Nhóm Tác Động Đến Môi Trường Tự Nhiên – Xã Hội


Năm 2003, Đàm Khải Hoàn và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm mô hình giáo viên < cắm bản > tham gia TT- GDSK sinh sản cho phụ nữ ở các bản vùng cao huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, kết quả cho thấy kiến thức và thái độ của người dân về chăm sóc bà mẹ trước sinh sau can thiệp tăng hơn so với trước can thiệp và nhóm chứng với p<0,01 [46].

1.3.2.2. Nhóm can thiệp tác động đến hệ thống y tế

Chăm sóc sức khỏe ban đầu là biện pháp đầu tiên để đạt được “sức khỏe cho mọi người”, điều đó liên quan rất nhiều đến việc nâng cao sức khỏe và giáo dục sức khỏe. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 – 2010” đã chỉ rõ: 100 % cán bộ trạm y tế và NVYTTB được bồi dưỡng kiến thức và có kỹ năng cơ bản về TT- GDSK. Thực hiện tư vấn và TT- GDSK lồng ghép tại trạm y tế, cộng đồng và gia đình, giáo dục sức khỏe qua hệ thống loa truyền thanh xã, tổ chức tham gia phối hợp với các buổi họp cộng đồng tại thôn, bản để TT-GDSK cho nhân dân, ... [24], [25], [70]. Để giảm tỉ lệ mắc bệnh, tỉ lệ tử vong, mức độ nặng và tàn phế do bệnh tật, góp phần cải thiện sự phát triển của trẻ em. Chiến lược lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh (viết tắt là IMCI - Integrated Management of Childhood Illness Strategy) do TCYTTG (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phát động. Chiến lược hiện đang được triển khai ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả các biện pháp can thiệp điều trị và can thiệp dự phòng đó là: Cải thiện kỹ năng xử trí trẻ bệnh của cán bộ y tế và cải thiện hoạt động chăm sóc sức khỏe tại gia đình và cộng đồng [27], [28]. Quá trình phân loại và xử trí trẻ bệnh theo IMCI ở tuyến y tế cơ sở bao gồm: Đánh giá, phân loại và xác định điều trị để chuyển đi bệnh viện điều trị, khuyến khích cha mẹ tham gia một cách tích cực vào việc điều trị trẻ. Chỉ dẫn cho bà mẹ cách cho trẻ uống thuốc và điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ, tham vấn cho gia đình về cách điều trị tại nhà, cách cho ăn, uống và khi nào cần đưa trẻ đến khám lại [31], [22], [23], [35].

Bộ y tế khuyến cáo giải pháp thực hiện như: Củng cố hệ thống tổ chức từ tuyến trung ương đến tỉnh, huyện và xã, các tuyến có ban điều hành hoặc ban chỉ đạo để triển khai các hoạt động có chất lượng và hiệu quả [31]. Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế trong hệ thống quản lý, chuyên môn kỹ thuật từ tuyến trung ương đến tuyến tỉnh, khả năng xử trí NKHHC cho cán bộ y tế ở tuyến xã, phường theo phác đồ như: Kỹ năng đánh giá, phân loại, xử trí NKHHC, cung cấp các phương tiện trang thiết bị tối thiểu, tài liệu, phác đồ về chuyên môn và


thuốc để phục vụ chẩn đoán và điều trị cho trẻ em ở tuyến xã và huyện, giám sát, lượng giá hoạt động phòng chống NKHHC [31], [61].

Năm 2007, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi trung ương đề xuất một số các giải pháp, hoạt động cụ thể cho phòng chống NKHHC như sau:

Đảm bảo đủ kinh phí cho các mặt hoạt động của chương trình như: Đào tạo, giám sát, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, nâng cao kiến thức cho cán bộ y tế cơ sở bằng cách tăng cường đào tạo tập huấn, hội thảo, tư vấn cho các bà mẹ nuôi con tại nhà khi trẻ bị bệnh, đồng thời nâng cao kỹ năng truyền thông cho NVYTTB để thực hiện truyền thông có chất lượng và hiệu quả. Duy trì công tác kiểm tra giám sát thường xuyên và kiểm tra giám sát định kỳ, từ đó giúp đỡ y tế cơ sở giải quyết các vấn đề còn tồn tại, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc gặp phải. Huy động các tổ chức chính quyền, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên tham gia hoạt động chương trình, nhằm hạ thấp tình trạng trẻ mắc bệnh và mắc bệnh nặng, giảm tỷ lệ tử vong một cách thấp nhất [2], [3] [4], [5], [7].

1.3.2.3. Nhóm tác động đến môi trường tự nhiên – xã hội

Kết quả hoạt động của mô hình huy động cộng đồng cải thiện hành vi vệ sinh môi trường cho người dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho thấy, có sự thay đổi hành vi vệ sinh môi trường như kiến thức tăng 63 %, thái độ tăng 33,2 %, thực hành tăng 14,5 %. Sau can thiệp có sự thay đổi rõ rệt, nhất là tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh tăng 26,5 % [45].

1.3.2.4. Yếu tố sinh học

Năm 2007, Nguyễn Tiến Dũng, Lê Thị Hoàn và cộng sự nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn của Broncho-Vaxom trong dự phòng NKHHC ở trẻ em trên địa bàn Hà Nội, kết quả cho thấy, nhóm dùng thuốc Broncho-Vaxom có số đợt mắc NKHHC trung bình là 2,1± 1,28 thấp hơn so với nhóm chứng là 4,5 ± 1,83 (p<0,01). Số đợt mắc NKHHC ở nhóm dùng thuốc giảm được 52,6 % so với nhóm chứng. Số đợt mắc NKHHC trên trung bình ở nhóm dùng thuốc là 1,8 ± 1,12, thấp hơn so với nhóm chứng là 3,3 ± 1,57 và tỷ lệ giảm được là 45,4 % (p < 0,05). Tương tự như vậy, số đợt mắc NKHHC dưới ở nhóm dùng thuốc là 0,3 ± 0,76 so với nhóm chứng là 1,2 ± 1,16 (p < 0,01) và tỷ lệ giảm được là 75,0 %. Trong nhóm dùng thuốc có tới 13,4 % bệnh nhi không bị một đợt NKHHC nào, còn ở nhóm chứng không có trường hợp nào là không bị bệnh trong 6 tháng theo dõi. Có 26,7 % trẻ được dùng Broncho- Vaxom không phải dùng thuốc kháng sinh


trong 6 tháng. Ngược lại ở nhóm chứng thì 100 % phải dùng kháng sinh. Số đợt phải sử dụng kháng sinh trung bình ở nhóm dùng thuốc chỉ là 1,8 ± 1,12, giảm rõ rệt so với nhóm chứng là 3,4 ± 1,54 (p < 0,01). Như vậy tỷ lệ giảm kháng sinh tương ứng là 69,7 % và trong các trường hợp sử dụng Broncho- Vaxom, không có một trường hợp nào có tác dụng không mong muốn. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ Broncho- Vaxom có tác dụng làm giảm tần xuất mắc NKHHC và nhu cầu sử dụng kháng sinh ở các trẻ bị NKHHC tái phát nhiều lần, thuốc an toàn và dung nạp tốt [39].

Tóm lại: Để giảm tỷ lệ mắc và tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, Thế giới và Việt nam đã tập trung vào các giải pháp như: Chính sách, nâng cao năng lực cho cán bộ y tế và NVYTTB, huy động cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe trẻ em nói chung và phòng chống bệnh NKHHC nói riêng, Vì vậy cần vận dụng huy động cộng đồng, quản lý và điều trị NKHHC dựa vào cộng đồng vào nghiên cứu ở khu vực miền núi, vùng cao, người dân tộc thiểu số và đây cũng là tiền đề để chúng tôi nghiên cứu sau này.


Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Nghiên cứu mô tả

Trẻ dưới 5 tuổi, bà mẹ có con dưới 5 tuổi, hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi.

2.1.2. Nghiên cứu can thiệp

Trẻ dưới 5 tuổi, bà mẹ có con dưới 5 tuổi, hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi, lãnh đạo cộng đồng, cán bộ y tế xã và nhân viên y tế thôn bản.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Hình 2 1 Bản đồ địa điểm nghiên cứu – huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn 1

Hình 2.1. Bản đồ địa điểm nghiên cứu – huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

- Tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Chợ Mới là một huyện miền núi vùng cao, dân số huyện là 36.193 người, gồm 16 xã, có 9 dân tộc sinh sống: Kinh, Tày, Nùng, Dao, H'Mông, Hoa, Sán chí, Cao lan, Mường... Trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 80 % dân số toàn huyện.

2.2.2. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12 năm 2006 đến tháng 1 năm 2009 và được chia làm hai giai đoạn:


* Giai đoạn 1: Điều tra trước can thiệp (TCT): Tháng 12 năm 2006: Điều tra cắt ngang để tìm hiểu thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp và một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp ở trẻ dưới 5 tuổi.

* Giai đoạn 2: Can thiệp (CT): Từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2008 và

đánh giá sau can thiệp (SCT): Tháng 1/2009.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

2.3.1.1. Thiết kế nghiên cứu mô tả (giai đoạn 1): Áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả dịch tễ học với thiết kế mô tả cắt ngang có phân tích

Tiến hành mô tả theo phương pháp khám lâm sàng để đánh giá thực trạng NKHHC và phân tích một số chỉ số: Điều kiện vệ sinh nhà ở, tiêm chủng, cai sữa của trẻ, kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của bà mẹ tại cộng đồng để xác định một số yếu tố có liên quan đến NKHH dưới cấp.

- Trẻ được chọn vào nghiên cứu

- Bà mẹ, hộ gia đình của trẻ trong diện nghiên cứu

Điều tra cắt ngang


- Thực trạng vi khí hậu, vi khuẩn gây bệnh

- Xác định thực trạng NKHHC

- Thực trạng một số yếu tố: Kinh tế, học vấn mẹ, điều kiện vệ sinh nhà ở, KAP của bà mẹ, tiêm chủng, cai sữa của trẻ.

Nhóm trẻ mắc NKHH dưới cấp

Nhóm trẻ không mắc NKHH dưới cấp

Nghiên cứu ngang, mô tả


Phân tích


Nhóm có yếu tố liên quan


Nhóm không có yếu tố liên quan






ơ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Nhóm có yếu tố liên quan


Nhóm không có yếu tố liên quan






So sánh

Sơ đồ 2.1. Tổ chức nghiên cứu mô tả thực trạng và phân tích tình hình nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp với yếu tố liên quan


2.3.1.2. Thiết kế nghiên cứu can thiệp (giai đoạn 2): Can thiệp trước - sau, có nhóm chứng


NGHIÊN CỨU CAN THIỆP


Nhóm can thiệp

Nhóm đối chứng

So sánh trước can thiệp


So sánh trước - sau


Nhóm can thiệp

Nhóm đối chứng

So sánh sau can thiệp


Đánh giá hiệu quả

- KAP của bà mẹ

- Các yếu tố liên quan

- Các tỷ lệ mắc NKHHC


Sơ đồ 2.2. Mô hình đánh giá sau can thiệp


Thăm hộ gia đình


Thăm hộ gia đình


Thăm hộ gia đình


Thăm hộ gia đình

Thăm hộ gia đình (lần cuối)


Can thiệp

2 tuần 2 tuần 2 tuần . . .



Bắt đầu thăm hộ gia đình của nhóm can thiệp (1)

Thời gian 24 tháng


Sơ đồ 2.3. Mô hình theo dõi dọc mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ


2.3.2. Phương pháp chọn mẫu

2.3.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu mô tả

* Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả, được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng một tỷ lệ trong quần thể [47].

n Z2

12

p1 p

p.2

Trong đó: n: cỡ mẫu cần có; Z (1- /2): Hệ số giới hạn tin cậy với = 0,05

Z 12 1, 96

- Cỡ mẫu mô tả cho trẻ:

p: Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp = 39,7 % [68]. q: 1- p = 0,603

ε: Sai số mong muốn, độ chính xác tương đối, chọn ε = 7,5 % của tỷ lệ p Thay vào công thức ta có: n = 1038 trẻ

Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt trong nghiên cứu mô tả là 1038 trẻ. Thực tế chúng tôi

điều tra được 1152 trẻ. Như vậy tổng số mẫu trong nghiên cứu mô tả là 1152 trẻ.

- Cỡ mẫu mô tả cho bà mẹ:

Điều tra toàn bộ các bà mẹ của trẻ dưới 5 tuổi trong diện điều tra

- Cỡ mẫu mô tả cho hộ gia đình:

Điều tra toàn bộ các hộ gia đình của trẻ dưới 5 tuổi trong diện điều tra

- Cỡ mẫu mô tả xét nghiệm vi khuẩn:

P: Tỷ lệ trẻ mắc NKHHC, xét nghiệm có Haemophilus influenzae=47 % [50] q: 1- p = 0,53

ε: Sai số mong muốn, độ chính xác tương đối, chọn ε = 25 % của tỷ lệ p Thay vào công thức ta có: n= 70 trẻ

Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt cho xét nghiệm vi khuẩn ở trẻ là 70 trẻ. Thực tế chúng tôi xét nghiệm toàn bộ trẻ mắc NKHHC tại xã Nông Hạ, kết quả thu được là 71 trẻ.

* Cỡ mẫu đo vi khí hậu ở hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi, được tính theo công thức cỡ mẫu cho ước tính một giá trị trung bình trong quần thể [47].

n Z2

S2

12X.2

Trong đó:

Z 12 1, 96


X : Nhiệt độ trung bình trong nhà = 29,110C; s: Độ lệch chuẩn = 1,41 [42]

ε: Mức sai lệch tương đối giữa tham số mẫu và tham số quần thể, chọn ε = 0,01 Thay vào công thức ta có: n = 90 hộ gia đình

Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt cho đo vi khí hậu là 90 hộ. Thực tế chúng tôi đo được 100 hộ gia đình.

* Kỹ thuật chọn mẫu:

Chọn mẫu chủ đích: Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Ước tính trung bình mỗi xã có khoảng 150 trẻ dưới 5 tuổi. Với cỡ mẫu tối thiểu 1038 trẻ, từ đó chọn 8 xã vào nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn, trong đó 2 xã đặc biệt khó khăn là Như Cố, Bình Văn và 6 xã miền núi: Quảng Chu, Yên Đĩnh, Thanh Bình, Nông Hạ, cao Kỳ, Hòa Mục [75]

- Chọn xã nghiên cứu theo cách:

Lập danh sách các xã trong toàn huyện và chia làm 2 nhóm: Nhóm các xã vùng đặc biệt khó khăn (khu vực III: 7 xã ), và nhóm các xã miền núi (khu vực II: 9 xã): Do nguồn lực hạn chế, vì vậy chỉ có thể chọn ngẫu nhiên 2 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn vào nghiên cứu và 6 xã miền núi. Chọn ngẫu nhiên bằng phương pháp bốc thăm, kết quả gồm: Các xã đặc biệt khó khăn (Như cố, Bình Văn), các xã miền núi (Quảng Chu, Yên Đĩnh, Thanh Bình, Nông Hạ, Cao Kỳ, Hòa Mục).

- Cách chọn mẫu trẻ vào nghiên cứu: Lập danh sách trẻ dưới 5 tuổi trong 8 xã nghiên cứu, thông qua sổ theo dõi của trạm y tế, tổng số có 1275 trẻ. Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra dựa theo danh sách trên, kết quả thu được 1152 trẻ vào diện nghiên cứu (chiếm 90,4 % theo danh sách), những trường hợp còn lại không điều tra được do vắng mặt, hoặc sai lệch thông tin theo danh sách.

- Cách chọn mẫu hộ gia đình đo vi khí hậu: Chọn chủ đích 2 xã trong 8 xã nghiên cứu (Nông Hạ và Thanh Bình) để nghiên cứu. Lập danh sách các hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi của 2 xã, tổng số có 318 hộ, cỡ mẫu cần nghiên cứu là 90 hộ, vậy khoảng cách mẫu: k = 318: 90 = 3,5 hộ --> Kết quả thu được 100 hộ gia đình vào diện nghiên cứu theo khoảng cách mẫu (dựa vào danh sách cứ cách 3 hộ gia đình thì lấy 1 hộ vào nghiên cứu).

2.3.2.2. Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp

* Cỡ mẫu can thiệp được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho kiểm định sự khác nhau giữa 2 tỷ lệ [47].

n Z 2

p 1 1

p 1 p 2 1

p 2

,


PP 2

1 2

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí