Nghiên cứu cách tiếp cận kế toán và cách tiếp cận thị trường trong dự báo vỡ nợ của doanh nghiệp Việt Nam - 2


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết của nghiên cứu

Vỡ nợ doanh nghiệp là kết cục không mong đợi, nó ành hưởng trực tiếp tới quyền lợi, nghĩa vụ các nhà đầu tư, chủ nợ, người lao động và các đối tượng có liên quan. Việc tìm ra phương pháp dự báo sớm và chính xác vỡ nợ doanh nghiệp được các nhà khoa học, các nhà quản lý ngày càng quan tâm do ảnh hưởng sâu, rộng và xử lý hậu quả rất khó khăn từ các vụ vỡ nợ doanh nghiệp. Việc đánh giá năng lực doanh nghiệp đặc biệt là dự báo vỡ nợ doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng cho cả các nhà quản lý nhà nước, các NHTM, các đối tác liên quan để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cũng như các biện pháp để đảm bảo hoạt động ổn định, phát triển.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp tham gia mới và ngừng kinh doanh có biến động lớn. Theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp được cập nhật vào thời điểm 31/12/2017 trên phạm vi cả nước ước tính là 561.064 doanh nghiệp. Trong năm 2018, cả nước có 131.275 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 1.478.101 tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng 14,1% về số vốn đăng ký. Tuy nhiên trong năm 2018, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn của cả nước là 27.126 doanh nghiệp, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2017 nâng tổng số lũy kế các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chờ giải thể và phá sản trong gần 100.000 doanh nghiệp. Theo con số của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia thì con số nợ xấu của hệ thống công bố tháng 12/2017 thì nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng là 9,3% và nếu phân loại theo đúng chuẩn mực Bass II thì con số còn cao hơn. Chính vì vậy Quốc hội ban hành NQ số 42/2017/QH14, Chính phủ ban hành QĐ số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 trong đó triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu. Đối với các tổ chức tín dụng thì việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng thì cần lượng hóa mức độ rủi ro trong từng khâu cấp tín dụng trong đó việc cần thiết phải sử dụng các mô hình dự báo vỡ nợ đối với các doanh nghiệp.

Việc đưa các mô hình dự báo vỡ nợ vào trong quy trình đánh giá để hỗ trợ định mức tín nhiệm hay ra quyết định tín dụng ở các TCTD cũng không còn quá mới lạ trên thế giới, thậm chí còn là một các bước quan trọng trong quy trình đánh giá doanh nghiệp. Tính tới thời điểm hiện tại cũng có rất nhiều nghiên cứu về các phương pháp đo lường vỡ nợ doanh nghiệp có thể kể đến như cách tiếp cận kế toán (tiêu biểu là mô hình Z-Score, Logit, Probit...), cách tiếp cận thị trường (tiêu biểu là mô hình cấu



trúc, mô hình KMV...) hay phương pháp mạng Nơ-ron nhân tạo... Tuy nhiên, các nghiên cứu dự báo vỡ nợ doanh nghiệp chủ yếu theo cách tiếp cận kế toán và cách tiếp cận thị trường như Altman (1968), Zhou & Zhao (2006), Porporato & Sandin (2007), Cerovac & Ivicic (2009), Ann - Katrin Napp (2011)... Cũng có một số nhà nghiên cứu trên thế giới so sánh hai phương pháp dự báo vỡ nợ theo cách tiếp cận kế toán và theo cách tiếp cận thị trường với các số liệu doanh nghiệp cụ thể tại các nước khác nhau như Mei - Ying Liu et al (2011); Vinet Agarwal and Richard Taffler (2008)... Hiện các nghiên cứu vẫn đi tìm lời giải đáp về sử dụng phương pháp nào hiệu quả hơn, hay cần sự phối hợp bổ trợ giữa hai phương để dự báo vỡ nợ doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Dự báo nguy cơ vỡ nợ bằng các mô hình dự báo tại các nước được nghiên cứu, áp dụng rộng rãi trong khi các nghiên cứu và áp dụng tại Việt Nam chưa được chú trọng. Các dự báo vỡ nợ hiện phần nhiều vẫn sử dụng các phương pháp định tính do tính chính xác của thông tin đầu vào, thói quen sử dụng phương pháp truyền thống… Cùng với xu thế minh bạch hóa số liệu và các tiêu chuẩn áp dụng dần được chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn quốc tế, các tổ chức tín dụng tại Việt Nam dần áp dụng các chuẩn mực theo các chuẩn mực quốc tế như Basel. Bản thân các tổ chức tín dụng được phép lựa chọn, sử dụng phương pháp xếp hạng nội bộ cho các doanh nghiệp vay vốn để thiết lập chi phí vốn đối với các rủi ro tín dụng của các danh mục đầu tư của mình thì các dự báo vỡ nợ phải được lượng hóa, việc áp dụng mô hình để dự báo vỡ nợ đối với các doanh nghiệp.

Hiện đã có một số các nghiên cứu mô hình vào dự báo vỡ nợ đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam có áp dụng các mô hình theo cách tiếp cận kế toán và cách tiếp cận thị trường. Tuy nhiên vẫn cần thêm nhiều các nghiên cứu sâu hơn với nhiều góc cạnh để có thể áp dụng vào thực tiễn dự báo vỡ nợ doanh nghiệp tại Việt Nam trong đó cần thiết phải có những nghiên cứu một cách toàn diện về dự báo vỡ nợ doanh nghiệp đồng thời bằng hai phương pháp kế toán và phương pháp thị trường. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì dự báo vỡ nợ bằng phương pháp truyền thống kế toán có chính xác không hay cần phải thêm các phương pháp khác như phương pháp thị trường, phương pháp thị trường so với phương pháp kế toán thì phương pháp nào dự báo vỡ nợ doanh nghiệp tốt hơn tại thị trường Việt Nam. Trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thông lệ quốc tế thì lượng hóa các vấn đề rủi ro là xu thế tất yếu. Việc nghiên cứu một mô hình lượng hóa áp dụng dự báo vỡ nợ cho các doanh

Nghiên cứu cách tiếp cận kế toán và cách tiếp cận thị trường trong dự báo vỡ nợ của doanh nghiệp Việt Nam - 2



Việt Nam được sự quan tâm của không chỉ các nhà nghiên cứu mà còn đối với các

đối tượng sử dụng kết quả của nghiên cứu.

Chính vì vậy, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu cách tiếp cận kế toán và cách tiếp cận thị trường trong dự báo vỡ nợ của doanh nghiệp Việt Nam” là đề tài Luận án Tiến sĩ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là so sánh, lựa chọn cách tiếp cận phù hợp để dự báo vỡ nợ doanh nghiệp Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mô hình dự báo. Từ mục tiêu tổng quát trên, các mục tiêu cụ thể của Luận án như sau:

- Nghiên cứu đưa ra cơ sở lý luận về vỡ nợ và dự báo vỡ nợ doanh nghiệp, áp dụng cơ sở lý luận về dự báo vỡ nợ đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

- Tập trung nghiên cứu khả năng dự báo vỡ nợ bằng hai cách tiếp cận: kế toán qua một số mô hình kế toán tiêu biểu và cách tiếp cận thị trường bằng mô hình KMV từ đó kiểm định sự chính xác của mô hình áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

- Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng mô hình dự báo và một số kiến nghị hạn chế vỡ nợ cho các doanh nghiệp Việt Nam.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Luận án hướng tới việc nghiên cứu và giải đáp câu hỏi cho mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể như sau:

Về câu hỏi tổng quát:

Phương pháp tiếp cận nào phù hợp với dự báo vỡ nợ doanh nghiệp Việt Nam và vận dụng thực tiễn trong dự báo vỡ nợ doanh nghiệp Việt Nam?

Về câu hỏi cụ thể:

- Các mô hình sử dụng theo phương pháp cận kế toán và tiếp cận thị trường khi áp dụng để dự báo vỡ nợ doanh nghiệp Việt Nam có hiệu quả không?

- Với hiện trạng doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, áp dụng mô hình như nào cho phù hợp và hiệu quả?

- Qua kết quả thực nghiệm, các giải pháp và kiến nghị đưa ra nhằm áp dụng hiệu quả mô hình dự báo vỡ nợ đối với các doanh nghiệp Việt Nam?


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: luận án nghiên cứu về các phương pháp dự báo vỡ nợ doanh nghiệp, khả năng dự báo vỡ nợ doanh nghiệp bằng phương pháp kế toán và phương pháp thị trường thông qua lý luận và kiểm chứng thực tiễn đối các doanh nghiệp Việt Nam.

* Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung nghiên cứu: đề tài áp dụng lý thuyết về vỡ nợ, dự báo vỡ nợ, áp dụng phương pháp kế toán bằng mô hình Z-Score và phương pháp thị trường bằng mô hình KMV đối với các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) loại trừ đối với các doanh nghiệp là các tổ chức tín dụng.

- Về không gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu dự báo vỡ nợ đối các doanh nghiệp cổ phần tại Việt Nam có liên hệ đối với các kết quả dự báo vỡ nợ của các nước.

- Về thời gian nghiên cứu: Thông qua các số liệu kế toán và thị trường của các doanh nghiệp Sở giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) trong 3 năm từ 2014- 2016 để dự báo vỡ nợ doanh thông qua việc áp dụng phương pháp dự báo kế toán và phương pháp dự báo thị trường. Nghiên cứu sử dụng số liệu thống kê thực tế các doanh nghiệp vỡ nợ hay không vỡ nợ theo phân loại tại thời điểm sau 1 năm so với số liệu tính toán từ mô hình dự báo.

5. Phương pháp nghiêu cứu

Nghiên cứu thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính và dữ liệu thị trường của các của các doanh nghiệp đang niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) qua các thời kỳ để có các phân tích đánh giá và lấy số liệu từ năm 2014-2016 để thử nghiệm phương pháp tiếp cận kế toán với mô hình Z-Score và tiếp cận thị trường với mô hình KMV. Từ kết quả thu được từ việc sử dụng mô hình, đối chiếu với kết quả phân loại thực tế khi sử dụng phương pháp MCC và phương pháp ROC để đánh giá hiệu quả của từng mô hình.

Nghiên cứu cũng tiến hành phỏng vấn sâu với các chuyên gia, các nhà quản lý về hiện trạng sử dụng các mô hình dự báo vỡ nợ doanh nghiệp để tăng thêm các nhận định và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp dự báo vỡ nợ doanh nghiệp.


trư

ác

6. Thiết kế nghiên cứu


Bước 2:Khung nghiên cứu theo cách tiếp cận kế toán và tiếp cận thị trường trong dự báo vỡ nợ

doanh nghiệp.

Số liệu từ thứ cấp từ BCTC, giá trị thị thị trường để tính toán dự báo vỡ

nợ bằng mô hình Z-Score và KMV .

Từ tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận về dự báo vỡ nợ doanh nghiệp và thực tế công tác dự báo vỡ nợ doanh nghiệp Việt Nam thiết kế chương trình phỏng

vấn sâu với c chuyên gia, nhà quản lý.

Bước 3: Thảo luận kết quả nghiên cứu

Bước 1:

Tổng quan nghiên cứu trên thế giới và trong nước để đưa ra định hướng nghiên cứu dự báo vỡ nợ doanh nghiệp bằng phương pháp tiếp cận kế toán và tiếp

cận thị ờng

Dùng phương pháp MCC và ROC để so sánh kết quả với thực tế từ việc tính toán theo hai phương pháp áp dụng cho dự báo vỡ nợ doanh nghiệp Việt Nam.

Thực hiện phỏng vấn sâu với trên 20 chuyên gia, nhà quản lý và tổng hợp các ý kiến về dự báo vỡ nợ doanh nghiệp Việt Nam.


Bước 4: Khuyến nghị và kiến nghị.


7. Những đóng góp của Luận án

Luận án dự kiến có các đóng góp sau:

* Về mặt lý luận: Vỡ nợ doanh nghiệp đã được các nước phát triển nghiên cứu nhiều tuy nhiên các năm gần đây các nước có nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc, Thái Lan... mới có một số các nghiên cứu. Ở Việt Nam hiện chưa nhiều các nghiên cứu về dự báo vỡ nợ doanh nghiệp hoặc các nghiên cứu vẫn chỉ ở một góc cạnh và cần có nhiều bổ sung cho đầy đủ hệ thống lý luận nghiên cứu về dự báo vỡ nợ doanh nghiệp.

Các đóng góp cụ thể về mặt lý luận:

-Việc nghiên cứu dự báo vỡ nợ theo hai phương pháp tiếp cận kế toán và cách tiếp cận thị trường đối với các doanh nghiệp Việt Nam một cách có hệ thống giúp cho các nghiên cứu sau này có một nền tảng lý luận cho việc lựa chọn mô hình nghiên cứu về vỡ nợ doanh nghiệp tại Việt Nam.

- Nghiên cứu cũng đề xuất về cách xác định ngưỡng vỡ nợ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Việc đề xuất này sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu, các nhà xây dựng luật pháp vận dụng, các quy trình áp dụng cho các đối tượng phải sử dụng dự báo vỡ nợ doanh nghiệp trong nghiệp vụ của mình.

- Việc áp dụng phương pháp lượng hóa hiệu quả bằng mô hình dự báo vỡ nợ kết hợp với phương pháp phỏng vấn các chuyên gia để tăng tính tin cậy của kết quả.

Về mặt thực tiễn:

- Nghiên cứu góp phần cho các nhà quản lý tại Việt Nam đưa ra các quy định liên quan tới dự báo vỡ nợ doanh nghiệp theo hướng minh bạch hóa các thông tin dự báo cho các nhà đầu tư, chủ nợ và các đối tượng liên quan.

- Trên cơ sở lý luận và các nghiên cứu về điểm vỡ nợ, Luận án đưa ra ý kiến áp dụng điểm vỡ nợ các doanh nghiệp Việt Nam có thể vận dụng cho việc xây dựng mô hình vỡ nợ doanh nghiệp của mình.

- Từ cơ sở các kết quả của thực nghiệm, nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị nhằm hiệu quả sử dụng dự báo vỡ nợ cũng như các một số khuyến nghị để hạn chế vỡ nợ đối với các doanh nghiệp Việt Nam.


8. Kết cấu của Luận án

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận...thì luận án được phân thành 5 chương chính được kết cấu như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về dự báo vỡ nợ của doanh nghiệp Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Áp dụng cách tiếp cận kế toán và cách tiếp cận trị trường trong dự báo vỡ nợ doanh nghiệp

Chương 5: Các khuyến nghị và kiến nghị


CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


1.1. Nghiên cứu dự báo vỡ nợ doanh nghiệp theo cách tiếp cận kế toán

1.1.1. Nghiên cứu theo cách tiếp cận kế toán trên thế giới

Phương pháp nghiên cứu vỡ nợ theo cách tiếp cận kế toán sử dụng biến độc lập là chỉ số tính từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp để tính điểm vỡ nợ hoặc xác suất vỡ nợ (probability of default) từ đó phân loại các doanh nghiệp không vỡ nợ, có nguy cơ vỡ nợ và doanh nghiệp vỡ nợ. Trong cách tiếp cận này có nhiều phương pháp được phát triển trong đó có thể kể đến như: Mô hình tuyến tính đo lường xác suất (Linear probability model) gồm mô hình đơn biến của Beaver's (1966) hay mô hình đa biến của Altman's (1968), mô hình probit Ohlson's (1980), mô hình probit Zmijewski's (1984)...

* Mô hình phân tích đơn biến:

Dự báo vỡ nợ doanh nghiệp là chủ đề nghiên cứu được quan tâm kể từ công trình nghiên cứu của Beaver (1966). Mặc dù dự báo vỡ nợ doanh nghiệp đã được thực hiện trước Beaver nhưng các nhà nghiên cứu còn thiếu phương pháp tiếp cận chặt chẽ. Beaver đi tiên phong trong nghiên cứu thực nghiệm về dự báo vỡ nợ doanh nghiệp sử dụng phân tích đơn biến các tỷ số tài chính đối với các doanh nghiệp vỡ nợ và doanh nghiệp không vỡ nợ. Công trình nghiên cứu của Beaver được coi là bước ngoặt cho các nghiên cứu về phân tích tỷ số trong tương lai (Horrigan, 1968). Trong phân tích đơn biến, các dự báo vỡ nợ doanh nghiệp được dựa trên một tỷ số tài chính đơn lẻ. Beaver định nghĩa vỡ nợ là việc một doanh nghiệp mất khả năng chi trả cho các khoản nợ đến hạn. Trái phiếu cố định, tài khoản thấu chi ngân hàng, hoặc cổ tức cổ phiếu ưu tiên chưa được thanh toán - đều được coi như bằng chứng cho sự vỡ nợ doanh nghiệp. Beaver đã áp dụng một bài kiểm tra phân loại đơn biến, trong đó mỗi tỷ số trong 30 tỷ số tài chính khác nhau đã được sử dụng để dự báo biến của doanh nghiệp vỡ nợ và không vỡ nợ. Các tỷ số được chọn lựa dựa trên cơ sở ba tiêu chí sau: (i) sự phổ biến trong nghiên cứu tổng quan; (ii) kết quả áp dụng các tỷ số này trong các nghiên cứu trước đó; và (iii) việc tuân thủ khái niệm dòng tiền. Phân tích đơn biến bao gồm việc sử dụng một tỷ số tài chính đơn lẻ trong mô hình dự báo vỡ nợ. Dữ liệu cho các mẫu nghiên cứu được thu thập từ Moody's Industrial Manual cho 5 năm trước vỡ nợ. Beaver lựa chọn 79 mẫu của doanh nghiệp vỡ nợ và không vỡ nợ, sử dụng phương pháp cặp đôi từng ngành dựa trên một mã gồm ba chữ số phân loại ngành tiêu chuẩn (Standard Industrial Classification - SIC) và quy mô tài sản trong các năm 1954 đến 1964. Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là

Xem tất cả 186 trang.

Ngày đăng: 09/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí