1. Những kiến nghị với Nhà nước
Có thể nói rằng hệ thống luật pháp của Việt Nam nói chung và các văn bản pháp quy của ngành Bưu chính viễn thông nói riêng còn nhiều thiếu sót, chưa đồng bộ và thống nhất. Sau đây là một số kiến nghị với Nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành bưu chính viễn thông
Đề nghị Chính phủ sớm ban hành những quy định về khuyến khích cạnh tranh và kiểm soát độc quyền để tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp. Chính phủ cần có quan điểm nhận thức nhất quán về cạnh tranh, tạo cơ sở quan trọng cho công tác xây dựng chính sách cạnh tranh trong thời gian tới, tiến hành tuyên truyền nhận thức đúng đắn về cạnh tranh trên các phương tiện thông tin nhằm thúc đẩy tinh thần cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt về các chính sách cạnh tranh và chuẩn bị xây dựng một cơ quan chuyên trách cho lĩnh vực này, bao gồm cả những chuyên gia hiểu sâu về những đơn vị đặc thù.
Ban hành, sửa đổi một số các Luật, Nghị định có liên quan đến lĩnh vực dịch vụ Bưu chính viễn thông, ban hành Luật Bưu chính viễn thông để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Ban hành các quy định về hình thức đầu tư, cơ chế sở hữu mới bởi vì các quy định hiện nay không còn phù hợp với nhu cầu phát triển trong lĩnh vực này, ảnh hưởng tới khả năng thu hút vốn cũng như mức độ chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp, điều này dẫn đến tranh chấp giữa các doanh nghiệp thường xảy ra, chẳng hạn như các doanh nghiệp mới vào ngành như Viettel, SPT cho rằng VNPT khống chế thị phần lưu lượng VoIP, cố tình kéo dài thủ tục kết nối để duy trì độc quyền.
Ban hành cơ chế nghĩa vụ phổ cập hoặc có những biện pháp hỗ trợ và quy định chặt chẽ với các doanh nghiệp cùng kinh doanh cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với phục vụ công ích thông qua cơ chế cấp phép và phân chia cước kết nối... Chính sách này tạo ra sự công bằng và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp bưu chính viễn thông đồng thời đảm bảo quyền lợi của người sử dụng các dịch vụ viễn thông ở bất cứ nơi đâu trên toàn đất nước.
Là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viettel cũng đảm nhiệm một số nhiệm vụ công ích. Tuy nhiên, Nhà nước cần xác định rõ Viettel có được phép bù lỗ từ kinh doanh cho công ích hay không, nếu có sẽ xác định hiệu quả của doanh nghiệp như thế nào, nếu không Bộ Quốc phòng có cơ chế bù lại phần công ích cho doanh nghiệp.
Kinh nghiệm của các nước cho thấy, khi áp dụng cạnh tranh các nước phải đối mặt với câu hỏi làm thế nào để đảm bảo rằng mọi người đều có thể sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản và với mức giá cước hoàn toàn chấp nhận được. Có một cách giải quyết là chỉ định một nhà khai thác là ”nhà khai thác cuối cùng", có nghĩa là nhà khai thác này sẽ cung cấp dịch vụ nếu không có nhà cung cấp nào phục vụ. Có thể lập ra "quỹ dịch vụ công ích" để hỗ trợ chi phí cho việc lắp đặt các thuê bao trên cơ sở phần trăm thị phần.
2. Những kiến nghị với Tổng Công ty.
Mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế là các chủ trương đã được xác định, để có thể biến khó khăn và thách thức thành thời cơ, để có thể thắng thế trong cạnh tranh, sau đây là một số kiến nghị với Tổng công ty để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tê:
2.1. Quán triệt nhận thức về cạnh tranh và hội nhập cho người lao động
Mọi người lao động cần được quán triệt nhận thức về cạnh tranh và hội nhập để có thể chủ động trong điều kiện cạnh tranh của doanh nghiệp, thay đổi nếp nghĩ thụ động.
Việc tuyên truyền về nhận thức cần được tiến hành thường xuyên bên cạnh việc cải tiến quy chế trả lương, thưởng nhằm phát huy hiệu quả đòn bẩy của nó. Lấy thái độ làm việc để đánh giá về phẩm chất, lấy hiệu quả công việc để phân phối thu nhập cũng là động lực khuyến khích người lao động tự nâng cao trình độ về mọi mặt. Việc tuyên truyền và quán triệt tư tưởng từ cấp Tổng công ty xuống là việc làm cần thiết trong giai đoạn đầu của hội nhập, nó giúp cho việc tự đổi mới nhận thức của mỗi người lao động trở nên dễ dàng hơn.
2.2. Thành lập bộ phận hoặc nhóm nghiên cứu về cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Để nắm bắt thời cơ và làm tốt công tác chuẩn bị cho hội nhập với khu vực và thế giới, về phía doanh nghiệp, Viettel cần thành lập bộ phận hoặc nhóm chuyên gia nghiên cứu về cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Hiện nay, Tổng Công ty đã thành lập Ban đổi mới doanh nghiệp, tuy nhiên chưa có bộ phận chuyên trách về vấn đề này. Bộ phận này sẽ làm nhiệm vụ.
- Xem xét và đánh giá về thực trạng, lợi thế, khả năng cạnh tranh của Viettel với từng dịch vụ trên thị trường.
- Đánh giá về điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh;
- Đề xuất với Tổng Công ty phương hướng tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước thông qua các hiệp hội nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp;
- Nghiên cứu đưa ra các bước đi thích hợp về phát triển kinh doanh; ứng dụng công nghệ và khoa học kỹ thuật.
2.3. Xác định chiến lược cạnh tranh.
- Xác định chiến lược cạnh tranh trong mối tương quan lực lượng mới tại thị trường bưu chính, viễn thông Việt Nam.
- Liên quan đến chiến lược cạnh tranh, bước đầu cần đẩy mạnh việc tiếp cận thị trường và thực tiễn hoạt động kinh doanh quốc tế trong các lĩnh vực như quy trình công nghệ, khả năng quản lý, các chính sách đào tạo, nghiên cứu mở rộng thị trường...
- Xác định mức độ tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh cho từng dịch vụ trong từng giai đoạn căn cứ vào cam kết của Việt Nam với các tổ chức quốc tế.
2.4. Đổi mới cơ chế hạch toán và quản lý tài chính.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh một cách có hiệu quả cần tiến dần tới hạch toán độc lập từng nhóm dịch vụ và sau đó là từng dịch vụ để có cơ sở đánh giá chính xác nhất mức độ và tiềm năng của Viettel trong việc cung cấp từng loại hình dịch vụ, đặc biệt là đối với các dịch vụ mới hoặc sắp triển khai. Hơn nữa, đó cũng
chính là căn cứ cho việc đề nghị các cơ quan quản lý xây dựng cơ chế nghĩa vụ công ích và phổ cập và xác nhận vai trò của Viettel trong việc cung cấp các dịch vụ đó.
2.5. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn (trong nước và nước ngoài), phát huy một cách có hiệu quả lĩnh vực hợp tác quốc tế để có thể thu hút được vốn đầu tư.
Trong mấy năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung và vào lĩnh vực viễn thông nói riêng có sự giảm sút đáng kể và sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các nước trong khu vực để giành lấy những nhà đầu tư còn khả năng đầu tư. Các nước trong khu vực đều ra sức tìm kiếm và áp dụng đa dạng các hình thức đầu tư để có thể thu hút vốn đầu tư hơn nữa. Việt nam hiện tại với duy nhất một hình thức BCC đã trở nên quá cứng nhắc trong khai thác viễn thông phần nào làm cản trở hoạt động đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, Tổng Công ty cần nghiên cứu để đa dạng hoá hình thức huy động vốn từ cả nguồn trong nước và nước ngoài đáp ứng cho nhu cầu đầu tư trong giai đoạn tới.
Dù được xếp hay tự xếp ở mức nào, cái quyết định nhất đối với năng lực cạnh tranh hiện nay không phải là thứ hạng, điều quan trọng nhất đối với Tổng Công ty hiện nay là tìm thấy được những gì là điểm mạnh (lợi thế), những gì là điểm yếu (bất lợi) để làm rõ vị trí của Tổng Công ty, từ đó tạo nên thế đứng vững chắc. Nói mạnh hay yếu là xét trong thế so sánh. Một cái gì là mạnh trội (tương đối) lúc này của doanh nghiệp lại có thể chỉ là mức trung bình hay thậm chí là trở nên mặt yếu kém bởi lẽ cái đem so sánh có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố. Muốn giữ được lợi thế thì phải "biết người, biết ta", trong đó "biết ta" phải là đầu tiên: ta có thể làm gì, nên làm gì và cả biết ta không nên làm gì, không thể làm gì có lẽ cũng là điều quan trọng, thậm chí quan trọng bậc nhất.
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Bưu chính – Viễn thông đã có những bước phát triển vượt bậc và được nhìn nhận như là một trong những ngành đi đầu trong công cuộc đổi mới đất nước. Ngoài những đóng góp quan trọng trong việc đảm bảo thông tin cho các cơ quan Đảng, Nhà nước và phục vụ mục tiêu công ích, Bưu chính – Viễn thông còn phục vụ đắc lực cho các ngành, các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân, đóng góp đáng kể vào ngân sách quốc gia.
Tuy nhiên, trong tình hình mới hiện nay, khi mà tiến trình hội nhập nền kinh tế với khu vực và thế giới đang diễn ra, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc mở cửa thị trường Bưu chính – Viễn thông theo lộ trình thỏa thuận, thông qua các cam kết đa phương, song phương, một mặt mang lại cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Bưu chính – Viễn thông những thuận lợi, mặt khác cũng đưa đến nhiều khó khăn, thách thức. Đánh giá đúng thực trạng phát triển của doanh nghiệp mình trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng, tìm ra biện pháp khắc phục khó khăn, đồng thời phát huy những lợi thế mà doanh nghiệp có được là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.
Trong khuôn khổ đề tài này, do phạm vi nghiên cứu quá rộng và bao quát, em chưa có tham vọng đưa ra được các giải pháp thật cụ thể và đầy đủ, mà chỉ mong muốn khơi dậy những ý tưởng cho các nghiên cứu tiếp theo. Với mục tiêu này, em đã có những đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh, về xu hướng hoạt động cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel, đồng thời ít nhiều đưa ra một số đề xuất, giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Khóa luận được hoàn thành bên cạnh nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ to lớn, nhiệt tình quý giá của Ban giám đốc, các phòng ban cũng như cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty Viễn thông Quân đội – Viettel, đặc biệt có sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của PGS.TS Phạm Duy Liên. Tuy nhiên do điều kiện có hạn và trình độ kiến thức của em còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu
sót. Chính vì vậy em kính mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến chân thành của các Thầy Cô và các bạn để làm cho nội dung đề tài đầy đủ hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Báo cáo tổng kết các năm của Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel.
2. Báo cáo tổng kết cuối năm 2006 của Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel.
3. Báo cáo tổng kết các năm của Phòng nhân sự Tổng công ty Viễn thông Quân đội
- Viettel
4. Báo cáo tổng hợp dự án nghiên cứu “Thái độ và hành vi tiêu dùng” của MobiFone tháng 8/2006)
5. Báo cáo của trung tâm giải đáp khách hàng Viettel
6. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Đề tài khoa học cấp Bộ, Chủ nhiệm đề tài TS. Đinh Văn Ân, Năng lực cạnh tranh và tác động của tự do hoá thương mại ở Việt Nam trường hợp ngành Viễn thông, Bộ KHĐT Vụ Thương mại Dịch vụ.
8. Nguyễn Thị Hiền (2004), Nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 7, Hà Nội.
9. Kết quả nghiên cứu của Công ty TNHH Quảng cáo Đất Việt
10. Kế hoạch phát triển dịch vụ Bưu chính Viễn thông đến năm 2010 - Bộ Bưu chính Viễn thông.
11. Nguyễn Bách Khoa (2003), Marketing thương mại điện tử, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
12. Nguyễn Bách Khoa (2004), Phương pháp luận xác định năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp, Tạp chí khoa học thương mại số 4+5, Hà Nội.
13. Các Mác (1978), Mác - Ăng Ghen toàn tập, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
14. Bùi Xuân Phong, Trần Đức Trung (2002), Chiến lược Bưu chính Viễn thông,
Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
15. M. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội
16. P. Samuelson (2000), Kinh tế học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
17. Số liệu thống kê của Viettel Mobile năm 2006.
18. Ts. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
19. Tạp chí Bưu chính Viễn thông tháng 3, tháng 4, tháng 5 năm 2007
20. Bùi Quốc Việt (chủ biên) (2002), Marketing dịch vụ Viễn thông trong hội nhập và cạnh tranh, Nhà xuất bản Bưu điện, Hà Nội.
21. Viện nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (2002), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nhà xuất bản Giao thông vận tải Hà Nội.
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
TÊN BẢNG | Trang | |
1 | H×nh 1.1: C¸c lùc l•îng ®iÒu khiÓn cuéc c¹nh tranh trong ngµnh | 12 |
2 | H×nh 1.2: M« h×nh c¸c ¸p lùc c¹nh tranh | 16 |
3 | H×nh 1.3: S¬ ®å m« t¶ chuçi gi¸ trÞ cđa doanh nghiÖp | 17 |
4 | H×nh 2.1: M« h×nh tæ chøc cđa Tæng c«ng ty | 39 |
5 | B¶ng 2.1: KÕt qu¶ ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cđa Tæng c«ng ty ViÔn th«ng Qu©n ®éi - Viettel giai ®o¹n 2000 - 2006 | 41 |
6 | B¶ng 2.2: ChØ tiªu c¸c dÞch vô chđ yÕu cđa Viettel | 45 |
7 | B¶ng 2.3: Tû lÖ c¸c dÞch vô chđ yÕu trong tæng doanh thu cđa Viettel | 45 |
8 | B¶ng 2.4: Thèng kª sè l•îng lao ®éng theo c¬ cÊu | 50 |
9 | B¶ng 2.5: Nguån vèn vµ c¬ cÊu nguån vèn | 51 |
10 | BiÓu ®å 2.1: Doanh thu cđa Tæng c«ng ty ViÔn th«ng Qu©n ®éi - Viettel giai ®o¹n 2000 – 2006. | 55 |
11 | B¶ng 2.6: So s¸nh doanh thu vµ mét sè chØ tiªu hiÖu qu¶ cđa Viettel víi mét sè doanh nghiÖp cïng ngµnh | 56 |
12 | B¶ng 2.7: M¹ng l•íi vµ vïng phđ sãng cđa c¸c nhµ cung cÊp (2003-2006) | 58 |
13 | B¶ng 2.8: So s¸nh thÞ phÇn cđa c¸c nhµ cung cÊp dÞch vô ViÔn th«ng t¹i ViÖt Nam | 59 |
14 | BiÓu ®å 2.2: Møc ®é hµi lßng cđa kh¸ch hµng vÒ dÞch vô gi¸ trÞ gia t¨ng cđa c¸c nhµ cung cÊp | 67 |
15 | B¶ng 2.9: So s¸nh chi phÝ qu¶ng c¸o truyÒn h×nh vµ tÇn suÊt qu¶ng c¸o cđa c¸c nhµ cung cÊp dÞch vô th¸ng 10,11,12 n¨m 2006 | 69 |
16 | B¶ng 2.10: So s¸nh hiÖu qu¶ truyÒn th«ng trªn truyÒn h×nh cđa c¸c nhµ cung cÊp n¨m 2006 | 70 |
17 | B¶ng 2.11: KÕt qu¶ thùc hiÖn gi¶i ®¸p kh¸ch hµng t¹i Trung t©m gi¶i ®¸p kh¸ch hµng cđa Viettel | 71 |
18 | B¶ng 3.1: Dù b¸o nhu cÇu ®iÖn tho¹i cè ®Þnh, di ®éng vµ Internet | 75 |
19 | B¶ng 3.2: Dù b¸o dung l•îng truyÒn dÉn trong n•íc | 75 |
20 | B¶ng 3.3: Dù b¸o dung l•îng truyÒn dÉn quèc tÕ | 75 |
21 | B¶ng3.4: KÕ ho¹ch t¨ng doanh thu tõ nay tíi 2010 cđa Viettel | 77 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Khả Năng Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty Viễn Thông Quân Đội - Viettel.
- Nhóm Giải Pháp Liên Quan Đến Việc Mở Rộng Và Phát Triển Thị Trường Dịch Vụ Bưu Chính Viễn Thông.
- Tăng Cường Công Tác Quảng Cáo, Giới Thiệu Các Dịch Vụ.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty viễn thông quân đội - Viettel trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 15