Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Hải Dương - 14


đ

ạt được mục tiêu tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ 1

ạt được mục tiêu tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35-40% dân số và cao hơn nữa, thực hiện mục tiêu của Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử, cần thiết phải tiếp tục triển khai Đề án này trong các năm tiếp theo. Mặt khác Chính phủ cần mở rộng đối tượng trong việc chi trả lương qua tài khoản thẻ, coi đây là hình thức bắt buộc phải thực hiện đối với tất cả các đối tượng có hưởng lương trong các cơ quan, doanh nghiệp nói chung.

3.3.2. Kiến nghị với NHNN Việt Nam

a. Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc với Agribank

Là cơ quan quản lý nhà nước các hoạt động về tiền tệ và ngân hàng, cho nên NHNN phải làm tốt chức năng thanh tra giám sát toàn bộ hệ thống ngân hàng một cách thường xuyên nhằm đảm bảo sự ổn định trong hoạt động ngân hàng và bảo vệ lợi ích của khách hàng, đặc biệt là người gửi tiền trong quan hệ với ngân hàng.

Để điều hành chính sách tiền tệ, NHNN đã sử dụng công cụ gián tiếp là quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các NHTM phải duy trì nhằm kiểm soát lượng tiền cung ứng. Tuy nhiên, từng NHTM có những tính chất và đặc thù khác nhau trong việc huy động vốn, nhất là đối với hệ thống Agribank, huy động vốn chủ yếu trên thị trường nông thôn với nhiều món nhỏ lẻ, tăng thêm chi phí. Vì vậy, đề nghị NHNN Việt Nam xem xét giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho Agribank so với các NHTM khác để có điều kiện phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn.

b. Tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng tự động

Việc phát triển dịch vụ thẻ thanh toán đã thu hút tiền gửi của các tầng lớp dân cư vào ngân hàng tạo nên một nguồn vốn rất lớn trong kinh doanh. Hiện nay, các NHTM đều đã có hệ thống ATM riêng, tuy nhiên việc cung cấp tiền kịp thời cho máy ATM, nâng cấp và giám sát hoạt động của máy ATM ở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.


một số ngân hàng chưa được chấp hành nghiêm túc. Do đó, khách hàng của họ phải sử dụng dịch vụ tại máy ATM của các ngân hàng khác hệ thống nên phải chịu mức phí cao hơn, gây tâm lý khó chịu cho khách hàng dẫn đến họ không mặn mà với việc sử dụng thẻ và sẽ rút hết tiền trong tài khoản. Mặt khác còn làm quá tải máy ATM của các ngân hàng khác. Chính vì vậy NHNN cần chỉ đạo các NHTM chấp hành nghiêm túc, tăng cường thanh tra, giám sát và có hình thức xử lý nghiêm minh đối với các hiện tượng trên.

Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Hải Dương - 14

c. Tăng cường kiểm tra, giám sát và có biện pháp kiên quyết với sự cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động huy động vốn của các hệ thống NHTM

Hoạt động trên địa bàn có nhiều kênh huy động vốn, gia tăng cạnh tranh trên nhiều khía cạnh như: Lãi suất; sản phẩm dịch vụ, sự thuận tiện hợp lý, phong cách giao dịch... là điều không thể tránh khỏi giữa các ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng. Nhưng ngay cả trong nội tại hệ thống NHTM sự cạnh tranh không lành mạnh và không cần thiết cũng vẫn diễn ra. Đó là việc các ngân hàng đua nhau cạnh tranh huy động vốn và cho vay nội tệ thông qua công cụ lãi suất, thậm chí tại những thời điểm căng thẳng về vốn, các ngân hàng còn có hiện tượng thỏa thuận ngầm về lãi suất huy động dẫn đến dòng tiền luôn “chảy ngược, chảy xuôi” giữa các ngân hàng, làm cho NHNN khó kiểm soát. Nguyên nhân này một phần thuộc trách nhiệm của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam trong việc không đưa ra được những chỉ báo về tình hình thị trường và không đưa ra được chiến lược hoạt động của hệ thống ngân hàng.

3.3.3. Kiến nghị với Agribank

3.3.3.1. Về công nghệ thông tin và sản phẩm mới

Hiện nay Agribank đã có trên 200 SPDV khác nhau, làm phong phú thêm SPDV của hệ thống. Tuy nhiên, thực tế chưa sử dụng hết các SPDV đã có vì một số SPDV đã lạc hậu với thời cuộc, một số sản phẩm dịch vụ mới


93


n chưa được hoàn thiện chưa tạo được sự khác biệt nổi trội nên chưa đủ 2

n chưa được hoàn thiện, chưa tạo được sự khác biệt nổi trội nên chưa đủ sức cạnh tranh, chủ yếu đang sử dụng các sản phẩm truyền thống. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, Agribank cần có đội ngũ cán bộ tin học giỏi để nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào đầu tư phát triển các SPDV mới, tiên tiến, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời đại mới như tiết kiệm online, tiết kiệm tại nhà, HomeBanking... Trước mắt cần hoàn thiện và tăng tiện ích thanh toán qua mạng của dịch vụ Internet Banking, nên bổ sung những tính năng để gia tăng tiện ích dịch vụ mà các ngân hàng thương mại khác đã triển khai hoặc chưa triển khai, từ đó thu hút, khuyến khích khách hàng gửi tiền và sử dụng dịch vụ Agribank.

Thực hiện nghiên cứu thị trường, phân đoạn khách hàng để đưa ra các sản phẩm huy động vốn phù hợp với các đối tượng khách hàng gửi tiền, đặc điểm các vùng, miền, xây dựng chính sách ưu đãi về lãi suất, khuyến mãi phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; đa dạng hóa và hoàn thiện hệ thống danh mục sản phẩm huy động vốn, gia tăng tiện ích cho sản phẩm huy động vốn, đẩy mạnh bán chéo sản phẩm....Để giảm bớt chi phí và tạo tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, cần nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm huy động vốn đặc trưng cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Hoạt động ngân hàng hiện nay không thể tách rời khỏi công nghệ, tất cả các hoạt động đều được quản lý và xử lý bằng phần mềm vi tính. Do vậy cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các Ban tại Trụ sở chính trong việc nghiên cứu phát triển các SPDV mới để khi ý tưởng trở thành hiện thực sẽ được ứng dụng ngay, tránh tình trạng SPDV mới đã ra đời nhưng phần mềm công nghệ chưa có để áp dụng.

3.3.3.2. Việc ban hành văn bản chỉ đạo liên quan đến hoạt động huy động vốn


Agribank cần sớm ban hành quy định về tiền gửi, cho vay trên thị trường liên ngân hàng, quy định về chấm điểm, xếp hạng đối với các định chế tài chính để chuẩn hóa hoạt động của Agribank trên thị trường liên ngân hàng. Tăng cường công tác quản lý kế hoạch đối với chi nhánh, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn ngoài kế hoạch; kiên quyết xử lý đối với các chi nhánh nhận vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế ẩn...

Thông tư 23/2014/TT-NHNN về hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có hiệu lực từ ngày 15/10/2014 có nhiều điểm mới so với quy định hiện hành của Agribank nhưng đến nay Agribank chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Thông tư dẫn đến việc hiểu và thực hiện tại các chi nhánh chưa thống nhất. Thủ tục mở tài khoản của tổ chức quá rườm rà làm cho khách hàng ngại tiếp cận SPDV của Agribank vì vậy công tác tiếp thị huy động vốn gặp khó khăn.

Mặt khác Agribank cần rà soát lại quy trình, thủ tục, chứng từ giao dịch, chương trình liên quan trong giao dịch tiền gửi tiết kiệm. Hoàn thiện quy trình giao dịch tiền gửi tiết kiệm; chương trình cảnh báo; giám sát trên hệ thống về các giao dịch tiền gửi, huy động vốn...

3.3.3.3. Về chính sách đối với những đơn vị thừa, thiếu vốn

Ngày 23/10/2015, Agribank đã thành lập Trung tâm vốn với chức năng tham mưu cho HĐTV, Tổng Giám đốc về kinh doanh vốn khả dụng và kinh doanh ngoại tệ đảm bảo khả năng thanh khoản hàng ngày và sử dụng vốn có hiệu quả... Đây là một quyết định đúng đắn, mở đầu cho việc quản lý vốn tập trung toàn hệ thống, hứa hẹn sự thay đổi căn bản trong quản lý vốn của Agribank. Tuy nhiên, Agribank chưa triển khai được cơ chế mua, bán vốn như ở một số NHTM khác nên còn chưa phát huy hết hiệu quả của huy động vốn. Những đơn vị tăng trưởng nguồn vốn tốt (thừa vốn điều hòa về cấp trên) đang được hưởng mức phí điều hòa vốn thấp nên hiệu quả kinh doanh không


95


ca

o Cơ chế phí điều hòa vốn như hiện nay chưa được linh hoạt mới có 4 dải 3

o. Cơ chế phí điều hòa vốn như hiện nay chưa được linh hoạt, mới có 4 dải kỳ hạn, còn áp dụng một mức chung cho nhiều kỳ hạn huy động (từ 12 tháng trở lên áp chung một mức phí điều hòa vốn là 7,7%) nên chưa khuyến khích được các đơn vị thừa vốn. Trong thời gian tới Agribank cần xây dựng cơ chế mua, bán vốn cụ thể, quản lý bằng phần mềm, qua đó các chi nhánh sẽ tính ngay được hiệu quả cụ thể của từng món tiền gửi, từng kỳ hạn huy động để chủ động điều hành hoạt động huy động vốn sao cho hiệu quả nhất, đảm bảo an toàn thanh khoản, đồng thời tính toán và cân đối việc sử dụng vốn hiệu quả. Trước mắt cần tăng thêm các dải kỳ hạn để áp dụng phí điều hòa vốn linh hoạt hơn, kích thích các chi nhánh tăng cường huy động vốn để đảm bảo an toàn thanh khoản toàn hệ thống. Xây dựng cơ chế khuyến khích nội bộ, phân vùng, địa bàn hoạt động để có cơ chế thưởng huy động vốn phù hợp; xây dựng cơ chế phí, lãi suất theo hướng khuyến khích các đơn vị huy động thừa vốn.

3.3.3.4. Về điều hành chính sách lãi suất huy động linh hoạt

Xây dựng chính sách huy động vốn đúng với cơ chế chính sách của Nhà nước, phù hợp diễn biến thị trường, nhu cầu khách hàng và định hướng chiến lược kinh doanh của Agribank. Bên cạnh đó, thực hiện cơ chế điều hành lãi suất theo hướng linh hoạt, tạo quyền tự chủ cho các chi nhánh. Nghiên cứu thị trường nguồn vốn huy động để đưa ra chính sách lãi suất huy động mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với diễn biến lãi suất thị trường trong từng thời kỳ kết hợp với các chương trình khuyến mại hấp dẫn để thu hút khách hàng ...

Tóm tắt chương 3: Trên cơ sở định hướng kinh doanh của Agribank và Agribank tỉnh Hải Dương, luận văn đã đề xuất một hệ thống các nhóm giải pháp đối với Agribank Hải Dương cùng với 3 nhóm kiến nghị đối với Nhà nước và Chính phủ, đối với NHNN Việt Nam và đối với Agribank nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn, đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn


nhưng phải đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh của Agribank Hải Dương, phục vụ tích cực cho việc phát triển kinh tế địa phương và thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngân hàng trên địa bàn.


KẾT LUẬN

Nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu, rộng với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, muốn làm được điều đó trước hết chúng ta phải có vốn. Ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn, trong những năm qua, cũng như các NHTM khác trên địa bàn, Agribank Hải Dương đã huy động được một lượng vốn đáng kể, là cơ sở để mở rộng đầu tư tín dụng, cung cấp vốn cho đông đảo khách hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Từ kết quả nghiên cứu được kết hợp chặt chẽ trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn công tác, luận văn đã hoàn thành những nội dung cơ bản sau:

Phân tích các nghiệp vụ của NHTM từ đó nêu bật tầm quan trọng của nguồn vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đồng thời chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn và làm sáng tỏ sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với các NHTM trong nền kinh tế thị trường.

Trên cơ sở đánh giá hoạt động kinh doanh mà trọng tâm là công tác huy động vốn từ năm 2013 đến 31/12/2015 tại Agribank tỉnh Hải Dương để thấy được những kết quả và những mặt còn hạn chế cần phải khắc phục, góp phần làm cho công tác huy động vốn ngày càng chất lượng và hiệu quả.

Đề xuất những giải pháp cùng những kiến nghị phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của Agribank tỉnh Hải Dương nhằm khai thác tối đa tiềm năng về vốn trong xã hội để phục vụ cho phát triển kinh tế địa phương trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.


97


Hoàn thành bản luận văn này tác giả muốn đóng góp một phần nhỏ kiến thức 4

Hoàn thành bản luận văn này, tác giả muốn đóng góp một phần nhỏ kiến thức của mình vào hoạt động thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Agribank tỉnh Hải Dương. Song có thể nói đây là một đề tài rộng và phức tạp liên quan đến nhiều mặt hoạt động của một NHTM, do vậy luận văn chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô, các nhà nghiên cứu và những độc giả quan tâm đến vấn đề này.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Vinh Danh (1996), Tiền và hoạt động ngân hàng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Phan Thị Thu Hà (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

3. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (2006), Quản trị Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.

4. Frederic S.Minshkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

5. NHNN tỉnh Hải Dương, Báo cáo hoạt động ngân hàng quý, năm của chi nhánh NHNN tỉnh Hải Dương năm 2012, 2013, 2014, 2015, Hải Dương

6. Agribank tỉnh Hải Dương, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014, 2015, Hải Dương.

7. Agribank, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2013, 2014, 2015; Báo cáo tổng kết chuyên đề Sản phẩm dịch vụ năm 2013, 2014, 2015; Báo cáo tổng kết chuyên đề Thanh toán năm 2013, 2014, 2015; Báo cáo tổng kết chuyên đề Vốn năm 2013, 2014, 2015, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.

8. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

9. http://www.sbv.gov.vn.

10. http://www.Agribank.com.vn

11. http://www.vietcombankhaiduong.com.

12. http://www.vietnamnet.vn.

13. http://www.VnEconomy.vn.

14. http://www.VnExpress.vn.


99

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí