3.1.4. Lựa chọn các giải pháp có tính đột phá để nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông một cách có hiệu quả.
Các giải pháp nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông có thể có nhiều. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và có tính khả thi cao cần lựa chọn để có được những giải pháp có tính hiệu quả và khả thi cao trong những giai đoạn khác nhau. Đây là một trong những yêu cầu có tính
định hướng cho các biện pháp, kiến nghị áp dụng nhằm nâng cao chất lượng
đấu thầu xây dựng các công trình giao thông.
Để chọn được giải pháp có tính đột phá, cần phải phân tích kỹ càng những tồn tại còn mắc phải có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông. Tìm hiểu, phát hiện nguyên nhân sâu xa, căn bản làm ảnh hưởng đến chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông. Chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông thấp có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân sâu xa, căn bản thì có một số. Cần phải tìm hiểu để biết rõ những nguyên nhân sâu xa, căn bản đó. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp và lựa chọn giải pháp tốt nhất có thể áp dụng nhằm hạn chế khả năng làm giảm chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông.
Thứ đến, ta phải căn cứ vào môi trường điều kiện, hoàn cảnh thực tế của từng thời kỳ để có thể có được giải pháp có tính khả thi cao nhất. Có như vậy, những giải pháp áp dụng mới có chiều sâu, thực tế và hiệu quả.
Trong quá trình tổ chức, quản lý hoạt động đấu thầu cần tránh tư tưởng cầu toàn, mong có được mọi thứ, mọi điều kiện. Nếu cầu toàn, kết quả đôi khi sẽ không như mong muốn. Chẳng hạn, khi tổ chức quản lý hoạt động đấu thầu một gói thầu quốc tế hay trong nước rộng r i, chủ đầu tư vừa mong có được một đội ngũ các chuyên gia xét thầu hàng đầu; vừa có được kết quả thật khách quan, vô tư; vừa có được quan hệ tốt với các nước có các nhà thầu tham dự; vừa có được công trình giao thông ưng ý với giá thấp nhất; chúng ta cũng mong muốn được x hội thừa nhận là hoàn hảo... kết cục chúng ta sẽ chẳng nhận được cái gì.
Nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông cần phải có tính chất trọng tâm trọng điểm. Điều đó có nghĩa là các giải pháp đề ra phải phù hợp với khả năng giải quyết của từng thời kỳ, từng giai đoạn. Những giải pháp đó có khả năng tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong các giai
Có thể bạn quan tâm!
- Điểm Bình Quân Đánh Giá Chất Lượng Đấu Thầu Qua Điều Tra Trắc Nghiệm
- Nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông ở Việt Nam - 16
- Nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông ở Việt Nam - 17
- Nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông ở Việt Nam - 19
- Nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông ở Việt Nam - 20
- Nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông ở Việt Nam - 21
Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.
đoạn đó. Chẳng hạn, trong những giai đoạn đầu, chúng ta tập trung vào hoàn thiện hệ thống luật pháp Nhà nước. Trong giai đoạn sau ta tập trung vào các giải pháp thuộc về tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước, và giai đoạn khác là các vấn đề liên quan đến công tác cán bộ.
3.1.5. Chuyên nghiệp hoá hoạt động đấu thầu xây dựng các công trình giao thông của chủ đầu tư.
Do không thường xuyên tổ chức các hoạt động đấu thầu xây dựng các công trình giao thông nên mỗi khi tổ chức đấu thầu các bên mời thầu phải tốn nhiều công sức đi tìm hiểu các quy định về đấu thầu, học tập kinh nghiệm, và do đó, kết quả lựa chọn nhà thầu phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm nhà thầu. Nếu nhà thầu tham dự thầu thiếu kinh nghiệm, cuộc đấu thầu diễn ra theo chiều hướng phụ thuộc vào tổ chuyên gia xét thầu. Nếu nhà thầu tham dự thầu giàu kinh nghiệm, họ sẽ có nhiều kỹ năng tham dự thầu, tổ chuyên gia xét thầu thiếu kinh nghiệm sẽ trở thành một “đứa trẻ” cho cuộc chơi của họ. Cuộc đấu thầu sẽ diễn ra theo chiều hướng phụ thuộc vào những nhà thầu có kinh nghiệm. Họ sẽ điều tiết phần thắng về phía mình. Trường hợp họ không thắng, họ sẽ có cách “ứng xử” để bên mời thầu phải gánh chịu hậu quả của sự thiếu kinh nghiệm của mình.
Do thiếu chuyên nghiệp vì không tổ chức thường xuyên các cuộc đấu thầu, do bị ảnh hưởng bởi những ý tưởng tiêu cực bên mời thầu dễ dàng vi phạm quy chế đấu thầu như đ từng xẩy ra như thực hiện việc thông báo mời thầu sai quy chế (sai về thời gian, cách đăng tin, và sai sót khi phát hành hồ sơ mời thầu); mở thầu sai luật (có thể là chưa đủ điều kiện, hoặc mở thầu giả tạo); chấm thầu thiếu khách quan (như áp dụng luật đ cũ). Chính vì vậy trong thời gian vừa qua đ xẩy ra khá nhiều tiêu cực làm cho uy tín của chủ đầu tư bị giảm sút, pháp luật bị xem nhẹ.
Trong rất nhiều trường hợp do thiếu chuyên môn, thiếu chuyên nghiệp bên mời thầu đ xuất hiện những biểu hiện không minh bạch như móc nối với nhà thầu để chia chác, ra điều kiện trích lại phần trăm cho chủ đầu tư để được chấm thắng thầu. Một số chủ đầu tư đ tạo ra nhà thầu “sân sau” cho mình để
được nhận bồi dưỡng, hoặc nhận được những ưu đ i nào đó. Những hiện tượng
đó là do họ thiếu chuyên nghiệp và “sống” quá gần với môi trường cạnh tranh.
Vậy tính chuyên nghiệp trong đấu thầu đối với chủ đầu tư phải được thể hiện như thế nào? Theo Luật 61/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà X hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 1/4/2006 đ xác định rõ rằng chủ đầu tư có tính chuyên nghiệp cao phải đảm bảo các điều kiện sau để trở thành bên mời thầu:
- Thứ nhất, phải am hiểu về pháp luật đấu thầu. Yêu cầu đầu tiên này nghe có vẻ đơn giản nhưng lại là một trong những yêu cầu có tính chất quyết
định, vì trong giai đoạn hiện nay, khi mà pháp luật về đấu thầu ở nước ta đang trong giai đoạn hoàn thiện thì việc nhiều chủ đầu tư không nắm được luật, hoặc không kịp thời cập nhật các quy định mới là điều dễ hiểu. Nhiều chủ đầu tư vi phạm quy chế đấu thầu vì họ không cập nhật những quy định mới về đấu thầu. Nhiều chủ đầu tư cập nhật kịp thời những kiến thức mới về pháp luật đấu thầu nhưng lại thiếu những kiến thức khác như thiếu chuyên môn có liên quan
đến gói thầu. Do vậy chất lượng tổ chức các cuộc đấu thầu không cao.
- Thứ hai, có kiến thức về quản lý dự án. Để tham gia bên mời thầu những cá nhân có liên quan phải am hiểu và có kiến thức về quản lý dự án. Tuy yêu cầu rõ ràng như vậy nhưng trên thực tế ở nước ta ở không ít dự án người tham gia bên mời thầu lại chủ yếu là do cơ cấu. Có những cán bộ không hề có kiến thức chuyên môn về quản lý dự án nhưng lại được bố trí ở những vị trí quan trọng thậm chí ở những vị trí chủ chốt. Trong Luật 61/2005/QH11, Nhà nước ta yêu cầu những thành viên tham gia bên mời thầu phải có điều kiện này. Nếu không đảm bảo, người có thẩm quyền phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
- Thứ ba, có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của gói thầu. đảm bảo yêu cầu này không phải là khó với các chủ đầu tư thuộc các dự án đầu tư xây dựng giao thông vì chính họ là những người am hiểu nhiệm vụ xây dựng giao thông.
- Thứ tư, người tham gia bên mời thầu các gói thầu sử dụng vốn tài trợ từ các dự án ODA phải có trình độ ngoại ngữ phù hợp. Đây là yêu cầu cần thiết cho việc thực thi các dự án có sử dụng vốn tài trợ của nước ngoài. Yêu cầu này
đ một lần nữa sửa chữa sai sót đ vấp phải trong thời gian vừa qua là việc bố trí nhân sự cho các dự án theo cơ cấu, theo ý chí chủ quan của người có thẩm quyền. Nhờ có quy định này mà nhiều cán bộ không đủ điều kiện sẽ không
được tham dự bên mời thầu các dự án có sử dụng vốn tài trợ nước ngoài.
Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện trở thành bên mời thầu thì phải lựa chọn một tổ chức tư vấn hoặc một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp có
đủ năng lực và kinh nghiệm thay mình làm bên mời thầu.
Điều kiện để trở thành nhà thầu chuyên nghiệp thứ hai là chủ đầu tư phải thành lập tổ chuyên gia đấu thầu đủ năng lực và đủ trình độ và phẩm chất
để đảm đương công việc xét thầu đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Những người được cử tham gia tổ chuyên gia xét thầu phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thứ nhất, Có chứng chỉ tham gia khoá học về đấu thầu. Yêu cầu này rất
đơn giản nhưng cũng rất khó thực hiện trong điều kiện hiện nay ở nước ta. Nhiều câu hỏi đ đặt ra là: ai là người có quyền đào tạo và cấp chứng chỉ này? làm thế nào để khắc phục tình trạng “chứng chỉ” giả mạo?...
- Thứ hai, Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu. Nếu cuộc đấu thầu có liên quan đến xây dựng cầu thì người tham gia tổ chuyên gia phải có trình độ chuyên môn về xây dựng cầu; Nếu cuộc đấu thầu có liên quan đến xây dựng đường thì người tham gia tổ chuyên gia phải có trình độ chuyên môn về xây dựng đường...;
- Thứ ba, thành viên tổ chuyên gia xét thầu phải am hiểu các nội dung cụ thể của gói thầu. Đây là điều kiện có liên quan đến công việc cụ thể như hiểu
biết về nội dung xây dựng mới, khôi phục hay nâng cấp đường; xây dựng cầu hoặc một nội dung nào đó của xây dựng giao thông.
- Thứ tư, thành viên tổ chuyên gia xét thầu phải có tối thiểu 3 năm công tác. điều kiện này nhấn mạnh đến kinh nghiệm công tác của các thành viên tổ chuyên gia.
Để đảm bảo tính chuyên nghiệp của chủ đầu tư, chủ đầu tư dù có thuê tổ chức tư vấn giúp mình thực hiện công việc chuyên môn đấu thầu, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về quá trình lựa chọn nhà thầu. Quy định này đảm bảo nâng cao trách nhiệm của bên mời thầu trước các quyết định có liên quan
đến công việc tổ chức quản lý hoạt động đấu thầu các gói thầu.
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông ở Việt Nam.
Dựa trên một số đánh giá khái quát trong chương 2 về chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông ở Việt Nam thời gian qua, dựa trên những quan điểm về nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông ở Việt Nam thời gian tới, bài viết này xin đề xuất một số giải pháp sau đây nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông ở nước ta thời gian tới:
3.2.1 Bộ GTVT, Các tỉnh thành phố cần chủ động lựa chọn hình thức
đấu thầu rộng rãi trong phần lớn các gói thầu xây dựng giao thông
Một trong những nguyên nhân được rất nhiều Đại biểu Quốc hội khoá 11 nhắc tới khi bàn về sửa đổi dự án Luật đấu thầu làm cho chất lượng đấu thầu nói chung, đấu thầu xây dựng các công trình giao thông nói riêng không cao là do hình thức đấu thầu áp dụng. Trong phần lớn các cuộc thầu xây dựng giao thông (khoảng 50%) các hình thức đấu thầu không phải là đấu thầu rộng r i được áp dụng, như đấu thầu hạn chế, chỉ định đấu thầu, chào hàng cạnh tranh hoặc tự mua sắm. Những hình thức này làm giảm tính cạnh tranh trong xây dựng giao thông.
Theo phản ánh của Nhà báo Anh Tuấn trên báo Hà Nội mới ra ngày thứ Tư, ngày 9/11/2005 “Góp ý kiến vào dự thảo Luật đấu thầu, đa số đại biểu cho rằng việc ban hành Luật trong tình hình hiện nay là rất cần thiết, nhằm khắc phục các tồn tại trong thực hiện đấu thầu như tình trạng lạm dụng hình thức
đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, thông đồng móc ngoặc trong đấu thầu, vấn đề khép kín trong đấu thầu...” và “một số đại biểu đề nghị có những quy định cụ thể hơn về những dự án, gói thầu được phép chỉ định thầu. Điều 20 có quy
định những gói thầu có yêu cầu “khẩn cấp” thì sẽ được chỉ định thầu, nhưng khái niệm “khẩn cấp” còn chung chung, chưa rõ ràng, rất dễ bị lợi dụng. Ví dụ chào mừng các ngày lễ, ngày kỷ niệm, chuẩn bị cho các đại hội thể thao quốc tế, quyết toán ngân sách cuối năm... nhiều dự án dây dưa, sát nút “nước đến chân” mới thi công, thì lý do khẩn cấp là khó tránh khỏi.” [1].
Sơ đồ 3.1. cho biết ý kiến của những người được điều tra về các biện pháp nên áp dụng nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông ở Việt Nam thời gian tới.
Sơ đồ 3.1: Thống kê giải pháp kiến nghị nâng cao chất lượng đấu thầu xây
dựng các công trình giao thông
Biện pháp khác,
23.68%
Áp dụng đấu thầu
rộng rãi, 12.50%
Chuyên nghiệp hoá
chủ đầu tư, 25.66%
Tăng cường giám
sát, kiểm tra, 12.50%
Xử lý nghiêm các
sai phạm, 25.66%
Nguồn: Kết quả điều tra do tác giả tiến hành năm 2005 - 2006
Theo kết quả tổng hợp trên, hình thức đấu thầu rộng r i rất được các nhà thầu hoan nghênh vì nó cho phép các nhà thầu cạnh tranh một cách công khai, bình đẳng trong các cuộc thầu xây dựng giao thông. Theo kết quả điều tra, khảo sát trực tiếp có đến 12,50% các ý kiến của người được điều tra khi
được hỏi về giải pháp nâng cao chất lượng đấu thầu cho rằng phải “thực hiện hình thức đấu thầu rộng r i” đối với tất cả các gói thầu xây dựng
Lý do để lựa chọn hình thức đấu thầu rộng r i là do:
Thứ nhất, các gói thầu xây dựng giao thông thường có giá trị lớn. Hơn nữa kỹ thuật xây dựng các công trình giao thông thường không có yêu cầu đặc biệt. Nếu có yêu cầu kỹ thuật cao thì nên áp dụng hình thức đấu thầu quốc tế rộng r i.
Thứ hai, đấu thầu rộng r i cho phép ngăn ngừa các hiện tượng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao của người có trách nhiệm can thiệp vào quá trình đấu thầu. Vì lợi ích cục bộ, người có trách nhiệm có thể can thiệp vào quá trình lựa chọn nhà thầu bằng cách quy định hình thức “Chỉ định thầu” áp dụng cho một gói thầu nào đó là đ trực tiếp xoá bỏ cơ hội cạnh tranh công khai của nhiều nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm.
Thứ ba, đấu thầu rộng r i cho phép tránh được các hiện tượng tiêu cực dễ xẩy ra trong quá trình lựa chọn nhà thầu như vây thầu, dàn dựng quân xanh quân đỏ.
Thứ tư, đây là hình thức tạo ra được sự bình đẳng hơn giữa các nhà thầu. Sử dụng hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế thực chất là giới hạn sự tham gia của các nhà thầu vào quá trình thực hiện dự án xây dựng các công trình giao thông, do đó hạn chế sự cạnh tranh giữa các nhà thầu. Và do đó, hiệu quả sẽ bị giới hạn.
Tác giả luận án không đồng tình với các ý kiến cho rằng phải “áp dụng” hình thức này cho tất cả mọi gói thầu xây dựng các công trình giao thông. Sở dĩ như vậy là vì trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam vẫn có những gói thầu xây dựng giao thông cần phải áp dụng các hình thức khác vì tính chất đặc thù
của nó như gói thầu ‘rà phá bom mìn,” hoặc có gói thầu dự án ODA nhà tài trợ yêu cầu áp dụng hình thức đấu thầu khác.
Để thực hiện biện pháp này, ngay từ khi lập dự án xây dựng các công trình giao thông, những đơn vị có liên quan như: tư vấn lập dự án, cơ quan thẩm định dự án, người có thẩm quyền phê duyệt dự án phải đưa kế hoạch đấu thầu vào dự án. Trong kế hoạch đấu thầu của dự án phải kiểm soát chặt chẽ các hình thức đấu thầu để đảm bảo chỉ các gói thầu do yêu cầu nào đó mới
được thực hiện các hình thức đấu thầu không phải đấu thầu rộng r i. Còn hầu hết là phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng r i.
Tuân thủ Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 đ được Quốc hội nước Cộng hoà X hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2006, chỉ những gói thầu sau đây mới được chỉ định thầu và đấu thầu hạn chế:
Theo điều 19, đấu thầu hạn chế khi áp dụng vào xây dựng các công trình giao thông chỉ được áp dụng trong trường hợp a) nhà tài trợ nước ngoài bỏ vốn thực hiện gói thầu yêu cầu, b) gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật, hoặc kỹ thuật có tính đặc thù. Như vậy, việc áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế phải được xem xét hết sức kỹ lưỡng. Nếu không đảm bảo một trong hai
điều kiện trên, không được áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế.
Điều 20 quy định các trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu. Theo
điều này, đấu thầu xây dựng các công trình giao thông chỉ áp dụng khi a) do nhà tài trợ nước ngoài có vốn thực hiện gói thầu yêu cầu, b) sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ, sự cố cần khắc phục ngay, c) gói thầu dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp có giá trị nhỏ như đ quy định trong luật.
Nếu xét thấy trong điều kiện được phép áp dụng các hình thức khác hình thức đấu thầu rộng r i, nhưng người có thẩm quyền vẫn yêu cầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng r i sẽ tốt hơn, thì phê duyệt hình thức đấu thầu rộng r i sẽ đảm bảo chất lượng cao hơn.