Một số giải pháp chiến lược kinh doanh cho ngân hàng VPBank Hòa Bình giai đoạn 2011-2015 - 14


quy định rõ thời gian tự hoàn thiện các kỹ năng làm việc.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực , chú trọng công tác đào tạo tại chỗ, có kế hoạch luân chuyển nhân sự, đảm bảo mỗi nhân viên không chỉ giỏi nghiệp vụ chuyên môn mà còn nâng cao sự hiểu biết tổng quát về ngân hàng.

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn ngắn hạn cho các nhân viên về công năng sản phẩm, dịch vụ hiện có . Vì năng lực chuyên môn của nhân viên thể hiện ở sự tinh thông các nghiệp vụ ngân hàng.

- Theo từng định kỳ nhất định, VPBank Hòa Bình nên mở các cuộc sát hạch, kiểm tra ở từng bộ phận khác nhau trong chi nhánh để đánh giá lại trình độ năng lực nhân viên hiện có của mình. Sau đó gửi kết qủa đánh giá điểm mạnh, điểm yếu đến từng nhân viên để họ biết mà hoàn thiện điểm yếu của mình. Đồng thời phát hiện ra những nhân viên giỏi để quy hoạch nguồn cán bộ quản lý, tránh bị động khi mở thêm phòng giao dịch hay cán bộ hiện nay nghỉ hoặc chuyển công tác sang nơi khác.

3.4.1.3 Chính sách quản lý nhân sự, lương, đãi ngộ

Xây dựng bảng mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc cho từng vị trí công tác trong ngân hàng để nhân viên biết mình phải làm gì, biết phải cống hiến, phấn đấu và học tập đạt trình độ nào thì được đảm trách chức vụ cao hơn. Đồng thời, qua đó ngân hàng có thể theo dõi, đánh giá công tác của từng người chính xác, bổ nhiệm kịp thời, tránh dòng chất xám chảy qua các ngân hàng khác.

Xây dựng chính sách lương, thưởng không chỉ dựa trên cơ sở lợi nhuận, thâm niên công tác mà phải kết hợp với sự tiến bộ của nhân viên về kiến thức và kỹ năng hỗ trợ cho công việc như ngoại ngữ, công nghệ thông tin, nhằm khuyến thích nhân viên tự đào tạo lại mình.

Xây dựng chế độ ưu đãi đặc biệt như xếp bậc lương cao nhằm thu hút nhân

sự giỏi từ nơi khác về cộng tác với VPBank Hòa Bình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

3.4.1.4 Chính sách đề bạt, bố trí nguồn nhân lực

Cùng với việc đào tạo và đào tạo lại, việc đề bạt và bố trí nhân lực sẽ giúp phát huy hết khả năng của từng nhân viên và đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho VPBank Hòa Bình. Ban lãnh đạo cần phải nắm được trình độ và năng lực của nhân

Một số giải pháp chiến lược kinh doanh cho ngân hàng VPBank Hòa Bình giai đoạn 2011-2015 - 14


viên để có sự phân công lao động hợp lý giữa các bộ phận. Thường xuyên kiểm tra đánh giá hoạt động của từng bộ phận. Từ đó có thể bố trí lại hoặc luân chuyển nhân viên đến vị trí thích hợp hơn, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tinh thần sáng tạo và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình, qua đó có thể đánh giá năng lực của nhân viên và bố trí công việc cho phù hợp.

Thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch, phát triển cán bộ một cách công khai dân chủ để tạo cán bộ nguồn, tăng cường bồi dưỡng phẩm chất chính trị đi đôi với việc quy hoạch cán bộ lãnh đạo, định hướng phấn đấu đối với đối tượng quy hoạch.

3.4.2 Giải pháp MAKETING

3.4.2.1 Nghiên cứu thị trường

Đối với nghiên cứu thị trường VPBank Hòa Bình cần tập trung vào 2 vấn đề sau:

- Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh dựa trên cơ sở so sánh sản phẩm, lãi suất, các hoạt động quảng cáo, mạng lưới…một cách thường xuyên. Đó là những ngân hàng: Vietinbank, Agribank, BIDV trên cùng địa bàn thông qua đó có thể xác định lĩnh vực cạnh tranh thuận lợi và bất lợi đối với VPBank Hòa Bình. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chủ động xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh song song với những đối thủ cạnh tranh và không đụng chạm đến các đối thủ cạnh tranh đứng phía sau. Chi nhánh cần chủ động nắm bắt thị trường tại địa bàn (hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, kiều hối…) để phát triển dịch vụ tương ứng.

- Nghiên cứu khách hàng của ngân hàng, bởi muốn giữ được khách hàng là nhờ sự hài lòng, thu hút được khách hàng là nhờ giá trị dành cho khách hàng cao hơn đối thủ cạnh tranh. Như vậy cần nghiên cứu sự hài lòng và những cảm nhận của khách hàng về giá trị bằng cách gửi phiếu thăm dò (xem phụ lục) đến khách hàng để xây dựng chính sách khách hàng hợp lý.

3.4.2.2 Thực hiện Marketing Mix

Đưa ra các chính sách marketing xoay quanh : s ản phẩm, giá cả, chiêu thị.

Đối với chính sách sản phẩm:

Chi nhánh cần nắm bắt kịp thời các chỉ đạo, hướng dẫn của VPBank Việt

nam trong việc phát triển, mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đặc


biệt sản phẩm mới có tính chất thời cơ, thời điểm để chủ động có kế hoạch triển khai. Trong giai đoạn này bên cạnh việc tập trung khai thác các sản phẩm dịch vụ có thế mạnh mang lại nguồn thu lớn như: huy động vốn, tín dụng, thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, chi nhánh cần chú trọng đến các sản pẩm dịch vụ bán lẻ như thanh toán lương, SMSBanking, Internet Banking và các sản phẩm mới triển khai như mua hàng trực tuyến, thanh toán trực tuyến trên Internet, thanh toán hoá đơn qua ATM và tại quầy, kết nối thanh toán chứng khoán trực tuyến…

Thực hiện một chính sách đa dạng hóa loại hình sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo đúng định hướng phát triển của một ngân hàng hỗn hợp. Đảm bảo cung cấp dịch vụ khép kín đối với các khách hàng thuộc Chi nhánh và trong hệ thống, kèm chính sách bán chéo sản phẩm dịch vụ giữa dịch vụ ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ khác của các Công ty VPBank như Công ty Bảo hiểm, Công ty Chứng khoán. Trong đó xây dựng cụ thể lộ trình phát triển cho từng loại hình dịch vụ cụ thể.

Hoàn thiện mô hình hoạt động mua bán giữa Công ty chứng khoán và các Chi nhánh, từng bước phát triển khách hàng, mở rộng thị trường hoạt động, gắn với phát triển sản phẩm dịch vụ mới.

Đối với chính sách giá:

Hiện nay, VPBank Hòa Bình định giá các sản phẩm dịch vụ căn cứ vào giá do VPBank Việt Nam quy định. VPBank đang dẫn đầu về ưu đãi lãi suất và phí dịch vụ thấp trên thị trường, VPBank Việt Nam đã công bố dành 3.000 tỷ VNĐ ưu đãi đối với các doanh nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh.

Về lãi suất tiền gửi thì đã phù hợp đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác nhưng VPBank Hòa Bình cần có chính sách về giá, cụ thể là: Đối với khách hàng chiến lược thì chi thêm lãi tiền gửi ngoài mức lãi đang áp dụng, nhưng nằm trong biên độ giao động cho phép của VPBank Việt Nam hoặc tặng phiếu mua hàng, phiếu xăng.

Đối với chính sách chiêu thị:

Tăng cường chuyển tải thông tin đến đa số công chúng bằng các tờ rơi giới thiệu tính năng từng dịch vụ, sản phẩm một cách ngắn gọn dễ hiểu nhằm giúp


khách hàng cập nhật, nhất quán về các sản phẩm dịch vụ mà Ngân hàng đang cung cấp. Từ đó, khách hàng có thể nắm được cách thức sử dụng, lợi ích các sản phẩm, dịch vụ này.

Thông qua chính cán bộ nhân viên của VPBank Hòa Bình vận động khách hàng pháp nhân, cá nhân có quan hệ tiền gửi, tiền vay sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng. Các nhân viên là người hiểu tính chất, đặc điểm của sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình và cũng là người trực tiếp giao dịch với khách hàng cho nên có thể thành công trong việc truyền đạt, hướng dẫn, thuyết phục khách hàng hơn bất cứ hình thức quảng cáo nào khác.

Định kỳ nên tổ chức hội nghị khách hàng, thông qua cách tiếp xúc trực tiếp này, VPBank Hòa Bình có thể tìm hiểu thêm về nhu cầu của khách hàng cũng như nhận được những đánh giá về cung cách phục vụ, chất lượng sản phẩm mà Ngân hàng cung cấp. Từ đó đưa ra giải pháp khắc phục nhằm ph ục vụ khách hàng tốt hơn và nâng cao thương hiệu VPBank Hòa Bình.

3.4.3 Giải pháp công nghệ

Các giải pháp công nghệ được xem xét dưới 2 góc độ: Hệ thống công nghệ

thông tin(phần mềm, phần cứng) và nhân sự công nghệ thông tin.

3.4.3.1 Hệ thống công nghệ thông tin

- Hệ Thống Phần mềm: Hệ thống phần mềm Core Banking T24 áp dụng từ năm 2008 và được nâng cấp lên bản R9 đã mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng và khách hàng thông qua việc quản lý và kết nối trực tuyến toàn hệ thống (gửi tiền nơi này có thể rút ở nơi khác trong hệ thống VPBank). Đây là một hệ thống phần mềm chuyên biệt hiện đại của thụy sỹ được hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam hiện nay sử dụng. Tuy nhiên VPBank cần đảm bảo tính bảo mật cao hơn nữa vì các dịch vụ ngân hàng điện tử được xây dựng trên mạng viễn thông công cộng, lại hoạt động trên môi trường Web nên chứa đựng nhiều rủi ro. Do vậy hệ thống cần đảm bảo tính bảo mật cao về đường truyền dữ liệu, chú trọng thực hiện các giải pháp an ninh mạng triệt để hơn như thiết lập các tường lửa bằng cả phần cứng và phần mềm, trang bị công nghệ hiện đại để phòng chống xâm nhập và


phát hiện các hành vi đánh cắp dữ liệu...., trong phòng máy lắp đặt camera theo dõi, khi cán bộ điện toán ra khỏi phòng máy phải khoá cửa để có thể tránh những thiệt hại có thể xảy ra cho ngân hàng và khách hàng.

Hệ thống Phần cứng:

+ Tất cả các máy tính từ trụ sở đến các phòng giao dịch đã sử dụng được một thời gian cần nâng cấp, thay thế máy có cấu hình cao, tránh trường hợp sử dụng các máy tính có cấu hình thấp, không đủ mạnh để chạy các chương trình ứng dụng hiện đại

+ Bên cạnh hệ thống chính thức, VPBank Hòa Bình cần phải có hệ thống dự phòng luôn trong trạng thái sẵn sàng. Ngoài hệ thống online, phải có hệ thống dự phòng để sử dụng đảm bảo cho các giao dịch hàng ngày tại chi nhánh hoạt động bình thường trong trường hợp tắc nghẽn, máy chủ bị lỗi.

+ Hệ thống công nghệ phải có tính mở rộng để có thể đảm bảo được nhu cầu mở rộng hệ thống mạng lưới trong quá trình hoạt động, sẽ không làm ngưng trệ hoạt động của VPBank Hòa Bình khi tiến hành kết nối thêm hệ thống.

3.4.3.2 Nhân sự công nghệ thông tin

Khả năng hoạt động hiện hữu của hệ thống công nghệ và việc đưa ra các sản phẩm mới phụ thuộc nhiều vào đội ngũ nhân viên IT. Do đó ngân hàng cần tuyển chọn và đãi ngộ hợp lý cán bộ giỏi chuyên môn trong lĩnh vực IT. Đồng thời trong công tác liên quan đến IT do các phòng khác yêu cầu cần thể hiện trên biên bản để xác định trách nhiệm, tiến độ thực hiện của từng bộ phận, tuyệt đối xoá đi quan điểm nhờ nhau, phối hợp… dẫn đến sự thiếu trách nhiệm v à tranh cãi.

- Tạo điều kiện cho CBNV theo học các khóa tin học cần thiết cho công việc

cũng như điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin lĩnh vực t ài chính ngân hàng.

3.4.4 Giải pháp quản lý chất lượng dịch vụ

Áp dụng các tiêu chuẩn cho điểm giao dịch:

- Mặt tiền bên ngoài điểm giao dịch và khu vực đón tiếp khách hàng luôn gọn gàng sạch sẽ.


- Đảm bảo thông tin cung cấp cho khách hàng chính xác và cập nhận tại điểm

giao dịch.

- Không gian chung điểm giao dịch được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ và trang thiết bị/vật dụng phục vụ giao dịch đầy đủ, bố trí hợp lý.

- Không gian bàn quầy giao dịch được xắp xếp gọn gàng, sạch sẽ và trang thiết bị/vật dụng phục vụ giao dịch đầy đủ, bố trí hợp lý.

- Cán bộ nhân viên điểm giao dịch đảm bảo tính thân thiện và chuyên nghiệp

- Bảo vệ, nhân viên an ninh diện mạo nghiêm túc, làm đúng nhiệm vụ, tạo lòng tin cho khách hàng.

- ATM tại điểm giao dịch (nếu có) sạch sẽ và đủ tiền.

Đưa ra bộ tiêu chuẩn cho nhân viên giao dịch

- Diện mạo GDV lịch sự, chuyên nghiệp, phù hợp nơi công sở.

- Đảm bảo về tuân thủ thời gian làm việc.

- Đảm bảo khu vực xung quanh GDV gọn gàng, sẵn sàng, sạch sẽ.

- Thái độ của GDV khi bắt đầu/ trong và khi kết thúc giao dịch với khách hàng.

- Nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng sử lý giao dịch nhanh tróng chính xác.

3.4.5 Phát triển mở rộng mạng lưới, kênh phân phối thanh toán.

Định hướng phát triển của VPBank Hòa Bình là trở thành ngân hàng bán lẻ nên việc mở rộng mạng lưới là cấp bách, ngay từ thời điểm này phải xây dựng cho mình một mạng lưới đủ mạnh. Nhưng việc mở mạng lưới phải phù hợp với quy mô, tương thích với khả năng tài chính, khả năng kinh doanh, nguồn nhân lực và quy mô hoạt động. Hiện tại, VPBank Hòa Bình có thể:

Thành lập mới Phòng giao dịch ở phường Đồng Tiến, Chăm Mát, huyện Lương Sơn theo đề án đã được VPBank Việt Nam phê duyệt để hoàn tất mô hình mạng lưới. Đồng thời củng cố và nâng cấp phòng giao dịch hiện có, từng bước bổ sung chức năng nhiệm vụ và phân quyền hợp lý hơn cho các phòng giao dịch nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ thông qua mạng lưới các điểm giao dịch.


Xây dựng các điểm chấp nhận thể POS, các máy ATM tại các Trung tâm thương mại, các khu dâu cư và khu đô thị mới trên địa bàn trú đóng và vùng lân cận trong xu thế thị trường thẻ đang bị thu hẹp nhanh chóng. Đưa thêm nhiều kênh phát hành thẻ (lắp đặt thêm 5 máy ATM, 10 má y POS), có thể nghiên cứu triển khai hình thức hợp tác với các Trung tâm thương mại, Siêu thị... để phát hành thẻ cho người dân trên cơ sở chia phí giữa hai bên.

3.4.6 Các chương trình điều chỉnh chiến lược

Các giải pháp thực hiện chiến lược được tính toán trên cơ sở phân bổ nguồn lực hợp lý giữa các kế hoạch kinh doanh và định hướng phát triển đến năm 2015 của VPBank Hòa Bình. Để thực hiện chiến lược hiệu quả, chi nhánh cũng tính đến các hoạt động điều chỉnh chiến lược tại từng thời điểm một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Các hoạt động điều chỉnh được thực hiện từ đội ngũ lãnh đạo chi nhánh nhằm xem xét lại hiệu quả của việc thực hiện chiến lược trong từng giai đọan phù hợp với các yếu tố nội bộ chi nhánh, của các phòng giao dịch trực thuộc hoặc những vấn đề phát sinh từ môi trường bên ngoài.

Các hoạt động điều chỉnh chiến lược được triển khai dựa trên cơ sở rà soát các hoạt động và tìm kiếm sự hợp tác thực hiện của các đơn vị thành viên, các bộ phận nghiệp vụ và từng cá nhân trong VPBank Hòa Bình.

3.5 DỰ BÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN KHI TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC

Giải pháp chiến lược kinh doanh của VPBank chi nhánh Hòa Bình được lập để thực hiện những mục tiêu phát triển chi nhánh trên cơ sở hợp lý hóa các nguồn lực sẵn có. Phương pháp sử dụng để dự báo kết quả chiến lược là Phương pháp liên hệ xu hướng trên cơ sở các số liệu đã có trong quá khứ và quy luật phát triển của các yếu tố để dự báo kết quả thực hiện chiến lược nhằm đánh giá khả năng thành công của chiến lược.

Suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam đặc biệt từ năm 2008 đến nay. Kinh tế trong nước năm 2011cho thấy lạm phát còn rất cao, nhập siêu kéo dài, tuy có giảm nhưng vẫn còn lớn, sản xuất, kinh doanh của


nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do chi phí đầu vào, giá nguyên, nhiên, vật liệu thế giới tăng mạnh, lãi suất lên cao gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Chính phủ đã lựa chọn mục tiêu cho giai đoạn 2011 – 2015 với chiến lược ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát để làm đòn bẩy tăng trưởng. Theo đó tăng trưởng GDP của giai đoạn này vẫn được đặt ở kế hoạch 7-7.5%/năm nhưng riêng trong 2 năm 2012 – 2013, các chỉ tiêu sẽ được điều chỉnh giảm để phù hợp với tình hình kinh tế và mục tiêu tăng trưởng.

Chính phủ đã đặt ra mục tiêu trọng tâm của năm 2012 và của các năm tiếp theo là tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế được đưa ra là tái đầu tư công trên tinh thần giảm quy mô, tăng hiệu quả và chất lượng của đầu tư công cùng các biện pháp huy động vốn của nền kinh tế cho lĩnh vực này. Tiếp đó là tái cơ cấu doanh nghiệp, trong đó tập trung tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mà chủ yếu là các tập đoàn và tổng công ty. Thị trường tài chính mà cụ thể là các ngân hàng, định chế tài chính cũng sẽ được tái cơ cấu theo định hướng giảm số lượng, tăng quy mô tăng chất lượng, đảm bảo an toàn tài chính.

Ngân hàng nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, giữ mặt bằng lãi suất để kiềm chế lạm phát, và tăng trưởng kinh tế ở mức đề ra.

3.5.1 Dự báo quy mô tổng tài sản chi nhánh

Với việc áp dụng các chiến lược kinh doanh khác nhau ứng với từng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng khác nhau, kết hợp với các chiến lược kinh doanh bộ phận chức năng như đã đề cập ở phần trên, dự kiến trong thời gian tới có thể đạt được các chỉ tiêu chiến lược như sau:

- Tổng tài sản: Với chiến lược tăng trưởng tập trung, VPBank Hòa Bình có khả năng đạt được tốc độ tăng trưởng tăng thêm bình quân trong 2 năm 2012 và 2013 là 50%/năm, sang 2 năm tiếp theo 2014 và 2015 đặt tốc độ tăng trưởng tăng thêm bình quân khoảng 30%/năm, sẽ vượt mức chi tiêu kế hoạch đề ra của VPBank Việt Nam đến năm 2015. Như vậy sẽ nâng quy mô của chi nhánh lên cấp 1 với tổng tài sản trên

1.000 tỷ đồng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023