Can Thiệp Dự Phòng Bằng Uống Thuốc Tăng Cường Miễn Dịch (Broncho - Vaxom)


chưa đến kỳ NVYTTB đến thăm gia đình, nhưng trẻ đó bị ốm thì phải báo cho NVYTTB để ghi vào sổ theo dõi.

2.4.4. Can thiệp dự phòng bằng uống thuốc tăng cường miễn dịch (Broncho - Vaxom)

Thuốc Broncho- Vaxom đã được các nhà khoa học chứng minh là có hiệu quả và đã được đưa ra sử dụng. Tuy nhiên vấn đề sử dụng thuốc này có hiệu quả như thế nào ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn và dân tộc thiểu số, cộng đồng người dân ở đây có chấp nhận sử dụng thuốc hay không? những vấn đề này chưa có nghiên cứu nào đề cập đến. Đó cũng là câu hỏi cho nghiên cứu này.

- Thuốc: Broncho - Vaxom chất chiết xuất của 8 loại vi khuẩn hay gây nhiễm khuẩn hô hấp (Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Neisseria catarrhalis, Klebsiella pneumoniae, Klebsiella ozaenae, Steptococus pyogenes, Steptococus viridans, Staphylococcus aureus).

+ Viên nang cho trẻ em: 3,5 mg chất ly giải vi khuẩn đông khô.

+ Liều điều trị dự phòng: Mỗi ngày uống một viên khi đói, dùng 10 ngày liền trong mỗi tháng, dùng trong 3 tháng liên tục (dùng 3 đợt, mỗi đợt 10 ngày )

+ Nhà sản xuất: OM PHARMA -1217 Meyrin 2. Geneva. Thụy Sỹ

+ SĐK: VN – 594401.

- Cách thức triển khai: [phụ lục 9, phụ lục 10].

+ Cán bộ y tế xã lập sổ theo dõi cho từng trẻ, phát thuốc và hướng dẫn cho bà mẹ cách dùng thuốc và nhắc bà mẹ khi cho trẻ uống thuốc phải ghi rõ ngày tháng uống thuốc vào phiếu đã được phát. Sau 10 ngày uống thuốc của một đợt, cán bộ thu lại phiếu nộp cho nhóm nghiên cứu để rút kinh nghiệm cho đợt uống sau.

+ Cán bộ y tế xã thăm hộ gia đình trẻ 2 tuần/1 lần để đánh giá tình hình sức khỏe của trẻ trong năm 2008.

2.4.5. Triển khai theo dõi dọc trẻ mắc NKHHC đến trạm y tế xã [phụ lục 8]

Cán bộ y tế xã lập sổ theo dõi trong 2 năm can thiệp ở các xã can thiệp và các xã chứng để đánh giá tình hình trẻ mắc NKHHC đến trạm y tế xã khám và điều trị.


2.4.6. Giám sát các hoạt động can thiệp

- Giám sát trực tiếp: Do nghiên cứu sinh (NCS) cùng các giảng viên của Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên và một cán bộ của Trạm y tế đã được tập huấn về các nội dung hoạt động. Các giám sát viên sẽ:

+ Tham gia giao ban hàng tháng với cán bộ y tế xã và NVYTTB.

+ Tham dự buổi truyền thông do CBYT, NVYTTB thực hiện.

+ Hỏi trực tiếp các bà mẹ trong diện can thiệp.

Từ đó kịp thời giải quyết những khó khăn mới phát sinh, giúp đỡ giải quyết những vướng mắc để các hoạt động được thực hiện theo đúng tiến độ, đúng yêu cầu và đảm bảo chất lượng.

- Thời gian giám sát: Thường qui 1 lần/1 tháng.

2.4.7. Đánh giá sau can thiệp

Đối với nhóm chứng và nhóm can thiệp:

- Điều tra cắt ngang sau can thiệp để đánh giá tỷ lệ mắc NKHHC và so sánh nhóm chứng – can thiệp để đánh giá hiệu quả can thiệp.

- Điều tra cắt ngang sau can thiệp để đánh giá KAP của bà mẹ về NKHHC và so sánh hai nhóm để đánh giá hiệu quả can thiệp.

- Điều tra cắt ngang sau can thiệp để đánh giá sự thay đổi các yếu tố liên quan

- Theo dõi dọc trẻ mắc NKHHC đến Trạm y tế xã khám và điều trị để đánh giá tình hình sử dụng dịch vụ y tế ở nhóm chứng và nhóm can thiệp.

Đối với nhóm can thiệp:

- Dựa vào kết quả theo dõi dọc mắc NKHHC của trẻ từ lần 1 đến lần cuối trong 2 năm can thiệp, để đánh giá mật độ mắc mới NKHHC theo năm và đợt mắc NKHHC theo mùa.

- Theo dõi dọc nhóm trẻ uống thuốc tăng cường miễn dịch để đánh giá mức độ mắc bệnh và tình hình sử dụng kháng sinh trước và sau khi uống thuốc.

Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng bằng phương pháp định tính

Nghiên cứu viên thực hiện ghi băng trong quá trình phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Những thông tin chính được ghi chép lại.


2.5. Phương pháp xử lý số liệu

- So sánh các chỉ số theo phương pháp thống kê y học, được kiểm định bằng các test thống kê: t – test và χ2 test

- Tính chỉ số OR (Odds Ratio) và 95 % CI của OR để đánh giá mức độ liên quan của các yếu tố.

- Đánh giá các yếu tố liên quan theo mô hình hồi quy logistic thông qua OR hiệu chỉnh để xác định độ mạnh của yếu tố liên quan và loại trừ yếu tố nhiễu

- So sánh hai giá trị trung bình bằng t- test

- Đánh giá sự thay đổi tỷ lệ mắc bệnh bằng thuật toán so sánh 2 tỷ lệ phần trăm.

- Đánh giá hiệu quả can thiệp bằng chỉ số hiệu quả và hiệu quả can thiệp.


+ Chỉ số hiệu quả: CSHQ (%) =

p1 p2

p1


100

Trong đó: p1 là tỷ lệ chỉ số cần đánh giá ở thời điểm trước can thiệp p2 là tỷ lệ chỉ số cần đánh giá ở thời điểm sau thiệp.

+ Hiệu quả can thiệp: HQCT (%) = CSHQ can thiệp - CSHQ đối chứng

- Các số liệu được sử lý trên máy vi tính bằng các phần mềm Epidata, SPSS 16.0, EPI-INF0 6.04 và Excel.

- Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với giải pháp can thiệp: Gỡ băng, ghi chép lại, phân nhóm thông tin theo nội dung đánh giá và nhận định kết quả.

2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu này đều được sự chấp thuận và hỗ trợ của Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn, Trưởng phòng y tế, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Đồng thời lãnh đạo chính quyền và y tế các địa phương nghiên cứu đều cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để triển khai nghiên cứu. Phần nghiên cứu can thiệp cũng được sự giúp đỡ về chuyên môn kỹ thuật của Trung tâm TT- GDSK của Sở Y tế, tỉnh Bắc Kạn.

Tất cả các bà mẹ trong diện nghiên cứu đều được thông báo, giải thích rõ về nghiên cứu. Vì thế, họ đều tự nguyện tham gia và nhiệt tình hợp tác.

Giải pháp can thiệp phù hợp với nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam nói chung và khu vực miền núi, vùng cao, dân tộc thiểu số nói riêng mang lại lợi ích là cải thiện và nâng cao sức khỏe cho trẻ em, vì vậy đã được


cộng đồng chấp nhận và có thể nhân rộng tới các địa bàn khác tương tự nhằm tăng cường sự hưởng lợi cộng đồng.

2.7. Phương pháp xử lý hạn chế sai số

- Hạn chế các yếu tố gây nhiễu do kỹ thuật thu thập thông tin: Các cán bộ tham gia nghiên cứu đều là giảng viên ở Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, Bác sỹ ở khoa Vi sinh bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên, cán bộ ở Trung tâm TT- GDSK của Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn. Trước khi tiến hành nghiên cứu thì tập huấn và thống nhất tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh và các tiêu chí nghiên cứu cho các cán bộ nghiên cứu.

- Giảng viên Bộ môn Nhi của Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã tập huấn về cách đánh giá, phân loại, xử trí và tham vấn về NKHHC cho cán bộ y tế xã và NVYTTB, để hạn chế được sai sót trong quá trình theo dõi trẻ.

- Cán bộ ở Trung tâm TT - GDSK của Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành tập huấn về kỹ năng TT - GDSK cho cán bộ y tế xã và NVYTTB.

- Thực hiện các kỹ thuật đo Vi khí hậu ở các địa điểm trên cùng loại máy. Trước khi đo, chuẩn máy chính xác, đo theo đúng thường quy kỹ thuật của viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường và do cán bộ giảng dạy của Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp, Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên thực hiện.

- Trong suốt thời gian can thiệp và theo dõi dọc số liệu về bệnh NKHHC, cứ trẻ nào vượt quá 60 tháng tuổi sẽ ngừng theo dõi và những trẻ mới sinh được lấy vào để theo dõi. Giai đoạn cuối cùng, thu thập số liệu sau can thiệp được tiến hành vào cùng thời gian như ở giai đoạn thu thập số liệu đầu vào của nghiên cứu. Trước khi nghiên cứu được triển khai, toàn bộ cán bộ nghiên cứu, cán bộ y tế và NVYTTB đều được tập huấn kỹ về nhiệm vụ được phân công đảm nhận. Loại bỏ những đối tượng nghiên cứu thiếu hợp tác và không tuân thủ qui trình nghiên cứu ra khỏi mẫu nghiên cứu.

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp (khung lô gíc của vấn đề nghiên cứu)


Câu hỏi NC

Nội dung NC

Chỉ số NC

Đối tượng

Phương pháp

Mục tiêu 1: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Thực trạng NKHHC

ra sao?


Khám phát hiện bệnh

- Tỷ lệ mắc NKHHC

-Tỷ lệ mắc NKHH trên/dưới cấp

- Phân bố NKHHC theo nhóm tuổi

Trẻ

< 5 tuổi

Khám lâm sàng,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Cạn - 7


Câu hỏi NC

Nội dung NC

Chỉ số NC

Đối tượng

Phương pháp



- Phân bố NKHHC theo giới, dân tộc

- Phân bố NKHHC theo khu vực

- Phân bố NKHHC theo học vấn mẹ, tuổi mẹ, nghề nghiệp mẹ, điều kiện

vệ sinh nhà ở ...



phỏng vấn mẹ, người chăm sóc trẻ

Mục tiêu 2: Xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp

Yếu tố nào có thể liên quan đến NKHH

dưới cấp?

KAP của bà mẹ


KAP của bà mẹ đối với NKHH dưới cấp


Các bà mẹ

Phỏng vấn trực tiếp, quan sát trực

tiếp. Tính χ2, P, OR



Trình độ


Học vấn mẹ với NKHH dưới cấp


Tình trạng tiêm chủng với NKHH dưới cấp


Thời gian cai sữa với NKHH dưới cấp

Các bà mẹ

Phỏng vấn

trực tiếp. Tính χ2, P,

học vấn


OR

mẹ, tình trạng tiêm

chủng và

Trẻ < 5 tuổi

Sổ sách trạm y tế, hỏi bà

mẹ.Tính χ2, P,

thời gian


OR

cai sữa của trẻ


Các bà mẹ

Phỏng vấn

trực tiếp. Tính χ2, P,



OR

Điều kiện vệ sinh nhà ở

Loại nhà, tình trạng nhà, bếp đun trong nhà, khoảng cách chuồng

gia súc, hút thuốc lá, thuốc lào với NKHH dưới cấp


Các hộ gia đình

Quan sát trực tiếp, phỏng vấn

Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp tại cộng đồng.

Can thiệp có hiệu

quả hay

Đánh giá

đầu vào (Trước can

Tỷ lệ hiện mắc NKHHC trước và sau can thiệp

trẻ < 5 tuổi

Khám lâm sàng


Phỏng vấn trực tiếp, quan sát trực tiếp


Quan sát trực tiếp, phỏng vấn

không so với nhóm

chứng ?

thiệp) và

đánh giá

đầu ra (sau


Tỷ lệ bà mẹ có thay đổi KAP sau can thiệp

các bà mẹ


can thiệp)




về lâm sàng và 1 số yếu tố liên quan

Tỷ lệ hộ gia đình có cải thiện điều kiện vệ sinh nhà ở sau can thiệp: Loại nhà, tình trạng nhà, bếp đun

trong nhà, khoảng cách chuồng


Các hộ gia đình



gia súc, hút thuốc lá, thuốc lào …



Câu hỏi NC

Nội dung NC

Chỉ số NC

Đối tượng

Phương pháp



Tỷ lệ trẻ tiêm chủng đủ, đúng lịch sau can thiệp

Tỷ lệ trẻ được cải thiện về thời gian cai sữa

Trẻ < 5 tuổi

Trẻ < 5 tuổi

Phỏng vấn mẹ, sổ sách của trạm Phỏng vấn

mẹ

Đánh giá tình hình trẻ đến trạm y tế xã khám và điều trị ở nhóm chứng và nhóm can

thiệp


- Đợt trẻ mắc NKHHC đến trạm

- Tỷ lệ trẻ được điều trị tại trạm

- Tỷ lệ trẻ được điều trị bằng kháng sinh

- Tỷ lệ trẻ được hướng dẫn chăm sóc tại nhà

- Tỷ lệ trẻ được chuyển tuyến


Trẻ dưới 5 tuổi


sổ theo dõi dọc của cán bộ y tế xã về tình hình trẻ đến trạm y tế xã khám và điều trị)

Tại các xã can thiệp sau 2 năm

(2007 và

2008), tỷ

lệ mắc NKHHC

có được cải thiện không?


Theo dõi dọc


- Mật độ mới mắc theo năm

- Đợt mắc NKHHC theo mùa


Trẻ < 5 tuổi


YTTB Thăm hộ gia đình

Tại các xã





can thiệp,





trẻ uống





Broncho – Vaxom có làm giảm: Tần suất mắc, mức độ nặng của bệnh và mức độ

dùng


- Cho trẻ uống thuốc

- Theo dõi dọc

- Đợt mắc bệnh khi dùng Broncho - Vaxom

- Tỷ lệ mắc bệnh trong khi dùng Broncho - Vaxom

- Đợt sử dụng kháng sinh khi dùng Broncho - Vaxom

- Tỷ lệ trẻ phải dùng kháng sinh khi dùng Broncho - Vaxom


Trẻ < 5 tuổi


CBYT xã Thăm hộ gia đình

kháng sinh





hay





không?






Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Thông tin chung về địa điểm nghiên cứu

Bảng 3.1. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội tại khu vực nghiên cứu



Chỉ số nghiên cứu

Nhóm can thiệp (n = 593)

Nhóm chứng (n = 456)


p

n

%

n

%

Nhóm tuổi mẹ

Dưới 20 tuổi

Từ 20 - 35 tuổi

Trên 35 tuổi

13

514

66

2,2

86,7

11,1

10

403

43

2,2

88,4

9,4

p> 0,05

p> 0,05

p> 0,05


Mù chữ, biết

đọc, biết viết

30

5,1

14

3,1

p> 0,05

Trình độ học vấn của mẹ

Tiểu học THCS

153

335

25,8

56,5

95

272

20,8

59,6

p> 0,05

p> 0,05


THPT

75

12,6

75

16,4

p> 0,05

Dân tộc mẹ

Thiểu số

Kinh

459

134

77,4

22,6

349

107

76,5

23,5

p> 0,05

p> 0,05

Nghề nghiệp

Làm ruộng

530

89,4

393

86,2

p> 0,05

mẹ

Nghề khác

63

10,6

63

13,8

p> 0,05

Kinh tế gia

Nghèo

373

62,9

279

61,2

p> 0,05

đình

Không nghèo

220

37,1

177

38,8

p> 0,05

Từ kết quả bảng 3.1 cho thấy:

Nhóm can thiệp và nhóm chứng có sự tương đồng về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội như: Nhóm tuổi mẹ, trình độ học vấn mẹ, dân tộc mẹ, nghề nghiệp mẹ và kinh tế gia đình, với p>0,05.


Bảng 3.2. Vi khí hậu nhà ở trong nhà và ngoài nhà tại khu vực nghiên cứu


Vi khí hậu

Mùa đông

Mùa hè

Trong nhà

( X ± SD)

Ngoài nhà

( X ± SD)

p

Trong nhà

( X ± SD)

Ngoài nhà

( X ± SD)

p

Nhiệt độ

(0C)

15,16 ± 1,84

14,38 ± 1,62

< 0,05

29,70 ± 2,62

29,52 ± 2,37

>0,05

Độ ẩm (%)

72,40 ± 6,80

75,18 ± 7,05

< 0,05

72,25 ± 8,77

72,14 ± 8,51

>0,05

Tốc độ gió (m/s)

0,19 ± 0,14

0,27 ± 0,18

< 0,05

0,41 ± 0,51

0,43 ± 0,53

>0,05

(T0webb)

12,88 ± 1,48

12,13 ± 1,25

< 0,05

26,58 ± 1,56

26,6 ± 1,63

>0,05


Kết quả bảng 3.2 cho thấy:

Nhiệt độ hiệu dụng trung bình ở trong nhà và ngoài nhà có sự khác biệt vào mùa đông, với p <0,05 nhưng đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, không có sự khác biệt vào mùa hè, với p > 0,05.


Bảng 3.3. Phân loại vi khí hậu theo mùa tại địa điểm nghiên cứu ( n= 100)


Mùa


Vi khí hậu

Không

đạt tiêu chuẩn vệ

sinh nhà ở

Mùa đông

Mùa hè

n

%

n

%

Nhiệt độ ((0C)

100

100,0

58

58,0

Độ ẩm (%)

32

32,0

85

85,0

Tốc độ gió (m/s)

72

72,0

80

80,0

Nhiệt độ hiệu dụng (T0 webb)

100

100,0

83

83,0


Từ kết quả bảng 3.3 cho thấy:

Mùa đông, nhiệt độ hiệu dụng (100 %) hộ gia đình nghiên cứu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh nhà ở, còn mùa hè (83 %) hộ gia đình không đạt tiêu chuẩn vệ sinh nhà ở.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí