Một Số Giải Pháp Can Thiệp Phòng Chống Nhiễm Khuẩn Hô Hấp Cấp Được Thực Hiện Trên Thế Giới Và Việt Nam


không phải là yếu tố nguy cơ liên quan tới bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp [87]. Vì vậy việc xác định các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp có thể giúp cho giảm gánh nặng bệnh tật.

Nghiên cứu của Macedo S. E. năm 2007 (Phía nam Brazil) và một số tác giả khác cho thấy, các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh gồm: Giới nam, trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhà đông người, trình độ học vấn của người mẹ, thu nhập của gia đình, tình trạng nhà ở không tốt, không nuôi con bằng sữa mẹ, bà mẹ hút thuốc, là các yếu tố liên quan đến NKHHC ở trẻ dưới 1 tuổi [92], [113], [117], [123].

* Yếu tố về kiến thức - thái độ - thực hành (KAP) của bà mẹ.

Năm 2006, Chan G. và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về sử dụng kháng sinh của các bà mẹ đối với nhiễm khuẩn hô hấp trên (URTI) ở trẻ em tại Malaysia cho thấy, gần 68 % các bà mẹ trong số họ tin tưởng rằng kháng sinh rất có ích trong điều trị cảm cúm thông thường, 69 % có ích cho ho và 76 % có ích cho sốt. Nghiên cứu này chỉ ra rằng các cha mẹ thường nhận thức sai lệch về sử dụng kháng sinh đối với URTI cấp ở trẻ. Vì vậy việc nâng cao trình độ học vấn của các ông bố, bà mẹ có thể làm giảm kê đơn kháng sinh không cần thiết và việc kháng kháng sinh ở cộng đồng [93].

Nghiên cứu của Kauchali S. năm 2004 để đánh giá khả năng nhận biết về bệnh hô hấp và xác định niềm tin, thái độ, thực hành về NKHHC của các bà mẹ ở vùng nông thôn Nam Phi cho thấy, nhận thức về nguyên nhân gây bệnh là rất khác nhau giữa các bà mẹ. Bà mẹ thường sử dụng thuốc đông y điều trị thay thế cho thuốc tây y, miễn cưỡng khi tìm kiếm sự chăm sóc y tế và sử dụng kháng sinh không thích hợp. Tác giả đã chỉ ra rằng: Nhận thức của các bà mẹ về NKHHC còn rất yếu. Vì vậy rất cần thiết kế chiến lược truyền thông giáo dục sức khoẻ (TT- GDSK) cho các nhân viên y tế về bệnh hô hấp để các bà mẹ tìm kiếm kịp thời dịch vụ chăm sóc y tế cho con khi bị bệnh hô hấp, chăm sóc hỗ trợ tại nhà và tuân thủ quy trình sử dụng kháng sinh [108].

* Yếu tố sinh học.

- Giới tính.Trong một số nghiên cứu dựa vào cộng đồng, người ta thấy tỷ lệ trẻ trai dường như thường hay mắc ALRI cao hơn trẻ gái [82], [92].

- Tuổi. Nghiên cứu chỉ rõ rằng mắc NKHHC nói chung tuơng đối ổn định trong nhóm trẻ từ 1 đến 5 tuổi, tử vong tập trung ở nhóm trẻ nhỏ. Thực tế, khoảng một nửa các trường hợp tử vong do bệnh đường hô hấp ở trẻ dưới 5 tuổi xảy ra chủ yếu ở trẻ 6 tháng đầu sau khi sinh [92].


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

1.2.2. Tại Việt Nam

1.2.2.1. Căn nguyên gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp

Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Cạn - 4

Tại Việt Nam, các nghiên cứu cũng cho kết quả tương tự với các nghiên cứu trên thế giới. Phần lớn NKHHC ở trẻ em là do virus gây ra. Các virus này có ái lực với đường hô hấp, khả năng lây lan của virus rất dễ dàng, tỷ lệ người lành mang virus cao, khả năng miễn dịch với virus ngắn và yếu. Các loại virus thường gặp gây bệnh NKHHC là virus hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm, adenovirus, rhinovirus, virus đường ruột [52], [16], [61].

Việt Nam là nước đang phát triển, vi khuẩn vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc gây bệnh NKHHC ở trẻ em. Các vi khuẩn thường gặp là phế cầu (Streptococcus pneumoniae), Haemophilus influenzae, Clamydia, Mycoplasma, tụ cầu, liên cầu, vi khuẩn đường ruột...và các vi khuẩn khác. Viêm phổi do Clamydia hay gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Viêm phổi do Pneumocystis có thể gặp ở trẻ suy dinh dưỡng và trẻ bị HIV/AIDS. Vi khuẩn có thể có sẵn trong mũi, họng gặp điều kiện thuận lợi có thể gây bệnh hoặc vi khuẩn từ ngoài xâm nhập vào đường hô hấp, nó gây bệnh trên cơ sở sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút. [26], [52], [56], [16], [61], [67], [69], [71]. Nghiên cứu của Trần Thị Biển (1997) và Phan Lê Thanh Hương (2004) cho thấy, vi khuẩn gây bệnh NKHHC chủ yếu là Staphylococcus aureus, Streplococcus pneumonia, Haemophilus influenzae [11], [50].

Ngoài các nguyên nhân như virus, vi khuẩn, nấm... thì bệnh Lao cũng là căn nguyên gây nên viêm phổi ở trẻ em [37], [53], [54], [55].

Loại virus nguy hiểm gần đây đối với con người nói chung và trẻ nhỏ nói riêng đó là H5N1 và H1N1. Đặc điểm của virus H5N1 là bệnh diễn biến nặng, tiến triển nhanh, khi mắc bệnh thường có các biểu hiện sốt, có các triệu chứng hô hấp và có yếu tố dịch tễ, không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường và có tỷ lệ tử vong cao [30]. Đối với H1N1 có khả năng lây lan rất nhanh, khi mắc bệnh này bệnh nhân thường có triệu chứng cúm như ho, sốt, đau đầu,viêm mũi, viêm phổi, bệnh tiến triển nhanh, không hỗ trợ kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong [40].

1.2.2.2. Yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp

Ở Việt Nam, mặc dù tử vong do viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi đã có chiều hướng giảm, nhưng ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa viêm phổi vẫn là nguyên nhân cao nhất trong tử vong trẻ em và các yếu tố nguy cơ cũng tương tự như nghiên cứu trên thế giới.


* Yếu tố về sinh học, môi trường tự nhiên - xã hội

Do trẻ càng nhỏ tuổi càng dễ bị NKHHC, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Cân nặng lúc sinh thấp, đẻ non, hoặc suy dinh dưỡng bào thai, trẻ suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu vitaminA hay nhà ở chật chội, ẩm thấp, ảnh hưởng khói bếp, khói thuốc lá trong nhà có thể làm tỷ lệ mắc bệnh NKHHC tăng lên rõ rệt. Thời tiết khí hậu thay đổi: NKHHC thường gặp nhiều về mùa Đông - Xuân và những tháng chuyển mùa. Ngoài ra, CBYT chưa thực hiện xử trí đúng trẻ mắc NKHHC theo phác đồ quy định, đặc biệt là sử dụng thuốc kháng sinh. Hiểu biết về các dấu hiệu, cách chăm sóc NKHHC trẻ em của cộng đồng nói chung và bà mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi nói riêng còn hạn chế, do đó các bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ phát hiện các dấu hiệu của bệnh chậm nên khi chuyển đến cơ sở y tế trẻ đã trong tình trạng bệnh rất nặng, nhiều bà mẹ tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ mà không có chỉ định của CBYT [32], [61]. Nghiên cứu về nguyên nhân tử vong của trẻ do viêm phổi ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng cho thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tử vong của trẻ như điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục tập quán, dân trí... Nhưng chủ yếu là trẻ không đến cơ sở y tế kịp thời, trẻ đến cơ sở y tế nhưng không được điều trị đúng đắn. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy 5,6 % trường hợp đến trạm y tế trong tình trạng bệnh rất nguy kịch, 39,5 % đến khi bệnh đã nặng, chỉ có 28,8 % bệnh còn nhẹ khi mới mắc. Điều đáng lưu ý là 26,1 % trẻ chết tại nhà, không được điều trị hoặc gia đình tự chữa [67].

Nguyễn Thanh Hà (2002): Nghiên cứu nguy cơ dinh dưỡng liên quan đến NKHHC ở trẻ em dưới một tuổi và một số giải pháp can thiệp ở một số xã thuộc tỉnh Hà Tây, Hải Hưng, Hà Nội, đã đưa ra kết luận: Trẻ không được bú sữa mẹ, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ có cân nặng khi sinh thấp, có nguy cơ bị nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp 1,6 đến 2 lần (p < 0,01) so với trẻ bình thường [41].

Nghiên cứu của Hà Văn Thiệu và cộng sự (2003) về một số yếu tố nguy cơ chủ yếu đến NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi ở Thừa Thiên Huế, cho thấy, phơi nhiễm khói thuốc lá, suy dinh dưỡng, thiếu sữa mẹ, ăn sam sớm, nghèo đói...là các yếu tố nguy cơ đến NKHHC của trẻ (p < 0,05) [68].

Năm 2002, Hàn Trung Điền: Nghiên cứu NKHHC ở trẻ dưới 1 tuổi tại cộng đồng và tác động của TT - GDSK tại Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Trị. Kết quả cho thấy: Nhóm trẻ nuôi không hoàn toàn bằng sữa mẹ có tỷ lệ lượt mắc viêm phổi (22,8 %) cao hơn nhóm nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ (19,7 %) với (p< 0,05). Khả năng nhận biết dấu hiệu NKHHC của bà mẹ còn hạn chế. Đa số bà mẹ chỉ


biết dấu hiệu ho, sốt, mệt mỏi, dấu hiệu thở nhanh, khó thở còn ít được bà mẹ biết. Nguyên nhân cơ bản là do bà mẹ không được truyền thông, ít được tiếp cận thông tin, nhiều bà mẹ tự mua kháng sinh để chữa cho trẻ và không biết cho con uống thêm nước khi con mắc NKHHC, một số bà mẹ chỉ đưa trẻ mắc NKHHC đến cơ sở y tế (CSYT) khi tự chữa tại nhà không khỏi. Giới tính của trẻ, trình độ học vấn của mẹ, nghề nghiệp của mẹ, số con trong gia đình và tuổi của mẹ chưa thấy có mối liên quan đến NKHHC của trẻ, với p > 0,05) [36].

* Yếu tố về hệ thống y tế

Năm 2007, theo báo cáo của một số tỉnh như: Hà Tĩnh, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Nam, Đã Nẵng cho biết, trong thời gian dài chương trình phòng chống NKHHC trẻ em hầu như không hoạt động, không có kinh phí, không cung ứng thuốc và trang thiết bị, không đào tạo, tập huấn được cho CBYT xã, NVYTTB về kiến thức, kỹ năng xử trí trẻ NKHHC và kỹ năng TT - GDSK, sử dụng kháng sinh không đúng trong điều trị tại các cơ sở y tế (trẻ ho, sốt đơn thuần còn dùng kháng sinh nhiều), không tổ chức giám sát, vì vậy huấn luyện tại chỗ hầu như không thực hiện được. Người nuôi trẻ thiếu hiểu biết về bệnh tật và cách nuôi dưỡng trẻ khi bị bệnh. Đặc biệt thói quen dùng kháng sinh khi trẻ chỉ có ho, sốt đơn thuần hoặc đau họng là rất phổ biến. Nhiều khi các bà mẹ tự ý mua thuốc điều trị cho con, không tuân theo hướng dẫn của CBYT [2], [3], [4], [5], [7], [9], [10].

* Yếu tố về kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của bà mẹ

Lê Thị Nga và cộng sự (1995) tiến hành điều tra kiến thức các bà mẹ dân tộc Sán Dìu, HMông về bệnh NKHHC trẻ em tại xã Nam Hòa - Đồng Hỷ - Thái Nguyên và Cán Tỷ- Quản Bạ - Hà Giang đã đánh giá thực trạng kiến thức của các bà mẹ về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp nhìn chung còn hạn chế, đặc biệt các bà mẹ dân tộc HMông có kiến thức kém hơn các bà mẹ dân tộc Sán Dìu cụ thể là: Không biết xử trí khi trẻ bị ho đơn thuần: 65,85 % (HMông) so với 60,4 % (Sán Dìu), không biết các dấu hiệu sớm của viêm phổi: 100 % (HMông) so với 55,06 % (Sán Dìu), không biết được sự nguy hiểm của viêm phổi: 94,31% (HMông) so với 55,06 % (Sán Dìu), không biết sử dụng kháng sinh khi trẻ bị viêm phổi: 91,13 % (HMông) so với 58,99 % (Sán Dìu), không biết các triệu chứng cần thiết để đưa trẻ đến viện: 100 % (HMông) so với 37,64 % (Sán Dìu) [57].


Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự (2008): Nghiên cứu thực hành chăm sóc tại nhà trẻ dưới 5 tuổi bị NKHHC của các bà mẹ tại huyện Quảng Trạch, Quảng Bình cho thấy, tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức tốt về NKHHC còn thấp (34 %) [49].

Tóm lại: Các nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam đã đề cập đến một số yếu tố nguy cơ dẫn đến NKHHC như: Môi trường tự nhiên xã hội, hệ thống y tế, kiến thức; thái độ; thực hành của bà mẹ và yếu tố sinh học. Nhưng ở khu vực miền núi còn ít nghiên cứu đề cập đến, đây cũng là vấn đề mà chúng tôi cần suy nghĩ và quan tâm.

1.3. Một số giải pháp can thiệp phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp được thực hiện trên Thế giới và Việt Nam

1.3.1. Tình hình trên Thế giới

1.3.1.1. Nhóm can thiệp tác động vào hành vi của các bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ

Năm 2004, Kauchali S. đã tiến hành điều tra về kiến thức của các bà mẹ về NKHHC ở trẻ em dưới 5 tuổi ở vùng nông thôn Nam Phi, kết quả cho thấy, các bà mẹ thiếu kiến thức về chăm sóc trẻ, vì vậy, cần thiết phải xây dựng kế hoạch can thiệp bằng TT- GDSK, nâng cao khả năng tìm kiếm kịp thời dịch vụ y tế cho con khi bị bệnh hô hấp, chăm sóc hỗ trợ tại nhà và tuân thủ quy trình sử dụng kháng sinh nhằm giảm tỷ lệ NKHHC ở trẻ nhỏ [108].

Năm 2008, Luque J. S. và cộng sự đã tiến hành xác định các yếu tố hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế của người chăm sóc trẻ đối với trẻ bị NKHHC. Kết quả cho thấy, những người chăm sóc trẻ thường thiếu hiểu biết về các dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp dưới nặng. Vì vậy các tác giả đưa ra khuyến cáo rằng các chiến dịch về y tế công cộng cần được tiến hành tại các hộ gia đình thích hợp hơn để nâng cao hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế đối với trẻ bị NKHHC [112]. Nghiên cứu của Vitolo M. R. ở Brazil (2008) về đánh giá hiệu quả của tư vấn tại nhà đối với bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ và ăn sam trong việc giảm các triệu chứng hô hấp ở trẻ dưới 12 tháng cho thấy, nguy cơ mắc các triệu chứng hô hấp ở nhóm can thiệp là 41 %, thấp hơn so với nhóm chứng, số cần được điều trị thấp hơn ở nhóm can thiệp (6,1 %), tần suất mắc bệnh ở nhóm can thiệp ít hơn và nuôi con bằng sữa mẹ nhiều hơn, ăn sam muộn cũng nhiều hơn và tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh thấp hơn ở nhóm can thiệp. Kết quả đã chỉ rõ rằng chương trình giáo dục dinh dưỡng trong năm đầu sau khi trẻ mới ra đời có ảnh hưởng rất lớn đến giảm các bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ [141].

Năm 2004, Philippa Madge và Butler C. đã phát triển can thiệp bằng giáo dục sức khỏe đối với các bệnh hô hấp ở trẻ em cho thấy, giáo dục sức khỏe đã


giúp cho các gia đình có kiến thức, thái độ, niềm tin cần thiết cũng như các kỹ năng để quản lý điều trị bệnh có hiệu quả [124], [90].

Nghiên cứu của Razon Y. và cộng sự (2005) về ảnh hưởng của can thiệp bằng giáo dục sức khoẻ với việc kê đơn thuốc kháng sinh đối với nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ. Nghiên cứu trước - sau được tiến hành ở 5 trung tâm y tế ở Israel cho thấy, việc sử dụng kháng sinh đối với NKHHC trên giảm từ 13,8 % xuống còn 11,5 % (p< 0.05). Tác giả nhận định rằng, can thiệp bằng giáo dục sức khoẻ có thể cải tiến được thực hành kê đơn thuốc kháng sinh đối với trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp và giảm sử dụng kháng sinh không cần thiết [126].

1.3.1.2. Nhóm tác động vào hệ thống y tế chăm sóc trẻ

- Lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh (IMCI), biện pháp can thiệp được đưa ra gần đây của Tổ chức Y tế khu vực Châu Mỹ trong việc nâng cao sức khỏe của trẻ. Vấn đề lồng ghép các chiến lược quản lý điều trị bệnh vào một giải pháp là rất quan trọng trong việc dự phòng và khống chế bệnh ở trẻ nhỏ. Chiến lược IMCI cũng bao gồm phòng bệnh và hoạt động nâng cao sức khỏe. Như vậy, việc kiểm soát bệnh hô hấp ở trẻ dưới 5 tuổi là một trong những thành phần chủ yếu của chiến lược IMCI. Áp dụng chiến lược IMCI tạo điều kiện dễ dàng cho việc xác định tất cả trẻ có bất kỳ một dấu hiệu nào của nhiễm khuẩn hô hấp, đánh giá và phân loại chúng về tình trạng nặng của bệnh và liệu pháp điều trị. Nó cho phép phân biệt giữa trẻ cần vào viện điều trị, trẻ cần sử dụng kháng sinh và trẻ có thể chỉ cần chăm sóc tại nhà, nâng cao kiến thức cho các ông bố, bà mẹ về chăm sóc trẻ tại nhà và về các dấu hiệu cảnh báo sớm việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhân viên y tế [83]. Kết quả nghiên cứu năm 2001 của Ali M. và cộng sự về ảnh hưởng của việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe lên tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp ở trẻ em vùng nông thôn Bangladesh đã chỉ ra rằng: Tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp là thấp hơn trong khu vực có chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp dựa vào cộng đồng so với vùng không có. Vậy, lợi ích của chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp dựa vào cộng đồng, nâng cao việc tiếp cận đối với dịch vụ y tế nên được triển khai áp dụng ở các khu vực nông thôn khác ở Bangladesh, nhằm giảm tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp [78].

Nghiên cứu can thiệp sớm chỉ ra rằng, việc quản lý điều trị bệnh tại cộng đồng bởi các nhân viên y tế có ảnh hưởng rất lớn đến tử vong do viêm phổi. Phân tích gộp về viêm phổi dựa vào cộng đồng ước tính thấy giảm 20 % tử vong ở trẻ < 1 tuổi và giảm 24 % tử vong trẻ dưới 5 tuổi do mọi nguyên nhân.


Nhân viên y tế cộng đồng có thể quản lý điều trị viêm phổi không biến chứng ở tại cộng đồng.Việc quản lý bệnh mà họ tiến hành bao gồm phân loại NKHHC dựa trên dấu hiệu tăng nhịp thở, rút lõm lồng ngực, điều trị viêm phổi bằng kháng sinh đối với các ca nhẹ, chuyển viện các ca bệnh nặng tới các cơ sở điều trị thích hợp [144]. Sylla A. (2007) đã tiến hành đánh giá chất lượng quản lý theo dõi điều trị của nhân viên y tế có trình độ thấp ở 4 huyện của Senegal sau một năm theo dõi. Tác giả đưa ra nhận định: Nhân viên y tế trình độ thấp được đào tạo lại có thể áp dụng theo tiêu chuẩn đánh giá của WHO. Họ có thể giúp đỡ việc chăm sóc có liên quan tới trẻ bị ARI ở cộng đồng. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng nhân viên y tế cộng đồng phải nhận biết được các dấu hiệu bệnh nặng sớm và theo dõi các ca nặng [137].

Nghiên cứu của David R. và cộng sự (2008) đã đề cập đến quản lý điều trị viêm phổi tại cộng đồng. Điều tra của các chuyên gia ở 57 nước thuộc Châu Phi và Châu Á, có tỷ lệ trẻ tử vong cao nhất để đánh giá các chính sách y tế hiện hành, can thiệp và lập kế hoạch quản lý điều trị các ca viêm phổi tại cộng đồng cho thấy, quản lý điều trị các ca viêm phổi tại cộng đồng bởi các nhân viên y tế làm việc tại cộng đồng là một chiến lược có tính khả thi và hiệu quả, nhất là đối với các vùng mà người dân khó tiếp cận đối với các dịch vụ y tế [98].

1.3.1.3. Nhóm tác động vào môi trường tự nhiên - xã hội

Thông tin về các yếu tố nguy cơ, cùng với tính khả thi và xem xét chi phí là rất cần thiết cho chiến lược dự phòng viêm phổi. Các yếu tố nguy cơ về mặt nhân khẩu học như là tuổi, giới có thể là quan trọng trong việc xác định nhóm nguy cơ cao, tuy nhiên không thể kiểm nghiệm bằng biện pháp can thiệp. Yếu tố kinh tế xã hội cũng là yếu tố quyết định chiếm tỷ lệ lớn gánh nặng của NKHHC, tuy nhiên những biện pháp can thiệp chống lại các yếu tố như thu nhập thấp, trình độ học vấn thấp nằm ngoài sự kiểm soát của ngành y tế. Trong các yếu tố môi trường như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, chật chội, đông đúc có liên quan chặt chẽ với mắc bệnh đường hô hấp ở trẻ. Biện pháp can thiệp có tính khả thi và hiệu quả nhất để giảm NKHHC là chiến dịch chống hút thuốc lá và cải tiến các lò đốt, tăng khả năng tiếp cận của người nghèo đối với nhiên liệu sạch, cải thiện điều kiện nhà ở [119].

1.3.1.4. Nhóm yếu tố sinh học

Năm 2004, Michael Ostapchuk M. D. và một số tác giả khác đã tiến hành nghiên cứu viêm phổi mắc phải cộng đồng ở trẻ em cho thấy, gây miễn dịch


cho trẻ là biện pháp dự phòng có hiệu quả nhất đối với viêm phổi ở trẻ em. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo cần phải gây miễn dịch cho tất cả trẻ từ 6 tháng đến 23 tháng tuổi và đây là biện pháp có tính khả thi và kinh tế nhất [83], [109], [114]. Sunil Sazawal và một số tác giả đã nghiên cứu về tình hình mắc NKHHC, đã đưa ra nhận định: Việc bổ sung kẽm trong khẩu phần ăn đã làm giảm một cách có ý nghĩa tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở trẻ trước tuổi đi học. Ảnh hưởng của bổ sung dầu gan cá tuyết và vitamin - chất khoáng lên nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em cho thấy, thuốc dung nạp tốt, được các ông bố, bà mẹ chấp nhận và giảm số lần đi đến khám bác sĩ. Dùng viên tỏi "allicor" có hiệu quả trong việc dự phòng không đặc hiệu đối với bệnh NKHHC ở trẻ em và không có tác dụng phụ. Sử dụng nước súc miệng Tomicid trong dự phòng NKHHC do liên cầu ở nhóm trẻ trước tuổi đi học sẽ làm giảm tỷ lệ NKHHC ở trẻ [79], [86]. [111], [135]. Sutanto A (2002), nghiên cứu tỷ lệ mới mắc NKHHC và tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi ở Indonesia cho thấy, tỷ lệ mới mắc viêm phổi là cao ở vùng này. Việc can thiệp vào cộng đồng này tốt nhất là sử dụng vacxin để phòng viêm phổi và gia tăng khả năng tiếp cận của trẻ đối với hệ thống chăm sóc y tế [136].

Năm 2006, Del-Rio-Navarro B. E. và cộng sự đã tiến hành xác định hiệu quả và tính an toàn của các thuốc kích thích miễn dịch trong dự phòng NKHHC trẻ em. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, thuốc kích thích miễn dịch làm giảm tỷ lệ mới mắc NKHHC ở trẻ em tới 40 %, tính an toàn của thuốc tốt [99].

Năm 2005, Zielnik-Jurkiewicz B. và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của Broncho-Vaxom trong dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp tái phát ở trẻ em. Kết quả cho thấy, trẻ được điều trị bằng Broncho-Vaxom, tần số mắc bệnh giảm một cách có ý nghĩa và thời gian mắc bệnh ngắn hơn so với nhóm chứng. Nghiên cứu đã chỉ rõ rằng điều trị bằng Broncho-Vaxom có hiệu quả cao trong dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp tái phát ở trẻ [147].

1.3.2. Tình hình tại Việt Nam

1.3.2.1. Nhóm tác động đến hành vi của bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ

Năm 2002, Hàn Trung Điền nghiên cứu NKHHC ở trẻ dưới 1 tuổi tại cộng đồng và tác động của TT - GDSK tại địa bàn một số xã của các tỉnh Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Trị. Kết quả cho thấy, kiến thức và thực hành của bà mẹ đối với NKHHC sau can thiệp đã được cải thiện so với trước can thiệp và so với nhóm chứng [36].

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí