cao từ 22 - 25 ngày và đặc biệt thời điểm ra hoa 10 % ở các địa điểm trước tết Nguyên đán 2 - 3 ngày, tỷ lệ ra hoa đạt từ 93 – 95 %.


3.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp của đề tài cho mai vàng Yên Tử tại các địa phương Hà Nội

Đánh giá hiệu quả kinh tế khi áp dụng biện pháp kỹ thuật trồng và điều khiển ra hoa của đề tài vào thực tiễn sản xuất là nhằm xác định biện pháp kỹ thuật phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

Bảng 3.37. Hiệu quả kinh tế của mai vàng Yên Tử ở các địa phương áp dụng biện pháp kỹ thuật nghiên cứu

(Diện tích 500m2 /250 chậu/địa điểm, cây 5 năm tuổi)



Địa điểm

Biện pháp Kỹ thuật

Tỷ lệ chậu ra hoa vào

tết(%)

Số chậu bán

được

Giá

bán/cây

Tổng

thu

Tổng

chi

Lãi

thuần

Hiệu quả kinh

tế(lần)

(1.000đ)

(Tr.đ)

(Tr.đ)

(Tr.đ)


Gia Lâm

Áp dụng

BPKT

93

232

1100

255.750

137.950

117.800

1,6

Kỹ thuật

truyền thống


85


212


1000


212.500


140.050


72.450


1,0


Ba Vì

Áp dụng

BPKT

90

225

1100

247.500

137.950

109.550

1,5

Kỹ thuật truyền

thống


85


212


1000


212.500


140.050


72.450


1,0


Sóc Sơn

Áp dụng

BPKT

91

227

1100

250.250

137.950

112.300

1,6

Kỹ thuật truyền

thống


84


210


1000


210.000


140.050


69.950


1,0


Số liệu ở bảng 3.37 cho thấy, trên diện tích 500 m2 (với số lượng 250 chậu) cho mỗi địa điểm, so sánh mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật của đề tài với biên pháp kỹ thuật truyền thống tại Gia Lâm, Sóc Sơn, Ba Vì cho thấy, việc áp dụng biện pháp kỹ thuật của đề tài đã cho hiệu quả kinh tế cao, tỷ lệ chậu ra hoa vào tết từ 90 – 93 %, giá bán 1.100 nghìn đồng/cây với số lượng cây bán được trên 500 m2 từ 225 - 232 cây, đã đem lại tổng thu cho các địa phương từ 247 - 255 triệu đồng, sau khi trừ chi phí đầu tư, đã cho lãi thuần đạt từ 109 - 117 triệu đồng.

Áp dụng biện pháp kỹ thuật truyền thống ở các địa phương cho thấy số lượng 250 chậu cây/500 m2, mặc dù chi phí đầu tư là như nhau, nhưng do tỷ lệ cây ra hoa vào tết Nguyên đán đạt thấp từ 84 - 85 %, tương đương 210 - 212 cây ra hoa giá bán bình quân 1.000 nghìn đồng/cây, lãi thuần chỉ đạt 69 - 72 triệu đồng. Từ kết quả trên cho thấy việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật của đề tài mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp từ 1,5 - 1,6 lần so với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật truyền thống, nâng cao giá trị thương phẩm cũng như chất lượng cây mai vàng Yên Tử, cây sinh trưởng tốt, ra hoa đúng vào dịp tết Nguyên đán. Do vậy, các biện pháp kỹ thuật của đề tài có tính khả thi, có khả năng ứng dụng rộng vào sản xuất, nhằm góp phần mở rộng diện tích trồng mai vàng Yên Tử ở khu vực phía Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. KẾT LUẬN

- Đánh giá đặc điểm nông sinh học của 10 giống mai cho thấy khi trồng ở điều kiện khí hậu Hà Nội tất cả các giống đều có khả năng thích nghi sinh trưởng tốt và ra hoa, trong đó giống mai vàng Yên Tử có đặc điểm sinh trưởng phát triển tốt khi được trồng ở điều kiện khí hậu Hà Nội với chiều cao 113,7 cm, đường kính thân 4,2 cm và tỷ lệ sống là 85,3 %, ít bị nhiễm sâu bệnh hại. Nhược điểm của mai vàng Yên Tử và các giống mai nghiên cứu đều ra hoa vào sau tết Nguyên đán, vì vậy cần phải có các biên pháp kỹ thuật phù hợp để làm nâng cao năng suất, chất lượng hoa, điều chỉnh hoa ra vào dịp lề tết đáp ứng nhu người tiêu dùng cũng như nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

- Nghiên cứu quá trình phân hóa mầm hoa ở cây mai vàng Yên Tử đã xác định được sau 85 ngày bật chồi, cây mới xuất hiện mầm hoa dạng khối tròn với chiều dài 30,5 µm, chiều rộng 24 µm, sau khoảng 100 ngày tiếp theo sẽ phát triển thành nụ hoa hoàn chỉnh với chiều dài 8,7 mm và chiều rộng 6,7 mm. Để quá trình này diễn ra thuận lợi hoa có thể ra đúng vào thời điểm mong muốn cần tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp như cắt tỉa, bón phân, xử lý chất kích thích sinh trưởng.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, phát triển của mai vàng Yên Tử tại Hà Nội đã xác định giá thể: đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng hoai mục (tỷ lệ 6:2:1:1), biện pháp cắt tỉa 1 tháng 1 lần liên tục trong 5 tháng, bón phân NPK 30-10-10+TE vào giai đoạn sinh trưởng thân lá, phun Paclobutrazol nồng độ 800 ppm, phân NPK 10-60- 10+TE ở giai đoạn phát triển nụ hoa, phun Thiorea nồng độ 1,5 % (trước tết 50 ngày), xử lý nhiệt độ ở mức 28 ± 10C và phun GA3 nồng độ 40 ppm cây sinh trưởng phát triển tốt với chiều cao cây 117,7 cm, số chồi lộc/cây là 18, tỷ lệ nở


hoa đạt 95 %, độ bền hoa chậu là 24 ngày và độ bền cánh hoa 5,8 ngày... cây cho hoa vào đúng dịp tết Nguyên đán với chất lượng và độ bền hoa cao.

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp của đề tài đến sinh trưởng và phát triển của mai vàng Yên Tử tại Sóc Sơn, Ba Vì, Gia Lâm - Hà Nội đã cho cây sinh trưởng phát triển tốt, ra hoa đúng vào dịp tết Nguyên đán cho hiệu quả cao gấp 1,5 - 1,6 lần so với áp dụng các biện pháp kỹ thuật truyền thống, làm cơ sở để mở rộng diện tích trồng mai vàng Yên Tử tại Hà Nội.

2. KIẾN NGHỊ

Áp dụng các biệp pháp kỹ thuật tổng hợp của đề tài để điều khiển mai vàng Yên Tử ra hoa vào dịp tết Nguyên đán, nhằm mở rộng sản xuất cây mai vàng Yên Tử cho các tỉnh miền Bắc nói chung và khu vực Hà Nội nói riêng.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Bùi Hữu Chung, Đặng Văn Đông, Nguyễn Thị Kim Lý (2021),“Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và ra hoa của mai vàng Yên Tử tại Hà Nội”, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 411, tr 30-35.

2. Bùi Hữu Chung, Đặng Văn Đông, Nguyễn Thị Kim Lý (2021), “Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến sự ra hoa và chất lượng hoa của mai vàng Yên Tử tại Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 4, tr 25-30.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Thị Ba, Bùi Văn Tùng, Trần Ngọc Liên (2007), “Hiệu quả của các loại giá thể, giống và dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và năng suất cây trồng”, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 4(13): 45-52.

2. Lê Văn Bé (2007), Giáo trình sinh lý thực vật, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

3. Hà Thị Kim Chiến (2014), “Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, ra hoa của cây mai vàng Yên Tử (Ochnaintegerrima)”, Báo cáo khoa học Học viện nông nghiệp Việt Nam.

4. Việt Chương và Nguyễn Việt Thái (2005), Thú chơi Mai của Người xưa, NXB Mỹ thuật, Hà Nội, tr 5.

5. Việt Chương và Phúc Quyên (2007), Cách chọn cây mai đẹp, NXB Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Đặng Văn Đông và Bùi Hữu Chung (2015), “Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của giống mai vàng Yên Tử trồng thử nghiệm tại Hà Nội”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 10/2015, tr 30-34.

7. Đặng Văn Đông (2016), “Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và nở hoa mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm – Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Thăng Long số 4/2015, tr 27-31.

8. Đặng Văn Đông. (2017), “Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhân giống hoa mai vàng Yên Tử bằng biện pháp ghép tại Hà Nội”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam số 12/2017. Tr 61-65.

9. Lê Thị Kim Đào (2012), Báo cáo Khoa học dự án “Nông thôn miền núi về hoa mai Bình Định”, Bộ Khoa học và Công nghệ.

10. Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Phạm Thị Huỳnh Như, Nguyễn Minh Trang, Trịnh Hoài Vũ (11/2021), “Ảnh hưởng của giá thể trồng và phân bón lá đến sinh trưởng và phát triển của hoa hồng cổ Sa Pa (Rosa gallica L.) trồng ở Long Xuyên, An Giang”,Tạp chí NN& PTNT. Tr 56-60

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2023