Triển Khai Truyền Thông - Giáo Dục Sức Khỏe Tại Cộng Đồng [Phụ Lục 5,6]


- Cỡ mẫu can thiệp cho bà mẹ:

Kết quả nghiên cứu giai đoạn 1 của đề tài cho thấy:

p1: Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết dấu hiệu thở nhanh trước can thiệp là 29,8 %

p2: Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết dấu hiệu thở nhanh sau can thiệp, mong muốn là 39 %

Vậy: p1 = 0,298 ; p2 = 0,39

q1 = 1- p1: Tỷ lệ bà mẹ không hiểu biết được dấu hiệu thở nhanh trước can thiệp q1 = 1- 0, 298 = 0,702

q2 = 1- p2: Tỷ lệ bà mẹ không hiểu biết được dấu hiệu thở nhanh sau can thiệp q2 = 1- 0,39 = 0.61

α: xác suất sai lầm loại 1 ß: xác suất sai lầm loại 2

Z

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

2

(,)

Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Cạn - 6

: Tra từ bảng ứng với giá trị α, ß [47]: α = 0.05, ß = 0,10 thì Thay vào công thức ta có: n = 554 bà mẹ.

2

Z

(,)

= 10,5

Như vậy để đảm bảo tính đạo đức trong nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiến hành can thiệp toàn bộ các bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở 4 xã can thiệp.

- Cỡ mẫu can thiệp cho trẻ dưới 5 tuổi:

Kết quả nghiên cứu giai đoạn 1 của đề tài cho thấy: p1: Tỷ lệ trẻ NKHHC trước can thiệp là 40,2 %

p2: Tỷ lệ trẻ NKHHC sau can thiệp mong muốn là 30 %

Vậy: Vậy: p1 = 0,402 ; p2 = 0,30

q1 = 1- p1: Tỷ lệ trẻ không mắc NKHHC trước can thiệp q1 = 1- 0,402 = 0,598

q2 = 1- p2: Tỷ lệ trẻ không mắc NKHHC sau can thiệp q2 = 1- 0,30 = 0,70

Z

2

(,)

: Tra từ bảng ứng với giá trị α, ß [47]: α = 0.05, ß = 0,10 thì Thay số vào ta có: n = 455 trẻ

2

Z

( ,)

= 10,5

Như vậy để đảm bảo tính đạo đức trong nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiến hành can thiệp toàn bộ trẻ dưới 5 tuổi ở 4 xã can thiệp.


- Cỡ mẫu can thiệp cho trẻ uống thuốc kích thích miễn dịch (Broncho- Vaxom): Chọn mẫu chủ đích: Những trẻ theo các tiêu chuẩn sau:

+ Trẻ từ 12 tháng đến 48 tháng.

+ Trẻ sau một năm can thiệp bằng TT- GDSK mà vẫn bị NKHHC tái phát nhiều lần (≥ 10 lần NKHH trên /1 năm hoặc bị ít nhất 3 lần NKHH dưới /1 năm).

+ Gia đình đồng ý cho trẻ tham gia và ký bản cam kết thỏa thuận cho trẻ dùng thuốc.

+ Tiêu chuẩn loại trừ: Trẻ có 1 trong các yếu tố sau đây đềù được loại ra khỏi nghiên cứu: Trẻ bị hen, bị mắc các bệnh gan, thận, ung thư. Rối loạn miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải. Hội chứng kém hấp thu. Dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc kích thích miễn dịch.

- Cỡ mẫu nghiên cứu định tính để đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với giải pháp can thiệp ở địa phương:

+ Phỏng vấn sâu: 2 lãnh đạo cộng đồng, 3 trạm trưởng, 5 nhân viên y tế thôn bản, 15 bà mẹ.

+ Thảo luận nhóm: 3 cuộc thảo luận nhóm bà mẹ.

* Kỹ thuật chọn mẫu:

+ Nhóm can thiệp: Chọn ngẫu nhiên 1 xã đặc biệt khó khăn (Như Cố), 3 xã miền núi (Quảng Chu, Nông Hạ, Hòa Mục).

+ Nhóm chứng: 1 xã đặc biệt khó khăn (Bình Văn), 3 xã miền núi (Yên

Đĩnh, Thanh Bình, Cao Kỳ).

2.3.3. Chỉ số nghiên cứu: [phụ lục 2]

2.3.3.1. Chỉ số nghiên cứu cho nghiên cứu mô tả

Chỉ số thông tin chung về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của các hộ gia đình.

- Tỷ lệ các bà mẹ phân theo trình độ học vấn.

- Tỷ lệ các bà mẹ phân theo nhóm tuổi.

- Tỷ lệ các bà mẹ phân theo nhóm nghề nghiệp.

- Tỷ lệ hộ gia đình phân theo mức độ kinh tế (nghèo, không nghèo): Theo QĐ 170/ Bộ LĐTB - XH về chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2006 – 2010 [18].

Chỉ số về vi khí hậu: Tiêu chuẩn cho phép các yếu tố vi khí hậu bên trong nhà ở [19], [51].


+ Nhiệt độ trung bình mùa đông, mùa hè, trong nhà và ngoài nhà ở.

+ Độ ẩm trung bình mùa đông, mùa hè, trong nhà và ngoài nhà ở.

+ Tốc độ gió trung bình mùa đông, mùa hè, trong nhà và ngoài nhà ở.

+ Nhiệt độ hiệu dụng trung bình (T0Webb) mùa đông, mùa hè, trong nhà và ngoài nhà ở.

Chỉ số về NKHHC của trẻ dưới 5 tuổi: Phân loại nhiễm khuẩn hô hấp trên [15], [21], [61], phân loại nhiễm khuẩn hô hấp dưới [60], [114], [128].

- Tỷ lệ NKHHC chung ở trẻ em dưới 5 tuổi.

- Tỷ lệ NKHH trên cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi.

- Tỷ lệ NKHH dưới cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi.

- Tỷ lệ NKHHC trẻ em theo các nhóm tuổi: Cách tính tuổi theo quy ước của WHO (1983) [33].

- Tỷ lệ NKHHC trẻ em theo giới.

- Tỷ lệ NKHHC trẻ em theo dân tộc.

- Tỷ lệ NKHHC theo khu vực: Xã đặc biệt khó khăn (khu vực III), xã miền núi (khu vực II): Quyết định số 393/2005/QĐ – UBDT [20].

- Tỷ lệ NKHHC theo học vấn mẹ.

- Tỷ lệ NKHHC theo nghề nghiệp.

- Tỷ lệ NKHHC theo tình trạng nhà.

- Tỷ lệ NKHHC theo hộ gia đình có người hút thuốc lá, thuốc lào trong nhà.

- Tỷ lệ NKHHC theo hộ gia đình có bếp đun nấu hàng ngày trong nhà.

- Tỷ lệ NKHHC ở gia đình có chuồng gia súc gần nhà, xa nhà.

Chỉ số xét nghiệm vi khuẩn: Tỷ lệ loại vi khuẩn gây bệnh

Chỉ số về mối liên quan giữa các mức độ kiến thức, thực hành của các bà mẹ với nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp.

- Mối liên quan giữa các mức độ kiến thức về chăm sóc trẻ của bà mẹ với NKHH dưới cấp.

- Mối liên quan giữa các mức độ thực hành về chăm sóc trẻ của bà mẹ với NKHH dưới cấp.

Tỷ lệ các mức độ thái độ của bà mẹ với NKHHC.


Chỉ số về các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp

- Mối liên quan giữa các mức độ học vấn của bà mẹ với NKHH dưới cấp.

- Mối liên quan giữa các loại nhà với NKHH dưới cấp.

- Mối liên quan giữa tình trạng nhà với NKHH dưới cấp.

- Mối liên quan giữa bếp đun nấu trong nhà với NKHH dưới cấp.

- Mối liên quan giữa khoảng cách chuồng gia súc với NKHH dưới cấp.

- Mối liên quan giữa gia đình có người hút thuốc với NKHH dưới cấp.

- Mối liên quan giữa thời gian cai sữa của trẻ với NKHH dưới cấp.

- Mối liên quan giữa tình trạng tiêm chủng của trẻ với NKHH dưới cấp.

Phân loại các yếu tố liên quan theo mô hình hồi quy logistic.

Dựa vào OR hiệu chỉnh để xác định độ mạnh của yếu tố liên quan và loại bỏ yếu tố nhiễu.

2.3.3.2. Chỉ số nghiên cứu về hiệu quả can thiệp

Chỉ số về nguồn lực: Số người tham gia vào mô hình can thiệp, số tài liệu truyền thông.

Chỉ số về hoạt động

Số buổi truyền thông của nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB), số lượt người tham dự truyền thông, số cán bộ y tế xã tham gia thực hiện mô hình, số NVYTTB tham gia thực hiện mô hình, số tờ rơi được phát ra, số lượng đĩa CD được phát ra, số liều thuốc Broncho-Vaxom được sử dụng, số buổi giám sát.

Chỉ số đầu ra:

- Tỷ lệ các hộ gia đình có thay đổi về điều kiện vệ sinh nhà ở, bếp đun, chuồng gia súc, hút thuốc lá sau can thiệp.

- Tỷ lệ các bà mẹ có thay đổi KAP sau can thiệp.

- Tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch sau can thiệp.

- Tỷ lệ trẻ được cải thiện về thời gian cai sữa sau can thiệp.

Chỉ số tác động:

* Chỉ số theo dõi dọc tại cộng đồng: Mật độ mới mắc NKHHC theo năm, đợt mắc NKHHC theo mùa, Tỷ lệ mắc NKHHC sau khi dùng Broncho- Vaxom trong thời gian can thiệp.

Những trường hợp có quá một lần (hai lần trở lên) sự kiện xảy ra trên cùng một người trong thời kỳ theo dõi nghiên cứu, sẽ dẫn đến hai chỉ số đối với cùng một loại dữ kiện đó là: Tỷ lệ theo số đợt và tỷ lệ theo số người [59].


Số mới mắc / quần thể /thời gian nghiên cứu

- Mật độ mới mắc = Tổng số đơn vị độ dài thời gian có nguy cơ,

theo dõi được đối với từng cá thể trong quần thể đó

+ Mật độ mới mắc theo đợt mắc:

Mật độ mới mắc theo đợt NKHHC theo nhóm tuổi.

Mật độ mới mắc theo đợt NKHHC theo dân tộc.

+ Mật độ mới mắc theo trẻ mắc:

Mật độ mới mắc NKHHC của trẻ theo nhóm tuổi.

Mật độ mới mắc NKHHC của trẻ theo dân tộc.


[59]


- Đợt mắc NKHHC theo mùa: Mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông [12].


Đợt mắc NKHHC

=

trung bình theo mùa

Số đợt mắc theo mùa


Tổng số trẻ được theo dõi trong mùa đó


- Tỷ lệ mắc NKHHC sau khi dùng thuốc Broncho- Vaxom.

* Chỉ số theo dõi dọc trẻ mắc NKHHC đến trạm y tế khám và điều trị:

- Đợt trẻ mắc NKHHC trung bình đến trạm y tế

- Tỷ lệ trẻ được điều trị tại trạm

- Tỷ lệ trẻ được điều trị bằng kháng sinh.

- Tỷ lệ trẻ được hướng dẫn chăm sóc tại nhà

- Tỷ lệ trẻ được chuyển tuyến

* Chỉ số đánh giá sau can thiệp: Tỷ lệ NKHHC sau can thiệp (so sánh với trước can thiệp)

Chỉ số hiệu quả can thiệp trong nghiên cứu định tính để đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với giải pháp can thiệp ở địa phương.

Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm: Lãnh đạo cộng đồng, bà mẹ, NVYTTB, CBYT xã để đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với giải pháp can thiệp: Hiệu quả về sức khỏe, hiệu quả về kinh tế và xã hội.


2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.4.1. Thu thập số liệu nghiên cứu mô tả

Số liệu về bệnh:

Khám lâm sàng bởi các bác sỹ chuyên khoa Nhi của Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y- Dược Thái nguyên và phân loại NKHHC ở cộng đồng theo tiêu chuẩn của WHO, tại thời điểm điều tra của các địa điểm nghiên cứu.

Số liệu về các yếu tố liên quan:

- Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong diện điều tra theo phiếu câu hỏi do các giảng viên Trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên thực hiện.

- Sử dụng bảng kiểm quan sát tình trạng nhà cửa, vệ sinh môi trường do các giảng viên Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên thực hiện.

Số liệu về kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của bà mẹ:

- Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn, bảng kiểm quan sát trực tiếp các bà mẹ của những trẻ trong diện điều tra theo phiếu câu hỏi do các giảng viên Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên thực hiện.

Số liệu về Vi khí hậu:

Thu thập các chỉ số vi khí hậu nhà ở do giảng viên ở Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp, Trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên thực hiện theo thường qui kỹ thuật của viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, năm 2002 [76].

* Các yếu tố vi khí hậu: Đo 3 yếu tố chính của vi khí hậu là

+ Nhiệt độ không khí, đơn vị tính 0C.

+ Độ ẩm không khí, đơn vị tính %.

+ Tốc độ gió, đơn vị tính m/s.

+ Nhiệt độ hiệu dụng (chỉ số Webb): Chỉ số này đánh giá sự ảnh hưởng tổng hợp của ba yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió.

- Đo nhiệt độ và độ ẩm bằng ẩm kế Asmann và đo vận tốc gió bằng nhiệt kế Cata (Cathathermometre).

Số liệu về Vi khuẩn:

Xét nghiệm dịch tỵ hầu: Do bác sỹ, kỹ thuật viên của Khoa Vi sinh Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên tiến hành lấy dịch Tỵ hầu tại cộng đồng và nuôi cấy tại chỗ trên 3 môi trường (thạch máu socola để tìm Haemophilus


influenzae, thạch máu gentamycine để tìm Phế cầu và thạch máu thường để tìm Tụ cầu và các vi khuẩn khác). Sau đó vận chuyển khoảng 2 giờ đến khoa Vi sinh, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, nuôi cấy trong tủ ấm 370C sau 18 đến 24 tiếng, nhận định kết quả.

2.3.4.2. Thu thập số liệu nghiên cứu can thiệp

Số liệu về bệnh:

- Sổ sách theo dõi dọc về tình trạng sức khỏe trẻ của cán bộ y tế xã và NVYTTB

- Khám lâm sàng nhóm trẻ nghiên cứu do các bác sỹ chuyên khoa Nhi của Bộ môn Nhi Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên và phân loại NKHHC ở cộng đồng theo tiêu chuẩn của WHO.

Số liệu về các yếu tố liên quan:

- Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong diện điều tra theo phiếu do các giảng viên Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên thực hiện

- Sử dụng bảng kiểm quan sát tình trạng nhà cửa, vệ sinh môi trường do các giảng viên Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên thực hiện

Số liệu về kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của bà mẹ:

- Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn, bảng kiểm quan sát trực tiếp các bà mẹ của những trẻ trong diện điều tra theo phiếu do các giảng viên Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên thực hiện.

2.4. Nội dung can thiệp

2.4.1. Chuẩn bị cộng đồng

- Họp với lãnh đạo chính quyền địa phương, trưởng một số ban ngành, trưởng thôn, NVYTTB để giới thiệu về nội dung và kế hoạch hoạt động đề tài tại địa phương.

- Thành lập ban chỉ đạo phòng chống NKHHC lồng ghép vào ban chăm sóc sức khỏe ban đầu của xã, bao gồm các thành viên: Lãnh đạo xã, trạm y tế, hội phụ nữ, đoàn thanh niên và thành viên của nhóm nghiên cứu.

- Lập danh sách NVYTTB của xã.

- Đào tạo kỹ năng TT-GDSK, kiến thức và kỹ năng đánh giá, phân loại, xử trí, chăm sóc và theo dõi trẻ mắc NKHHC cho CBYT xã, NVYTTB [phụ lục 4].


Giáo viên của lớp tập huấn là giảng viên của bộ môn Nhi, Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên phối hợp với cán bộ của Trung tâm TT- GDSK, Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn thực hiện

2.4.2. Triển khai truyền thông - giáo dục sức khỏe tại cộng đồng [phụ lục 5,6]

- Sau khi được tập huấn, cán bộ y tế xã, NVYTTB sẽ tiến hành TT- GDSK cho các bà mẹ 1 lần/tháng. Nhân viên y tế ở thôn nào thì phụ trách truyền thông cho các bà mẹ ở thôn đó theo các hình thức khác nhau phù hợp với tình hình ở thôn bản mình như: Nói chuyện sức khỏe, thảo luận nhóm, thăm hộ gia đình và sử dụng đĩa hình, tờ rơi, tranh lật, tranh tư vấn về NKHHC, về các yếu tố liên quan đến NKHHC như cai sữa sớm, tiêm chủng không đủ, không đúng lịch, các yếu tố của môi trường…(chuồng gia súc, khói bếp, khói thuốc lá; thuốc lào, gió lùa) và hướng dẫn cách phòng tránh NKHHC. Thời gian cho mỗi lần thảo luận nhóm từ 30 đến 45 phút, với khoảng 2 đến 3 nội dung. Trong buổi thảo luận, các bà mẹ có cơ hội được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Trong quá trình thảo luận, NVYTTB ghi lại những vấn đề bà mẹ hỏi nhưng NVYTTB không trả lời được, để xin ý kiến của nhóm nghiên cứu hoặc của cán bộ y tế xã, sau đó phản hồi lại cho bà mẹ. Ngoài ra, còn lồng ghép vào các hoạt động khác của địa phương, buổi họp thôn bản, phụ nữ, cân trẻ hàng tháng, thậm chí NVYTTB còn có thể trao đổi với các bà mẹ khi đi làm đồng, đi chợ.... Như vậy sẽ thu hút được các bà mẹ tham gia và tiết kiệm được thời gian của cộng đồng.

- Cán bộ y tế xã hướng dẫn cho các bà mẹ tại trạm y tế: Tất cả bà mẹ có con dưới 5 tuổi, khi trẻ mắc bệnh đến trạm y tế xã khám đều được cán bộ y tế hướng dẫn về cách phát hiện, chăm sóc, theo dõi khi trẻ mắc và phòng tránh NKHHC.

2.4.3. Triển khai theo dõi dọc tình hình mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ tại cộng đồng [phụ lục 7]

- Từ khi bắt đầu can thiệp, NVYTTB ở thôn nào sẽ lập sổ theo dõi dọc tất cả trẻ dưới 5 tuổi trong thôn đó trong suốt thời gian 2 năm can thiệp. Sau đó cứ hai tuần một lần, NVYTTB đến thăm gia đình trẻ, trực tiếp hỏi bà mẹ và kiểm tra sức khỏe của trẻ xem trẻ có: Ho, sốt, chảy mũi, thở nhanh, rút lõm lồng ngực?... Nếu có, trẻ có được dùng thuốc không? thuốc gì? theo hướng dẫn của ai? trẻ được giữ ở nhà hay được đưa đến cơ sở y tế? Mọi thông tin sẽ được ghi vào sổ theo dõi sức khỏe của trẻ trong vòng 2 năm can thiệp. Nhắc nhở các bà mẹ nếu

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí