Cấu Trúc Ph12 Và Các Giá Trị Tín Hiệu Proton, Carbon Trong Phân Tử Trên Phổ Nmr

nội phân tử giống cấu trúc PH6 (Hình 4.16). Đỉnh hấp thụ đặc trưng liên kết C=C xuất hiện với ν̃max 1591, 1564, 1547 và 1514 cm-1. Đỉnh hấp thụ đặc trưng cho liên kết -C-O xuất hiện với ν̃max 1260, 1138 và 1077 cm-1[Phụ lục 72]

Trên phổ 1H-NMR xuất hiện tín hiệu singlet tại Ł = 3,86 ppm thuộc về 6 proton của 2 nhóm methoxy H-7Ɵvà H-7Ơ. Tín hiệu multiplet tại Ł = 4,14 - 4,22 ppm có 6 proton trên phổ đồ, trong đó 4 proton thuộc về các vị trí H-8Ɵ, H- 9Ɵ, 2 proton còn lại thuộc về nhóm dihydrophosphat. Tín hiệu singlet tại Ł = 6,11 ppm đặc trưng cho proton ở vị trí H-4 dạng enol. Hai bộ tín hiệu doublet xuất hiện tại Ł = 6,85 ppm và 7,04 ppm đặc trưng cho 2 proton ở vị trí H-5Ơ và H- 5Ɵ của nhân thơm với hằng số J ortho- lần lượt bằng 8,5 Hz và 8,0 Hz. Tín hiệu doublet-doublet tại Ł = 7,15 ppm thuộc về proton ở vị trí H-6Ɵ với các hằng số tương tác ortho meta lần lượt là: J1=8,0; J2=1,5 Hz. Bộ tín hiệu doublet xuất hiện tại Ł = 7,24 ppm với hằng số J = 8,0 Hz đặc trưng cho proton ở vị trí H-6Ơ. Tín hiệu doublet tại Ł = 7,31 ppm thuộc về proton ở vị trí H-2Ơ với hằng số tương tác meta J = 1,5 Hz. Tín hiệu singlet tại Ł = 7,34 ppm đặc trưng cho proton ở vị trí H-2Ɵ. Bộ tín hiệu của khung heptadien xuất hiện dưới dạng doublet tại các vị trí: Ł = 6,72 ppm (H-7), 6,79 ppm (H-1), 7,56 ppm (H-6) và 7,57 ppm (H-2) với hằng số J = 15,5 - 16,0 Hz. Điều này chỉ ra sản phẩm PH11 tồn tại ở dạng 1E,6E giống như cấu hình khung curcumin thiên nhiên. Các phân tích trên cǜng chỉ ra PH11 có sự bất đối xứng trong cấu trúc và toàn tại hoàn toàn ở dạng enol (Hình 4.25) [Phụ lục 74-76].

Phổ 13C-NMR thể hiện đầy đủ các tín hiệu đặc trưng cho cấu trúc của PH11, tuy vẫn có thêm một số pic tạp tại tín hiệu Ł = 128,6 ppm, Ł = 65,6 đặc trưng của DOP (dioctyl phthalat). Các tín hiệu Ł trong khoảng 10,7 - 29,7 ppm có thể là của C của dung môi trong quá trình chiết tách sản phẩm chưa loại hết: ethyl acetat, diethyl ether, acetonitril [Phụ lục 77-79]. Từ các phân tích trên chúng tôi khẳng định sản phẩm PH11 là 2-(curcumin-O-yl)ethyl dihydrophosphat.

4.2.11. Bàn luận về cấu trúc dẫn chất PH12

Phổ khối lượng (MS) cho pic ion phân tử [M-H]- (m/z = 535,1) phù hợp với khối

lượng phân tử của chất PH12 với M = 536,38 đvC [Phụ lục 81].

Phổ hồng ngoại (IR) của PH12 xuất hiện đỉnh hấp thụ đặc trưng cho từng nhóm chức -OH enol và -OH phenol với ν̃max 3466 và 3236 cm-1. Đỉnh hấp thụ đặc trưng cho nhóm chức β-diceton xuất hiện với ν̃max 1659 và 1643 cm-1. Số sóng của các nhóm chức -C=O giảm mạnh so với nhóm ceton (có ν̃max = 1675 cm-1) là do phân tử PH12 tồn tại ở dạng hỗ biến enol, tạo ra liên kết hydro nội phân tử (Hình 4.16).

Đỉnh hấp thụ đặc trưng liên kết C=C xuất hiện với ν̃max 1589 và 1513 cm-1. Đỉnh hấp thụ đặc trưng cho liên kết -C-O xuất hiện với ν̃max 1281, 1222, 1083 cm-1. Ngoài ra, trên phổ còn xuất hiện đỉnh hấp thụ đặc trung cho liên kết (-P=O (ROPO32-)) với ν̃max 983 cm-1[Phụ lục 80].

Hình 4.26. Cấu trúc PH12 và các giá trị tín hiệu proton, carbon trong phân tử trên phổ NMR

Trên phổ 1H-NMR tín hiệu singlet tại Ł = 3,77 ppm thuộc về 6 proton của 2 nhóm methoxy H-7Ɵ và H-7Ơ. Tín hiệu multiplet tại Ł = 4,12 ppm có 6 proton trên phổ đồ, trong đó 4 proton thuộc về các vị trí H-8Ɵ, H- 9Ɵ, 2 proton còn lại thuộc về tạp. Tín hiệu singlet tại Ł = 6,10 ppm đặc trưng cho proton ở vị trí H-4 dạng enol. Tín hiệu multiplet tại Ł = 6,80 ppm có đặc trưng cho 2 proton trên phổ đồ ở các vị trí H-5Ɵ, H-5Ơ của nhân thơm. Tín hiệu multiplet tại Ł = 7,03 ppm có đặc trưng cho 2 proton trên phổ đồ ở các vị trí H-6Ɵ, H-6Ơ của nhân thơm. Tín hiệu multiplet tại Ł = 7,23 ppm có đặc trưng cho 2 proton trên phổ đồ ở các vị trí H-2Ɵ, H-2Ơ của nhân thơm. Bộ tín hiệu của khung heptadien xuất hiện dưới dạng doublet tại các vị trí: Ł = 6,73 ppm (H-1, H-7), 7,48 ppm (H-2, H-6) với hằng số J = 14 - 15,5 Hz. Điều này chỉ ra sản phẩm PH12 tồn tại ở dạng 1E, 6E giống như cấu hình khung curcumin thiên nhiên. Các phân tích trên cǜng chỉ ra PH12 có sự bất đối xứng trong cấu trúc và toàn tại hoàn toàn ở dạng enol (Hình 4.26) [Phụ lục 82-84].

Phổ 13C-NMR thể hiện đầy đủ các tín hiệu đặc trưng cho cấu trúc của PH12, tuy vẫn có thêm một số pic tạp tại tín hiệu Ł = 124,6 ppm, Ł = 22,2 ppm và Ł = 21,6 ppm. Các tín hiệu Ł trong khoảng 38,9 – 40,0 ppm đặc trưng cho C của dung môi DMSO. Phổ 13C-NMR thể hiện đầy đủ các tín hiệu đặc trưng trong cấu trúc của PH12, trong đó nhận thấy rõ hiện tượng hỗ biến của nhóm β-diceton qua sự xuất hiện của bộ tín hiệu tại 183,1 ppm (C-5) và 184,2 ppm (C-3). Kết quả này chỉ ra, phân tử chủ yếu tồn tại ở dạng ceto-enol mà hầu như không có dạng ceton (thường cho tín hiệu tại vùng ~ 200 ppm). Ngoài ra, bộ tín hiệu tại 68,3 và 64,4

ppm đã khẳng định có sự xuất hiện của một nhóm thế trên nhân curcumin (C-8Ɵ và C-9Ɵ) [Phụ lục 85-87]. Từ các phân tích trên chúng tôi khẳng định sản phẩm PH12 là dinatri 2-(curcumin-O-yl)ethyl phosphat.

4.2.12. Bàn luận về cấu trúc dẫn chất PH13

Phổ khối lượng (ESI-MS, CH3OH): Trên phổ đồ xuất hiện pic ion phân tử [M- Na]- (m/z = 535,3), phù hợp với khối lượng phân tử của PH13 (M = 558,53), ứng với CTPT C25H27NaO11S [Phụ lục 89].


Hình 4.27. Các dạng hỗ biến ceton - enol của PH13

Trên phổ hồng ngoại của PH13 xuất hiện các đỉnh hấp thụ đặc trưng cho từng nhóm chức và liên kết: Đỉnh hấp thụ đặc trưng cho nhóm -OH alcol xuất hiện với ν̃max 3383 cm-1. Đỉnh hấp thụ đặc trưng các liên kết C-H (no) xuất hiện với ν̃max 2960 cm-1. Đỉnh hấp thụ đặc trưng cho nhóm chức β-diceton (O=C-CH2-C=O) xuất hiện với ν̃max 1639 cm-1. Số sóng của các nhóm chức –C=O này giảm so với nhóm ceton (có ν̃max = 1675 cm-1) là do phân tử PH13 tồn tại ở dạng hỗ biến ceton-enol, tạo ra liên kết hydro nội phân tử (Hình 4.27). Đỉnh hấp thụ đặc trưng liên kết C=C xuất hiện với ν̃max 1579, 1512 và 1448 cm-1. Đỉnh hấp thụ đặc trưng cho liên kết - C-O xuất hiện với ν̃max 1261 cm-1. Đặc biệt, trên phổ IR còn xuất hiện đỉnh hấp thụ đặc trưng cho nhóm –O-SO3 với ν̃max 1116 và 1080 cm-1 [Phụ lục 88].

Trên phổ đồ phổ 1H-NMR chứa các tín hiệu cộng hưởng đặc trưng cho các proton trong phân tử: Tín hiệu triplet tại Ł = 3,5 ppm đặc trưng cho 2 proton ở vị trí H-9Ơ. Tín hiệu singlet tại Ł = 3,92 ppm đặc trưng cho 6 proton ở vị trí H-7Ɵ, H-7Ơ. Tín hiệu triplet tại Ł = 3,94 ppm đặc trưng cho 2 proton ở vị trí H-9Ɵ. Tín hiệu triplet tại Ł = 4,07 ppm đặc trưng cho 4 proton ở vị trí H-8Ɵ, H-8Ơ. Tín hiệu doublet tại Ł

= 6,40 ppm đặc trưng cho 2 proton ở vị trí H-1, H-7; tín hiệu doublet tại Ł = 7,35

ppm đặc trưng cho 2 proton ở các vị trí H-2, H-6. Các proton - alken trong phân tử PH13 tồn tại ở cấu hình trans. Điều này được xác nhận bằng hằng số tương tác spin-spin giữa các cặp: H-1 và H-7; H-2 và H-6 là 16,0 Hz. Tín hiệu doublet tại Ł

= 6,98 ppm đặc trưng cho 2 proton ở vị trí H-5Ɵ, H-5Ơ, hằng số J = 8,5 Hz. Tín hiệu singlet tại Ł = 5,50 đặc trưng cho proton ở dạng hỗ biến enol. [Phụ lục 90-92].

Các kết quả phân tích phổ MS, IR, 1H-NMR phù hợp với công thức cấu tạo đã dự kiến, cho phép chúng tôi khẳng định sản phẩm PH13 natri 2-(O-(2- hydroxyethyl)curcumin)ethyl sulfat.

4.2.13. Bàn luận về cấu trúc dẫn chất PH14

Phổ khối lượng (ESI-MS, CH3OH): Trên phổ đồ xuất hiện pic ion phân tử [M- H]- (m/z = 683,1) và [M+H]+ (m/z = 685,1) phù hợp với khối lượng phân tử của chất PH14 (M = 684,12), ứng với CTPT C35H40O14 [Phụ lục 94, 95].

Hình 4.28. Dạng hỗ biến enol của PH14

Trên phổ hồng ngoại của dẫn chất PH14 xuất hiện các đỉnh hấp thụ đặc trưng cho từng nhóm chức: Đỉnh hấp thụ đặc trưng cho nhóm -OH acid xuất hiện với ν̃max 3428 cm-1. Đỉnh hấp thụ đặc trưng cho liên kết C-H no xuất hiện với ν̃max 2945 cm-1. Đỉnh hấp thụ đặc trưng cho các liên kết C=O acid và ester xuất hiện với ν̃max 1728 và 1703 cm-1. Đỉnh hấp thụ đặc trưng cho nhóm chức β-diceton (O=C-CH2- C=O) xuất hiện với ν̃max 1620 cm-1. Số sóng của các nhóm chức –C=O này giảm mạnh so với nhóm ceton (có ν̃max = 1675 cm-1) là do phân tử PH14 tồn tại ở dạng hỗ biến enol, tạo ra liên kết hydro nội phân tử (Hình 4.28). Đỉnh hấp thụ đặc trưng liên kết C=C xuất hiện với ν̃max 1580 cm-1, 1511 cm-1. Đỉnh hấp thụ đặc trưng liên kết C-O xuất hiện với ν̃max 1257 cm-1, 1176 cm-1 1132 cm-1[Phụ lục 93].

Trên phổ đồ phổ 1H-NMR chứa các tín hiệu cộng hưởng đặc trưng cho các proton trong phân tử. Tín hiệu br.s tại Ł = 12,06 ppm đặc trưng cho 2 proton ở vị trí H của hai nhóm chức acid. Tín hiệu puintet tại Ł = 1,75 ppm thuộc về 4 proton ở vị trí H-

12Ɵ và H-12Ơ, hằng số J = 7,5 Hz. Tín hiệu triplet tại Ł = 2,26 ppm thuộc về 4 proton ở vị trí H-11Ɵ và H-11Ơ, hằng số J = 7,0 Hz. Tín hiệu triplet tại Ł = 2,37 ppm thuộc về 4 proton ở vị trí H-13Ɵ, H-13Ơ, hằng số J = 7,5 Hz. Tín hiệu pseudo singlet tại Ł = 4,23 ppm đặc trưng cho 4 proton ở vị trí H-8Ɵ và H-8Ơ.Tín hiệu pseudo singlet tại Ł = 4,36 ppm đặc trưng cho 4 proton ở vị trí H-9Ɵ và H-9Ơ. Tín hiệu singlet tại Ł = 6,11 ppm đặc trưng cho 1 proton ở vị trí H-4 (enol, C-H). Các tín hiệu còn lại của khung cấu trúc PH14 đều có mặt phù hợp với các nguyên tử H trong CTCT dự kiến. Các proton-alken trong phân tử PH14 tồn tại ở cấu hình trans. Điều này được xác nhận bằng hằng số tương tác spin-spin giữa các cặp: H- 1 và H-7; H-2 và H-6 đều là 16,0 Hz. Trên phổ 1H-NMR của PH14 không quan sát thấy tín hiệu singlet nguyên tử proton của C-4 dưới dạng ceton (Ł ~ 3,90 ppm), từ đó nhận định sản phẩm đang hoàn toàn ở dạng hỗ biến enol. Tín hiệu đặc trưng cho H-4 của nhóm OH enol đã bị lẫn vào tín hiệu của H trong H2O (tạp trong dung môi đo mẫu) (Hình 4.28) [Phụ lục 96-98].

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C (13C-NMR): Tín hiệu tại Ł = 19,8 ppm đặc trưng cho 2 nguyên tử cacbon tại vị trí C-12Ɵ, C-12Ơ. Tín hiệu tại Ł = 32,5 ppm đặc trưng cho 4 nguyên tử cacbon tại vị trí C-11Ɵ, C-11Ơ, C-13Ɵ, C-13Ơ. Tín hiệu tại Ł

= 172,4 ppm đặc trưng cho 2 nguyên tử cacbon tại vị trí C-10Ɵ, C-10Ơ là hai cacbon của 2 nhóm C=O trong liên kết ester. Tín hiệu tại Ł = 173,9 ppm đặc trưng cho 2 nguyên tử cacbon tại vị trí C-14Ɵ, C-14Ơ là hai cacbon của 2 nhóm chức acid. Tín hiệu tại Ł = 183,1 ppm đặc trưng cho 2 carbon C-3; C-5 dạng hỗ biến enol. Các tín hiệu còn lại của khung cấu trúc PH14 đều có mặt trên phổ phù hợp với công thức dự kiến [Phụ lục 99-101].

Từ các dữ kiện trên, chúng tôi rút ra nhận xét phản ứng acyl hóa đã xảy ra hoàn toàn vào hai nhóm OH alcol của PH7. Các kết quả phân tích phổ MS, IR, 1H- NMR, 13C-NMR phù hợp với công thức cấu tạo đã dự kiến, cho phép chúng tôi khẳng định sản phẩm PH14 là 2,2Ɵ-(curcumin-di-O-yl)diethyl diglutarat.

4.2.14. Bàn luận về cấu trúc dẫn chất PH15

Phổ khối lượng (ESI-MS, CH3OH): Trên phổ đồ xuất hiện pic ion phân tử [M- H]- (m/z = 656,12) và [M+H]+ (m/z = 657,0), phù hợp với khối lượng phân tử của chất PH15 (M = 655,1), ứng với CTPT C33H36O14 [Phụ lục 103-104].

Trên phổ hồng ngoại của dẫn chất PH15 xuất hiện các đỉnh hấp thụ đặc trưng cho từng nhóm chức: Đỉnh hấp thụ đặc trưng cho nhóm -OH acid xuất hiện với ν̃max 3449 cm-1. Đỉnh hấp thụ đặc trưng cho liên kết C-H no xuất hiện với ν̃max 2924

cm-1. Đỉnh hấp thụ đặc trưng cho các liên kết C=O acid và ester xuất hiện với ν̃max 1735 và 1695 cm-1. Đỉnh hấp thụ đặc trưng cho nhóm chức β-diceton (O=C-CH2- C=O) xuất hiện với ν̃max 1626 cm-1. Số sóng của các nhóm chức –C=O này giảm mạnh so với nhóm ceton (có ν̃max = 1675 cm-1) là do phân tử PH15 tồn tại ở dạng hỗ biến enol, tạo ra liên kết hydro nội phân tử (Hình 4.29). Đỉnh hấp thụ đặc trưng liên kết C=C xuất hiện với ν̃max 1589 cm-1, 1566 cm-1. Đỉnh hấp thụ đặc trưng liên kết -C-O xuất hiện với ν̃max 1263 cm-1, 1232 cm-1, 1162 cm-1, 1140 cm-1[Phụ lục 102].

Hình 4.29. Dạng hỗ biến enol của PH15

Trên phổ đồ phổ 1H-NMR xuất hiện các tín hiệu cộng hưởng đặc trưng cho các proton trong phân tử. Tín hiệu br.s tại Ł = 12,19 ppm đặc trưng cho 2 proton ở vị trí H của hai nhóm chức acid. Tín hiệu triplet tại Ł = 2,48 ppm thuộc về 4 proton ở vị trí H-12Ɵ và H-12Ơ, hằng số J = 6,5 Hz. Tín hiệu triplet tại Ł = 2,54 ppm thuộc về 4 proton ở vị trí H-11Ɵ, H-11Ơ, hằng số J = 6,0 Hz. Tín hiệu triplet tại Ł = 4,23 ppm đặc trưng cho 4 proton ở vị trí H-8Ɵ và H-8Ơ. Tín hiệu triplet tại Ł = 4,35 ppm đặc trưng cho 4 proton ở vị trí H-9Ɵ và H-9Ơ. Tín hiệu singlet tại Ł = 6,12 ppm đặc trưng cho 1 proton ở vị trí H-4 (enol, CH). Các tín hiệu còn lại của khung cấu trúc PH15 đều có mặt trên phổ phù hợp với các nguyên tử H trong CTCT dự kiến. Các proton-alken trong phân tử PH15 tồn tại ở cấu hình trans. Điều này được xác nhận bằng hằng số tương tác spin-spin giữa các cặp: H-2 và H-6; H-1 và H-7 lần lượt là 15,5 Hz và 16,0 Hz (Hình 4.29) [Phụ lục 105-107].

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C (13C-NMR) xuất hiện tín hiệu tại Ł = 28,5 ppm đặc trưng cho 4 nguyên tử cacbon tại vị trí C-11Ɵ, C-11Ơ, C-12Ɵ, C-12Ơ. Tín hiệu tại Ł = 173,1 ppm đặc trưng cho 2 nguyên tử cacbon tại vị trí C-10Ɵ, C-10Ơ là hai cacbon của 2 nhóm C=O trong liên kết ester. Tín hiệu tại Ł = 173,2 ppm đặc trưng cho 2 nguyên tử cacbon tại vị trí C-13Ɵ, C-13Ơ là hai cacbon của 2 nhóm chức acid. Tín hiệu tại Ł = 183,1 ppm đặc trưng cho 2 nguyên tử cacbon tại vị trí C-3, C-5 là

hai cacbon của dạng hỗ biến ceton - enol. Các tín hiệu còn lại của khung cấu trúc PH15 đều có mặt trên phổ phù hợp với công thức dự kiến [Phụ lục 108-110]. Từ các dữ kiện trên, chúng tôi rút ra nhận xét phản ứng acyl hóa đã xảy ra hoàn toàn vào hai nhóm OH alcol của PH7. Các kết quả phân tích phổ MS, IR, 1H-NMR, 13C-NMR phù hợp với công thức cấu tạo đã dự kiến, cho phép chúng tôi khẳng định sản phẩm PH15 là 2,2Ɵ-(curcumin-di-O-yl)diethyl disuccinat.

4.2.15. Bàn luận về cấu trúc dẫn chất PH16


Trên phổ khối lượng xuất hiện pic ion phân tử [M+Na]+ (m/z = 677,2) và [M+H]+ (m/z = 655,2) phù hợp với khối lượng phân tử của PH16 (M = 654,7), ứng với CTPT C35H46 N2O10 [Phụ lục 111].

Trên phổ đồ phổ 1H-NMR xuất hiện các tín hiệu cộng hưởng đặc trưng cho các proton trong phân tử. Tín hiệu tại singlet Ł = 8,33 ppm thuộc về 1 proton ở vị trí H-4 enol và tín hiệu tại singlet Ł = 6,66 ppm về 1 proton ở vị trí H-4, C-H enol, chứng tỏ PH16 tồn tại ở dạng hỗ biến enol. Tín hiệu tại multiplet Ł = 6,94 ppm thuộc về 10 proton ở vị trí H-1, H-2, H-6, H-7, H-2Ɵ, H-2Ơ, H-5Ɵ, H-5Ơ, H-6Ɵ, H-6Ơ.

Tín hiệu tại singlet Ł = 5,47 ppm thuộc về 4 proton ở vị trí H-13Ɵ, H-13Ơ. Tín hiệu tại triplet Ł = 4,21 ppm thuộc về 8 proton ở vị trí H-8Ɵ, H-8Ơ, H-9Ɵ, H-9Ơ, hằng số J

= 4,5 Hz. Tín hiệu tại singlet Ł = 3,81 ppm thuộc về 6 proton ở vị trí H-7Ɵ, H-7Ơ. Tín hiệu doublet Ł = 3,79-3,80 ppm thuộc về 2 proton ở vị trí H-11Ɵ, H-11Ơ, hằng số J = 5,0. Tín hiệu multiplet Ł = 1,82-1,86 ppm thuộc về 2 proton ở vị trí H-12Ɵ, H-12Ơ. Tín hiệu doublet tại Ł = 0,82 ppm thuộc về 12 proton ở vị trí H-13Ɵ, H-13Ơ, H-14Ɵ, H-14Ơ, hằng số J = 6,5 [Phụ lục 111-114]. Các kết quả phân tích phổ MS, 1H-NMR phù hợp với công thức cấu tạo đã dự kiến, cho phép chúng tôi khẳng định sản phẩm là PH16.

4.3. BÀN LUẬN VỀ HOẠT TÍNH SINH HỌC IN VITRO CỦA CÁC DẪN CHẤT

Từ dữ liệu đánh giá hoạt tính hoạt tính sinh học các dẫn chất mới của curcumin trong luận án (Bảng 3.9-3.11) thu được tóm tắt hoạt tính theo vị trí tác động như Bảng 4.3 dưới đây:

Bảng 4.3. Bảng kết quả đánh giá tác dụng sinh học các dẫn chất curcumin theo vị trí biến đổi

Vị trí biến đổi

Tên

chất

So sánh với curcumin (IC50)

Chống

oxy hóa

Chống

viêm

Gây độc tế bào ung thư

Hela

HepG2

K562

MCF-7

1 nhóm

-OH

phenol

PH6

> 2,44 lần

> 3,38 lần

< 2,62 lần

< 2,73 lần

-

< 1,24 lần

PH8

> 2,16 lần

> 2,26 lần

< 4,69 lần

< 4,11 lần

< 1,76 lần

< 2,50 lần

PH9

> 1,78 lần

< 1,32 lần

< 4,88 lần

< 3,00 lần

< 1,34 lần

< 2,46 lần

PH10

> 3,51 lần

> 4,46 lần

> 1,10 lần

> 1,61 lần

-

> 2,51 lần

PH11

> 4,96 lần

< 4,69 lần

< 2,84 lần

< 1,17 lần

> 3,14 lần

> 1,43 lần

PH12

>14,79 lần

> 6,70 lần

> 1,51 lần

> 2,28 lần

> 5,12 lần

> 2,12 lần

2 nhóm

-OH

phenol

PH5

> 12,6 lần

> 3,63 lần

-

-

-

-

PH7

> 11,8 lần

-

< 2,63 lần

< 1,08 lần

> 3,39 lần

> 1,54 lần

PH13

>14,20 lần

> 9,01 lần

-

-

-

-

PH14

>12,17 lần

> 1,09 lần

< 2,24 lần

< 1,42 lần

-

> 1,28 lần

PH15

>11,86 lần

> 1,45 lần

Tương

đương

< 1,62 lần

-

> 2,23 lần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 442 trang tài liệu này.

Ghi chú: > kém hơn; < mạnh hơn; Ơ-Ơ không có dữ liệu

Từ Bảng 4.3 chỉ ra, biến đổi cấu trúc phân tử curcumin có ảnh hưởng tới sự thay đổi hoạt tính sinh học các dẫn chất. Theo nghiên cứu các tài liệu phân tích về cơ chế gây ra tác dụng sinh học của curcumin chỉ ra: chống oxy hóa và chống viêm là hai cơ chế chính tạo ra các tác dụng phong phú của curcumin [64], [137]. Mặt khác, phân tích mối liên quan giữa cấu trúc phân tử các hợp chất khung curcumin và tác dụng chống oxy hóa, chống viêm cho thấy, cần thiết phải có mặt của nhóm β-diceton, OH phenol và methoxy để duy trì hoạt tính sinh học của curcumin [47], [84], [137], [153]. Mối liên quan cấu trúc và tác dụng sinh học các dẫn chất của curcumin được biểu diễn như Hình 4.30.

Hình 4 30 Phân tích mối liên quan cấu trúc phân tử tính chất tác dụng của các 22

Hình 4.30. Phân tích mối liên quan cấu trúc phân tử - tính chất - tác dụng của các dẫn chất curcumin

Xem tất cả 442 trang.

Ngày đăng: 23/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí