Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài :


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM


Sinh viên thực hiện : HOÀNG THỊ THANH HUYỀN

Lớp : A1- K44A- QTKD.

Giáo viên hướng dẫn : THS. NGUYỄN THÚY ANH


Hà Nội - 2009


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Tên

Nội dung

Trang


Bảng 1

Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp

36


Bảng 2

Tỷ suất lợi nhuận của các loại hình doanh nghiệp và một số ngành kinh tế trọng điểm

40


Bảng 3

Thu nhập hoạt động kinh doanh so với mức trích lập dự phòng

tài chính năm 2008 của một số doanh nghiệp.


44


Bảng 4

Mức độ đầu tư tài chính của một số công ty niêm yết cuối năm

2008


45

Biểu đồ 1

Một số chỉ tiêu kinh doanh của SAM năm 2005 – 2007

48


Bảng 5

So sánh chỉ số sinh lời của SAM với một số doanh nghiệp

niêm yết trong ngành


50

Bảng 6

Nguồn vốn dành cho hoạt động đầu tư của SAM từ giai

đoạn năm 2005- 2008.

51

Bảng 7

Một số chỉ tiêu tài chính của Sacom so với ngành năm 2007

52

Biểu đồ 2

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư tài chính của SAM.

53

Biểu đồ 3

Lượng tiền đầu tư ngắn hạn của Sacom từ năm 2006 - 2008

54

Bảng 8

Một số chỉ tiêu hiệu quả đầu tư tài chính ngắn hạn.

55

Bảng 9

Các chỉ tiêu hoạt động đầu tư chứng khoán dài hạn của

SAM

57

Biểu đồ 4

Biến động giá chứng khoán của HPG, CSG, ALP.

59

Bảng 10

Một số công ty góp vốn đầu tư liên kết của SAM trong giai

đoạn 2007 – 2008

60

Bảng 11

Chỉ tiêu tài chính dự án liên doanh sản xuất cáp quang.

62

Bảng 12

Chỉ tiêu tài chính dự án xây dựng khu Taihan-Sacom

64


Bảng 13

Chỉ tiêu tài chính đầu tư bất động sản xây dựng cao ốc tại Tp.Hồ Chí Minh


66

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp Việt Nam - 1


Biểu đồ 5

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư tài chính dài hạn của Bảo Minh.

72

Biểu đồ 6

Cơ cấu đầu tư dài hạn của Bảo Minh

73


Bảng 14

Một số chỉ tiêu tài chính thể hiện hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của Bảo Minh


75

Biểu đồ 7

Tăng trưởng nguồn vốn của ACB

81

Bảng 15

Nguồn vốn đầu tư của ACB qua các năm

82

Bảng 16

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của ACB

83


Biểu đồ 8

Tỷ trọng giá trị đầu tư chứng khoán giữ đến đáo hạn của

ACB


84

Biểu đồ 9

Thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh

86

Biểu đồ10

Thu nhập từ bán chứng khoán đầu tư năm 2006 – 2008.

87

Biểu đồ 11

Lợi nhuận từ đầu tư dài hạn của ACB.

89

Biểu đồ 12

Sự thay đổi giá chứng khoán từ 6/10/2006 – 13/1/2009

95


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


ĐTTC


Đầu tư tài chính

VCSH


Vốn chủ sở hữu

NHTM


Ngân hàng Thương mại


IAS 39

International Accounting Standards 39

Chuẩn mực kế toán quốc tế số 39


ACB


Asia Commercial Bank

Ngân hàng Thương mại cổ phân Á Châu


LỜI NÓI ĐẦU

T

1. Lý do chọn đề tài:

hị trường tài chính trong những năm gần đây trở thành kênh đầu tư đã hấp dẫn được hầu hết các công ty. Ở nhiều công ty, lĩnh vực

kinh doanh chính đã trở thành phụ và đầu tư tài chính lại trở thành công cụ chính trong hoạt động kinh doanh. Điểm mặt trên thị trường niêm yết, hầu hết các công ty, nhất là các công ty lớn, đầu tư tài chính chiếm tỷ trọng khá lớn và đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh.

Đến nay hoạt động này đã được thực hiện ở nhiều doanh nghiệp và có những thành công nhất định đi cùng với sự phát triển của thị trường tài chính nước ta. Tuy nhiên diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đang lan rộng quy mô toàn cầu lại là bài toán thách thức lớn đối với hoạt động đầu tư tài chính còn khá non trẻ ở các doanh nghiệp Việt Nam. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu hoạt động đầu tư tài chính trong doanh nghiệp Việt Nam để từ đó có cơ sở phân tích thực trạng hoạt động và đề xuất những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả là một vấn đề hết sức cấp bách. Đây cũng là lý do để em đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài viết khoá luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tổng hợp các vấn đề lý luận về hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư tài chính của một số doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2006-2009. Trên cơ sở đó khóa luận đề ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.


3. Phạm vi nghiên cứu

Khoá luận xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu là hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên năng lực có hạn ở khoá luận này em chỉ nghiên cứu trên doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và từ đó so sánh với hoạt động đầu tư của một số loại hình doanh nghiệp khác (không xét đến các doanh nghiệp đầu tư tài chính chuyên nghiệp như các công ty đầu tư tài chính và các quỹ đầu tư tài chính).

Doanh nghiệp hoạt động sản xuất thường coi hoạt động đầu tư tài chính chỉ là một phần nhỏ bên cạnh hoạt động sản xuất- kinh doanh chính. Loại hình này dừng lại phân tích hoạt động đầu tư tài chính của Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu Viễn thông (SAM).

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngoài sản xuất-kinh doanh như lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm. Loại hình này dừng lại phân tích hoạt động đầu tư tài chính của Ngân hàng cổ phần Á Châu, và công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng một số biện pháp nghiên cứu cơ bản:

Phương pháp thu thập số liệu:

- Số liệu thứ cấp: từ các báo cáo, tài liệu của các doanh nghiệp phân tích và tham khảo các tài liệu có liên quan.

- Số liệu sơ cấp: Quan sát, tiếp cận, tìm hiểu và quan sát thực tế.

Phương pháp phân tích số liệu:

- Phương pháp so sánh, tổng hợp: lấy số liệu của doanh nghiệp thực tập so sánh thực tế so với kế hoạch, so với thực tế năm trước và so sánh với doanh nghiệp khác.

Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp này được sử dụng một cách linh hoạt, hoặc kết hợp hoặc riêng lẻ để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.


5. Kết cấu khoá luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo Khoá luận được trình bày trong 3 chương:

Chương I: Lý luận chung về hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp.

Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp Việt Nam.

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp Việt Nam.

Do hạn chế về kiến thức thực tế cũng như nguồn tài liệu, khoá luận này sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sẽ nhận được ý kiến chỉ boả đóng góp từ phía các thầy cô và các bạn để hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu của mình. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt là Thạc sỹ Nguyễn Thuý Anh đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Ngoài ra em cũng rất cám ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình nghiên cứu.


CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP‌‌

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN TÀI CHÍNH

1.1. Khái niệm tài sản tài chính

Tài sản nói chung là các dạng sở hữu có giá trị trao đổi. Tài sản trong doanh nghiệp là tất cả nguồn lực kinh tế mà đơn vị đang nắm giữ, sử dụng cho hoạt động của đơn vị, thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Đơn vị có quyền sở hữu hoăc quyền kiểm soát và sử dụng trong thời gian dài.

- Có giá phí xác định.

- Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng từ các nguồn này.

Xét về khả năng tạo của cải cho Xã hội, tài sản trong doanh nghiệp có thể phân thành tài sản thực (real asset) và tài sản tài chính (financial asset). Tài sản thực là các loại tài sản trực tiếp tham gia quá trình sản xuất hàng hóa - dịch vụ của nền kinh tế như: đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị…Ngược lại, tài sản tài chính là các loại tài sản không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa - dịch vụ, như tiền, chứng khoán và các loại giấy tờ có giá… Các loại tài sản này chỉ là những chứng chỉ bằng giấy hoặc có thế là những dữ liệu trong máy tính, sổ sách. Những tài sản này không thể hiện của cải giàu có của xã hội mà chỉ tham gia đóng góp vào khả năng sản xuất của nền kinh tế một cách gián tiếp, bởi vì chúng cho phép tách biệt quyền sở hữu ra khỏi giá trị doanh nghiệp và tạo điều kiện hỗ trợ cho việc chuyển giao các nguồn vốn các cơ hội đầu tư hấp dẫn thực sự, các tài sản tài chính mang lại của cải cho các cá nhân và tổ chức nắm giữ chúng.

Do vậy các tài sản thực là các tài sản tạo thu nhập còn các tài sản tài chính xác định sự phân bổ thu nhập giữa các nhà đầu tư. Các cá nhân có thể


lựa chọn giữa chi tiêu trong hiệu tại hoặc để dành đầu tư trong tương lai. Để đầu tư trong tương lai họ có thể chọn tài sản tài chính.

Tài sản tài chính là việc giữ một giá trị cho phép nhận một khoản tiền (hoặc có tính thanh khoản tương đương tiền) trong tương lai, hoặc khi kỳ hạn chấm dứt, hoặc khi bán lại tài sản đó cho bên thứ ba một cách trực tiếp hoặc thông qua trung gian. Tài sản tài chính vừa chứa đựng tính rủi ro nhưng cũng hứa hẹn một khoản lợi nhuận, một khả năng sinh lời hay một giá trị thặng dư. Tài sản tài chính như là phương tiện cho các cá nhân giữ quyền lợi của mình trên các tài sản thực trong một nền kinh tế phát triển.1

Tài sản tài chính được hiểu như là một hợp đồng giữa hai bên trong đó người sở hữu tài sản nhận được quyền hưởng các thu nhập trong tương lai bằng việc bỏ vốn. Tính thanh khoản và chuyển đổi của tài sản tài chính còn phụ thuộc vào sự tồn tại của thị trường mà ở đó người ta có thể trao đổi, mua bán các tài sản tài chính, cũng như phụ thuộc vào mức độ thanh khoản của thị trường này.

Tài sản tài chính tồn tại dưới các hình thức:

- Chứng khoán.

- Bất động sản đầu tư.

- Góp vốn liên doanh.

- Cho thuê tài chính.

1.2. Chức năng của tài sản tài chính.

Có 2 chức năng cơ bản:

- Tài sản tài chính là phương tiện để dòng tài chính có thể dịch chuyển từ nơi dư thừa sang nơi đang thiếu, hoặc có cơ hội đầu tư sinh lợi.



1 Các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính_Nguyễn Văn Luân (chủ biên); Trần Việt Hoàng, Cung Trần Việt / NXB ĐH quốc gia TP.Hồ Chí Minh 2007.

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí