Kết Quả Phân Tích Tga Của Các Mẫu Vật Liệu Blend (Nbr/cr)/pvc

Từ những kết quả phân tích nhiệt trọng lượng (TGA) của các mẫu vật liệu thu được những số liệu trong bảng dưới đây:

Bảng 3.13: Kết quả phân tích TGA của các mẫu vật liệu blend (NBR/CR)/PVC



Tỉ lệ mẫu (NBR/CR)/PVC

Nhiệt độ bắt đầu phân huỷ (oC)

Nhiệt độ phân huỷ mạnh nhất (oC)

Tốc độ tổn hao khối lượng cực đại (mg/phút)

Tổn hao khối lượng đến 520oC

(%)

100/0

232,12

462,60

0,73

35,26

90/10

230,04

462,48

0,80

36,55

80/20

242,10

464,84

0,69

34,58

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Thông qua kết quả phân tích TGA có thể thấy rằng mẫu vật liệu (NBR/CR)/PVC tỷ lệ 80/20 có nhiệt độ bắt đầu phân hủy (242,10oC) cao hơn hẳn so với các mẫu (NBR/CR)/PVC tỷ lệ 100/0 (232,12oC) và (NBR/CR)/PVC tỷ lệ 90/10 (230,04oC), đồng thời nhiệt độ phân hủy mạnh nhất của mẫu (NBR/CR)/PVC tỷ lệ 80/20 cũng cao hơn so với mẫu (NBR/CR)/PVC tỷ lệ 100/0 và 90/10. Điều này chứng tỏ mẫu vật liệu (NBR/CR)/PVC tỷ lệ 80/20 có độ bền nhiệt tốt hơn so với các mẫu vật liệu còn lại. Mặt khác, nhìn vào biểu đồ có thể thấy trên phổ TGA của mẫu (NBR/CR)/PVC tỷ lệ 80/20 chỉ còn hai đỉnh ứng với hai cực đại phân hủy thay vì ba cực đại phân hủy như trên phổ TGA của mẫu (NBR/CR)/PVC tỷ lệ 90/10 và (NBR/CR)/PVC tỷ lệ 100/0 đồng thời cực đại phân hủy đầu tiên đã dịch chuyển lên vùng nhiệt độ cao hơn. Điều này chứng tỏ ở hàm lượng PVC là 20% các cấu tử trong blend tương hợp với nhau tốt hơn so với ở hàm lượng 0% PVC và 10% PVC.

Nhận xét:

Những kết quả nghiên cứu thu được cho thấy hàm lượng PVC thích hợp để biến tính blend NBR/CR (50/50) là 20% khối lượng so với blend. Tại tỷ lệ này, các cấu tử tương hợp với nhau tốt hơn, độ trương trong xăng A92 sau 240 giờ ngâm và trong dầu biến thế sau 720 giờ của vật liệu tăng lên không đáng kể.

Như vậy, có thể cho rằng vật liệu cao su blend 3 cấu tử trên cơ sở (NBR/CR)/PVC với tỷ lệ 80/20 có khả năng bền trong môi trường xăng dầu.

Vật liệu cao su blend trên cơ sở (NBR/CR)/PVC tỷ lệ 80/20 có cấu trúc chặt chẽ và các tính chất cơ lý kỹ thuật tốt hơn ở các tỷ lệ khác. Vật liệu này đáp ứng được các yêu cầu chế tạo các loại gioăng đệm cho máy biến thế cũng như để chế tạo một số sản phẩm cao su có yêu cầu bền dầu mỡ và môi trường khác.

3.5. Nghiên cứu sử dụng một số chất biến đổi cấu trúc để cải thiện tính năng cơ lý cho vật liệu cao su blend NBR/CR và NBR/CR/PVC

3.5.1. Ảnh hưởng của các chất biến đổi cấu trúc tới tính chất, cấu trúc hình thái của hệ blend NBR/CR

Cho đến nay, các nghiên cứu tổng hợp, sử dụng các hợp chất cao phân tử trên cơ sở dầu, nhựa thiên nhiên trong lĩnh vực vật liệu polyme, cao su đã được nhiều tác giả quan tâm [120-130]. Tuy nhiên, việc sử dụng các hợp chất này, trong đó có nhựa phenol-formaldehyt biến tính dầu vỏ hạt điều làm chất tương hợp cho hệ cao su blend chưa được nghiên cứu. Để có thể cải thiện tính năng cơ lý - kỹ thuật của các hệ blend nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng chất DLH (nhựa phenol-formaldehyt biến tính dầu vỏ hạt điều) và D01 (từ dầu trẩu) để làm tương hợp cho hệ blend NBR/CR cũng như hệ blend NBR/CR/PVC. Trên cơ sở sản phẩm DLH và D01 của Phòng Công nghệ Vật liệu Polyme, Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và từ kết quả nghiên cứu liên quan, chúng tôi đã chọn hàm lượng chất biến đổi cấu trúc DLH và D01 thêm vào các hệ blend là 1%. Sau đây là những kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các chất tương hợp lên tính chất và cấu trúc của vật liệu NBR/CR:

3.5.1.1. Ảnh hưởng của chất biến đổi cấu trúc tới tính chất cơ lý của vật liệu

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất biến đổi cấu trúc tới tính chất cơ lý của vật liệu cao su blend NBR/CR được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của chất biến đổi cấu trúc tới tính chất cơ lý của vật liệu blend NBR/CR

Mẫu vật liệu

Độ bền kéo đứt (MPa)

Độ dãn dài khi đứt (%)

Độ mài mòn (cm3/1,61km)

Độ cứng (Shore A)

NBR/CR

21,53

556

0,874

72,0

NBR/CR/D01

23,83

580

0,827

68,5

NBR/CR/DLH

24,22

598

0,685

69,5

Nhận thấy rằng khi có thêm các chấ t biế n đổ i cấ u trú c làm tương hợp (chất tương hợp) hầ u hế t cá c tí nh chấ t cơ học của vật liệu đều được cải thiện đá ng kể . Tuy nhiên, với cùng hàm lượng các chất tương hợp thì các chất tương hợp khác nhau cho tính chất cơ họ c của vật liệu thu được cũng khác nhau . Khi thêm 1% chất D01 thì độ bền kéo đứt, độ dãn dài khi đứt của vật liệu tăng lên, song độ cứng và độ mài mòn lại giảm. Tuy nhiên tính chất cơ lý của vật liệu thu được khi sử dụng D01 không cao bằng vật liệu khi sử dụng DLH . Điề u nà y có thể được giải thích như sau: DLH là mộ t loạ i n hự a phenol -cacdanol- formandehyt, vậ t liệ u nà y ngoà i việ c là m giả m sứ c căng bề mặ t phân pha của hai cấ u tử thà nh phầ n và tạo điều kiệ n cho chú ng dễ dà ng phân tá n và o nhau hơn , nó còn có khả năng tham gia phản ứng lưu hóa cao su [120, 130]. Chính vì vậy đã làm tăng mạnh các tính chất cơ họ c củ a vậ t liệ u . Như vậy, đối với hệ blend NBR/CR thì các chất tương hợp (đã sử dụng ) đều có tác dụng tích cực đến tính chất của vật liệu, đặ c biệ t là DLH.

3.5.1.2. Ảnh hưởng của chất biến đổi cấu trúc tới cấu trúc hình thái của vật liệu

Cấu trúc hình thái của vật liệu cao su blend được nghiên cứu bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM). Trên các hình dưới đây là ảnh SEM bề mặt cắt của mẫu vậ t liệ u trên cơ sở NBR/CR/DLH.


Hình 3 16 Ảnh SEM bề mặt mẫu vật liệu NBR CR tỷ lệ 50 50 Hình 3 17 Ảnh SEM 1

Hình 3.16. Ảnh SEM bề mặt mẫu vật liệu NBR/CR tỷ lệ 50/50


Hình 3 17 Ảnh SEM bề mặt mẫu vật liệu NBR CR DLH tỷ lệ 50 50 1 Quan sát hình 2

Hình 3.17. Ảnh SEM bề mặt mẫu vật liệu NBR/CR/DLH tỷ lệ 50/50/1


Quan sát hình ảnh nhận được trên đây cho thấy ở mẫu blend NBR/CR tỷ lệ 50/50, các cấu tử cao su phân tán tốt vào nhau tuy vẫn còn hiện tượng phân pha (Hình 3.16). Điều đó chứng tỏ hai cao su này đã phần nào tương hợp với nhau ở tỷ lệ này. Ở mẫu blend NBR/CR tỷ lệ 50/50 có thêm 1% phụ gia biến đổi cấu trúc DLH, bề mặt cắt của vật liệu có cấu trúc đều đặn và chặt chẽ hơn hẳn và hầu như không thấy hiện tượng phân pha (Hình 3.17), có lẽ chính nhờ vậy mà tính chất cơ họ c của vật liệu được cải thiện rõ rệt như trên đã nêu rõ .

3.5.1.3. Ảnh hưởng của chất biến đổi cấu trúc tới độ bền môi trường của vật liệu

Để khảo sát ảnh hưởng của chất biến đổi cấu trúc tới độ bề n môi trường (thời tiết) và độ bền dầ u mỡ của vật liệu blend NBR/CR khi có thêm chất biến đổi cấu trúc, chúng tôi đã tiến hành xác định hệ số già hóa của vật liệu trong môi trường bức xạ, nhiệt, ẩm theo tiêu chuẩn ASTM D 4857-91 trên thiết bị thử nghiệm gia tốc UVCON của hãng ATLAS (Mỹ); trong môi trường không khí và

trong dầ u biế n thế ở điều kiện thử nghiệm 70oC trong 96 giờ theo tiêu chuẩn TCVN 2229-77. Kết quả nghiên cứu được trình bày như bảng dướ i đây:

Bảng 3.15. Hệ số già hóa trong môi trường bức xạ, nhiệt ẩm; trong không khí và trong dầ u biế n thế của vật liệu blend NBR/CR khi có chất biến đổi cấu trúc


Vật liệu

Hệ số già hóa sau 10 chu kỳ bức xạ,

nhiệt, ẩm

Hệ số già hóa trong không khí

(ở 70oC, 96 giờ)

Hệ số già hóa trong dầ ubiến thế

(ở 70oC, 96 giờ)

NBR/CR

(50/50)

0,92

0,90

0,91

NBR/CR/D01

(50/50/1)

0,92

0,89

0,89

NBR/CR/DLH

(50/50/1)

0,94

0,91

0,91

Nhậ n thấ y rằ ng , khi có thêm chấ t biế n đổ i cấ u trú c (chất tương hợp) thì khả năng bền dầ u cũ ng như môi trườ ng củ a vậ t liệ u có ảnh hưởng đôi chút . Khi có thêm D 01, hệ số già hó a củ a vậ t liệ u trong không khí cũ ng như trong dầ u có giảm nhẹ nhưng không đá ng kể do đặ c điể m cấ u tạ o củ a chấ t nà y . Trong khi đó DLH lạ i làm tăng đáng kể độ bền môi trường của vật liệu . Vấn đề này cũng có thể được giải thích là một mặt do DLH có khả năng tham gia phản ứng khâu mạch vớ i cao su, mặt khác, trong phân tử củ a nó chứa nhiề u nhân thơm nên chất này có khả năng tá c dụ ng như mộ t tá c nhân ổ n đị nh cho polyme. Chính vì vậy sự có mặt của DLH đã là m tăng độ bề n môi trườ ng và dầ u mỡ cho vậ t liệ u.

3.5.2. Ảnh hưởng của các chất biến đổi cấu trúc tới tính chất, cấu trúc hình thái của hệ blend NBR/CR/PVC

Như đã được trình bày ở trên, chúng tôi đưa thêm và o hệ blend NBR/CR/PVC một số chất biế n đổ i cấ u trú c như DLH (nhựa phenol-formaldehyt biến tính dầu vỏ hạt điều) và D01 (từ dầu trẩu) với hàm lượng 1%. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các chất này tới cấu trúc, tính chất của vật liệu được trình bày trong các mục dưới đây:

3.5.2.1. Ảnh hưởng của chất biến đổi cấu trúc tới tính chất cơ lý của vật liệu

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất biến đổi cấu trúc tới tính chất cơ lý của vật liệu polyme blend được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của chất biến đổi cấu trúc tới tính chất cơ lý của vật liệu blend (NBR/CR)/PVC


Mẫu vật liệu

Tính chất

Độ bền kéo đứt (MPa)

Độ dãn dài khi đứt (%)

Độ dã n dài dư (%)

Độ cứng (Shore A)

(NBR/CR)/PVC

(80/20)

23,23

436

10,50

71,5

(NBR/CR)/PVC/D01

(80/20/1)

24,15

445

10,15

71,0

(NBR/CR)/PVC/DLH

(80/20/1)

24,62

448

10,00

71,5

Từ kết quả trên có thể thấy khi có thêm cá c chấ t biế n đổ i cấ u trú c , hầ u hế t các tính chất cơ học của vật liệu đều được cải thiện đáng kể . Tuy nhiên, tác dụng của các chất biến đổi cấu trúc lên hệ blend là khác nhau. Với sự có mặt của chất tương hợp là D01, DLH thì độ bền kéo đứt , độ dãn dài khi đứt của vật liệu tăng lên, độ cứng và độ dã n dà i dư giảm. Tuy nhiên, tính chất cơ họ c của vật liệu thu được khi sử dụng D 01 không cao bằng vật liệu khi sử dụng DLH . Điề u nà y có thể giả i thí ch ở chỗ do DLH là mộ t loại nhựa phenol -cacdanol-formandehyt, vậ t liệ u nà y ngoà i việ c là m giả m sứ c căng bề mặ t phân pha củ a hai cấ u tử thà nh phầ n, tạo điều kiện cho chúng dễ dàng phân tán vào nhau hơn , thì chất này còn có khả năng tham gia phản ứng lưu hóa cao su và làm tác nhân lưu hóa cho vật liệ u nà y. Chính vì vậy đã là m tăng cá c tí nh năng cơ họ c củ a vậ t liệ u.

Như vậy, các chất tương hợp (đã sử dụng) đều có tác dụng tích cực đến tính chất cơ lý của vật liệu blend NBR/CR/PVC, đặ c biệ t là DLH.

3.5.2.2. Ảnh hưởng của chất biến đổi cấu trúc tới cấu trúc hình thái của vật liệu

Cấu trúc hình thái của vật liệu cao su blend được nghiên cứu bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM). Hình dưới đây là ảnh chụp kính hiển vi điện tử quét

Bề mặt cắt của mẫu vậ t liệ u trên cơ sở NBR CR PVC DLH Hình 3 18 Ảnh SEM 3

bề mặt cắt của mẫu vậ t liệ u trên cơ sở NBR/CR/PVC/DLH.


Hình 3.18. Ảnh SEM bề mặt gẫy mẫu vật liệu (NBR/CR)/PVC

Tỷ lệ 80 20 Hình 3 19 Ảnh SEM bề mặt gẫy mẫu vật liệu NBR CR PVC DLH tỷ 4

tỷ lệ 80/20


Hình 3.19. Ảnh SEM bề mặt gẫy mẫu vật liệu (NBR/CR)/PVC/DLH tỷ lệ 80/20/1


Quan sát các hình ảnh chụp SEM các mẫu vật liệu cho thấy ở mẫu blend (NBR/CR)/PVC tỷ lệ 80/20, các cấu tử cao su phân tán tốt vào nhau, tuy nhiên vẫn còn hiện tượng phân pha (Hình 3.18). Điều đó chứng tỏ cá c polyme chỉ phần nào tương hợp với nhau ở tỷ lệ này. Ở mẫu có thêm chất biến đổi cấu trúc DLH, bề mặt gẫ y của vật liệu có cấu trúc đều đặn và chặt chẽ hơn hẳn , hiện tượng phân pha không thấy rõ (Hình 3.19), nhờ vậy mà tính chất cơ họ c của vật liệu tố t hơn như phầ n trên đã nêu.

3.5.2.3. Ảnh hưởng của chất biến đổi cấu trúc tới độ bền nhiệt của vật liệu

Để khảo sát ảnh hưởng của chất biến đổi cấu trúc, làm tương hợp tới khả năng bền nhiệt của vật liệu, phương pháp phân tích nhiệt trọng lượng tiếp tục được sử dụng. Những kết quả phân tích thu được, được trình bày trong các hình

và bảng dưới đây:

Hình 3 20 Biểu đồ TGA của mẫu vật liệu NBR CR PVC D01 tỷ lệ 80 20 1 Hình 5

Hình 3.20. Biểu đồ TGA của mẫu vật liệu (NBR/CR)/PVC/D01 tỷ lệ 80/20/1

Hình 3 21 Biểu đồ TGA của mẫu vật liệu NBR CR PVC DLH tỷ lệ 80 20 1 6

Hình 3.21. Biểu đồ TGA của mẫu vật liệu (NBR/CR)/PVC/DLH tỷ lệ 80/20/1

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022