4.3.4 Tải trọng 4 giờ 74
4.3.5 Tải trọng 2 giờ: 76
4.4 Giai đoạn chạy động 77
4.4.1 Tải trọng 24 giờ với lưu lượng28 lít/ngày 77
4.4.2 Tải trọng 12 giờ với lưu lượng 56 lít/ngày 78
4.4.3 Tải trọng 6 giờ với lưu lượng 112 lít/ ngày 79
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VAØ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Kiến nghị
PHỤ LỤC
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu công nghệ lọc sinh học có vật liệu ngập trong nước trong công nghệ xử lý nước thải bằng mảng vi sinh - 1
- Lưu Lượng Nước Thải Ở Một Số Nhà Máy Điển Hình
- Ứng Dụng Các Công Trình Cơ Học Trong Xử Lý Nước Thải
- Hệ Thống Các Phương Pháp Và Công Trình Xử Lý Sinh Học Nước Thải Theo Nguyên Lý Oxy Hoá.
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
PHỤ LỤC 1: Bảng tiêu chuẩn nước thải Việt Nam 5945:2005 PHỤ LỤC 2: Hình ảnh một số vật liệu lọc
TAØI LIỆU THAM KHẢO
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực rất lớn của bản thân sinh viên thì sự tận tình hướng dẫn và sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình hết sức quan trọng.
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn thầy Lâm Vĩnh Sơn đã trực tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện khoá luận, em đã được thầy cô trong khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học giúp đỡ rất nhiều. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô – những người đã hết lòng truyền đạt kiến thức quý báu cho em có được ngày hôm nay.
Em cũng cảm ơn sự chia sẻ của các bạn cùng khoá và các anh chị lớp trên. Chính nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy cô và các bạn em đã vượt qua những khó khăn trong thời gian qua. Hơn nữa trong quá trình thực hiện khoá luận em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu.
Em xin chân thành cảm ơn !
SVTH : Phạm Thị Huyền
BỘ GIÁO DỤC VAØ ĐAØO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA MÔI TRƯỜNG VAØ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ LỌC SINH HỌC CÓ LỚP VẬT LIỆU NGẬP TRONG NƯỚC TRONG CÔNG
NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG MAØNG VI SINH
GVHD : Ths. Lâm Vĩnh Sơn SVTH : Phạm Thị Huyền MSSV : 207111020
TP.HCM, tháng 8 năm 2010
1.1 Đặt vấn đề
CHƯƠNG I MƠ ÛĐẦU
Nước là chất không thể thiếu đối với sự sống trên trái đất. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại qua quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa loài người đang đứng trước hiểm họa của vấn đề ô nhiễm môi trường. Trong đó ô nhiễm nguồn nước là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất. Để tiến tới một xã hội phát triển bền vững, nhiều tổ chức quốc tế và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những chương trình và hành động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường sinh thái của nước mình cũng như môi trường toàn cầu. Trong xu thế đó ở nước ta đã ban hành luật bảo vệ môi trường và các quy luật cũng như triển khai nhiều chương trình hành động cụ thể để bảo vệ môi trường.
Để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, đảm bảo phát triển bền vững thì ngoài việc áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu tại nguồn sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên thì giải pháp xử lý cuối đường ống luôn đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ nguồn nước nói riêng. Chính vì lẽ đó nhiều nhà khoa học, công nghệ đã được tập trung vào nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường do các hoạt động của đời sống và sản xuất gây nên. Một trong những xu hướng nghiên cứu thu hút nhiều sự quan tâm của giới khoa học đó là xử lý nước thải. Nước thải được tạo ra từ nhiều loại hoạt động khác nhau của xã hội và vì vậy chúng có tính chất rất khác nhau tùy thuộc vào nguồn thải. Nhưng có một điểm
chung là khả năng gây ô nhiễm nguồn nước đe dọa trực tiếp tới con người cũng như môi trường sinh thái.
Để giải quyết những vấn đề nêu trên đã có nhiều biện pháp. Trong đó có:
Aùp dụng công nghệ mới không có hoặc có ít nước thải.
Loại trừ hoặc giảm phế thải công nghiệp vào nước thải sản xuất.
Aùp dụng hệ thống tuần hoàn, tái sử dụng nước sản xuất.
Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.
Tùùy thuộc vào từng loại nước thải và dựa trên những yêu cầu nhất định mà người ta lựa chọn sử dụng một phương pháp nào đó hoặc kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Mỗi phương pháp xử lý nước thải đều có những ưu việt và hạn chế. Không thể nào có duy nhất một phương pháp duy nhất cho tất cả các loại nước thải. Để lựa chọn một phương pháp cần phải có những hiểu biết chung về môi trường và những kiến thức về các nguyên lý cơ bản cũng như công nghệ của phương pháp đó. Trên cơ sở đó mới có thể đưa ra giải pháp thích hợp. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu của sự phát triển thiên thiện, hài hòa với môi trường và những ưu điểm vượt trội của phương pháp sinh học, điều đầu tiên phải tính đến là sử dụng phương pháp sinh học.
Nhiều nơi thế giới như hệ thống xử lý bằng hoạt tính, hệ thống xử lý kỵ khí kiểu UASB; các kiểu dạng khác nhau của lọc sinh học kỵ khí và hiếu khí; hệ thống xử lý kết hợp kỵ khí/ hiếu khí; hệ thống kết hợp xử lý bằng bùn hoạt tính với thực vật thủy sinh, hệ thống sử dụng tảo xử lý nước thải thu sinh khối. Tuy nhiên, những hệ thống này được nghiên cứu và đưa vào thực tế ứng dụng cho các cơ sở xử lý quy mô lớn với cơ sở hạ tầng tốt, công việc thu gom nước thải thực hiện dễ dàng. Với những nước đang phát triển như Việt Nam thì việc xây dựng hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt về các cơ sở xử lý tập trung quy mô lớn là rất tốn kém và có thể nói khó có thể thực hiện trong tương lai gần. Thêm vào đó nước thải sinh hoạt của cộng đồng dân cư nhỏ thì việc thu gom lại càng trở nên khó khăn hơn do
khoảng cách lớn từ nguồn thải tới trạm xử lý. Đối với các cơ sở công nghệ quy mô nhỏ, cơ sở sản xuất tại các làng nghề đặc biệt là cơ sở sản xuất thực phẩm quy mô nhỏ đang tạo ra sức ép rất lớn đối với môi trường do nước sản xuất gây ra. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do trình độ công nghệ của những cơ sở này thấp, thiết bị lạc hậu, chắp vá nên lượng nước thải ra trên một đơn vị sản phẩm lớn.
Trong phạm vi của bài tiểu luận tốt nghiệp “ nghiên cứu công nghệ lọc sinh học với vật liệu ngập trong nước trong công nghệ xử lý nước thải bằng màng vi sinh” . Tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đưa ra mô hình xử lý nước thải ứng dụng lọc sinh học để xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải thực phẩm.
1.2 Mục đích
Để bảo vệ môi trường cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới đời sống và sức khoẻ của con người. Trong đó, môi trường nước đang bị ô nhiễm nặng. Nhằm nâng cao đời sống cho người dân đòi hỏi nước phải sạch sẽ đảm bảo yêu cầu y tế. Do đó, việc xử lý nước thải là rất cần thiết đối với các nước cũng như Việt Nam. Công nghệ lọc sinh học có lớp vật liệu lọc ngập trong nước nhằm loại bỏ các chất hữu cơ gây ô nhiễm nguồn nước trong nước thải mang lại nguồn nước sạch nhằm bảo vệ môi trường và con người.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài được thực hiện qua việc tìm hiểu các phương pháp xử lý nước thải trong công nghệ xử lý nước thải. Các phương pháp xử lý nước thải sử dụng phổ biến hiện nay đặc biệt là phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Nghiên cứu quá trình lọc sinh học có vật liệu ngập trong nước trong công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp vi sinh ứng dụng cho xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải thực phẩm mang lại hiệu quả cao
thải.
Bài khoá luận bao gồm các chương sau: Chương I: Mở đầu
Chương II: Tổng quan về xử lý nước thải
Chương III: Nghiên cứu công nghệ lọc sinh học ngập nước trong xử lý nước
Chương IV: Kết quả thực nghiệm và thảo luận Chương V: Kết luận và kiến nghị
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp sau đây:
Phương pháp luận: Nghiên cứu tư liệu đọc và thu thập số liệu về tình hình
nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Các hệ thống xử lý nước thải được sử dụng vào xử lý nước.
Phương pháp phân tích thực nghiệm tại phòng thí nghiệm.
Phương pháp so sánh: Phương pháp này nhằm đánh giá hiệu quả xử lý nước thải đầu vào và ra theo tiêu chuẩn Việt Nam ( TCVN 5945 : 1995)
Phương pháp phân tích và tổng hợp.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Mỗi loại nước thải đều có đặc tính riêng khác nhau, do đó cũng có những phương pháp xử lý khác nhau. Do thời gian thực hiện khoá luận tương đối ngắn nên tôi mới chỉ thực hiện mô hình thực nghiệm tại phòng thí nghiệm của trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM mà thôi.
Công nghệ lọc sinh học có vật liệu ngập trong nước trong công nghệ xử lý nước thải bằng màng vi sinh ứng dụng cho nước thải sinh hoạt và thực phẩm
Chương II
TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.1 Khái niệm nước cấp.
Nước sạch là nước không chứa các tác nhân gây bệnh, các độc tố hoà tan có độ đục, màu, mùi và vị khó chịu.
2.2 Khái niệm nước thải.
Nước thải là nước đã qua sử dụng, làm biến đổi tính chất lý học, hoá học và sinh học. Tuỳ theo phương pháp sử dụng vàtuỳ theo nguồn gốc mà nước thải có những tính chất lý học, hoá học và sinh học rất khác nhau. Nhìn chung, nước thải là những loại nước thường chứa các hợp chất hoá học cao hơn nước tự nhiên, có sự biến đổi màu sắc về bản chất vật lý và khu hệ sinh vật trong đó.s
2.2.1 Nước mưa
Đây là loại nước thải sau khi mưa chảy tràn trên mặt đất và lôi kéo các chất cặn bã, dầu mỡ…khi đi vào hệ thống thoát nước.
Những nơi có mạng lưới cống thoát riêng biệt: mạng lưới cống thoát nước mưa. Nước thải đi về nhà máy xử lý gồm: Nước sinh hoạt, nước công nghiệp và nước ngầm thâm nhập, nếu sau những trận mưa lớn không có hiện tượng ngập úng cục bộ, nếu có nước mưa có thể chảy tràn qua nắp nay các hố ga chảy vào hệ thống thoát nước thải. Lượng nước thâm nhập do thấm từ nước ngầm và nước mưa có thể lên đến 470 m3/ ha.ngày.
Nơi có mạng cống chung vừa thoát nước thải vừa thoát nước mưa. Đây là trường hợp hầu hết các thị trấn, thị xã, thành phố của nước ta. Lượng nước chảy về nhà máy gồm nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước ngầm xâm nhập và một phần nước mưa.
2.2.2 Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng như tắm gội, giặt giũ, tẩy rửa…chúng đã được thải ra từ