Nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông ở Việt Nam - 19


Để đảm bảo cho việc thực hiện các hình thức đấu thầu hạn chế và chỉ

định thầu có hiệu quả cần lưu ý các yêu cầu sau:

Thứ nhất, phải có sự đồng ý phê duyệt bằng văn bản của người có thẩm quyền. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Thứ hai, phải đảm bảo số lượng nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm tham dự đấu thầu theo luật định (tối thiểu 5 nhà thầu đối với đấu thầu hạn chế). Đối với hình thức chỉ định thầu, nhà thầu được chỉ định phải đảm bảo đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện gói thầu.

Thứ ba, trường hợp không đảm bảo điều kiện số lượng nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm tham dự đấu thầu hạn chế, chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền cho phép tiếp tục hình thức đấu thầu hạn chế hoặc chuyển sang áp dụng hình thức đấu thầu khác.

3.2.2. Bên mời thầu cần thành lập hoặc thuê “Tổ chuyên gia xét thầu chuyên nghiệp” khi xét thầu.

Tình trạng lộn xộn trong đấu thầu xây dựng các công trình giao thông ở Việt Nam thời gian qua một phần nguyên nhân là do đội ngũ cán bộ trong tổ chuyên gia xét thầu thiếu những kiến thức về xét thầu, chưa thật sự chuyên nghiệp.

Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thực hiện việc xét thầu. Về hình thức, nó

đảm bảo khách quan hơn, chuyên nghiệp hơn trong xét thầu, nhưng thực tế nhiều tổ chức tư vấn này lại không được cập nhật kiến thức, hoặc là đ quá quen thuộc với khu vực mà họ tham gia xét thầu nên không tránh khỏi hiện tượng kinh nghiệm chủ nghĩa hoặc thân quen.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Chủ đầu tư có thể tự thành lập tổ chuyên gia xét thầu bằng cách cử những cán bộ của mình tham gia tổ chuyên gia xét thầu. Ưu điểm của hình thức này là am hiểu lĩnh vực đấu thầu, và hiểu rõ những yêu cầu của chủ đầu


Nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông ở Việt Nam - 19

tư. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này là đội ngũ cán bộ được bố trí thực hiện công tác phức tạp này không chuyên nghiệp, thiếu kiến thức và kinh nghiệm về đấu thầu, thậm chí có người còn không biết gì về lĩnh vực mới mẻ này.

Để nâng cao chất lượng đấu thầu, tác giả luận án kiến nghị chủ đầu tư khi lựa chọn cán bộ để thành lập “Tổ chuyên gia xét thầu” hoặc thuê “Tổ chuyên gia xét thầu” phải bảo đảm tính chuyên nghiệp. Có thể đặt tên cho tổ chuyên gia này là “Tổ chuyên gia xét thầu chuyên nghiệp.” Theo kiến nghị này của tác giả: “Tổ chuyên gia xét thầu chuyên nghiệp” không phải là “Tổ chuyên gia xét thầu” chuyên làm việc xét thầu, hoặc làm công việc xét thầu m i m i. “Tổ chuyên gia xét thầu chuyên nghiệp” được đề cập ở đây chính là “Tổ chuyên gia xét thầu” có tính chuyên nghiệp cao, tức là những thành viên tham gia tổ xét thầu đó phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu sau:

- Am hiểu pháp luật về đầu tư và đấu thầu. Nên tiến hành thi tuyển để đánh giá kiến thức của các ứng viên về các quy định luật pháp của Nhà nước về

đầu tư, đấu thầu. Đặc biệt chú ý đến việc cập nhật thường xuyên các quy

định, Nghị định, hướng dẫn mới có liên quan.


- Có kiến thức, hiểu biết, và kinh nghiệm về quản lý dự án. Chủ đầu tư quy

định số năm kinh nghiệm của ứng viên được chọn vào “tổ chuyên gia xét thầu” làm căn cứ tuyển chọn. Không nên bố trí những cán bộ mới làm việc, chưa có kiến thức kinh nghiệm về quản lý dự án.

- Có trình độ chuyên môn về xây dựng các công trình giao thông như xây dựng cầu, đường,…

- Có bản lĩnh vững vàng, không bị cám dỗ mua chuộc;


Ngoài ra, “Tổ chuyên gia xét thầu chuyên nghiệp” còn phải bảo đảm yêu cầu của một đơn vị công tác chuyên nghiệp, tức là phải tạo thành một nhóm làm việc hiệu quả, đảm bảo công việc chuyên môn là xét thầu thực sự khách quan, vô tư, lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo thật sự công bằng, bình đẳng. Nhóm làm việc đó luôn luôn sẵn sàng chống lại các hành vi tham nhũng, mua chuộc, cám dỗ.

Theo tác giả, việc thành lập hoặc thuê được “Tổ chuyên gia xét thầu chuyên nghiệp” sẽ đem lại hiệu quả trên nhiều mặt sau đây:

Thứ nhất, đảm bảo việc xét thầu công tâm, đúng pháp luật và nhiều tiêu thức chất lượng khác như đảm bảo sự công bằng bình đẳng, đảm bảo yêu cầu vô tư, trong sáng khi lựa chọn nhà thầu.

Thứ hai, thành lập hoặc thuê “Tổ chuyên gia xét thầu chuyên nghiệp” sẽ cho phép khắc phục các hiện tượng tiêu cực đang tồn tại trong đấu thầu xây dựng các công trình giao thông hiện nay. Lựa chọn thành viên tham gia tổ chuyên gia xét thầu có chất lượng sẽ cho phép khắc phục các hành vi gian lận như thông đồng với nhà thầu, bán thông tin mật về cuộc thầu.

Thứ ba, tính chuyên nghiệp trong tổ chức đấu thầu các công trình giao thông sẽ được nâng lên do tập trung được những cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn cao, am hiểu luật pháp và có phẩm chất chính trị tốt.

Thứ Tư, năng lực đấu thầu quốc tế các gói thầu xây dựng các công trình giao thông phức tạp về kỹ thuật, uy tín quốc tế trong tổ chức đấu thầu sẽ được nâng cao.

3.2.3. Chống khép kín trong đấu thầu xây dựng các công trình giao thông

Theo quan điểm của Ông Trịnh Huy Quách, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách, người trực tiếp phụ trách thẩm tra dự án Luật đấu thầu “khép kín” trước hết là quan hệ giữa chủ đầu tư, tư vấn, thẩm định, xây dựng,


và nghiệm thu. Chống khép kín trong đấu thầu là việc tách bạch các chủ thể, các khâu, công việc như trên để đảm bảo tính cạnh tranh trong đấu thầu. Chống “khép kín” trong đấu thầu là xuất phát từ thực tế nhiều năm vừa qua, tình trạng khép kín diễn ra trong nhiều cuộc thầu làm phát sinh nhiều tiêu cực. Biểu hiện của “khép kín” trong đấu thầu là việc nhà thầu, chủ đầu tư đều thuộc cùng một cơ quan quản lý như đều thuộc Bộ Giao thông Vận tải, hay

đều thuộc một Sở Giao thông của một địa phương ; Tư vấn lập báo cáo khả thi và tư vấn thiết kế kỹ thuật là một. [69].

Theo ý kiến của Đại biểu Quốc hội khoá 11 Nguyễn Đức Kiên – Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội – khái quát: “Về vấn đề chống khép kín, tôi lấy ví dụ, những dự án trong Bộ Giao thông Vận tải, quyền quyết định đầu tư của Bộ. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cũng quyết định

đầu tư, cơ quan tư vấn, thiết kế dự toán, giám sát thẩm định, nghiệm thu và cuối cùng là thanh quyết toán đều nằm trong Bộ Giao thông Vận tải.” Ông Kiên tiếp “Chu trình khép kín đến như vậy thử hỏi làm sao mà phát hiện được tiêu cực?” [Nguồn www.laodong.com.vn, ngày 09/11/2005].

Theo ý kiến đánh giá của kỹ sư Phan Phùng Sanh – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh khi trả lời phỏng vấn của nhà báo Phong Lan đăng trên báo điện tử w.w.w.vnexpress.net thứ Sáu, ngày 4/10/2002: “hiện tượng ưu ái cho các doanh nghiệp thuộc cơ quan chủ quản cũng khiến nhiều dự án có giá thầu “trời ơi”. Doanh nghiệp nào cũng muốn các cấp quản lý trực tiếp tạo thuận lợi cho riêng mình. Chẳng hạn, dự án hầm chui Văn Thánh, chủ đầu tư, tư vấn, đơn vị giám sát, thi công đều thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Người trong một nhà thì chi phí đi đêm càng dễ tính hơn. Thẳng thắn ư? Trung thực ư? Các bên đều chịu thiệt thòi. Thế thì cứ lờ đi mọi việc sẽ vui vẻ hơn nhiều.” [72]. Đó là sự thể hiện của hiện tượng “khép kín” trong đấu thầu xây dựng các công trình giao thông cần phải được khắc phục trong tương lai gần.

Chống khép kín trong đấu thầu vừa là đòi hỏi khách quan của quá trình lành mạnh hoá hoạt động đấu thầu, vừa là yêu cầu bức thiết của quá trình hội


nhập Quốc tế. Hiện nay, nước ta đang nhận được khá nhiều các khoản vốn cho

đầu tư phát triển giao thông từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, việc tuân thủ các yêu cầu của Ngân hàng Thế giới đang là áp lực buộc chúng ta phải thực thi trong giai đoạn tới. Theo quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu tham dự đấu thầu các gói thầu có vốn vay của Ngân hàng Thế giới phải tuân thủ điều kiện ghi trong “hướng dẫn mua sắm bằng vốn vay IBRD và tín dụng IDA” là “Các doanh nghiệp thuộc sở hữu của chính phủ của nước vay chỉ có thể được dự thầu khi (i) độc lập về pháp lý và tài chính (ii) hoạt động theo luật thương mại. Các cơ quan trực thuộc của Bên vay hoặc bên vay lại trong các dự án do Ngân hàng tài trợ không được phép tham dự thầu hoặc nộp

đề xuất về việc mua sắm hàng hoá và công trình cho dự án đó.”[29].

Theo lộ trình cải cách hành chính Nhà nước, việc áp dụng các biện pháp chống khép kín trong đấu thầu sẽ được áp dụng, nhưng sẽ có hiệu lực thi hành chậm nhất là sau 3 năm kể từ khi Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 có hiệu lực.

Đây là sự thể hiện quan điểm đổi mới của Nhà nước ta trong việc hội nhập với quốc tế và khu vực. Theo ông Trịnh Huy Quách, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Chính phủ vấn đề chống khép kín thuộc về vấn đề tổ chức bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nền kinh tế quốc dân nằm trong chương trình cải cách hành chính của Chính phủ nên không thể một sớm một chiều có thể thay đổi ngay được. Quá trình cải cách hành chính Nhà nước ở Việt Nam gắn liền với quá trình cải cách hệ thống doanh nghiệp Nhà nước nên việc thực hiện phải theo lộ trình của Chính phủ. Quá trình đó là tất yếu nhưng cần phải có thời gian quá độ chậm nhất là 3 năm kể từ khi Luật đấu thầu 61/2005/QH11 có hiệu lực. [Nguồn www.laodong.com.vn, ngày 09/11/2005].

Theo lộ trình đó, chậm nhất là đến tháng 4 năm 2009, nhà thầu khi tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án quy định tại Điều 1 của Luật đấu thầu 61/2005/QH11 phải đảm bảo các yêu cầu cạnh tranh, chống khép kín trong đấu thầu.


Theo Luật đấu thầu 61/2005/QH11 đ được Quốc hội nước Cộng hoà x hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2006:

“a) Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi thì không được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật của dự án, nhà thầu tư vấn đ tham gia thiết kế kỹ thuật của dự án không được tham gia đấu thầu các bước tiếp theo, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC;” [31, 8]. Điều này chống hiện tượng một nhà thầu tư vấn tham gia khép kín trong tất cả hay nhiều khâu của một dự án.

“b) Nhà thầu tham gia đấu thầu phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu;”[31, 8]. Quy định này có liên quan

đến tất cả các đơn vị, công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải hoặc các đơn vị, công ty trực thuộc Sở Giao thông của các tỉnh, Thành phố có dự án. Trường hợp Bộ hay Tỉnh, Thành phố có tổ chức đấu thầu các gói thầu xây dựng các công trình giao thông bằng các nguồn vốn như quy

định tại Điều 1 của Luật này thì các đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Sở Giao thông Vận tải các Tỉnh, Thành phố đó không

được tham dự thầu. Điều Luật này đòi hỏi chúng ta phải thúc đẩy nhanh chóng quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Chuyển các doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo Luật thương mại.

“c) Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng;” [31, 8]. Quy định này tách bạch giữa nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng với nhà thầu tham dự thầu trúng thầu thực hiện hợp đồng.

“d) Nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với chủ đầu tư của dự án.” [31, 8].


Như vậy giải pháp tách bạch giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện dự án, tham gia đấu thầu đ cho phép triệt để chống khép kín trong đấu thầu, thực hiện dự án. Tuy nhiên, việc thực hiện những nội dung trên sẽ không thể thực hiện ngay sau khi Luật đấu thầu này có hiệu lực. Tác giả luận án mong muốn các quy định trên được thực hiện càng sớm càng tốt để nâng cao tính cạnh tranh trong đấu thầu.

3.2.4. Tổ chức đào tạo, cập nhật thường xuyên những kiến thức về xây dựng cơ bản và đấu thầu

Luật pháp đ được ban hành chỉ có thể trở thành hiện thực khi và chỉ khi được con người thực hiện một cách nghiêm túc tức là khi tất cả những người tham gia hoạt động này đều hiểu Luật một cách thống nhất. Muốn vậy những người chơi (bên mời thầu, nhà thầu) cần phải được đào tạo cơ bản trước khi tham gia cuộc chơi. Trong trường hợp bên mời thầu và nhà thầu thiếu hiểu biết về pháp luật thì sẽ không được tham gia hoặc phải thuê tư vấn thực hiện.

Để đào tạo và cập nhật kiến thức cho các thành viên có liên quan đến cuộc chơi, đội ngũ giáo viên của các Trường đào tạo, các Vụ, Viện cần được tập huấn kỹ càng trước. Đây được coi là biện pháp cấp bách và lâu dài nhằm nâng cao chất lượng công tác đấu thầu xây dựng các công trình giao thông.

Tìm hiểu chương trình đào tạo của các trường đào tạo trên cả nước người nghiên cứu thấy rằng đào tạo về quản lý dự án là một nội dung đ được rất nhiều trường chú trọng và đưa thành một chuyên ngành, hoặc một môn học như chuyên ngành Kinh tế Đầu tư của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chuyên ngành Xây dựng Cầu đường của trường Đại học Giao thông Vận tải. Tuy nhiên, đào tạo về “đấu thầu” thì chưa có chuyên ngành riêng biệt, mà chỉ

được tiến hành dưới dạng “khoá đào tạo ngắn hạn.

Chẳng hạn, các khoá đào tạo ngắn hạn về “Quản trị dự án và đấu thầu” do Viện Quản trị Kinh doanh và Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng và Tư vấn Đầu tư, Đại học Kinh tế Quốc dân và Trung tâm Phổ biến kiến thức UNESCO thực hiện. Tại đây chương trình đào tạo về đấu thầu chỉ được tiến hành trong thời


gian ngắn từ 2 đến 3 ngày hoặc tương đương được lồng ghép vào trong nội dung của quản lý dự án. Các cơ sở đào tạo này cũng đ cố gắng cập nhật và truyền đạt những kiến thức, kỹ năng mới nhất về đấu thầu cho những người đ từng tham gia tổ chức đấu thầu hoặc nhà thầu.

Qua các khoá học đ được thực hiện tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tác giả luận án nhận thấy những điểm đáng chú ý sau đây:

Thứ nhất, những người đi học rất giàu kinh nghiệm về quản lý dự án,

đấu thầu, tổ chức đấu thầu và tham dự thầu. Tuy nhiên, điều họ thiếu là những kiến thức cập nhật về pháp lý đấu thầu. Họ đ quá quen với những quy định pháp lý về đấu thầu đ lạc hậu theo thời gian. Những quy định mới đều được coi là những điểm xa lạ, dù nó đ có hiệu lực thay thế những điều luật cũ. Thậm chí có học viên của chương trình học năm 2005, nhưng vẫn còn nhớ và sử dụng phương pháp xét thầu theo Nghị định 43/CP (năm 1996) và Nghị định 93/CP (năm 1997) của Chính phủ.

Thứ hai, sự lẫn lộn trong nhận thức của những người học vẫn thường xuyên xẩy ra do họ tham gia quá nhiều các cuộc đấu thầu. Có lúc họ trình bầy phương pháp xét chọn nhà thầu tư vấn thành phương pháp xét chọn nhà thầu xây lắp và mua sắm hàng hoá. Thật đáng tiếc khi có những học viên rất giàu kinh nghiệm nhưng lại tranh luận gay gắt rằng việc mở thầu gói thầu xây lắp lại phải được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo bí mật. Theo lập luận của học viên này, việc lập biên bản mở thầu không được phép công bố giá dự thầu của các nhà thầu, thư giảm giá,... Đó chính là cách thức tiến hành xét thầu tuyển chọn tư vấn mà học viên đó bị lầm lẫn.

Thứ ba, rất nhiều học viên lầm lẫn xử lý sai khi đứng trước các tình huống đấu thầu được các giảng viên và các chuyên gia của Vụ Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tuyển chọn và xây dựng. Có những trường hợp

đơn giản có liên quan đến sửa lỗi số học, hiệu chỉnh sai lệch so với hồ sơ dự thầu nhưng học viên còn lầm lẫn khó hiểu. Chẳng hạn, khi nào thì dùng giá trị tuyệt đối để tính toán, khi nào thì dùng chính sai lệch tăng lên hoặc giảm đi để cộng hoặc trừ vào giá dự thầu đ bị học viên lầm lẫn. Sở dĩ như vậy là vì, trong quy định về sửa lỗi số học. Nếu hồ sơ dự thầu có sai do cộng tăng lên vào giá

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/01/2023