Thang đo của 6 yếu tố điểm đến được đúc rút từ các nghiên cứu trước và các nguồn thông tin khác như các tạp chí và báo cáo. Thang đo sáu yếu tố của điểm đến nêu trên được sử dụng làm cơ sở để xây dựng thang đo các thuộc tính tích cực và các thuộc tính tiêu cực của mô hình HOLSAT.
Bảng 2.2: Thang đo của sáu yếu tố của điểm đến
THANG ĐO | |
Môi trường | 1. Khí hậu Phú Quốc dễ chịu |
2. Bãi tắm và nước biển sạch | |
3. Ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch | |
4. An toàn khi du lịch | |
5. An ninh trật tự | |
Tài nguyên thiên nhiên | 1. Bãi biển đẹp |
2. Rừng Phú Quốc đẹp và hoang sơ | |
3. Suối nước đẹp | |
4. Có nhiều hòn đảo nhỏ đẹp | |
5. Hệ động thực vật phong phú và đa dạng | |
Di sản văn hóa | 1. Di tích lịch sử |
2. Phong tục lễ hội truyền thống | |
3. Bảo tàng | |
4. Các địa điểm tôn giáo | |
Giao thông | 1. Sân bay, bến tàu Phú Quốc hiện đại |
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Tiêu Nghiên Cứu Và Câu Hỏi Nghiên Cứu Của Đề Tài
- Mô Hình Thỏa Mãn Khách Hàng Theo Chức Năng – Quan Hệ
- Năm Yếu Tố Điểm Đến Trong Nghiên Cứu Của Meimand Và Ctg (2013)
- Thang Đo Nháp Các Thuộc Tính Tiêu Cực
- Khái Quát Tình Hình Du Lịch Ở Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang
- Kết Quả Kiểm Định Paired - Sample T-Test Các Thuộc Tính Tích Cực
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
2. Phương tiện di chuyển trên đảo không đa dạng | |
3. Đường xá đi lại khó khăn | |
4. Vé tàu, vé máy bay ra Phú Quốc cao | |
5. Chất lượng phục vụ trên máy bay, tàu cao tốc tốt | |
6. Thiếu thông tin giới thiệu về Phú Quốc ở sân bay bên tàu | |
Cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch | 1. Phòng sạch sẽ, trang thiết bị hiện đại |
2. Có nhiều loại hình khách sạn với giá cả hợp lý | |
3. Vị trí khách sạn thuận tiện | |
4. Đồ ăn thức uống phong phú đa dạng | |
5. Có nhiều địa điềm ăn uống đề lựa chọn | |
6. Giá cả đồ ăn thức uống phù hợp | |
7. Có nhiều địa điểm tham quan | |
8. Vé tại các địa điềm tham quan cao | |
9. Dễ mua đặc sản tại các chợ địa phương | |
10. Số lượng khu giải trí mua sắm còn hạn chế | |
11. Có nhiều loại hình giải trí đặc trưng hấp dẫn | |
12. Các địa điểm du lịch đông đúc du khách | |
13. Truy cập internet dễ dàng | |
14. Sóng điện thoại di động tại các khu vực không đều |
15. Khó tìm nơi rút tiền | |
16. Các phương thức thanh toán còn hạn chế | |
17. Thiếu nhà vệ sinh công cộng | |
18. Nhiều người bán hàng rong | |
Yếu tố con người | 1. Nhân viên khách sạn thân thiết |
2. Hướng dẫn viên du lịch nhiệt tình, kiến thức phong phú | |
3. Cư dân địa phương thật thà chất phát | |
4. Nhân viên đại lý di lịch tận tình chu đáo | |
5. Đội ngũ nhân viên tại các điểm du lịch chưa chuyên nghiệp | |
6. Chất lượng phục vụ của nhân viên tại các bến tàu tốt |
( Nguồn: Tác giả, 2017)
Mô hình HOLSAT sẽ nghiên cứu các thuộc tính tích cực và tiêu cực dựa trên sự kỳ vọng của du khách trước khi đến và sự cảm nhận của du khách sau khi đến với một điểm đến nào đó. Đây là điểm khác biệt so với các mô hình khác trong nghiên cứu sự hài lòng của du khách đối với điểm đến du lịch. Vì vậy trong nghiên cứu này, tác giả cũng theo HOLSAT, căn cứ trên mô hình đề xuất của tác giả, gồm sáu yếu tố của điểm đến du lịch Phú Quốc -Tỉnh Kiên Giang để xây dựng mô hình gồm các thuộc tính tích cực và tiêu cực trên cơ sở cảm nhận và kỳ vọng trước và sau khi đến du lịch tại Phú Quốc.
Cảm nhận > Kỳ vọng
Thuộc tính
tích cực
Cảm nhận < Kỳ vọng
Sáu thuộc tính
điểm đến của du lịch Phú Quốc
Không
hài lòng
Hài lòng
Cảm nhận > Kỳ vọng
Thuộc tính
tiêu cực
Cảm nhận < Kỳ vọng
Hình 2.11: Mô hình nghiên cứu đề xuất
( Nguồn: Tác giả, 2017)
Thuộc tính tích cực: Du khách hài lòng với điểm đến du lịch Phú Quốc nếu có chênh lệch dương (+) giữa cảm nhận sau khi đi với kỳ vọng trước khi đi du lịch. Chênh lệch dương càng lớn thì du khách đạt được sự hài lòng cao
Thuộc tính tiêu cực: Du khách hài lòng với điểm đến du lịch Phú Quốc nếu có chênh lệch âm (-) giữa cảm nhận sau khi đi với kỳ vọng trước khi đi du lịch. Chênh lệch âm càng lớn thì du khách càng đạt được sự hài lòng cao.
Kết luận chương 2
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài bao gồm: khái niệm về du lịch và khách du lịch, sự hài lòng của du khách, định nghĩa điểm đến du lịch và các thuộc tính của điểm đến. Các mô hình lý thuyết nghiên cứu về sự hài lòng: Mô hình kỳ vọng – cảm nhận, Mô hình Gronroos, Mô hình thỏa mãn khách hàng theo chức năng – quan hệ, Mô hình IPA và Mô hình HOLSAT. Bên cạnh đó, Chương 2 cũng trình bày một số nghiên cứu tham khảo sử dụng mô hình HOLSAT để nghiên cứu sự hài lòng của du khách. Tác giả phân tích và lựa chọn mô hình HOLSAT làm mô hình nghiên cứu cho đề tài này.
Tiếp theo, Chương 3 sẽ trình bày thiết kế nghiên cứu của đề tài.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Mục tiêu
nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Thang đo nháp
Nghiên cứu sơ bộ
Khảo sát thử
Nghiên cứu
chính thức
Thang đo
chính thức
Hiệu chỉnh thang đo
Phân tích thống
kê mô tả
Phân tích đặc điểm của mẫu khảo
Phân tích Paired
sample T- test
Phân tích sự khác biệt giữa kỳ vọng và cảm nhận
Kết luận
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
( Nguồn: Tác giả, 2017)
3.2. Thiết kế nghiên cứu
3.2.1. Các bước nghiên cứu sơ bộ
Các bước tiến hành nghiên cứu sơ bộ như sau:
- Bước 1: Xây dựng mục tiêu nghiên cứu, giải thích một số khái niệm liên quan đến đề tài, nghiên cứu lý thuyết về du lịch và sự hài lòng của du khách, điểm đến và thuộc tính của điểm đến du lịch.
- Bước 2: Nghiên cứu các mô hình lý thuyết liên quan đến sự hài lòng và các nghiên cứu tham khảo trong và ngoài nước về sự hài lòng của du khách quốc tế.
- Bước 3: Từ các lý thuyết và mô hình ở hai bước trên, chọn mô hình HOLSAT cho nghiên cứu này và tiến hành xây dựng thang đo nháp.
- Bước 4: Từ thang đo nháp, tác giả tham vấn ý kiến của chuyên gia bao gồm giảng viên chuyên ngành du lịch, chuyên gia của sở văn hóa thể thao du lịch Kiên Giang và chủ Công ty kinh doanh du lịch. Mục đích của buổi thảo luận nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát của thang đo.
- Bước 5: Xây dựng thang đo sơ bộ và khảo sát thử với kích thước mẫu 50.
- Bước 6: Hiệu chỉnh thang đo sơ bộ để hình thành thang đo chính thức của nghiên cứu.
3.2.2. Kết quả xây dựng thang đo nháp và thang đo chính thức
Nghiên cứu dựa trên mô hình HOLSAT để đặt cơ sở cho kiểm định sự hài lòng của du khách dựa trên cả hai thuộc tính tích cực và tiêu cực.
Thang đo nháp của mô hình HOLSAT với 29 thuộc tính tích cực và 15 thuộc tính tiêu cực được xây dựng dựa trên thang đo của 6 yếu tố thuộc điểm đến nêu trong Chương 2.
Thang đo nháp
Bảng 3.1: Thang đo nháp các thuộc tính tích cực
Các thuộc tính tích cực | Cảm nhận sau khi đi du lịch | |||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
1. Khí hậu Phú Quốc dễ chịu | ||||||||||
2. Bãi tắm và nước biển sạch | ||||||||||
3. An toàn khi du lịch | ||||||||||
4. An ninh trật tự |
5. Bãi biển đẹp | ||||||||||
6. Rừng Phú Quốc đẹp và hoang sơ | ||||||||||
7. Suối nước đẹp | ||||||||||
8. Có nhiều hòn đảo nhỏ đẹp | ||||||||||
9. Hệ động thực vật phong phú và đa dạng | ||||||||||
10. Di tích lịch sử | ||||||||||
11. Phong tục lễ hội truyền thống | ||||||||||
12. Bảo tàng | ||||||||||
13. Các địa điểm tôn giáo | ||||||||||
14. Sân bay, bến tàu Phú Quốc hiện đại | ||||||||||
15. Chất lượng phục vụ trên máy bay, tàu cao tốc tốt | ||||||||||
16. Phòng sạch sẽ, trang thiết bị hiện đại | ||||||||||
17. Có nhiều loại hình khách sạn với giá cả hợp lý | ||||||||||
18. Vị trí khách sạn thuận tiện | ||||||||||
19. Đồ ăn thức uống phong phú đa dạng | ||||||||||
20. Có nhiều địa điềm ăn uống để lựa chọn | ||||||||||
21. Có nhiều địa điểm tham quan | ||||||||||
22. Dễ mua đặc sản tại các chợ địa phương |