Ký Kết Vốn Oda Của Các Nhà Tài Trợ Giai Đoạn 1993 - 2017


Biểu đồ 2.2: Ký kết vốn ODA của các nhà tài trợ giai đoạn 1993 - 2017


Nguồn Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2 1 2 2 Khái quát về cho vay lại vốn ODA tại 1

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư


2.1.2.2. Khái quát về cho vay lại vốn ODA tại VDB

VDB là cơ quan đầu mối của Chính phủ thực hiện quản lý cho vay lại vốn ODA và nguồn vốn vay nước ngoài. Quản lý cho vay lại vốn ODA là một nhiệm vụ quan trọng mà Chính phủ giao cho VDB thực hiện. Có thể khái quát hoạt động cho vay lại vốn ODA tại VDB thông qua tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng tài sản nghiệp vụ của VDB và trong tổng vốn ODA Việt Nam ký kết.

Vốn ODA cho vay lại trong cơ cấu vốn hoạt động của VDB

Từ khi thành lập đến nay, cho vay lại vốn ODA luôn được coi là một trong những hoạt động chính yếu của VDB với nhiều chương trình, dự án trong các lĩnh vực như hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, sử dụng năng lượng hiệu quả, cải tạo lưới điện, năng lượng tái tạo… Hoạt động nghiệp vụ của VDB bao gồm cho vay tín dụng xuất khẩu, cho vay trung, dài hạn tín dụng đầu tư, cho vay nhà nhập khẩu, cho vay lại vốn ODA, cho vay khác và bảo lãnh, tái bảo lãnh. Tài sản trong hoạt động nghiệp vụ của VDB được thể hiện qua bảng 2.1 sau:


Bảng 2.1: Tài sản trong hoạt động nghiệp vụ của VDB

Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng


Khoản mục

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Cho vay TDXK

10,24

10,29

8,84

7,64

10,14

9,28

Cho vay TDĐT

101,3

113,88

108,87

106,38

114,24

110,19

Cho vay lại vốn ODA

111,3

107,83

127,01

138,41

146,85

142,17

Cho vay khác

19,88

23,94

29,44

36,99

31,15

30,56

Bảo lãnh

0,22

0,14

0,17

0,18

0,19

0,23

Cộng

242,99

256,08

274,33

289,60

302,57

282,43

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012 - 2015; Báo cáo tổng kết năm 2016, 2017 của VDB

VDB là công cụ thực hiện chức năng tín dụng vốn ĐTPT của Nhà nước. Vốn ODA cho vay lại chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng tài sản nghiệp vụ và tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2012 là 111,3 nghìn tỷ đồng chiếm 45,8% và đến năm 2017 vốn trong hoạt động cho vay lại ODA là 142,17 chiếm tỷ lệ 48,6%, phần nào cho thấy vai trò, tầm quan trọng của cho vay lại vốn ODA đối với hoạt động VDB. Cơ cấu tài sản nghiệp vụ của VDB theo biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng vốn ODA cho vay lại trong tài sản nghiệp vụ của VDB


Nguồn Ngân hàng phát triển Việt Nam Vốn ODA cho vay lại hàng năm chiếm tỷ 2


Nguồn: Ngân hàng phát triển Việt Nam


Vốn ODA cho vay lại hàng năm chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn hoạt động nghiệp vụ của VDB. Giai đoạn 2012 - 2017, tỷ lệ vốn ODA cho vay lại bình quân hàng năm khoảng 46,5%. Hoạt động của VDB được tập trung chủ yếu trên hai mảng chính là cho vay tín dụng ĐTPT và cho vay lại vốn ODA, bên cạnh hoạt động cho vay tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh, cho vay khác…

Vốn ODA cho vay lại tại VDB trong tổng vốn ODA của Việt Nam

Vai trò và tầm quan trọng của VDB trong hoạt động cho vay lại vốn ODA được khẳng định dựa trên tỷ lệ vốn ODA mà Nhà nước ủy quyền cho VDB và các TCTD khác cho vay lại theo các hợp đồng tín dụng hàng năm. Bên cạnh hệ thống ngân hàng chính sách, còn có các ngân hàng thương mại có quy mô lớn như Agribank, BIDV, VCB, Vietinbank, SHB… tham gia vào hoạt động cho vay lại vốn ODA, tuy nhiên VDB là cơ quan cho vay lại lớn nhất hiện nay.

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng cho vay lại vốn ODA theo cơ quan cho vay giai đoạn 2012 - 2017

Nguồn Bộ Tài chính Biểu đồ 2 4 cho thấy tỷ lệ cam kết cho vay lại ODA bình 3

Nguồn: Bộ Tài chính


Biểu đồ 2.4 cho thấy tỷ lệ cam kết cho vay lại ODA bình quân tại VDB giai đoạn 2012 - 2017 đạt khoảng 60,43% tổng vốn ODA Việt Nam ký kết. Tính đến ngày 31/12/2017, VDB đang quản lý cho vay lại vốn ODA 447 dự án với tổng số vốn cam kết theo hợp đồng tín dụng là 14.577 triệu USD.


2.1.3. Tổ chức bộ máy cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Tổ chức bộ máy cho vay lại vốn ODA được phân cấp quản lý tập trung tại Hội sở chính, thông qua các đơn vị chức năng gồm Ban Quản lý vốn nước ngoài, Ban Thẩm định, Trung tâm Khách hàng và Trung tâm Xử lý nợ. Các Chi nhánh dưới sự chỉ đạo của Ban điều hành, tư vấn của các Ban giúp việc trong việc hỗ trợ thẩm định và thực hiện cho vay lại vốn ODA đảm bảo quản lý chặt chẽ khoản vay.

Cơ chế tổ chức bộ máy trực tuyến chức năng với sự phân công, phân nhiệm rõ ràng; cơ chế sự phối hợp giữa các ban, trung tâm giúp VDB thực hiện cho vay lại một cách nhanh và hiệu quả hơn. Thẩm định cho vay lại có sự tham gia của nhiều bộ phận, phòng ban giúp VDB đánh giá sâu và toàn diện các nội dung về kinh tế, kỹ thuật và tài chính của dự án, đảm bảo tính khách quan của quyết định cho vay lại. Quản lý cho vay lại được thực hiện theo theo quy định của Nhà nước.

BAN ĐIỀU HÀNH

Ban

Thẩm định

Ban Quản lý

vốn nước ngoài

Trung tâm

Khách hàng

Trung tâm

Xử lý nợ

Hội đồng quản trị

HỆ THỐNG CHI NHÁNH VÀ SỞ GIAO DỊCH

Nguồn: Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy cho vay lại vốn nước ngoài tại VDB


Chất lượng nhân lực quản lý và chuyên môn của VDB ngày càng nâng cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động cho vay lại vốn ODA được đầu tư hiện đại. Những năm gần đây, VDB đã tăng cường các dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm tiếp thu kinh nghiệm của các chuyên gia nước ngoài; bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ. Hiện nay, VDB đã ứng dụng công nghệ hiện đại trong cho vay lại vốn ODA, sử dụng nhiều phần mềm quản lý và theo dõi các khoản vay lại như VDB Online, phần mềm Cảnh báo sớm về tài chính của khách hàng, phần mềm Hệ thống thông tin khách hàng (CIS)…


Quy chế, chính sách cho vay lại vốn ODA ngày càng được quan tâm hoàn thiện đã giúp VDB thực hiện tốt hơn các khâu từ thẩm định, giải ngân, giám sát dự án, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, thu hồi nợ và quản lý rủi ro.

2.1.4. Hình thức cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Tại VDB, hoạt động cho vay lại vốn ODA được thực hiện theo hai hình thức là (1) VDB không chịu rủi ro tín dụng và (2) VDB chịu rủi ro tín dụng. Chức năng chủ yếu của VDB là thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT, là một công cụ thực thi các chính sách tín dụng phát triển của Nhà nước. Vì vậy, trên thực tế cho vay lại vốn ODA tại VDB chủ yếu được thực hiện theo hình thức ủy quyền của Nhà nước, VDB không chịu rủi ro tín dụng.

Giai đoạn 2012 - 2017, VDB thực hiện cho vay lại theo hình thức không chịu RRTD bình quân đạt khoảng 99,1%, vốn ODA cho vay lại theo hình thức VDB chịu RRTD chỉ đạt 0,9%. Năm 2017, VDB đang thực hiện quản lý cho vay lại vốn ODA đối với 447 dự án, trong đó 441 dự án VDB không chịu RRTD với số vốn cam kết 14.364,64 triệu USD (dư nợ tương đương 153,79 nghìn tỷ đồng), 6 dự án VDB chịu RRTD, với số vốn cam kết 143,21 triệu USD (dư nợ 1,4 nghìn tỷ đồng).

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ cho vay lại ODA theo các hình thức tại VDB


Nguồn Báo cáo tình hình cho vay lại vốn ODA năm 2012 2017 37 Hình thức VDB 4

Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay lại vốn ODA năm 2012 - 2017 [37]


Hình thức VDB không chịu rủi ro tín dụng

VDB áp dụng hình thức này đối với các dự án ODA cho vay lại theo chỉ định của Chính phủ như hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, năng lượng, cải tạo lưới


điện… Đối tượng vay lại là các đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp, mục đích sử dụng vốn là thực hiện các dự án đầu tư nhằm phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội. Theo hình thức này, VDB thay mặt Chính phủ thực hiện cho vay lại, giám sát tình hình sử dụng vốn vay và thu hồi nợ vay lại theo các điều kiện quy định trong Hợp đồng ủy quyền hoặc Hiệp định vay phụ.

Thực hiện hình thức này, VDB không chịu rủi ro tín dụng và được hưởng phí quản lý cho vay lại. Với vai trò là một công cụ của Chính phủ trong việc thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, VDB có trách nhiệm hỗ trợ Nhà nước trong việc kiểm soát hoạt động cho vay lại ODA một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, các dự án sử dụng vốn vay theo hình thức này là những dự án trong lĩnh vực khuyến khích đầu tư của Nhà nước, có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế và xã hội của Quốc gia. Vì vậy, tận dụng và sử dụng có hiệu quả vốn ODA tại các dự án này là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Đó cũng là biện pháp để tránh lãng phí, tham nhũng vốn ODA và là cơ sở để nâng cao uy tín của Việt Nam với các nhà tài trợ quốc tế.

Bảng 2.2: Cho vay lại vốn ODA theo hình thức VDB không chịu RRTD


Chỉ tiêu

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

1. Số dự án ODA,

VDB không chịu RRTD

390

423

420

429

432

441

2. Vốn ODA cam kết

cho vay lại (triệu USD)

10.987

12.728,6

12.764

13.156,4

14.114,2

14.364,6

3. Vốn ODA bình quân/

1 dự án (triệu USD)

28,17

30,09

30,39

30,67

32,67

32,57

4. Dư nợ

(nghìn tỷ đồng)

104,74

109,27

131,68

144,54

152,04

153,79

Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay lại vốn ODA năm 2012 - 2017 [37]


Trong giai đoạn 2012 - 2017, số lượng dự án ODA và vốn ODA cam kết cho vay lại theo hình thức VDB không chịu RRTD hàng năm đều tăng. Đối với những dự án cho vay lại theo hình thức này, VDB thực hiện ghi thu, ghi chi cho Bộ Tài


chính. Quy mô cho vay lại vốn ODA theo hình thức này tăng trưởng hàng năm. Vốn ODA cam kết cho vay lại tăng lên khoảng 1,31 lần (tăng từ 10.987 triệu USD năm 2012 lên 14.364,6 triệu USD năm 2017), bình quân 1 dự án sử dụng vốn ODA vay lại tại VDB khoảng 30,76 triệu USD và có xu hướng tăng lên.

Hình thức VDB chịu rủi ro tín dụng

VDB áp dụng hình thức này đối với những chương trình tín dụng, hợp phần tín dụng trong các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài. Hiện nay VDB đang áp dụng hình thức này cho các dự án thuộc các chương trình tín dụng có mục tiêu và hạn mức tín dụng vay vốn nước ngoài như Quỹ đầu tư ngành giống; Quỹ phà vốn Đan Mạch; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn vay KfW Đức; Chương trình cấp nước đồng bằng sông Cửu Long vốn AFD; Chương trình tiết kiệm năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo vốn JICA… Đối với các dự án vay vốn theo hình thức này, VDB chịu rủi ro tín dụng, được quyền thực hiện lựa chọn dự án, thẩm định duyệt vay, kiểm soát giải ngân và thu hồi nợ.

Đối tượng vay vốn theo hình thức này là doanh nghiệp thực hiện dự án thuộc đối tượng vay vốn theo các chương trình, hạn mức tín dụng vay vốn nước ngoài được Chính phủ phê duyệt. Để đảm bảo khả năng trả nợ vay nước ngoài và với tính chất tự chịu rủi ro tín dụng, VDB quy định chặt chẽ đối tượng được vay lại như đáp ứng các điều kiện về năng lực thực hiện dự án, năng lực tài chính, khả năng trả nợ, tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia dự án, tài sản bảo đảm tiền vay…

Bảng 2.3: Cho vay lại vốn ODA theo hình thức VDB chịu RRTD


Chỉ tiêu

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

1. Số dự án ODA, VDB

chịu rủi ro tín dụng

43

37

35

29

28

6

2. Số vốn ODA theo hợp

đồng tín dụng (triệu USD)

95,2

81,3

89,8

82,6

243,2

143,2

3. Dư nợ (tỷ đồng)

4.943

4.212

3.215

3.140

1.563

1.369

Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay lại vốn ODA năm 2012 - 2017 [37]


Với đặc thù tại VDB, hình thức này chỉ áp dụng của chương trình, dự án ODA vay lại vốn các hợp phần tín dụng của dự án vốn vay nước ngoài. Vì vậy, tỷ trọng số lượng dự án và quy mô vốn ODA cam kết cho vay lại là không lớn. Bảng 2.3 cho thấy, số dự án ODA vay lại theo hình thức này hàng năm giảm khá mạnh trong giai đoạn 2012 - 2017. Cụ thể, năm 2012 có 43 dự án ODA thì năm 2017 số dự án vay lại theo hình thức này chỉ còn 6 dự án (vốn cam kết 143,21 triệu USD, dư nợ tương đương 1.369,09 tỷ đồng).

2.1.5. Quy trình cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Tại VDB, cho vay lại vốn ODA là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng bên cạnh hoạt động tín dụng ĐTPT và hoạt động khác. Kể từ khi thành lập, VDB luôn quan tâm đến công tác cho vay lại và quản lý vốn ODA cho vay lại, xây dựng quy trình, quy chế cho vay lại áp dụng trên toàn hệ thống VDB. Quy chế cho vay lại vốn ODA của VDB được xây dựng căn cứ trên hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước liên quan đến quản lý vốn nước ngoài. Trước năm 2017, cho vay lại vốn ODA được thực hiện theo Quy chế ban hành theo Quyết định số 63/QĐ- HĐQL ngày 19/12/2008 và Quyết định số 88/QĐ-HĐQL ngày 31/10/2013 của VDB. Kể từ tháng 6/2017, hoạt động cho vay lại vốn ODA tại VDB được thực hiện theo Quy chế cho vay lại vốn vay nước ngoài ban hành theo quyết định số 145/QĐ- HĐQT ngày 15/5/2017 của Hội đồng quản trị VDB.

2.1.5.1. Thẩm định cho vay lại

Thẩm định cho vay lại vốn ODA là một nội dung quan trọng trong các TCTD nói chung và VDB nói riêng. Thẩm định duyệt vay đối với các dự án sử dụng vốn ODA cho vay lại là công tác đánh giá và phân tích khách quan đến hiệu quả của dự án đầu tư đối với phát triển kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính, khả năng thu hồi vốn, hoàn trả vốn vay của dự án từ đó có quyết định đúng về cho vay lại vốn ODA. Nhận thức vai trò và tầm quan trọng của công tác thẩm định cho vay lại vốn ODA, VDB tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về nội dung, quy trình và hồ sơ thẩm định cho vay lại.

Thứ nhất, đối với hình thức VDB không chịu RRTD

Đối với hình thức này, VDB thực hiện cho vay lại theo quyết định của Nhà nước hoặc theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. VDB không trực tiếp thực hiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2022