giá, marketing của các công ty chưa làm rò từng khoản mục, khách hàng còn nghi ngờ các chi phí, lo sợ mức giá chưa phù hợp; Đối với phân phối, thì mạng lưới còn thưa thớt và chưa thật sự đáp ứng kịp thời; Về chiêu thị, thì các công ty CTTC chưa làm được những yêu cầu tối thiểu, như: hội nghị khách hàng, hội chợ triển lãm, quảng cáo truyền thông, quan hệ công chúng,...thương hiệu chưa được xây dựng và định vị trong lòng khách hàng.
Nhân tố Giá cả (GC)
Như đã lý giải trên, với nghiên cứu thực tế tại các công ty cho thuê tài chính, giá cả bao gồm nhiều khoản cộng lại, trong đó bao gồm: số tiền gốc và lãi phải trả hàng tháng, tiền ký quỹ, tiền đặt cọc, phạt trễ hạn, tất cả những khoản phí này nói lên giá của người đi thuê phải trả cho công ty cho thuê tài chính. Tuy nhiên, phải xác định giá trị tài sản thuê là khoản quyết định số tiền đầu tư của công ty cho thuê tài chính và là khoản tiền để công ty cho thuê tài chính tính ra các khoản phí nói trên.
Nhân tố Quản lý rủi ro (RR)
Thực trạng về quản lý rủi ro tại các công ty CTTC tại Việt Nam là chưa thật sự tốt, các công tác thẩm định chỉ quan tâm nhiều đến hồ sơ và quy trình. Đối với việc thẩm định năng lực của các khách hàng là chưa kỹ, chưa đánh giá đúng thực tế. Vấn đề này liên quan đến năng lực của nhân viên thẩm định và sự kê khai không minh bạch của khách hàng. Nhân viên thẩm định thường bỏ sót những chi tiết quan trọng, khách hàng thường che giấu những điểm yếu, những vấn đề bất lợi. Bên cạnh việc phân tích các phương án kinh doanh của khách hàng thuê cũng là yếu tố quan trọng không kém. Nhiều nhân viên của công ty cho thuê tài chính cũng như các ngân hàng là không biết đánh giá đúng mức độ hiệu quả của phương án kinh doanh, hoặc không nhận thấy tiềm năng, hoặc cố tình đánh giá cao hơn mức độ hiệu quả kinh doanh của phương án. Vì thế có khi lại đánh mất khách hàng tốt và cũng có khi chấp nhận những
khách hàng xấu. Khách hàng thường viết phương án quá sự thật, quá khả năng, hoặc trong phương án đưa ra viễn cảnh tốt hơn nhiều so thực tế năng lực của khách hàng, nhưng nhân viên thẩm định khó nhận ra. Ngoài ra ở các công ty CTTC hay các ngân hàng tại Việt Nam, việc thẩm định chỉ là hoàn thiện thủ tục, tất cả làm theo chỉ đạo cấp trên và làm sao để có thể hợp thức hóa được các khoản thuê, các khoản vay cho khách hàng mà thôi. Điều này đã gây ra không ít hệ lụy và rủi ro cho các công ty CTTC và cho cả ngành tài chính Việt Nam.
Đối với nhân tố Công nghệ trong mô hình của tác giả Hoàng Thị Thanh Hằng (2013), sẽ không có trong mô hình nghiên cứu về NLCT của công ty CTTC tại Việt Nam. Bởi vì, hiện nay Công nghệ ứng dụng trong quản lý, là cơ sở hạ tầng chung cho các công ty CTTC tại Việt Nam, tất cả được trang bị để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các công ty. Với công nghệ về thiết bị máy móc, công nghệ ứng dụng cho khách hàng thuê thì được xem là nằm trong tài sản cho thuê. Vấn đề này thì công ty CTTC không thể có biện pháp quản lý và điều chỉnh, chỉ phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng, sự quan hệ với các nhà cung ứng, sự đánh giá lựa chọn của các chuyên viên của công ty cũng như của khách hàng, khi tiến hành khảo sát chọn lựa để mua về sử dụng cho hoạt động kinh doanh của người thuê.
Từ những phân tích, đánh giá và căn cứ lý thuyết tác giả đi đến tổng hợp và đề xuất bổ sung các nhân tố bên trong tác động đến NLCT, được áp dụng cho nghiên cứu đối với công ty CTTC tại Việt Nam, cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Tổng hợp và đề xuất bổ sung các nhân tố tác động đến NLCT áp dụng cho công ty CTTC tại Việt Nam
Tên các tác giả đã nghiên cứu ở các công ty | Ghi chú | |
Nhân lực | Hồ Đức Hùng (2009); Trần Thế Hoàng (2011); Hoàng Thị Thanh Hằng (2013); Nguyễn Thành Long (2016); Ibarra, M. A., González, L. A. & Demuner, M. del R. (2017); | |
Tài chính | Hồ Đức Hùng (2009); Trần Thế Hoàng (2011); Hoàng Thị Thanh Hằng (2013); Nguyễn Văn Thụy (2015); Ibarra, M. A., González, L. A. & Demuner, M. del R. (2017) | |
Quản trị điều hành | Hồ Đức Hùng (2009); Trần Thế Hoàng (2011); Hoàng Thị Thanh Hằng (2013); Nguyễn Văn Thụy (2015); Nguyễn Thành Long (2016); | |
Chất lượng phục vụ | R K N D DARSHANI (2013); Hoàng Thị Thanh Hằng (2013); Razvan Voinescu, Cristan Moisoiu (2014); Nguyễn Văn Thụy (2015); Ibarra, M. A., González, L. A. & Demuner, M. del R. (2017). |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Về Năng Lực Cạnh Tranh Và Cho Thuê Tài Chính
- Mô Hình Chuỗi Giá Trị Của Một Doanh Nghiệp – M. Porter (1985)
- Xác Định Các Nhân Tố Tác Động Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Cho Thuê Tài Chính
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam - 11
- Quy Trình Và Phương Pháp Phân Tích Dữ Liệu Định Tính
- Tổng Hợp Số Lượng Mẫu Và Cơ Cấu Đối Tượng Khảo Sát
Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.
Tên các tác giả đã nghiên cứu ở các công ty | Ghi chú | |
Sản phẩm – Dịch vụ | Hồ Đức Hùng (2009); Hoàng Thị Thanh Hằng (2013); Nguyễn Văn Thụy (2015); Nguyễn Thành Long (2016); Ibarra, M. A., González, L. A. & Demuner, M. del R. (2017). | |
Giá cả | Trần Thế Hoàng (2011); Hoàng Thị Thanh Hằng (2013); R K N D DARSHANI (2013); Razvan Voinescu, Cristan Moisoiu (2014); Nguyễn Thành Long (2016). | Bổ sung mới của tác giả; Phan Thị Thanh Hằng (2013) chỉ nói Lãi suất ảnh hưởng đến giá cả |
Thương hiệu | Hồ Đức Hùng (2009); Trần Thế Hoàng (2011); Hoàng Thị Thanh Hằng (2013); Nguyễn Thành Long (2016). | |
Quy mô – Mạng lưới | Hồ Đức Hùng (2009); Hoàng Thị Thanh Hằng (2013). | |
Marketing | Hồ Đức Hùng (2009); Trần Thế Hoàng (2011); R K N D DARSHANI (2013); Hoàng Thị Thanh Hằng (2013); Razvan Voinescu, Cristan Moisoiu (2014); Nguyễn Văn Thụy (2015); Nguyễn Thành Long (2016); Ibarra, M. |
Tên các tác giả đã nghiên cứu ở các công ty | Ghi chú | |
A., González, L. A. & Demuner, M. del R. (2017). | ||
Quản lý rủi ro | Với O. A. Saenko (2011); Hoàng Thị Thanh Hằng (2013); Nguyễn Văn Thụy (2015); Elmira A. Asyaeva và cộng sự (2016). | Bổ sung mới của tác giả; Phan Thị Thanh Hằng (2013): Chỉ nói chung trong quản lý |
(Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của tác giả) Bảng tổng hợp trên, đã tổng hợp tất cả những nhân tố được xác định là những nhân tố bên trong tác động đến NLCT của các công ty nói chung, theo các nghiên cứu trước. Đồng thời từ sự tổng hợp và phân tích, đánh giá của tác giả, cũng như sự kế thừa có phân tích chọn lọc, tác giả đưa ra các nhân tố phù hợp với hướng nghiên cứu về các nhân tố tác động đến NLCT của các công ty CTTC tại Việt Nam, nhằm có những giải pháp giúp cải thiện các nhân tố này tốt hơn trong hiện tại ở các công ty CTTC, để nâng cao NLCT của các công ty
CTTC tại Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.
2.3. Mô hình đề xuất và đo lường các biến trong mô hình
2.3.1. Mô hình đề xuất
Từ những tổng hợp và kế thừa kết quả các nghiên cứu trước, vận dụng các cơ sở lý thuyết nền, các mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến NLCT đối với các công ty nói chung và các công ty CTTC, tổng hợp các ý kiến đóng góp từ các chuyên gia trong quá trình nghiên cứu, tác giả đề xuất
Lãi suất
Sản phẩm - Dịch vụ
Ký quỹ
Giá cả
Giá tài sản
Thương hiệu
một mô hình nghiên cứu về các nhân tố bên trong tác động đến NLCT của công ty CTTC tại Việt Nam:
Năng lực cạnh tranh của Công ty CTTC
tại Việt Nam
Nhân lực
Tài chính
Quản trị điều hành
Chất lượng phục vụ
Quy mô - Mạng lưới
Thẩm định
Marketing
Thu hồi nợ
Quản lý rủi ro
Quản lý tài sản
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu NLCT của công ty CTTC tại Việt Nam
(Nguồn: Tác giả phát triển)
Như đã phân tích và trình bày trên, trong mô hình đề xuất của tác giả có những nhân tố: Giá cả, Quản lý rủi ro, là những nhân tố mới, được hình thành từ sự nghiên cứu và phát hiện những khoảng trống của các nghiên cứu trước. Với tất cả các nhân tố, có những thang đo cụ thể đã được lý giải và trình bày
chi tiết. Đo lường các biến trong mô hình, để hoàn chỉnh các thang đo cho các biến (các biến quan sát).
2.3.2. Giả thuyết trong nghiên cứu
Bảng 2.4: Giả thuyết kỳ vọng với các nhân tố bên trong
Ký hiệu | Tên nhân tố | Giả thuyết | |
1 | H1 | Nhân lực (NL) | Nhân tố NL có tác động dương đến NLCT của công ty CTTC |
2 | H2 | Tài chính (TC) | Nhân tố TC có tác động dương đến NLCT của công ty CTTC |
3 | H3 | Quản trị điều hành (QT) | Nhân tố QT có tác động dương đến NLCT của công ty CTTC |
4 | H4 | Chất lượng phục vụ (CL) | Nhân tố CL có tác động dương đến NLCT của công ty CTTC |
5 | H5 | Sản phẩm – Dịch vụ (SP) | Nhân tố SP có tác động dương đến NLCT của công ty CTTC |
6 | H6 | Giá cả (GC) | Nhân tố GC có tác động dương đến NLCT của công ty CTTC |
7 | H7 | Thương hiệu (TH) | Nhân tố TH có tác động dương đến NLCT của công ty CTTC |
8 | H8 | Quy mô – Mạng lưới (QM) | Nhân tố QM có tác động dương đến NLCT của công ty CTTC |
9 | H9 | Marketing (MK) | Nhân tố MK có tác động dương đến NLCT của công ty CTTC |
10 | H10 | Quản lý rủi ro (RR) | Nhân tố RR có tác động dương đến NLCT của công ty CTTC |
(Nguồn: Tác giả phát triển)
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu, với mô hình đề xuất nghiên cứu các nhân tố bên trong tác động đến NLCT của các công ty
CTTC tại Việt Nam, tác giả kỳ vọng và đặt ra các giả thuyết là tất cả các Nhân tố đều có tác động dương đến NLCT của công ty CTTC.
2.3.3. Đo lường các biến trong mô hình
Thang đo Nhân lực (NL):
Khi đánh giá nguồn nhân lực, M. Porter (1980) phát biểu rằng, chất lượng của nguồn nhân lực trong một DN sẽ tác động đến năng suất làm việc của nguồn nhân lực đó. Với Duffey (1988), người lao động của một tổ chức cần có khả năng hiểu và sử dụng được công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin và nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi của tổ chức. Theo Bueno (1999), nguồn lực con người là yếu tố trung tâm trong việc đạt được khả năng cạnh tranh. Với Brian và cộng sự (2001), xác định nguồn nhân lực là một tài sản của DN, vì các tác giả cho rằng nguồn lực luôn đóng một vai trò then chốt trong việc thực hiện mục tiêu, chiến lược và cũng là một yếu tố quan trọng tạo ra khả năng cạnh tranh cho một DN. Với David (2001), lý giải rằng quản lý nguồn nhân lực là một phần không thể tách rời của chiến lược duy trì và phát triển của một DN. Theo Wayne (2010), nếu không có con người thì các tổ chức không thể tồn tại được. Với Manmohan (2013), cho rằng nguồn nhân lực của một tổ chức, là bao gồm những nỗ lực, những khả năng và kỹ năng của tất cả những người làm việc trong tổ chức đó. Các nhân viên sẽ làm tốt công việc của mình, vì lợi ích của tổ chức cũng như lợi ích của chính mình, nếu như họ được quản lý một cách hợp lý và hiệu quả. Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng đánh giá về tầm quan trọng của nguồn lực, như: Theo Lê Văn Tâm, Ngô Kim Thanh (2008): Nhân lực theo nghĩa rộng được hiểu như nguồn lực con người; Nhân lực theo nghĩa hẹp được hiểu: Nhân lực xã hội (nguồn lao động xã hội) là dân số trong độ tuổi có khả năng lao động và nhân lực DN là lực lượng lao động của từng DN. Với Đỗ Minh Cường, Nguyễn Thị Doan (2001), Nhân lực là những cá nhân có nhân cách, có khả năng lao động sản