Chuyên đề thực tập
Bảng 4: Các hình thức nhập khẩu chính của PACKEXPORT.
(Đơn vị: USD)
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | |||||
Giá trị | % | Giá trị | % | Giá trị | % | Giá trị | % | |
NK trực tiếp NK uỷ thác | 3.036.348 0 | 100 0 | 3.438.437 427.567 | 88,94 11,06 | 4.264.000 26.000 | 99,39 0.61 | 6.356.185 0 | 100% 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì - packexport - 1
- Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì - packexport - 2
- Những Đặc Điểm Kinh Tế Kỹ Thuật Có Liên Quan Và Ảnh Hường Đến
- Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì - packexport - 5
Xem toàn bộ 49 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2001 - 2004
38
Nhìn vào bảng 4 ta thấy: Năm 2001 nhập khẩu trực tiếp là 3.036.348 và không nhập khẩu bằng hình thức ủy thác,nên nhập khẩu năm 2001 chiếm 100% tổng kim ngạch nhập khẩu. Sang năm 2002 công ty nhập khẩu dưới cả hai hình thức nhưng nhập khẩu trực tiếp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, hình thức trực tiếp là 3.438.437 chiếm 91,9% còn ủy thác là 427.567 chỉ chiếm 8,1% . Năm 2003 công ty hầu như chỉ nhập khẩu bằng hình thức trực tiếp là
4.264.000 chiếm tới 99,39% còn nhập khẩu bằng hình thức ủy thác là 26.000 chỉ còn chiếm 0,61% . Đến năm 2004 thì Công ty lại thực hiện 100% là nhập khẩu trực tiếp với 6.356.185USD, nhập khẩu uỷ thác Công ty không thực hiện. Nhập khẩu trực tiếp mang lại lợi nhuận cao hơn là hình thức nhập khẩu ủy thác . Qua đó, ta thấy hoạt động nhập khẩu trực tiếp được PACKEXPORT ưa thích hơn nhập khẩu uỷ thác.
Biểu đồ 2: Hình thức nhập khẩu của Công ty
6356185
4264000
3036348
3438437
427567
0
26000
0
7000000
6000000
5000000
NK TT
NK UT
4000000
3000000
2000000
1000000
0
2001 2002 2003 2004
c/ Thị trường nhập khẩu.
Thị trường nhập khẩu có một vai trò quan trọng với sự phát ttriển hoạt động nhập khẩu của Công ty PACKEXPORT. Chính vì lẽ đó từ năm 1991 theo đường lối mở cửa nền kinh tế Công ty PACKEXPORT đã tìm đến và quan hệ với một số đối tác có uy tín lớn trên toàn thế giới chứ không bó hẹp
với những thị trường quen thuộc. Và cũng nhờ có những quyết định kịp thời trên đã giúp Công ty phát triển và hoạt động có hiệu quả.
Nhìn vào 5 bảng ta thấy thị trường của Công ty rất rộng lớn, gồm hơn 13 thị trường ,lớn nhỏ trên thế giới. Nhưng chủ yếu vẫn là các thị trường Hàn Quốc ,Đài Loan,Trung Quốc, Thái Lan và các thị trường Italya,Indonesia,úc,Đức … Thị
trường nhập khẩu lớn nhất của công ty là thị trường Hàn Quốc, trước đây thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty là thị trường Nhật Bản nhưng do những năm gần đây thị trường tt các nước Hàn Quốc và tt các nước Trung Quốc,Đài Loan phát triển mạnh về cả chất lượng và số lượng với giá cả rẻ hơn tt Nhật Bản, Nên các năm gần đây công ty đã chọn nhập ở các nước Hàn Quốc,Trung Quốc,, Singapor
Nhìn chung ta có thể thấy rằng trong 3 năm gần đây Công ty có quan hệ tốt với rất nhiều thị trường trên thế giới, tuy tỷ trọng giữa các thị trường này không đồng đều. Nhưng nhờ có mối quan hệ này đã giúp Công ty thực hiện tốt hoạt động XNK, và ngày càng phát triển .
Bảng 5: Thị trường nhập khẩu của Công ty
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | |||||
Giá trị | % | Giá trị | % | Giá trị | % | Giá trị | % | |
1.Hàn Quốc | 1.355.458 | 44,64 | 1.806.211 | 46,71 | 2670477 | 62,25 | 3.351.088 | |
2.Nhật | 551.492 | 18,16 | 371.438 | 9,61 | 150.425 | 3,51 | 201.183 | |
3.Đài Loan | 441.922 | 14,55 | 963.428 | 24,92 | 420.350 | 9,8 | 965.103 | |
4.TrungQuốc | 209.638 | 6,9 | 260.116 | 6,73 | 588.834 | 13,72 | 546.134 | |
5.Thái Lan | 103.677 | 3,4 | 344.036 | 8,9 | 124.647 | 2,9 | 125.035 | |
6.Hồng Kông | 87.500 | 2,9 | 0 | 0 | 85.065 | 1,98 | 0 | |
7.Singapo | 87.128 | 2,87 | 203.425 | 5,26 | 68.354 | 1,58 | 71.311 | |
8.Indonesia | 78.811 | 2,6 | 0 | 0 | 0 | 0 | 96.207 | |
9.Nga | 44.844 | 1,48 | 0 | 0 | 0 | 0 | 7.894 | |
10.Italia | 33.883 | 1,12 | 0 | 0 | 48.528 | 1,13 | 0 | |
11.Mỹ | 26.598 | 0,86 | 0 | 0 | 0 | 0 | 114.000 | |
12.Arập | 15.397 | 0,51 | 16.520 | 0,43 | 0 | 0 | 0 | |
13.Các nước | 0 | 56.777 | 1,47 | 133.320 | 3,1 | 218.316 | ||
khác |
III.ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU Ở CÔNG TY XUẤT
NHẬP KHẨU VÀ KỸ THUẬT BAO BÌ
1.Các điểm mạnh trong hoạt động nhập khẩu ở công ty xuất nhập
khẩu và kỹ thuật bao bì
a. Doanh thu không ngừng qua các năm:
Doanh thu từ hoạt động nhập khẩu của công ty những năm qua liên tục tăng 50.265triệu đồng năm 2001 lên đến 75.602 triệu đồng năm 2004.Điều đó
là do những năm qua công ty không ngừng mở rông tt nhập khẩu không chỉ nhập khẩu vơi những bạn hàng truyền thống mà còn nhập khẩu với các bạn hàng mới như Mỹ,Pháp , Tây Ban Nha ….Nhờ đó công ty có dược nguồn doanh thu cao hơn qua từng năm. Hai mặt hàng chủ yếu của công ty là hạt nhựa và giấy chiếm tỷ trọng lớn là cơ sở đảm bảo cho công ty một nguồn doanh thu ổn định do công ty có tt đầu ra ổn định.
b. Hoạt động nhập khẩu hàng năm đều mang lại lợi nhuận cho công
ty
Kinh doanh từ hoạt động nhập khẩu đã mang lại lợi nhuận qua các năm
có nghĩa là hoạt động nhập khẩu đã bù đắp được các khoản chi phí mà còn mang lại lợi nhuận. Năm 2001 công ty không mang lại lợi nhuận mà còn phải bù đắp các khoản chi phí nhưng sàn các năm 2002 thì công ty đã xo lãi là 152,6 triệu đồng lợi nhuân cũng tăng đều trong các năm 2003là 164,43triệu đồng,năm 2004 là 175,61 triệu đồng, thể hiện sự thành công và nô lực lớn trong công ty
c. Kinh doanh nhập khẩu của công ty bước đầu đã tạo ra hiệu quả
cho xã hội
Trong những năm qua, bằng mọi hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ cho ngành bao bì công ty góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,đặc biệt góp phần vào việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa thông qua việc cuung cấp vật tư thiết bị cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước, tăng sức hấp dẫn cho các loại hàng hóa bên cạnh nhiệm vụ cơ bản là bảo quản hàng hóa
2. Những tồn tại trong hoạt động nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu
và kỹ thuật bao bì
Sản xuất trong nước vẫn ở mức phát triển chậm, mặt khác sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp do cạnh tranh khu vực vì Việt Nam bước vào thực hiện hiệp
định thuế quan khu vực AFTA. Những tác động trên làm cho nhu cầu bao bì thấp.
- Vốn đầu tư để thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh bao bì thấp so với đầu tư các ngành khác, nhiều đơn vị, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư tổ chức kinh doanh – sản xuất bao bì dẫn dến sự cạnh tranh quyết liệt trong kinh doanh – sản xuất bao bì.
- Máy móc thiết bị của Công ty phần lớn ở dạng chế tạo trong nước, công nhhệ và kĩ thuật lạc hậu, khó đáp ứng được sự phát triển về kiểu dáng và chất lượng bao bì thời mới.
- Lực lượng CBCNVC của Công ty phần lớn từ thời bao cấp chuyển sang, tuổi bình quân cao, mặc dù hoạt đọng trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh bao bì nhiều năm, có kinh ngiệm nhưng trước thay đổi của kinh tế thị trường còn lúng túng, bị động.
3. Những nguyên nhân
a.Nguyên nhân chủ quan:
Hình thức nhập khẩu chưa đa dạng, chưa khai thác triệt để mặt hàng đem
lại hiệu quả cao
Hiện nay công ty nhập khẩu chủ yếu là hình thức nhập khẩu trực tiếp còn nhập khẩu ủy thác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.Vì vậy nên chi phí nhập khẩu cao, rủi ro trong kinh doanh lớn và gây áp lực lớn đối với vốn công ty, ít tranh thủ được vốn của bạn hàng góp phần vào tăng thu nhập của công ty
Công ty kinh doanh 2 mặt hàng chính đó là mặt hàng giấy và mặt hàng hạt nhựa chiếm khoảng 65%- 75% còn các mặt hàng khác chỉ chiếm 25%- 35%. Các mặt hàng chính thường có rủi ro cao vì chi phí cho 2 mặt hàng này rất cao mà hiệu quả mang lại chưa chắc chắn còn mặt hàng khác thì chi phí thấp hơn nhưng mang lại lợi nhuận cao
- Công tác nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đúng mức
Việc nghiên cứu thị trường là do từng phòng kinh doanh tự đảm nhiệm,mạnh ai nấy làm, thiếu sự hỗ trợ thông tin lẫn nhau làm cho thông tin và phán đoán công việc thiếu chính xác, nên làm giảm hiệu quả không chỉ ở kinh doanh nhập khẩu mà trên toàn doanh nghiệp
Hơn nữa những năm qua,phương pháp thu thập và xử lý thông tin ở công ty được tiến hành thủ công nên nhiều khi không theo kịp và phù hợp với điều kiện khách quan.
Do làm ăn quen với quan hệ lâu dài nên công ty đã bỏ qua nhiều mối
quan hệ làm ăn mới với giá thành thấp hơn mà đem lại hiệu quả cao hơn
-Vòng quay vốn lưu động chậm,vốn vay chủ yếu là của ngân hàng nên
làm gia tăng các khoản chi phí khác
Vòng quay của vốn lưu động chỉ đạt 3-4 vòng /năm đây là con số thấp nên ;làm giảm khả năng chủ động chớp thời cơ kinh doanh từ đó hạn chế lợi nhuận của công ty
Vốn lưu động của công ty chiếm 70-80% trong tổng số vốn và nhu cầu ngày càng tăng nhưng chủ yếu là do vay ngân hàng làm cho chi phí vốn cao và gánh nặng trả nợ cao khi điều kiện kinh doanh khó khăn, làm ảnh hưởng đến khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp
b. Nguyên nhân khách quan
- Giá cả biến động phức tạp thay đổi thất thường
Đây là nguyên nhân khách quan tác dộng đến hoạt động nhập khẩu của công ty
- Cạnh tranh trên thị trường của trong ngoài nước ngay một quyết liệt
Muốn tồn tại và phát triển công ty phải có chiến lươc kinh doanh đó là công ty đã giảm giá bán để thu hút khách hàng nên vì thế mà chi phí tăng mà lợi nhuận giảm
- Tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh đồng Việt Nam bị mất giá
- Cơ chế thủ tục nhập khẩu còn phiền hà.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NHẬP
KHẨU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ KỸ THUẬT BAO BÌ
I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
1. Mục tiêu hoạt động của Công ty
- Phát huy mọi nguồn lực sẵn có,n_ lực đoàn kết nhất trí quyết tân đưa công ty phát triển một cách ổn định và bền vững,từng bước tạo dựng vị thế của công ty trên thị trường.
- Từng bước cố gắng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, phấn đấu đạt mức trung bình khs so với các doanh nghiệp trong cùng khu vực.
- Quyết tâm thực hiện chủ trương của nhà nước về cổ phần hóa,cố gắng
hoàn thành công tác cổ phần hóa năm 2004
Công ty không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động của Công ty và các lĩnh vực kinh doanh khác pháp luật không cấm, nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho các cổ đông, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh, bền vững.
2.Phương hướng hoạt động của công ty
Trên cơ sở kết quả hoạt động của những năm qua, trước những khó khăn thuận lợi trong những năm tới, phương hướng hoạt động của Công ty cổ phần tập trung vào những điểm chủ yếu dưới đây:
+ Khai thác triệt để và sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn lực về tài sản, máy móc thiết bị và lao động hiện có, duy trì sự ổn định trong hoạt động của Công ty.
+ Kết hợp chặt chẽ giữa kinh doanh, sản xuất và dịch vụ, từng bước đa dạng hoá các sản phẩm kinh doanh, sản xuất dịch vụ của Công ty. Nâng cao chất lượng phục vụ và chất lượng sản phẩm.
+ Nghiên cứu để phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thông qua sự tiếp cận với các cơ sở khách hàng trong và ngoài nước. Tập trung đầu tư đổi mới thiết bị, bổ sung thiết bị để hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng lên của thị trường, nâng cao tỷ trọng sản xuất trong toàn bộ hoạt động của Công ty.
+ Duy trì mạng lưới khách hàng cũ, tiếp tục phát triển tạo dựng mạng lưới khách hàng mới trong và ngoài nước để có nguồn cung cấp và tiêu thụ ổn định.
+ Từng bước phát triển nguồn nhân lực bằng cách tuyển dụng mới, đào tạo, đào tạo lại số lao động hiện có để có đội ngũ lao động thích ứng với hoạt động trong điều kiện mới, có tay nghề cao, ý thức lao động tốt. Rà soát lại biên chế, sắp xếp lại lao động hiện có phù hợp với yêu cầu SXKD và trình độ chuyên môn của người lao động. Xây dựng qui chế trả lương phù hợp nhằm nâng cao năng suất và ý thức lao động, khuyến khích người lao động góp nhiều cho sự phát triển của Công ty cổ phần.
+ Tạo dựng nền tài chính lành mạnh, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường, gia tăng khả năng huy động vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh.
II. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC BỘ MÁY
Về cơ bản, Công ty cổ phần trong thời gian đầu sẽ giữ nguyên các phòng nghiệp vụ, phòng kinh doanh, các chi nhánh, các xí nghiệp, tổng kho và cửa hàng như hiện nay. Trong quá trình hoạt động, căn cứ vào tình hình thực tế Công ty cổ phần có thể phát triển thêm:
+ Thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của Công ty tại TP.Hồ
Chí Minh, hoặc các tỉnh thành phố khác nếu xét thấy cần thiết và hiệu quả.
+ Thành lập thêm một số phòng có chức năng kinh XNK tại Văn phòng Công ty, bổ xung chức năng XNK trực tiếp cho các Chi nhánh.
+ Thành lập thêm một số Xí nghiệp sản xuất bao bì tại các khu vực.
+ Tìm đối tác trong và ngoài nước để liên doanh liên kết sản xuất- kinh doanh các sản phẩm bao bì và các sản phẩm khác.
III. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH
Việc kinh doanh hàng nhập khẩu và nội địa trong toàn Công ty được tiến hành trên phạm vi cả nước do các phòng kinh doanh, các chi nhánh, các xí nghiệp sản xuất và các cơ sở liên doanh đảm nhiệm. Mặt hàng kinh doanh bao gồm vật tư nguyên liệu cho sản xuất bao bì, máy móc thiết bị sản xuất bao bì và các loại vật tư hàng hoá phục vụ sản xuất, tiêu dùng khác phù hợp với các qui định của Nhà nước.
+ Tỷ trọng kinh doanh: Mặt hàng truyền thống chiếm 65% doanh thu, kinh doanh hàng hoá khác khoảng 35% (Tỷ lệ này có thể thay đổi theo tình hình thực tế của từng năm).
+ Nguồn vật tư hàng hoá phục vụ cho kinh doanh lấy từ 2 nguồn chính: Tự nhập khẩu (chiếm khoảng 80% doanh số kinh doanh) và khai thác nội địa (chiếm khoảng 20% doanh số kinh doanh).
Biểu 6: Kế hoạch hoạt động kinh doanh nhập khẩu và nội địa
Tên mặt hàng | ĐVT | 2005 | 2006 | 2007 | |
I | Hàng nhập khẩu | ||||
1 | Trị giá | 1.000 USD | 4.500 | 5.000 | 5.700 |
2 | Mặt hàng | ||||
- Giấy bao bì các loại | Tấn | 2.600 | 3.000 | 3.600 | |
- Hạt nhựa các loại | Tấn | 4.600 | 4.900 | 4.900 | |
- Hàng hoá khác | 1.000USD | 800 | 1.000 | 1.500 | |
Hàng khai thác | Tr. đồng | 18.000 | 20.000 | 23.000 |
V. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY THỜI GIAN TỚI
1. Các giải pháp về phía công ty
1.1. Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn :
Để đạt hiệu quả trong kinh doanh tức là phải có lợi nhuận,thì công ty phải có những giả pháp sử dụng đồng vốn hợp lí,cụ thể là :
- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính,tín dụng ngoại hối
của nhà nước mà trước tiên là hoàn thành các loại thuế phải nộp
- Tính toán các khả năng l_ lãi, thời gian thu hồi vốn trong kinh doanh
cũng như những rủi ro có thể dự tính được
- Kết hợp chặt chẽ sự vận động của vốn và hàng hoá, vốn trong kinh
doanh gồm vốn cố định và vốn lưu động
Vốn lưu động là do sự hợp thành của tài sản vốn lưu động và vốn lưu thông biểu hiện bằng tiền tạo ra. Đối với loại vốn này, Công ty cần thực hiện các biện pháp sau:
+ Tăng nhanh tốc độ luân chuyển hàng hoá , lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn, tránh được tình trạng ứ đọng vốn hay dây dưa trong thanh toán tiền hàng.
+ Tận dụng vốn của chủ đầu tư trong nhập khẩu uỷ thác bằng cách yêu cầu họ chuyển tiền đúng hạn. Với những bạn hàng quen thuộc, Công ty có thể sử dụng vốn của mình ứng ra để thực hiện hợp đồng sau đó mới yêu cầu bạn hàng thanh toán. Như vậy, Công ty sẽ tăng sức cạnh tranh của mình trên thị trường.
+ Đẩy mạnh xuất khẩu để tăng nhanh lượng vốn lưu động phục vụ nhập khẩu. Ngoài ra còn phải quản lý tốt lượng hàng dự trữ thanh lý kịp thời hàng ứ đọng, hàng tồn kho để giải phóng vốn. Nhưng để nhập khẩu có hiệu quả trong khi vốn tự có ít thì Công ty nên vay các ngân hàng, các tổ chức tài chính với lãi suất ưu đãi.