Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam sau sáp nhập và mua lại - 19


KẾT LUẬN CHƯƠNG 5


Chương 5 đã thảo luận về một số kết quả nghiên cứu của luận án với các nghiên cứu khác trong và ngoài nước và tác giả cũng đã luận giải một số kết quả nghiên cứu dưới góc độ cá nhân hoặc ghi nhận trong quá trình điều tra, khảo sát. Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất các giải pháp tập trung xoay quanh các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam sau M&A bao gồm:

- Nâng cao năng lực tài chính;

- Nâng cao năng lực công nghệ;

- Nâng cao năng lực quản trị, điều hành;

- Nâng cao chất lượng dịch vụ;

- Nâng cao vị thế và uy tín ngân hàng;

- Phát triển hệ thống mạng lưới giao dịch phù hợp

Với các giải pháp đề xuất như trên, tác giả mong rằng sẽ phần nào góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của các NHTM Việt Nam sau sáp nhập và mua lại trên thị trường trong nước và quốc tế.


KẾT LUẬN


Cho đến nay trên thế giới cũng như ở Việt nam có rất nhiều công trình và đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của NHTM trong xu thế hội nhập, đã có nhiều khung lý thuyết, nền tảng lý luận, kinh nghiệm thực tiễn đa dạng về vấn đề này. Điều đó cho thấy nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng vẫn luôn là vấn đề thời sự thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định và điều hành chính sách cũng như các nhà quản trị ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng nhanh chóng, thuận tiện nhằm thu hút khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, các ngân hàng đã đua nhau đưa công nghệ mới vào hoạt động cho phép khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng một cách thuận tiện, nhanh chóng và chính xác hơn trước. Tuy nhiên tại các NHTM sau M&A nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung trong thời gian qua chưa chú trọng đúng mức đến nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, chất lượng dịch vụ và ứng dụng công nghệ. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM sau M&A trong bối cảnh thực hiện đề án tái cơ cấu lần 2 của NHNN là hết sức cần thiết. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, bám sát với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận án đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản như sau:

Làm rõ tổng quan nghiên cứu của đề tài, thu thập các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước của các tác giả trước đó để chỉ ra những kết quả của nội dung nghiên cứu, từ đó thấy được khoảng trống cần nghiên cứu tiếp theo.

Hệ thống hóa những lý luận về NHTM sau M&A và năng lực cạnh tranh của các NHTM sau M&A. Luận án đã đưa ra quan điểm riêng về năng lực cạnh tranh của các NHTM sau M&A. Với những phân tích và lập luận có tính thuyết phục, luận án đã chỉ ra những điểm đặc thù về năng lực cạnh tranh của các NHTM sau M&A; khẳng định sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM. Đặc biệt, luận án đã phân tích được những nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM sau M&A. Những nội dung này sẽ tạo cơ sở luận cho những phân tích đánh giá thực trạng ở Chương 4 cũng như các giải pháp đề cập trong Chương 5.

Thông qua việc điều tra khảo sát các nhà lãnh đạo và cán bộ, nhân viên tại 8 NHTM Việt Nam sau M&A, luận án đã phân tích và đánh giá được thực trạng về năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam sau M&A theo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu dựa trên giá trị điểm trung bình (MEAN). Từ những đánh giá này, luận án giúp cho các nhà nghiên cứu


và quản lý có cái nhìn tổng quan về năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam sau M&A hiện nay. Dựa trên yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế theo xu hướng mở cửa thị trường dịch vụ tài chính cũng như khuyến cáo, chuẩn mực quốc tế theo hiệp ước BASEL 2,3 về yêu cầu năng lực tài chính đối với các NHTM, luận án đã chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế về năng lực cạnh tranh của các NHTM sau M&A ở Việt Nam.

Bằng việc sử dụng kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, luận án cũng đã lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam sau M&A. Theo đó, các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: Năng lực tài chính, năng lực công nghệ, phí dịch vụ, mạng lưới giao dịch, năng lực quản trị điều hành, chất lượng dịch vụ, uy tín của ngân hàng đều tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh của các NHTM sau M&A.

Trên cơ sở kết quả phân tích về thực trạng năng lực cạnh tranh của 8 NHTM Việt Nam sau M&A và kết quả đo lường mức độ ảnh hưởng của 7 nhân tố đến năng lực cạnh tranh của các NHTM này, luận án đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam sau M&A nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, luận án cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong những ý kiến góp ý, chỉnh sửa để tác giả có thể tiếp tục hoàn thiện và rút kinh nghiệm cho những lần nghiên cứu sau.

i


BẢNG TỔNG HỢP CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ


TT

Tên bài báo

Số tác giả/ Mức độ, vai trò tham gia

Tên tạp chí hoặc kỷ yếu khoa học

Tạp chí quốc tế uy tín ( và

IF)

Số trích dẫn của bài báo

Tập/ số

Trang

Tháng/ năm công bố

Trước khi nghiên cứu sinh

1









Từ khi bắt đầu Nghiên cứu sinh

1

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng: Kết quả

và lộ trình cho giai đoạn mới

Tác giả

Tạp chí

Tài chính


ISSN

005-56

Kỳ 2


03/2016

2

Về hoạt động M&A ngân hàng tại Việt

Nam thời gian qua

Tác giả

Tạp chí Kinh

Tế và Dự Báo


ISSN:

0866-7120

Số 8


04/2016

3

Nâng cao chất lượng hoạt động sáp nhập

của các ngân hàng Việt Nam

Tác giả

Tạp chí

Tài chính


ISSN

005-56

Kỳ 1


12/2018

4

Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam sau

hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A)

Tác giả

Tạp chí Công Thương


ISSN: 0866-7756

Số 1


1/2019

5

Lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng

thương mại Việt Nam

Tác giả

Tạp chí Kinh

Tế và Dự Báo


ISSN:

0866-7120

Số 5


02/2019

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam sau sáp nhập và mua lại - 19



Tiếng Việt:

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bùi Thanh Lam 2009, M&A trong lĩnh vực Ngân hàng: thực trạng và xu hướng, Tạp chí tài chính, số 4, trang 23-25.

2. Chính Phủ 2011, Quyết định số 254/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015”.

3. Đặng Hữu Mẫn 2010, Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - Thực trạng và những đề xuất cải thiện. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Đà Nẵng, số 6(41), trang 264-273.

4. Đoàn Thị Thùy Anh 2016, Nghiên cứu nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

5. Đỗ Thị Tố Quyên 2012, Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

6. Hải Yên 2016, Sẽ có thêm nhiều vụ mua bán, sáp nhập ngân hàng. http://cafef.vn/ truy cập 24 tháng 7 năm 2017.

7. Hoàng Nguyên Khai 2014, Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trên thị trường Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Hoàng Thị Thanh Hằng 2013, Năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính TP. Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

9. Hồ Tuấn Vũ 2011, Những lợi ích và hạn chế của những thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng. Tạp chí Kiểm toán Nhà nước, số 9.

10. Lê Đình Hạc 2005, Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2011, Quyết định số 1633/QĐ-NHNN về việc chấp thuận thay đổi tên gọi Ngân hàng TMCP Liên Việt thành Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB), ban hành ngày 22 tháng 7 năm 2011.


12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2011, Giấy phép số 238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank), ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2011.

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2012, Quyết định số 1559/QĐ-NHNN về việc sáp nhập Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) vào Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB), ban hành ngày 7 tháng 8 năm 2012.

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2013, Quyết định số 2018/QĐ-NHNN về việc hợp nhất Ngân hàng TMCP Phương Tây và Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu Khí Việt Nam, ban hành ngày 12 tháng 9 năm 2013.

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2013, Quyết định số 2532 /QĐ-NHNN về việc Ngân hàng TMCP phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) mua lại Công ty TNHH MTV tài chính Việt

- Societe Generale (SGVF) trực thuộc Tập đoàn Scociété Générale (Cộng hòa Pháp) để chuyển thành công ty con của HDBank mang tên HDFinance, ban hành ngày 30 tháng 10 năm 2013.

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2013, Quyết định số 2687/QĐ-NHNN về việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) và Ngân hàng TMCP phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank), ban hành ngày 18 tháng 11 năm 2013.

17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2014, Quyết định số 1282/QĐ-NHNN về việc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) mua lại Công ty TNHH MTV tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam (CMF), ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2014.

18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2015, Quyết định số 589/QĐ-NHNN về việc sáp nhập Ngân hàng TMCP phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB)với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2015.

19. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2015, Quyết định số 1391/QĐ-NHNN về việc sáp nhập Ngân hàng Phát triển Mê Kông (MDB) vào Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritimebank), ban hành ngày 21 tháng 7 năm 2015.

20. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2015, Quyết định số 1844/QĐ-NHNN về việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southernbank) vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ban hành ngày 14 tháng 9 năm 2015.

21. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2016, Thông tư số 41/2016/TT-NHNN v/v quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 30 tháng


12 năm 2016.

22. Nguyễn Hòa Nhân 2009, M&A ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp cơ bản. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 05, tập 34, trang 145-151.

23. Nguyễn Huy Khánh 2014, Tái cơ cấu Ngân hàng thương mại Việt Nam với hoạt động M&A. Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số 06 (131).

24. Nguyễn Kim Thài 2012, Năng lực cạnh tranh của Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

25. Nguyễn Minh Tuấn 2010, Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

26. Nguyễn Ngọc Lý 2013, M&A Ngân hàng Việt Nam - Những vấn đề đặt ra từ thương vụ sáp nhập Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Đệ Nhất - Tín Nghĩa. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 105 (5).

27. Nguyễn Quang Minh 2015, Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam sau M&A. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

28. Nguyễn Thanh Phong 2010. Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. Tạp chí Phát triển kinh tế, Số 223.

29. Nguyễn Thị Diệu Chi 2014, Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

30. Nguyễn Thị Hoài Thu 2014, Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

31. Nguyễn Thị Minh Huyền 2009, Tài chính trong sáp nhập các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

32. Nguyễn Thị Quy 2010, Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập. Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

33. Nguyễn Thị Vân 2018, Nhìn lại chặng đường M&A của các Ngân hàng thương mại ở Viêt Nam, Tạp chí Công thương, số 11, tháng 8/2018, tr. 461-467.

34. Nguyễn Thu Hiền 2012, Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

35. Nguyễn Tú 2013, Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh.


Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, Số 17, tr.17-19.

36. Nguyễn Tú 2014, Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

37. Nguyễn Văn Thụy 2015, Ảnh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

38. Nguyễn Việt Hùng 2008, Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2000-2005. Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

39. Phan Diên Vỹ 2011, Hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua bán Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam. Tạp chí Nhà quản lý – Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, số 89.

40. Phan Diên Vỹ 2013, Sáp nhập, hợp nhất và mua bán Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

41. Quốc hội 2014, Luật số 68/2014/QH13 Luật Doanh nghiệp, ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014.

42. Thân Thị Thu Thủy 2010, Sáp nhập Ngân hàng thương mại Việt Nam – Sự lựa chọn để tồn tại và phát triển theo xu thế hội nhập. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 8, tập tháng 12/2010, tr.6-10.

43. Thủ tướng Chính Phủ 2006, Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, ban hành ngày 24 tháng 5 năm 2006.

44. Thủ tướng Chính Phủ 2011, Văn bản số 244/TTg-ĐMDN về việc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VnPost) góp vốn vào Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietBank), ban hành ngày 21 tháng 2 năm 2011.

45. Thủ tướng Chính Phủ 2012, Quyết định số 254/2012/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”, ban hành ngày 1 tháng 3 năm 2012.

46. Thủ tướng Chính Phủ 2014, Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg về một số nội dung thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp Nhà nước, ban hành ngày 15 tháng 09 năm 2014.

47. Thủ tướng Chính Phủ 2017, Quyết định số 1058/2017/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023