Bảng 3.5. Cơ cấu bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp trong vòng 4 tuần gần ngày điều tra
Số lượng (n) | Tỷ lệ (%) | ||
NKHHC trên | Viêm họng | 149 | 36,7 |
Viêm tai | 34 | 8,4 | |
NKHHC dưới | Viêm thanh quản | 64 | 15,8 |
Viêm phế quản | 43 | 10,6 | |
Viêm tiểu phế quản | 37 | 9,1 | |
Viêm phổi | 20 | 4,9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Số Và Biến Số Nghiên Cứu Và Tiêu Chí Đánh Giá
- Kỹ Thuật Thu Thập Thông Tin Và Tiêu Chí Đánh Giá
- Tỷ Lệ Thiếu Vitamin D Và Nhiễm Khuẩn Hô Hấp Cấp
- Một Số Yếu Tố Liên Quan Với Nhiễm Khuẩn Hô Hấp
- Thông Tin Về Đối Tượng Tham Gia Nghiên Cứu Can Thiệp
- Hiệu Quả Cải Thiện Cân Nặng (Kg), Chiều Cao (Cm)
Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.
Nhận xét:
Viêm họng gặp tỷ lệ cao nhất là 36,7% và viêm phổi gặp tỷ lệ thấp nhất
4,7%.
Hình 3.7. Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo lứa tuổi (n=406), (p=0,007) Nhận xét:
Nhóm 36-<48 tháng mắc tỷ lệ cao nhất 45,0%, sau đó là nhóm 48-<60 tháng 43,4%. Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc thấp nhất là <12 tháng chiếm 15,4%.
Nhìn chung NKHHC có xu hướng tăng lên khi tuổi của trẻ tăng lên. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,007.
Bảng 3.6. Cơ cấu nhiễm khuẩn hô hấp theo nhóm tuổi (tháng)
0-<12 | 12-<24 | 24-<36 | 36-<48 | 48-<60 | Tổng | |
Viêm tai (n,%) | 0(0,0) | 4(11,8) | 10(29,4) | 13(38,2) | 7(20,6) | 34 |
Viêm họng (n;%) | 2(1,3) | 22(14,8) | 29(19,5) | 50(35,5) | 36(28,9) | 149 |
Viêm thanh quản(n;%) | 2(3,1) | 8(12,5) | 12(18,7) | 19(29,7) | 23(36,0) | 64 |
Viêm phế quản (n;%) | 0(0,0) | 2(4,6) | 7(16,3) | 16(37,2) | 18(41,9) | 43 |
Viêm tiểu phế quản(n;%) | 0(0,0) | 3(8,1) | 10(27,0) | 11(27,9) | 13(35,1) | 37 |
Viêm phổi(n;%) | 0(0,0) | 3(15,0) | 0(0,0) | 7(35,0) | 10(50,0) | 20 |
Nhận xét:
Có 34 trường hợp viêm tai, gặp nhiều ở các nhóm tuổi 3, 4 và 5 tuổi.
Có 149 trường hợp viêm họng gặp nhiều từ 2 tuổi đến 5 tuổi cao nhất ở lứa 4 tuổi, sáu đó là 5 tuổi.
Viêm thanh quản gặp 64 trường hợp, gặp nhiều ở lứa 3-5 tuổi.
Viêm phế quản gặp ở 83 trường hợp, bệnh xuất hiện nhiều ở trẻ lớn 4 và 5 tuổi.
Viêm tiểu phế quản gặp nhóm tuổi từ 3 đến 5 tuổi ở 37 trường hợp. Viêm phổi gặp nhiều ở 3 và 5 tuổi. Tổng số trường hợp là 20.
Bảng 3.7. Cơ cấu bệnh nhiễm khuẩn hô hấp theo giới
Trẻ trai (n; %) | Trẻ gái (n;%) | Tổng | |
Viêm tai | 16 (47,0) | 18(53,0) | 34 |
Viêm họng | 79(53,0) | 70(47,0) | 149 |
Viêm thanh quản | 41(64,0) | 23(36,0) | 64 |
Viêm phế quản | 26(60,5) | 17(39,5) | 43 |
Viêm tiểu phế quản | 18(48,6) | 19(51,4) | 37 |
Viêm phổi | 11(55,0) | 9(45,0) | 20 |
Nhận xét:
Viêm tai trẻ gái 18 trường hợp nhiều hơn trẻ trai 16 trường hợp, tổng 34 trường hợp.
Viêm họng gặp ở trẻ trai 97 trường hợp nhiều hơn trẻ gái 70 trường
hợp.
Trẻ trai gặp 41 trường hợp viêm thanh quản trong số 65 trường hợp. Trẻ trai gặp 26 trường hợp viêm phế quản trong số 43 trường hợp.
Trong số 37 trường hợp viêm tiểu phế quản, trẻ gái chiếm 19 trường
hợp và trẻ trai chiếm 18 trường hợp.
Trong số 20 trường hợp viêm phổi trẻ trai chiếm nhiều hơn trẻ gái 11 so với 9 trường hợp.
Hình 3.8. Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp theo giới (n=406), (p=0,663) Nhận xét.
Tỷ lệ trẻ trai mắc NKHHC là 35,7% và trẻ gái là 37,8% cao hơn trẻ trai tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p=0,663.
Hình 3.9. Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp theo nồng độ vitamin D (n=406) (p<0,001)
Nhận xét :
Có 6 đối tượng trong tổng số 9 đối tượng của nhóm có nồng độ vitamin D <20 ng/ml mắc NKHHC chiếm 66,7%. Sau đó nhóm đối tượng có nồng độ
vitamin D 20-<30 ng/ml chiếm 46,3% và tỷ lệ NKHHC thấp nhất ở nhóm đối tượng có nồng độ vitamin D bình thường (≥ 30 ng/ml) là 22,0%.
3.2. Một số yếu tố liên quan đến thiếu vitamin D và nhiễm khuẩn hô hấp cấp
3.2.1. Yếu tố liên quan với thiếu vitamin D
3.2.1.1. Yếu tố từ phía trẻ
Bảng 3.8. Liên quan giữa thiếu vitamin D với lứa tuổi
Thiếu vitamin D | Không thiếu | Tổng | OR, 95%CI, p | |
Số lượng (n) | Số lượng (n) | |||
0-< 12 | 10 | 3 | 13 | OR=1 |
12-<24 | 54 | 38 | 92 | 2,32 (0,6-14,03) 0,207 |
24-<36 | 54 | 53 | 107 | 3,27 (0,77-19,34) 0,071 |
36-<48 | 69 | 42 | 111 | 2,03 (0,48-12,05) 0,29 |
48-<60 | 51 | 32 | 83 | 2,09 (0,48-12,62) 0,28 |
Tổng số | 238 | 168 | 406 |
Nhận xét.
Khi phân tích đa biến giữa yếu tố thiếu vitamin D với nhóm tuổi lấy nhóm tuổi 0-<12 tháng làm nhóm nền chúng tôi thấy thiếu vitamin D không liên quan đến bất kỳ nhóm tuổi nào.
Bảng 3.9. Liên quan thiếu vitamin D với giới
Thiếu vitamin D | Không thiếu | Tổng | OR, 95%CI, p | |
Số lượng (n) | Số lượng (n) | |||
Trai | 130 | 91 | 221 | 1,02 (0,68-1,51) 0,92 |
Gái | 108 | 77 | 185 | |
Tổng số | 238 | 168 | 406 |
Nhận xét.
Thiếu vitamin D không liên quan với giới tính (nam) với 95%CI từ 0,68 đến 1,51 và p=0,92.
Bảng 3.10. Liên quan thiếu vitamin D với thứ tự con trong gia đình
Thiếu vitamin D | Không thiếu | Tổng | OR, 95%CI, p | |
Số lượng (n) | Số lượng (n) | |||
Con thứ 1 | 161 | 107 | 268 | 1,92 (0,87-1,80) 0,407 |
Con thứ 2 và trên | 77 | 61 | 138 | |
Tổng số | 238 | 168 | 406 |
Nhận xét:
Trẻ là con thứ 1 nguy cơ thiếu vitamin D tăng lên 1,92 lần so với trẻ là con thứ 2 và trên với 95%CI từ 0,87 đến 1,8 nhưng cực dưới của 95%CI là 0,87 <1 và p=0,407 nên mối liên quan không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.11. Liên quan thiếu vitamin D với cân nặng khi sinh
Thiếu vitamin D | Không thiếu | Tổng | OR, 95%CI, p | |
Số lượng (n) | Số lượng (n) | |||
< 2500 g | 35 | 11 | 46 | 2,46 (1,21-4,99) 0,011 |
≥ 2500 g | 203 | 157 | 360 | |
Tổng số | 238 | 168 | 406 |
Nhận xét.
Trẻ sinh nhẹ cân nguy cơ thiếu vitamin D tăng lên 2,46 lần so với trẻ sinh cân nặng bình thường với 95%CI từ 1,21 đến 4,99 và p=0,011. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.12. Liên quan thiếu vitamin D với tuổi thai khi sinh
Thiếu vitamin D | Không thiếu | Tổng | OR, 95%CI, p | |
Số lượng (n) | Số lượng (n) | |||
< 37 | 89 | 39 | 128 | 1,96 (1,26-3,08) 0,002 |
≥ 37 | 149 | 126 | 278 | |
Tổng số | 238 | 168 | 406 |
Nhận xét.
Trẻ có tuổi thai dưới 37 tuần khi sinh nguy cơ thiếu vitamin D tăng lên 1,96 lần so với trẻ sinh có tuổi thai ≥ 37 tuần với 95%CI từ 1,26 đến 3,08 và mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p=0,002.
Bảng 3.13. Liên quan thiếu vitamin D với ăn sữa công thức/bú mẹ không hoàn toàn
Thiếu vitamin D | Không thiếu | Tổng | OR, 95%CI, p | |
Số lượng (n) | Số lượng (n) | |||
Có | 39 | 16 | 55 | 1,86 (1,003-3,56) 0,047 |
Không | 119 | 152 | 351 | |
Tổng số | 238 | 168 | 406 |
Nhận xét.
Trẻ ăn sữa công thức hay bú mẹ không hoàn toàn 6 tháng đầu sau sinh thì nguy cơ thiếu vitamin D tăng lên 1,86 lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn với 95%CI từ 1,003 đến 3,56 và mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p=0,047.
Bảng 3.14. Liên quan thiếu vitamin D với thời gian tắm nắng
Thiếu vitamin D | Không thiếu | Tổng | OR, 95%CI, p | |
Số lượng (n) | Số lượng (n) | |||
Không | 195 | 120 | 315 | 1,81 (1,13-2,90) 0,012 |
Có | 43 | 48 | 91 | |
Tổng số | 238 | 168 | 406 |
Nhận xét:
Trẻ không được tắm nắng hàng ngày nguy cơ thiếu vitamin D tăng lên 1,81 lần so với trẻ được tắm nắng với 95%CI từ 1,13 đến 2,90 và mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p=0,012.