những nước này có nhu cầu thu hút nhiều LĐ từ những nước kém phát triển hơn ở trong vùng.
Trong vài thập kỷ gần đây, quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh thế thế giới của các nước, sự cơ cấu lại hệ thống sản xuất của các tập đoàn siêu quốc gia cùng với sự thay đổi về lượng và cơ cấu nguồn LĐ tại các nước phát triển đã tạo điều kiện và thúc đẩy dòng di cư LĐ quốc tế phát triển. Đặc điểm trong thời kỳ này là nhu cầu tiếp nhận LĐ có nghề, lao động kỹ thuật trình độ cao đều tăng.
Sự thiếu hụt LĐ có tay nghề cao đã thúc đẩy Chính phủ các nước tiếp nhận LĐ nước ngoài phải thay đổi chính sách thu hút LĐ nước ngoài của nước mình. Tại 30 nước, trong đó có 17 nước phát triển đã ban hành chính sách hoặc có chương trình thu hút sử dụng LĐ nước ngoài tay nghề cao. Tại Hoa Kỳ đang thực hiện 3 chương trình tiếp nhận chuyên gia và một chương trình tiếp nhận công nhân tay nghề cao. Theo các chương trình này từ năm 2000 đến 2003, trung bình có 201.000 người/năm được nhập cảnh vào Mỹ làm việc. Ở Nhật Bản, số LĐ tay nghề cao được tiếp nhận hàng năm là 139.000 người, Australia là 44.000 người.
Xu thế chung là luật pháp các nước tiếp nhận ngày càng tự do hóa việc thu hút lao động nước ngoài và ngày càng nhân đạo hơn. Ví dụ:
- Mở rộng những ngành nghề, lĩnh vực mà LĐ nước ngoài được phép tiếp nhận. Như ở Nhật Bản, số lượng ngành nghề mà tu nghiệp sinh nước ngoài được phép tu nghiệp tại Nhật Bản đã tăng từ 39 nghề năm 1997 đến 62 nghề năm 2007.
- Nhiều nước đã áp dụng quyền bình đẳng về lương, thu nhập, bảo hiểm, điều kiện làm việc đối với LĐ nước ngoài và LĐ trong nước.
- Quyền con người của LĐ nước ngoài được luật pháp nước tiếp nhận bảo vệ với mức độ ngày càng cao. Luật pháp về LĐ nước ngoài nhiều nước quy định rõ cấm phân biệt chủng tộc, tôn giáo. Một số nước cho phép NLĐ nước ngoài được quyền tham gia hoạt động công đoàn, tôn giáo, NLĐ được quyền đưa vợ/chồng và con cái sang sống cùng. Một số nước EU thậm chí còn cho phép NLĐ nước ngoài sau một thời gian làm việc nhất định được quyền định cư lâu dài.
- Các nước tiếp nhận LĐ nước ngoài ngày càng nhận thức được tính nghiêm trọng của LĐ di cư quốc tế bất hợp pháp và từng bước sửa đổi luật pháp cho phù hợp , nới lỏng chính sách tiếp nhận LĐ, kéo dài thời hạn LĐ, chuyển sang chế độ LĐ, thậm chí áp dụng chính sách ân xá đối với LĐ nước ngoài bất hợp pháp. Trong những năm 90 của thế kỷ 20, đã có 21 chương trình ân xá đối với LĐ nước ngoài, kết quả là đã có 2,7 triệu người nước ngoài được hợp thức hóa để tiếp tục làm việc. Từ năm 2000 đã có 14 chương trình được áp dụng, theo đó có 2,6 triệu người được hưởng chế độ ân xá.
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Tổng Quát Và Phân Phối Thời Gian Nội Dung
- Hình Thành Lực Lượng Lao Động Có, Tay Nghề Và Lối Sống Công Nghiệp
- Xu Hướng Phát Triển Của Di Cư Lao Động Quốc Tế
- Quan Điểm Của Tác Giả Trong Phát Triển Hoạt Động Xklđ
- Nhóm Giải Pháp Về Cơ Chế Chính Sách Của Nhà Nước
- Nhóm Giải Pháp Phát Triển Thị Trường Xuất Khẩu Lao Động
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
- Mức độ tự do hóa, dân chủ hóa và nhân đạo hóa ở các nước phát triển phương Tây diễn ra nhanh hơn, sâu hơn các nước tiếp nhận khu vực khác. Các nước tiếp nhận càng phát triển, văn mình thì quyền và lợi ích của NLĐ nước ngoài, đặc biệt là NLĐ hợp pháp càng được luật pháp của nước tiếp nhận đảm bảo tốt hơn.
Tuy nhiên, có một nghịch lý là trong khi luật pháp các nước tiếp nhận ngày càng văn minh, tiến bộ hơn nhưng hầu như có rất ít các nước tiếp nhận ký kết tham gia các công ước quốc tế về quyền NLĐ di cư quốc tế, kể cả công ước của Liên Hiệp quốc và tổ chức ILO. Tính đến tháng 4/2008, mới có 37 nước thành viên ký vào Công ước của LHQ về quyền của NLĐ di trú và gia đình họ, trong số đó không có một nước tiếp nhận phát triển nào. Điều này cũng xảy ra tương tự tại một số Công ước khác. Hiện tượng hầu hết các nước phát triển không tham gia vào các Công ước quốc tế quan trọng về bảo vệ quyền lợi của NLĐ di trú chứng tỏ trong một chừng mực nhất định, quan điểm về quyền lợi NLĐ di cư của các nước tiếp nhận và gửi đi còn nhiều điểm khác nhau. Đây là một thực tế mà các nước gửi LĐ phải tính đến và chấp nhận trong quá trình xác lập chính sách của mình về vấn đề di cư LĐ quốc tế.
Hệ thống luật pháp của các nước xuất khẩu lao động
Luật pháp về di cư LĐ quốc tế của các nước gửi đi chủ yếu là nhằm đáp ứng yêu cầu về giải quyết việc làm trong nước, tăng thu nhập cho NLĐ và tăng khả năng kiểm soát của Nhà nước đối với các dòng LĐ ra nước ngoài theo các con đường
khác nhau, lành mạnh hóa dòng di cư LĐ quốc tế và bảo vệ NLĐ ở nước ngoài. Mục đích chính của Luật pháp về di cư LĐ quốc tế là:
- Tổ chức quản lý nhà nước để NLĐ ra nước ngoài làm việc theo các con đường khác nhau có trật tự, trong khuôn khổ pháp luật.
- Phòng chống các tổ chức đưa người ra nước ngoài làm việc bất hợp pháp, phòng chống việc lừa đảo, buôn người.
- Bảo vệ NLĐ, trong đó bao gồm giúp NLĐ tránh khỏi cạm bẫy của các tổ chức tội phạm, lừa đảo, giảm chi phí xuất cảnh, tổ chức bảo hộ, tư vấn cho NLĐ trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
- Tổ chức các nguồn lực về tài chính cho NLĐ vay trước khi đi, giúp đỡ rủi ro trong thời gian họ làm việc ở nước ngoài, cho vay vốn tạo nghiệp, tái hoà nhập cộng đồng khi về nước.
- Quy định chi tiết về quan hệ giữa NLĐ và các tổ chức tuyển mộ, tư vấn việc làm ngoài nước.
Vấn đề bảo vệ NLĐ là quan tâm hàng đầu trong luật pháp LĐ di cư quốc tế của nhiều nước đưa đi. Luật 1995 của Philíppin ghi rõ trong lời mở đầu: “Nhà nước thực hiện chủ quyền quốc gia bảo vệ quyền lợi, phẩm giá công dân Philíppin ở trong nước cũng như ở nước ngoài nói chung và người lao động di cư..... Nhà nước không coi việc làm ngoài nước là cách thức duy trì, phát triển quốc gia. Tiêu chí duy nhất là bảo vệ phẩm giá, quyền con người cơ bản và tự do công dân”.
Nước gửi đi nào có quy mô tổ chức công tác di cư LĐ quốc tế ở cấp quốc gia càng tốt, sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, huy động được sự tham gia của nhiều cơ quan Chính phủ và nhiều nguồn lực thì khả năng thành công và bảo vệ được NLĐ càng cao. Philíppin, Inđônêxia và Thái Lan là một ví dụ.
Ở hầu hết các nước gửi đi, NLĐ ra nước ngoài làm việc gồm có hai phương thức chính : tự đi hoặc thông qua tổ chức môi giới. Mặc dù vậy, hiệu quả đối với di cư LĐ quốc tế từng nước lại phụ thuộc vào phương thức Chính phủ các nước tổ chức cơ chế giám sát, quản lý và xử lý các vấn đề phát sinh đối với NLĐ. Pháp luật về di cư LĐ quốc tế quy định cơ chế và hệ thống tổ chức các hoạt động này. Đối với
những nước như Philippines, từ rất sớm Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh dòng di cư LĐ quốc tế, năm 1995, nước này ban hành Luật. Ở cấp độ Nhà nước, Philippines có chương trình quốc gia về NLĐ làm việc ở nước ngoài. Chính phủ thành lập hội đồng tư vấn liên ngành, chịu sự giám sát và phải báo cáo thường kỳ Quốc hội. Bộ Lao động và Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm thực thi Luật. Tổ chức bộ máy quản lý LĐ và trợ giúp NLĐ Philippines tại các cơ quan đại diện ở nước ngoài tại những nơi có đông lao động. Bố trí biên chế Tuỳ viên LĐ làm nhiệm vụ nghiên cứu và xúc tiến thị trường lao động (TTLĐ). Ở ngoài nước có 1 quỹ thuộc Bộ Ngoại giao để hỗ trợ, tư vấn pháp lý cho NLĐ. Trong nước có 3 quỹ để cho NLĐ vay vốn trước khi đi, đào tạo lại nghề và lập nghiệp sau hồi hương. Cơ chế tổ chức, cấp phép và giám sát hoạt động của các tổ chức tuyển mộ, môi giới được tiến hành chặt chẽ. Thái Lan cũng là một thí dụ tốt về sự hoàn chỉnh của Luật pháp về di cư LĐ quốc tế. Luật được ban hành năm 1985 quy định rất cụ thể về hoạt động của các tổ chức môi giới, quan hệ giữa NLĐ và các tổ chức môi giới, cơ chế tổ chức công tác quản lý nhà nước cũng như các công cụ thực hiện Luật.
Luật pháp về di cư lao động quốc tế của các nước gửi đi đều có chung những quy định nguyên tắc sau:
- Vai trò của Nhà nước với tư cách là người tổ chức và giám sát thực hiện chính sách di cư LĐ quốc tế .
- Di cư lao động quốc tế là lĩnh vực đặc thù, nhạy cảm liên quan đến chủ quyền quốc gia, quyền lợi, tính mạng và nhân phẩm của công dân, do đó phải đặt dưới sự quản lý, giám sát đặc biệt của Nhà nước.
- Các tổ chức môi giới đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài phải có giấy phép, giấy phép thường có thời hạn (thông thường từ 2-3 năm). Các tổ chức phải có năng lực tài chính nhất định và phải đặt cọc một khoản tiền lớn. Hoạt động của các tổ chức môi giới được giám sát chặt chẽ, trong trường hợp vi phạm bị xử lý nhanh chóng, kịp thời.
- Nhà nước phải tổ chức bộ máy với nguồn lực cần thiết đủ sức can thiệp, trợ giúp trực tiếp đến từng NLĐ ở nước ngoài trong trường hợp khẩn cấp (được quy
định trong Luật). Ví dụ trong thời gian qua, tại Philippines đã có những trường hợp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Tổng thống Philippines trực tiếp can thiệp nhằm bảo vệ quyền lợi cho NLĐ.
- Luật pháp của các nước gửi đi bao gồm cả các quy định điều chỉnh hoạt động tuyển mộ, đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trái pháp luật, bao gồm: các tổ chức tuyển mộ không có giấy phép, hoạt động lừa đảo, đưa NLĐ đi nước ngoài dưới danh nghĩa tham quan triển lãm, du lịch.... Vì vậy công tác phòng chống tuyển mộ, đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trái pháp luật ở nhiều nước được thực hiện hiệu quả hơn Việt Nam.
- Các nguồn lực tài chính của Nhà nước hỗ trợ xúc tiến công tác di cư LĐ quốc tế ở các nước được đưa đến tận tay người thụ hưởng là NLĐ chứ không thông qua các tổ chức dịch vụ, môi giới như ở Việt Nam. Các nguồn tài chính hỗ trợ NLĐ về vốn vay, trợ cấp rủi ro, bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi xuất cảnh, hỗ trợ lập nghiệp hồi hương đến cơ chế để đến được tận tay NLĐ.
Trong luật pháp của hầu hết các nước khảo cứu vấn đề NLĐ bỏ trốn hầu như không được Nhà nước quan tâm nhiều. Trong Luật lao động của Philíppin và Thái Lan, thậm chí của Trung quốc chỉ quy định trong trường hợp đó, NLĐ tự chịu trước pháp luật nước nơi làm việc và các tổ chức dịch vụ môi giới hết trách nhiệm pháp lý đối với NLĐ. Trong Luật của Philippines và Thái Lan, không có quy định về thu tiền đặt cọc, chống trốn. Thậm chí Philippines còn cấm thu bất kỳ loại tiền nào dưới danh nghĩa đặt cọc.
Về việc tổ chức đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Tại tất cả các nước gửi đi, luật pháp quy định chặt chẽ chế độ cấp giấy phép hành nghề và giấy phép thực hiện từng hợp đồng LĐ. Thủ tục giấy tờ hành chính được tiến hành rất thuận lợi, nhanh chóng, tuy nhiên công tác quản lý, giám sát việc thực hiện được tiến hành rất chặt chẽ. Tại Philippines và Trung Quốc, giấy phép thực hiện hợp đồng cung ứng lao động là căn cứ để cấp hộ chiếu đi làm việc ở nước ngoài cho người lao động. Người lao động Philippines đi làm việc ở nước ngoài có hộ chiếu với số hộ chiếu riêng của lao động. Chính cơ chế cấp phép này giúp cho công tác thống kê, quản lý dòng di
cư lao động quốc tế được đầy đủ, trong mọi trường hợp, các cơ quan hữu quan đều kiểm soát được tình hình người lao động ở nước ngoài. Cơ chế này cũng là công cụ giúp phòng chống việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của các tổ chức tội phạm.
3.1.2 Xu hướng nhận lao động của một số nước
3.1.2.1 Xu hướng chung
Di cư lao động quốc tế ngày càng cao: Số liệu thống kê của tổ chức Di cư lao động quốc tế (IOM) năm 2000, cả thế giới mới có 150 triệu người di cư (số tiền gửi về là 132 tỷ USD) thì đến năm 2009 đã có 214 triệu người di cư (số tiền gửi về là 414 tỷ USD). Một số dòng di cư chủ yếu hiện nay là:
(1) Di cư từ một số nước Đông Âu, các nước thuộc Liên bang Xô Viết cũ sang các nước Tây Âu.
(2) Di cư từ một số nước có xung đột, nội chiến ở châu Phi sang các nước tư bản (Mỹ, Anh, Pháp...)
(3) Di cư từ các nước đang phát triển ở châu Á sang các nước mới phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan... do các nước này đang thiếu hụt lao động để tiếp tục phát triển ngành công nghiệp trong nước theo Báo cáo của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Hội thảo 3 bên về quản lý lao động di cư Đông Á tổ chức tại Singapore tháng 5/2007.
(4) Di cư từ các nước đang phát triển ở châu Á sang các nước Đông Âu do các nước này đang thiếu hụt lao động (vì lao động ở đây đã di cư sang các nước Tây Âu).
(5) Di cư từ các nước có điều kiện sống thấp hơn vào các nước phát triển, điều kiện sống cao như Australia, Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp do các nước này đang trải qua giai đoạn dân số già (aging population), thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề như đầu bếp, thợ điện, thợ cơ khí, nhân viên phần mềm v,v,;
Như vậy, có thể thấy khả năng để LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (cụ thể là một số nước Đông Âu, các nước mới phát triển, các nước tư bản phát triển) là rất lớn. Các yếu tố kéo, hút (pulling factor) lao động đã xuất hiện và sẽ sớm trở nên
mạnh mẽ, tác động mạnh tới luồng di cư LĐ từ các nước đang phát triển như Việt Nam đến các quốc gia trong nhóm nêu trên.
3.1.2.2 Xu hướng một số thị trường nhận lao động
(1) Thị trường Khu vực Đông Bắc Á: Bao gồm các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Hiện có khoảng hơn 150.000 lao động Việt Nam đang làm việc.
Đặc điểm thị trường lao động khu vực này là: (1) Có nhu cầu về lao động trong nhiều lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thuyền viên tàu cá; (2) Khá tương đồng về phong tục tập quán và không cách xa về vị trí địa lý; (3) Quan hệ ngoại giao giữa Chính phủ ta và Chính phủ các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng như giới chức lãnh đạo Đài Loan được cải thiện theo chiều hướng tích cực; (4) Các dự án đầu tư của những quốc gia trên vào Việt Nam chiếm tỷ trọng cao và vẫn có xu hướng tăng, đã thu hút một số lượng lao động lớn được sử dụng và đào tạo cho các dự án này; (5) Phần lớn các đối tác, giới chủ sử dụng lao động đã khá quen thuộc với phương thức làm việc của các Công ty cung ứng lao động Việt Nam cũng như nắm vững các đặc điểm của lao động Việt Nam; (6) Mức thu nhập của người lao động tại các thị trường này cao hơn so với các khu vực khác.
Tuy nhiên, tại các thị trường này, trong thời gian qua, khi triển khai đưa lao động sang làm việc tại đây, chúng ta cũng đã gặp phải một số khó khăn sau: (i) có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia cung ứng lao động, đặc biệt là các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia, đồng thời, thị phần tại đây luôn có xu hướng biến đổi bởi có nhiều quốc gia cung ứng lao động tại các khu vực khác cũng muốn tham gia đưa lao động vào những thị trường ở khu vực này; (ii) ngoại trừ Đài Loan và Hàn Quốc đã có luật sử dụng lao động nước ngoài, Nhật Bản hiện tại vẫn tiếp nhận và sử dụng lao động nước ngoài thông qua Chương trình Tu nghiệp sinh, đã tạo ra những hạn chế trong khi quản lý người lao động do sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa tu nghiệp sinh và lao động bản địa; (iii) hiện ta vẫn đang phải đối mặt với vấn đề tu nghiệp sinh và lao động bỏ trốn ở những nước thuộc khu vực này, đây chính là nguyên nhận hạn chế việc mở rông thị trường và tăng thị phần tại khu vực này.
(2) Thị trường Khu vực Đông Nam Á- Thái Bình Dương: Bao gồm các nước Malaysia, Singapore, Brunei, Lào và các đảo Saipan, Palau, American Samoa. Hiện nay có khoảng 120.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại khu vực này, tập trung chủ yếu là thị trường Malaysia, Lào với các ngành nghề: xây dựng, công nghiệp, dệt may, dịch vụ.
Những thị trường thuộc khu vực này có một số thuận lợi cơ bản đối với ta như:
(1) nhu cầu lao động thường tập trung vào 2 lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều điều kiện đáp ứng là xây dựng, công nghiệp đối với lao động nam và điện tử, dệt, may đối với lao động nữ; (2) thời tiết và khí hậu không có sự khác biệt nhiều so với Việt Nam; (3) vị trí địa lý của các quốc gia trong khu vực Đông Nam á rất gần với ta.
Tuy nhiên, cũng có những khó khăn nhất định đối với ta khi tiếp cận những thị trường thuộc khu vực này như: (1) thu nhập và điều kiện làm việc của lao động tại những nước thuộc khu vực Đông Nam Á (ngoại trừ Singapore) thường thấp hơn so với những thị trường truyền thống khác đã có lao động Việt Nam làm việc; (2) đối với các thị trường thuộc nhóm đảo Thái Bình Dương, do mọi quan hệ chịu sự chi phối điều chỉnh bởi hai luật là luật Hoa Kỳ và luật lãnh thổ, nên vấn đề am hiểu đầy đủ luật pháp ở đây là khó khăn đối với cả người sử dụng lao động, các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam và NLĐ.
(3) Thị trường Libya: Đây là thị trường có nhu cầu lớn về LĐ xây dựng và dịch vụ. Trong những năm qua ta đã đưa được hàng chục nghìn lượt lao động sang làm việc tại thị trường này, vừa qua do tình hình chính trị bất ổn, chiến tranh xảy ra, Việt Nam đã tổ chức kịp thời cho toàn bộ hơn 10.000 lao động đang làm việc tại thị trường này về nước. Khi chiến sự kết thúc, thực hiện tái thiết đất nước thì nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài còn kéo dài trong nhiều năm.
Tuy nhiên, thị trường này cũng tồn tại một số khó khăn như: (1) giá nhân công thấp so với các khu vực khác; (2) thời tiết khí hậu nhiều vùng nắng nóng đòi hỏi lao động phải có sức khoẻ tốt; (3) đây cũng là một quốc gia Hồi giáo, áp dụng luật đạo Hồi có nhiều điều khoản rất nghiêm khắc khi lao động vi phạm.