VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LƯU THỊ THANH HUYỀN
NGHI LỄ HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI TU DÍ Ở XÃ THANH BÌNH, HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Dân tộc học Mã số: 60 31 03 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LƯU THỊ THANH HUYỀN
NGHI LỄ HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI TU DÍ Ở XÃ THANH BÌNH, HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Dân tộc học Mã số: 60 31 03 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƯƠNG THỊ THU HẰNG
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2017
Tác giả
Lưu Thị Thanh Huyền
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở xã Thanh Bình, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai”, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của giáo viên hướng dẫn là TS. Lương Thị Thu Hằng, cô đã gợi mở hướng nghiên cứu, góp ý cho tôi những vấn đề quan trọng cả về phương pháp và nội dung nghiên cứu. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo thuộc Học viện Khoa học Xã hội, đặc biệt là các thầy cô giáo thuộc Khoa Dân tộc học và Nhân học đã truyền đạt và trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích, những kỹ năng chuyên môn trong suốt quá trình học tập tại Học viện Khoa học Xã hội.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, cùng với các cán bộ Ủy ban nhân dân xã Thanh Bình và cộng đồng người Tu Dí tại địa bàn nghiên cứu đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ để tôi thu thập tài liệu trong suốt quá trình thực hiện Đề tài luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Vụ Văn hóa dân tộc-nơi tôi công tác, các anh, chị, em, bạn bè đồng nghiệp cùng với gia đình đã tận tình động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập, hoàn thành khóa học và Đề tài luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2017
Tác giả
Lưu Thị Thanh Huyền
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nxb | Nhà xuất bản | |
2 | QĐ | Quyết định |
3 | SVHTTDL | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
4 | Tr | Trang |
5 | TS | Tiến sĩ |
6 | UBND | Ủy ban nhân dân |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở xã Thanh Bình, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai - 2
- Cơ Sở Lý Luận Và Khái Quát Về Địa Bàn, Đối Tượng Nghiên Cứu. Chương 2: Nghi Lễ Hôn Nhân Truyền Thống Của Người Tu Dí.
- Dân Số, Dân Cư Xã Thanh Bình, Huyện Mường Khương
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát về địa bàn, đối tượng nghiên cứu 11
1.1. Cơ sở lý luận 11
1.1.1. Một số khái niệm 11
1.1.2. Cơ sở lý thuyết 14
1.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 17
1.2.1. Điều kiện tự nhiên 17
1.2.2. Dân số, dân cư xã Thanh Bình, huyện Mường Khương 18
1.3. Khái quát về đối tượng nghiên cứu 19
1.3.1. Vài nét về lịch sử tộc người 19
1.3.2. Một số đặc điểm về kinh tế 21
1.3.3. Một vài đặc điểm về văn hóa 23
1.3.4. Đặc điểm về xã hội 30
Tiểu kết chương 1 34
Chương 2: Nghi lễ hôn nhân truyền thống của người Tu Dí 35
2.1. Quan niệm về hôn nhân của người Tu Dí 35
2.2. Nghi lễ trong hôn nhân người Tu Dí 38
2.2.1. Giai đoạn trước đám cưới 38
2.2.2. Lễ cưới 42
2.2.3. Nghi lễ sau đám cưới 54
Tiểu kết chương 2 56
Chương 3: Biến đổi nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí 57
3.1. Bối cảnh biến đổi nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí 57
3.2. Một số biến đổi trong nghi lễ hôn nhân người Tu Dí 58
3.2.1. Biến đổi trong quan niệm về hôn nhân 58
3.2.2. Biến đổi về nghi lễ trong hôn nhân 61
3.3. Nguyên nhân của sự biến đổi 65
3.3.1. Tác động của sự phát triển kinh tế 65
3.3.2. Tác động của văn hóa-xã hội 68
3.3.3. Tác động của các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 69
3.3.4. Sự thay đổi nhận thức của chủ thể văn hóa 73
3.4. Khuyến nghị giải pháp và gợi ý chính sách bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của người Tu Dí trong lĩnh vực hôn nhân hiện nay 74
Tiểu kết chương 3 78
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 84
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Người Bố Y là một trong 16 tộc người có số dân rất ít người ở Việt Nam (nằm trong nhóm có dân số dưới 5.000 người) cư trú tập trung tại huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai và huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang. Tuy tên gọi khác nhau, người Bố Y ở Mường Khương tự gọi là “Tu Dí”, người Bố Y ở Quản Bạ tự gọi là “Pầu Y” nhưng họ đều có chung nguồn gốc là một bộ tộc thuộc Lạc Việt trong khối Bách Việt.
Ở Lào Cai, người Tu Dí cư trú tập trung ở huyện Mường Khương, ở thành các làng bản và xen kẽ với một số dân tộc anh em khác thuộc các xã: Tung Chung Phố, Thanh Bình, Lùng Vai, Lùng Khấu Nhin, Bản Lầu, Thải Giàng Sán, Tả Gia Khâu, Pha Long, thị trấn Mường Khương của huyện Mường Khương. Theo điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2015 của Tổng cục Thống kê, người Tu Dí ở Lào Cai có 1468 người ( trên tổng số 2647 người, chiếm 62,3% tổng số người Bố Y tại Việt Nam).
Cơ cấu kinh tế chủ yếu của người Tu Dí là nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi, trước đây cây ngô là cây trồng cho lương thực chính, ngày nay có thêm cây lúa vì đã thay đổi, cải tiến trong kỹ thuật canh tác và giống cây trồng. Trong một năm có nhiều lễ tết diễn ra gắn với tín ngưỡng nông nghiệp và những triết lý nhân sinh tộc người Tu Dí. Các phong tục tập quán gắn với chu kỳ đời người phong phú và đặc sắc phản ánh rõ nét văn hoá tộc người riêng biệt và giàu tính nhân sinh.
Hôn nhân là một trong những sự kiện quan trọng đánh dấu sự thay đổi trong chu kỳ của đời người, phản ánh rõ nét đặc trưng văn hóa của dân tộc. Nghi lễ hôn nhân là thủ tục khẳng định cuộc hôn nhân đó là hợp pháp làm thay đổi địa vị xã hội của con người. Để tiến tới hôn nhân cũng như khi đã đạt được cuộc hôn nhân, mỗi tộc người đều trải qua những nghi lễ nhất định theo quy định mang tính tập quán của tộc người hay nhóm tộc người.
Trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, nghi lễ hôn nhân của các tộc người đang có sự biến đổi và thích nghi với điều