Những Yêu Cầu Đặt Ra Đối Với Việc Nâng Cao Trình Độ Tư Duy Chiến Lược Cho Đội Ngũ Cán Bộ Lãnh Đạo Nước Ta


tăng cường kiểm soát công tác phát triển đô thị. Đây sẽ là một công cụ giúp Chính phủ tăng cường kiểm soát công tác phát triển đô thị và đặt nền móng cơ sở mang tính nghiên cứu phục vụ các quyết định về phát triển đô thị trong tương lai. Tại Đại hội XII, Đảng ta chủ trương: “Tiếp tục đổi mới tư duy, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc nhằm khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực của đất nước, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững” [28, tr.75].

Trước những yêu cầu đó, người cán bộ lãnh đạo khi hoạch định chính sách cần phải có tầm nhìn bao quát để tổng kết, phân tích, đánh giá tình hình, tác động ảnh hưởng tới quá trình thực hiện những chủ trương đã được xây dựng, các biện pháp thực hiện, và từ đó làm căn cứ để lựa chọn phương án phù hợp với thực tế.

3.1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Có nhiều nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng, chi phối đến tư duy, trình độ tư duy của con người nói chung, đến trình độ tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói riêng. Có những nguyên nhân thuộc về khách quan, có những nguyên nhân thuộc về yếu tố chủ quan ở bản thân chủ thể tư duy.

Nguyên nhân khách quan

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo nước ta được sinh ra từ một xã hội vốn có điểm xuất phát là một nước nông nghiệp lạc hậu, mang tính sản xuất nhỏ, manh mún cùng với những năm dài triền miên chịu sự thống trị của phong kiến, thực dân, lại trải qua những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc lâu dài, sau giải phóng khỏi ách đô hộ, thống nhất đất nước là thời gian khá dài tồn tại nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, điều này có những ảnh hưởng lớn đến trình độ tư duy chiến lược của đội ngũ cán bộ lãnh đạo nước ta.

Với phương thức sản xuất tiểu nông, nhỏ lẻ, manh mún dẫn đến lối tư duy sản xuất nhỏ, manh mún, phiến diện, tư duy kinh nghiệm. Lối tư duy này đối lập với tư duy khoa học và tư duy chiến lược đòi hỏi chủ thể phải có tầm nhìn rộng và mang tính dài hạn. Tư duy nông nghiệp, sản xuất nhỏ cá thể, manh mún là nguyên nhân tồn tại tính cá nhân, tư lợi. Điều này chính là lực


cản cho việc phát triển, nâng cao tầm nhìn khái quát mang tính tổng thể, lâu dài của tư duy cán bộ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

Điều kiện kinh tế - xã hội cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc nâng cao trình độ tư duy chiến lược của người cán bộ lãnh đạo. Tư duy người Việt Nam được đặc trưng bởi tư duy phương Đông, thiên về tư duy tổng hợp, khác với phương Tây đặc trưng bởi tư duy phân tích, tư duy logíc. Người Việt rất coi trọng tình nghĩa, tinh thần đùm bọc, giúp đỡ, quan tâm đến nhau. Đây là phẩm chất tốt, đặc biệt là ở những vùng nông thôn thì điều này càng đậm nét. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả Hồ Sỹ Quý, việc coi trọng tình nghĩa tới mức thái quá đương nhiên không phải là giá trị tốt trong mọi hoàn cảnh. Coi trọng tình nghĩa tới mức coi thường Hiến pháp và pháp luật như “phép vua thua lệ làng”, “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình” thì không thể chấp nhận được. Người Việt có triết lý vừa phải, "lắm thóc nhọc xay", "cầu sung vừa đủ xài" lại vừa không có thói quen coi trọng thời gian, coi thời giờ là "cao su", bởi vậy mà không có chí làm giàu. Lối sống “quanh quẩn trong ao làng” tồn tại lâu dài ở người dân Việt Nam làm cho người ta khó nhìn xa trông rộng, tầm nhìn hạn hẹp. Chỉ khi thấy mình thua kém người xung quanh quá nhiều thì mới cố gắng, nhưng ngay khi thấy mình đã như mọi người rồi thì lại làm việc cầm chừng. Tác phong làm việc này hoàn toàn không thích hợp với nếp sống đô thị và không đáp ứng được tính linh hoạt, biến đổi của thực tiễn. Hơn nữa, người Việt cũng chưa có văn hóa tự chịu trách nhiệm mà thường "có thói quen qui lỗi ngắn hạn, qui cho ông nọ, ông kia, hay cho giai đoạn nọ, giai đoạn kia". Môi trường sống kéo dài hàng nghìn năm qua như thế dẫn đến lối suy nghĩ chung chung, bảo thủ, trì trệ tạo sức ỳ lớn cản trở sự phát triển của phương pháp tư duy biện chứng; những hạn chế, bất cập trong công tác quy hoạch, sử dụng cán bộ.

Bên cạnh đó là sự tồn lại lâu dài, dai dẳng trong điều kiện đất nước bị ngoại xâm đô hộ đã kìm hãm sự phát triển của tư duy dài hạn, mà chủ yếu là trong tình trạng chống chọi, đối phó với giặc ngoại xâm. Những yếu tố này đã kìm hãm tính sáng tạo của tư duy, là lực cản của tầm nhìn chiến lược. Tinh thần đoàn kết là phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam trong đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay - 14


Tuy nhiên, trong thời bình nó còn được bộc lộ ra thành tính cục bộ địa phương, dòng họ. Điều này dẫn đến nhiều hậu quả xấu đối với sự phát triển lâu dài, toàn diện. Với quan niệm “một người làm quan cả họ được nhờ” khi tư tưởng cục bộ địa phương xuất hiện trong những người cán bộ lãnh đạo thì bằng nhiều cách khéo léo họ vận dụng những chỗ hở trong những điều qui định để quyết định vấn đề về tổ chức có lợi cho quê hương và người thân cận của họ. Đôi khi họ cố tình lợi dụng chỗ hở của qui định “qua mắt” cả tập thể và cấp trên để từng bước cơ cấu được một bộ máy cơ quan, đơn vị theo ý mình. Cũng do tư tưởng này nên đẻ ra “cái dù che cái cán”. Những người có trách nhiệm cao đôi khi không tính đến lợi ích chung, từ cấp cao hơn quay lại che chở không chân chính cho quê mình, nâng đỡ không trong sáng cho những người đồng hương của mình. Có thể nói tư tưởng này gây cản trở rất lớn tới việc phát triển tư duy chiến lược bởi tư duy chiến lược là tư duy thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, nhìn cho nhân dân, cho cả đất nước có những bước phát triển dài bền vững trong quá trình hội nhập quốc tế.

Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa là một sự nghiệp cách mạng vĩ đại với quy mô và tầm vóc to lớn, chưa có tiền lệ trong lịch sử và chưa có sự tổng kết thành lý luận. Nhiều vấn đề mới, phức tạp, “hóc búa” về lý luận và thực tiễn nảy sinh, những vấn đề không có sẵn trong di sản kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, chưa được lý luận Mác - Lênin đề cập và tổng kết khi công cuộc đổi mới của chúng ta đi vào chiều sâu. Do vậy, có nhiều vấn đề của thực tiễn không thể được giải quyết ngay mà cần có thời gian nghiên cứu, khảo nghiệm, rút ra những đặc điểm bản chất và quy luật của nó. Thêm vào đó, công cuộc đổi mới của nước ta diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó lường, khó đoán định, chúng ta không chỉ có thuận lợi, mà còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức, làm thế nào để nắm bắt được thời cơ, vượt qua được khó khăn, thách thức cần phải có tầm tư duy chiến lược nhanh nhạy, sắc bén.

Nguyên nhân chủ quan

Về mặt nhận thức, đội ngũ cán bộ lãnh đạo nước ta chưa có nhận thức một cách tự giác về tầm quan trọng và những yêu cầu về tư duy chiến lược. Trên thực


tế, các chủ trương, đường lối, chính sách đưa ra đều được chúng ta coi trọng tính chiến lược của nó, nghĩa là tính khả thi, tính hiệu quả trong tương lai nhưng lại chưa thực sự chú trọng về mặt phương pháp, yêu cầu trong tư duy của chủ thể vạch ra những chủ trương, đường lối đó cần những yếu tố gì để xây dựng được một chiến lược khả thi. Điều này thiếu đi mặt phương pháp luận để hình thành chiến lược cho sự phát triển trong các lĩnh vực cụ thể.

Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện còn lúng túng; chưa thực sự chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương; công tác tham mưu, đề xuất, tháo gỡ khó khăn còn thiếu tính chủ động; công tác dự báo, định hướng còn hạn chế. Mặc dù vậy, trong rèn luyện, phấn đấu và công tác học tập nâng cao trình độ tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo tuy đã được chú trọng đến bồi dưỡng phép biện chứng duy vật thông qua việc học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh… Song, dường như đã thành nếp nghĩ là sau khóa học trung cấp hoặc cao cấp lý luận chính trị,… thì coi như đã hoàn thành việc học tập nói chung, học tập phương pháp tư duy biện chứng nói riêng, không cần học tập bổ sung thêm. Trong khi trình độ tư duy lý luận, tư duy chiến lược luôn cần phải được trau dồi, hoàn thiện. Việc bồi dưỡng phương pháp tư duy biện chứng duy vật, tư duy lôgic cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhằm nâng cao trình độ tư duy chiến lược còn chưa thường xuyên và nội dung chưa đầy đủ. Đối với việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh chưa đề cập nhiều đến việc bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí Minh. Lôgíc là một bộ môn khoa học về tư duy nhưng môn học này chưa được xây dựng trong những chương trình bồi dưỡng tư duy chiến lược cho cán bộ lãnh đạo, kể cả cán bộ cấp chiến lược. Chưa chú ý khoa học dự báo, chưa coi trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực tư duy chiến lược. Những hạn chế này của công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận dẫn đến trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành còn thiếu tầm nhìn xa, thiếu những dự báo chính xác, phản ánh chưa đúng xu hướng phát triển của thực tiễn. Đối với các môn học giúp nâng cao năng lực tư duy chiến lược hoặc là thời lượng còn hạn chế


hoặc không có, còn thiếu các chuyên đề nâng cao khả năng dự báo, định hướng, tổng kết thực tiễn. Công tác tổng kết thực tiễn còn hạn chế, chưa rút ra được những kết luận ở tầm lý luận.

Về tổ chức, bộ máy của Đảng, Nhà nước còn ít các cơ quan nghiên cứu chiến lược, các cơ quan nghiên cứu, phản biện, còn ít chú trọng nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế; việc cập nhật thông tin khoa học và công nghệ, học tập nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ lãnh đạo chưa thường xuyên và chưa kịp so với sự phát triển đương đại; các cơ quan hoạch định chính sách sự liên kết, phối hợp chưa thực sự chặt chẽ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo chưa thực sự chú trọng tầm quan trọng của tư duy chiến lược.

Về công tác cán bộ, vẫn còn nặng về tư duy kinh nghiệm, chủ quan, dập khuôn, máy móc, giáo điều trong việc đưa ra các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Hạn chế này là do việc cập nhật thông tin khoa học công nghệ, học tập nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ lãnh đạo chưa thường xuyên và chưa kịp so với sự phát triển đương đại. Ở cán bộ còn tồn tại hiện tượng tách rời lý luận với thực tiễn do có suy nghĩ người cán bộ lãnh đạo chỉ chủ yếu làm công tác lý luận mà không chú ý đến việc trực tiếp tham gia vào những quá trình tổ chức thực tiễn; hoặc tách rời thực tiễn với lý luận, không coi trọng công tác lý luận trong quá trình hoạt động thực tiễn.

Kể từ sau Đại hội Đảng VI (1986), Đảng ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách mới nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung ở nước ta. Công tác cán bộ, bồi dưỡng nâng cao trình độ tư duy lý luận nói chung, tư duy chiến lược nói riêng cho đối tượng cán bộ lãnh đạo các cấp ở nước ta có hướng đi ngày càng phù hợp với sự phát triển của thế giới. Điều này được khẳng định ở chỗ đội ngũ cán bộ lãnh đạo nước ta hiện nay trình độ, năng lực ngày càng toàn diện, lãnh đạo, chỉ đạo đất nước đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy vậy, cũng phải thừa nhận rằng trong công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ tư duy cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta còn nhiều mặt cần được bổ sung, khắc phục, xóa bỏ triệt để lối suy nghĩ, tư duy cũ mòn, chưa tích cực thay đổi tiếp nhận cái mới nhằm tạo ra những thế hệ cán bộ lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng, sáng tạo, nhanh nhạy với thời cuộc, có khả năng đưa ra những dự báo chính xác, định hướng sự phát triển của đất nước.


3.2. NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ TƯ DUY CHIẾN LƯỢC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO NƯỚC TA

Để nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo nước ta hiện nay có nhiều mâu thuẫn đặt ra cần được giải quyết. Sau đây, bước đầu tác giả xin nêu một số mâu thuẫn chủ yếu:

3.2.1. Sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới và trong nước với hạn chế trình độ tư duy chiến lược của đội ngũ cán bộ lãnh đạo nước ta

Thế giới đang chuyển mình với những biến đổi nhanh chóng. Trong những năm tới, xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển của thế giới vẫn là xu thế lớn. Nước ta nằm trong vùng kinh tế phát triển năng động, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị thế giới; khoa học, công nghệ, kinh tế tri thức, kinh tế số phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy, tình hình thế giới và khu vực vẫn tồn tại những biến đổi phức tạp, khó lường; tình trạng bất ổn đời sống chính trị thế giới và khu vực sẽ còn tác động thường xuyên tới thế giới và nước ta; những vấn đề toàn cầu tiếp tục được đặt ra và cần được giải quyết; vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống tiếp tục diễn biến phức tạp...

Ở trong nước, thông qua đường lối đổi mới đúng đắn, phù hợp với quy luật, Đảng đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang phấn đấu trở thành nước phát triển có thu nhập trung bình cao. Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu đạt được, tình hình trong nước hiện nay còn nhiều khó khăn, nhiều vấn đề phải được quan tâm giải quyết. Văn kiện Đại hội XII chỉ rõ:

Kinh tế - xã hội phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và còn nhiều khó khăn, hạn chế. Việc tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đáp ứng yêu cầu,… Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế so với nhiều nước trong khu vực chậm được thu hẹp. Văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường nhiều mặt còn yếu kém, khắc phục còn


chậm. Bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh trật tự, an toàn xã hội còn nhiều khó khăn, thách thức. Chưa khai thác thật tốt những có hội và điều kiện thuận lợi quốc tế. Hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội nhiều mặt còn hạn chế [15, tr.265].

Tất cả những yếu tố này đều cần được nhìn nhận, nghiên cứu, phân tích nhằm đưa ra những dự báo, định hướng chính xác, chỉ ra con đường ứng phó và phát triển phù hợp đối với nước ta. Muốn vậy, người cán bộ lãnh đạo nước ta cần phải khắc phục và vượt qua được những hạn chế yếu kém từ những ảnh hưởng của nhân tố khách quan cũng như chủ quan của bản thân. Bởi đối mặt với tình hình thế giới hiện nay không thể tồn tại lối tư duy hạn hẹp, cục bộ, xuôi chiều mà cần phải có sự tích cực, chủ động tham gia vào các quá trình của thực tiễn, nắm bắt và xử lý thông tin một cách nhanh nhạy, toàn diện, phải tiếp cận thời đại và tiến cùng thời đại. Muốn vậy phải nâng cao hơn nữa trình độ tư duy chiến lược của cán bộ lãnh đạo.

3.2.2. Nâng cao toàn diện về nội dung, phương pháp tư duy chiến lược với những bất cập, yếu kém của đội ngũ cán bộ lãnh đạo

Theo tinh thần Nghị quyết TƯ VII, khóa XII đã đưa ra mục tiêu tổng quát cũng như các mục tiêu cụ thể đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo nước ta phải đáp ứng được những yêu cầu cả về phẩm chất lẫn năng lực.

Về mặt phẩm chất, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhất là cán bộ cấp chiến lược phải có được phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Về năng lực, “đủ sức lãnh đạo đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh, ngày càng phồn vinh, hạnh phúc” [30, tr.57].

Để đạt được những mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết Trung ương VII, khóa XII, đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiện nay cần đặt được những yêu cầu cần thiết, cũng có thể coi đây là những tiêu chí cần thiết về phẩm chất và năng lực để nâng cao trình độ tư duy chiến lược.


Yêu cầu quán triệt những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin

Nói đến tư duy chiến lược là nói đến khả năng tư duy với tầm nhìn xa trông rộng, khả năng bao quát, khái quát, đưa ra những chủ trương, kế hoạch đúng đắn cho sự phát triển trong tương lai. Để có được tư duy chiến lược thì người cán bộ lãnh đạo nói chung trước hết cần được bồi dưỡng, trau dồi phương pháp biện chứng duy vật. Phương pháp biện chứng duy vật giúp chủ thể đi sâu nhận thức bản chất của sự vật, hiện tượng, nắm bắt được cái logic của sự vật, hiện tượng, gạt bỏ cái bề ngoài, ngẫu nhiên, kinh nghiệm, giáo điều. Phương pháp biện chứng duy vật không dung hòa bất cứ sự bảo thủ và trì trệ nào, điều đó làm cho nó trở thành công cụ cải tạo thực tiễn xã hội, giúp tính toán một cách khách quan tới những yêu cầu lịch sử của sự phát triển xã hội, tình trạng những hình thức và nội dung cũ không còn phù hợp phải chuyển đến sự phát triển cao hơn thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội loài người.

Tất cả những nội dung trong phép biện chứng duy vật mà chủ nghĩa duy vật mácxit đã chỉ ra đều có vai trò quan trọng đối với việc hình thành và nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho người cán bộ lãnh đạo. Phương pháp biện chứng duy vật là hệ thống các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Phương pháp biện chứng duy vật là phương pháp xem xét, nhìn nhận sự vật, hiện tượng, con người một cách khách quan, toàn diện, cụ thể, lịch sử theo quan điểm phát triển. Trong lịch sử nhận thức của loài người có nhiều phương pháp nghiên cứu; song, cho tới nay, có thể nói, phép biện chứng duy vật là phương pháp luận khoa học phổ biến nhất cho mọi lĩnh vực khoa học và hoạt động thực tiễn. Do bản chất khoa học của mình, phương pháp biện chứng duy vật có quan hệ mật thiết với hoạt động lãnh đạo. Lãnh đạo là một quá trình tương tác giữa khách thể với chủ thể và quá trình tương tác đó tuân theo các quy luật biện chứng. Chủ thể lãnh đạo muốn thực hiện được những mục tiêu của mình thì phải nhận thức rõ đặc điểm, bản chất, quy luật của đối tượng, trên cơ sở đó xây dựng chủ trương, đường lối, ban hành quyết định rồi tiến hành tổ chức triển khai, thực hiện quyết định, đưa những chủ trương, đường lối, những quyết sách vào cuộc sống, đồng thời tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện những quyết định đã đề ra.

Xem tất cả 175 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí